Giáo án Lớp Chồi - Kế hoạch tuần 2 - Chủ đề nhánh: Thú rừng

Kế hoạch ngày

* Đón trẻ

- Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp

- Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề.

- Cho trẻ chơi tự do

* Thể dục sáng:

* Điểm danh:

Lĩnh vực phát triển nhận thức

Hoạt động học:Bé thông minh (Thêm bớt các nhóm trong phạm vi 9)

Thời gian: 30-35 phút

Thực hiện: lần 1

1.Mục tiêu:

-Trẻ biết thêm bớt các nhóm đối tượng trong phạm vi 9(5t)

-Trẻ biết thêm bớt đúng số lượng 1-9 (4t)

-Có kỹ năng thêm bớt để tạo nhóm có số lượng là 9

- Trẻ có ý thức bảo vệ các con vật sống trong rừng và không săn bắt các con thú rừng.

 - Lồng ghép: giáo dục tài nguyên môi trường.

2.Chuẩn bị:

-Thẻ số từ 1-9 (đủ cho cô và trẻ).

-Tranh lô tô: con hổ, sư tử, ngựa, hươu rổ.

- Đồ vật xung quanh lớp có số lượng 9.

Tích hợp: VH, TD, MTXQ

 

docx38 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Kế hoạch tuần 2 - Chủ đề nhánh: Thú rừng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i lượt chỉ 1 bạn lên lấy chữ cái
Cô cho trẻ chơi thử 1 lần sau đó cho trẻ chơi thật vài lần.
Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
* Kết thúc: nhận xét-tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I.Nội dung:
- Trò chơi:“Thi nói nhanh”
-Trò chơi:“Mèo và chim sẻ”
-Chơi tự do.
II/Tiến hành: (đã soạn đầu tuần)
TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
Làm quen từ: Con cọp, con thỏ, con nai
I/ Mục Tiêu:
- Trẻ nghe hiểu và phát âm được từ “Con cọp, con thỏ, con nai” 
- Trẻ phát âm to rõ.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Chuyên đề:phòng tránh những nguy cơ không an toàn cho trẻ
II.Chuẩn bị:
-Tranh : Con cọp, con thỏ, con nai.
Tích hợp :AN, MTXQ
III. Tiến hành:
HĐ1:ổn Định:
Cô và trẻ cùng hát bài “Phi ngựa”
Các con vừa hát bài hát gì?(4t)
Con ngựa trong bài hát được làm bằng gì? (4t)
Con ngựa là động vật sống ở đâu? (4t)
Con ngựa là con vật hiền lành hay hung dữ?(4t)
Vậy con ngựa sống trong rừng gọi là gì?(5t) 
À những con vật sống trong rừng được gọi là thú rừng có những con vật rất là hung dữ và có những con vật rất là hiền lành, một số con vật được con người đem về nuôi trong sở thú hoặc nuôi để huấn luyện làm xiếc cho chúng mình xem nữa đấy.
Vậy khi đi chơi sở thú các con phải làm gì để an toàn cho mình?(5t)
À đúng rồi các con không được đến gần các con vật hung dữ và không chọc phá chúng nếu không thì nó sẽ gây ra tai nạn cho chúng mình đấy.
- HĐ2: Dạy trẻ phát âm
-Cô đố các con biết đây là tranh vẽ con gì?
-Cô phát âm “con cọp” 3 lần.
- Mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm 3 lần..(cô chú ý sửa sai cho trẻ)
+Nhìn xem, nhìn xem!
-Các con nhìn xem cô có tranh gì nữa đây?
- Cô phát âm “Con thỏ” 3 lần.
- Mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm 3 lần.
+ Ngoài con cọp, con thỏ ra cô còn có con gì nữa nè?
- Cô phát âm “Con nai” 3 lần. 
- Mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm 3 lần.
- Cho trẻ phát âm lại từ : “Con cọp, con thỏ, con nai”
Các bạn hôm nay rất ngoan vậy cô sẽ thưởng cho các bạn chơi trò chơi nhé!
* TC: “Ai tinh mắt”
- Cách chơi: Cô cho 2 trẻ lên thi đua với nhau cô chỉ vào tranh các con vật trẻ phát âm, ai phát âm nhanh và đúng thì được cô khen.
- Cho trẻ chơi 2- 3 lần.
* Kết thúc: nhận xét tuyên dương lớp.
HOẠT ĐỘNG GÓC
I.Nội dung chơi:
-Góc phân vai: bán hàng, gia đình đi chơi sở thú
-Góc xây dựng: xây sở thú, xây đường đi
-Góc nghệ thuật: Vẽ và tô màu những con thú rừng
-Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây.
II.Tiến hành:
1.Mục tiêu:
- Trẻ biết chơi ở các góc, xây đẹp, nhanh nhẹn trong khi mua và bán, gia đình đi chơi sở thú, vẽ và tô màu được các con thú rừng, biết chăm sóc cây.(5t)
- Thể hiện đúng vai chơi của mình khi mua và bán, gia đình đi chơi sở thú, biết xây thêm các chi tiết phụ, biết cách cầm bút màu để vẽ, tô màu, biết cách chăm sóc cây(4t)
-Trẻ biết liên kết cá góc chơi khi chơi,biết bố trí sắp xếp các khối gỗ đồ chơi bán hàng.
- Trẻ dễ hòa đồng với bạn trong nhóm chơi.biết trao đổi ý kiến của mình với các bạn. Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác(CS 52)
Lồng ghép: giáo dục tài nguyên môi trường
2. Chuẩn bị:
- Khối gỗ, gạch, cây xanh, bút màu, giấy, đồ chơi bán hàng, bàn, ghế, bình tưới nước.
*Tích hợp : VH, MTXQ
3. Tiến trình:
*Hoạt động 1: Ổn định.
Cô đố, cô đố!
“Con gì nhảy nhót leo trèo
Mình đầy lông lá nhăn nheo làm trò”
Đố các con đó là con gì?
Vậy con khỉ là con vật sống ở đâu?(4t)
Con khỉ thích làm gì? (5t)
Con khỉ sống ở trong rừng được gọi là gì?
Con khỉ là động vật hung dữ hay hiền lành?
Các con thường thấy con khỉ ở đâu?
Con khỉ được con người đem về nuôi để làm gì?
À đúng rồi con khỉ được con người đem về nuôi để làm xiếc đó các con, ngoài con khỉ ra còn có rất nhiều các con thú rừng khác nữa cũng được con người đem về nuôi. ở nước ta thú rừng là động vật rất quý hiếm vì thế các con không được săn bắt thú rừng và không chặt phá rừng, vì rừng là nơi trú ẩn của các loài thú đấy!
*Hoạt động 2:Thỏa thuận góc chơi.
- Ở lớp mình cô thấy có rất nhiều góc chơi, vậy các con cùng đi tham quan các góc chơi với cô nhé!
- Các con đã được tham quan các góc chơi rồi. giờ bạn nào cho cô biết lớp mình có bao nhiêu góc chơi nè? Gồm có những góc chơi nào?(4t)
-À lớp mình có rất nhiều góc chơi nhưng hôm nay cô sẽ tổ chức cho các con chơi ở 4 góc chơi thôi nhé!
- Đó là: Góc phân vai, góc xây dựng, góc nghệ thuật, góc thiên nhiên..
-Góc xây dựng các con sẽ xây gì? (4t,5t)
- Để có một sở thú, đường đi vào sở thú đẹp thì các con cần xây những gì?(4t,5t)
- Xung quanh sở thú, đường đi để có bóng mát thì các con phải làm gì?(4t,5t)
À đúng rồi chúng ta phải trồng nhiều cây xanh để có nhiều bóng mát cho đường đi và sở thú của mình nhé!.
-Góc phân vai các con sẽ làm gì?
- Góc nghệ thuật các con sẽ chơi gì?
-Ở góc thiên nhiên cô không có thời gian chăm sóc . Các bạn sẽ làm gì giúp cô chăm sóc những loại cây này nè?(4t,5t)
*Hỏi ý định vài trẻ
-Con thích chơi ở góc nào? Mời 2- 3 trẻ.
- Vậy khi chơi các con chơi như thế nào? Khi chơi xong thì các con phải làm gì?(4t,5t)
-Cô giáo dục trẻ biết đoàn kết giúp đỡ bạn khi chơi, khi chơi xong biết cất đồ chơi đúng nơi quy định, không giành đồ chơi, không đánh bạn.
*Hoạt động 3: Mời trẻ vào góc chơi.
- Cô mời các con vào góc chơi của mình
-Cô đi đến các góc gợi ý cho trẻ chơi, hỏi trẻ và cách chơi của trẻ.
*Hoạt đông 4: Kết thúc.
- Cô đi đến nhận xét từng góc chơi sau đó cho trẻ liên kết các góc lại tập trung ở góc bán hàng.
- Cô nhận xét và tuyên dương cả lớp.
SINH HOẠT CHIỀU
* Đón Trẻ:
- Cô đón trẻ lớp vào lớp tận tay phụ huynh, cô nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định gọn gàng, nhắc trẻ chào ông bà, cha mẹ.
I/ Nội Dung:
Hoạt động học:(tìm hiểu một số con vật sống trong rừng)
- Chơi tự do.
-Nêu gương, cắm cờ, trả trẻ.
II/ Tiến Hành
Hoạt Động Học
Lĩnh Vực Phát Triển Nhận Thức
Tên hoạt động học: Bé cùng khám phá (Tìm hiểu một số con vật sống trong rừng)
Thời gian:30-35 phút
Thực hiện: lần đầu
I/Mục tiêu :
-Trẻ gọi đúng tên và nhận xét được những đặc điểm rõ nét ( hình dạng ,vận động, thức ăn, sinh sản) của một số con vật sống trong rừng ..(5t)
-Trẻ biết tên gọi, một số đặc điểm của các con vật sống trong rừng(4t)
-Biết phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa chúng .
-Trẻ có ý thức bảo vệ các con vật sống trong rừng và không săn bắt các con thú rừng.
-Lồng ghép: giáo dục tài nguyên môi trường, phòng tránh những nguy cơ không an toàn.
II/Chuẩn bị :
-Tranh : con hổ, sư tử, voi, ngựa, khỉ
Tích hợp: Toán, AN, VH
III/Tiến hành
Stt
Cấu trúc
Hoạt động cô và trẻ
1
Hoạt động 1:
ổn định.
-Cho trẻ hát bài “Ta đi dạo rừng xanh”
-Các con vừa hát bài hát gì?(4t)
-Bài hát nói về con gì?(4t)
-Nai và Voi là những con vật sống ở đâu?(5t)
-Ngoài ra còn có các con vật nào sống trong rừng nữa?(5t)
-Các con vật đó có gì đặc biệt? Thức ăn của chúng là gì?
Muốn biết được điều đó thì hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về các con vật sống trong rừng nhé!
2
Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số con vật sống trong rừng
Cô đố cô đố!
“Lông vằn lông vện mắt xanh
Dáng đi uyển chuyển nhe nanh tìm mồi
Thỏ nai gặp phải hỡi ơi
Muôn thú khiếp sợ tên ngôi chúa rừng”
Đố là con gì?
-Các con xem cô có tranh gì đây?
 +Con hổ sống ở đâu?
 +Con thấy con hổ có những bộ phận gì? con hổ có bao nhiêu cái chân?
 +Ở đầu con hổ có gì?
 + Mình hổ có gì?
 +Lông hổ thế nào? 
 +Con hổ thích ăn gì?
 +Hổ đẻ ra gì? Và nuôi con thế nào?
 Con hổ khi đói nó sẽ đi săn mồi, những con thú yếu hơn sẽ bị nó ăn thịt, nó đẻ ra con và nuôi con bằng sữa. Khi đi xem sở thú các con nhớ đừng chọc phá nó rất nguy hiểm, hổ được xếp vào nhóm “thú dữ” và con hổ con có tên gọi là con cọp nữa đấy.
-Nhìn xem cô có tranh gì đây?
 +Sư tử có những bộ phận nào?
 +Đầu sư tử có gì? 
 +Sư tử đi bằng mấy chân?
 +Sư tử thích ăn gì?
 +Nó đẻ ra gì? Và nuôi con thế nào?
 Sư tử chuyên săn bắt những con thú yếu hơn nó để ăn, nó đẻ ra con và nuôi con bằng sữa, sư tử được xếp vào nhóm thú dữ. Khi đi xem sở thú các con nhớ cẩn thận đừng đến chọc phá nó nhé!
-Ngoài hổ, sư tử còn có các con vật nào được xếp vào nhóm thú dữ nữa?(5t)
-Ngoài ra còn có linh cẩu, chó sói, cáo cũng được xếp vào nhóm “thú dữ”
-Cô đố trẻ về con voi.
Voi vỏi vòi voi
Cái vòi đi trước
Hai chân trước đi trước
Hai chân sau đi sau
Còn cái đuôi đi sau chót
Con gì vậy các con?
 +Voi có những bộ phận nào?
 +Đầu voi có gì?
 +Nó đi bằng mấy chân?
 +Cái vòi để làm gì?
 +Thức ăn của voi là gì?
 +Voi đẻ ra gì? Nuôi con thế nào?
 Voi rất có ích cho các người dân ở miền núi kéo gỗ, chở người và chở hàng hóa nữa. Vì vậy, voi được xếp vào nhóm “thú hiền”
Cô đố cô đố!
“Con gì trông giống như người
Bốn chân cầm nắm như mười ngón tay”
Đố các con là con gì?
-Các con xem cô có tranh gì đây?
 +Con khỉ có những bộ phận nào? Con khỉ thích làm gì?
 +Khỉ ăn gì để sống?
 +Khỉ đẻ ra gì? Và nuôi con thế nào?
 +Cô đố các con khỉ là con vật dữ hay hiền? vì sao?(5t)
 Con khỉ ăn trái cây, đẻ con nuôi con bằng sữa mẹ gần gũi với con người nên được xếp vào nhóm “thú hiền”
-Cô có tranh con gì đây?
 +Ngựa có những bộ phận nào?
 +Ngựa ăn gì để sống? 
 +Ngựa đẻ ra gì? Và nuôi con thế nào?(5t)
 +Vậy ngựa là thú hiền hay dữ ? vì sao?(5t)
 Ngựa giúp con người: kéo xe chở người, chở hàng và xiếc rất đẹp, các con có thể gần gũi với chúng
-Ngoài ra còn có các con vật nào thuộc nhóm “thú hiền” nữa?(5t)
 ** So sánh:
*Sư tử - khỉ
-Giống: đều là động vật sống trong rừng, đẻ con nuôi con bằng sữa.
-Khác: +Sư tử ăn thịt sống, là loại thú dữ
 +Khỉ ăn trái cây, là loại thú hiền
*Hổ - voi
Thú rừng là động vật sống trong rừng nó tự kiếm mồi và săn bắt mồi để sống, có con rất là hiền có con rất là dữ, nhưng những con thú rừng đó được coi là động vật rất quý hiếm ở nước ta, vì thế các con phải bảo vệ chún, không được săn bắt các con thú rừng và không chặt phá rừng vì rừng là nơi ở của các loài thú và các động vật khác sinh sống.
3
Hoạt động 3 :
Nào cùng chơi
*Trò chơi “ Tranh gì biến mất”
Cách chơi: cô cho trẻ quan sát tranh ở trên bảng khi cô nói trời tối trẻ nhắm mắt, trời sáng trẻ mở mắt ra và đoán xem tranh gì vừa biến mất ai đoán đúng thì được cô khen đoán sai thì đoán lại.
Cho trẻ chơi 2-3 lần.
Kết thúc: nhận xét tuyên dương.
 *Trả trẻ:
 -Cho trẻ chơi tự do
 -Vệ sinh – nêu gương, cắm cờ, trả trẻ.
Kế hoạch ngày
Thứ 4 ngày 18 tháng 3 năm 2015
* Đón trẻ
- Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp 
- Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề.
- Cho trẻ chơi tự do
* Thể dục sáng:
* Điểm danh:
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Hoạt động học:Bé thông minh (Thêm bớt các nhóm trong phạm vi 9)
Thời gian: 30-35 phút
Thực hiện: lần 1
1.Mục tiêu:
-Trẻ biết thêm bớt các nhóm đối tượng trong phạm vi 9(5t)
-Trẻ biết thêm bớt đúng số lượng 1-9 (4t)
-Có kỹ năng thêm bớt để tạo nhóm có số lượng là 9
- Trẻ có ý thức bảo vệ các con vật sống trong rừng và không săn bắt các con thú rừng.
 - Lồng ghép: giáo dục tài nguyên môi trường.
2.Chuẩn bị:
-Thẻ số từ 1-9 (đủ cho cô và trẻ).
-Tranh lô tô: con hổ, sư tử, ngựa, hươu rổ.
- Đồ vật xung quanh lớp có số lượng 9.
Tích hợp: VH, TD, MTXQ
3.Tiến hành
STT
Cấu trúc
Hoạt động của cô và trẻ
1
Hoạt động 1:ổn định
-Cô cho lớp hát bài: “Chú khỉ con”
-Các con vừa hát bài gì?(4t)
-Trong bài hát nhắc đến con gì?(4t)
-Khỉ là động vật sống ở đâu? (4t,5t) 
-Các con có từng thấy khỉ ở đâu nhỉ?
-Thế người ta nuôi khỉ để làm gì?(5t)
-Ngoài khỉ ra các con còn biết con vật nào sống trong rừng nữa hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe nào? những con vật sống trong gọi là gì?(5t)
-Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ những động vật đó?
-> Thú rừng là động vật rất quý hiếm vì thế chúng ta hãy bảo vệ các con thú rừng, không chặt phá rừng và săn bắt các con thú rừng nhé!vì rừng là nơi sinh sống của các loài thú và các loài động vật khác.
2
Hoạt động 2:
Bé cùng thêm bớt đồ vật có số lượng trong phạm vi 9
-Cho trẻ lên tìm nhóm đồ vật xung quanh lớp có số lượng là 9.(4t)
- Cô cho cá nhân trẻ tìm nói tên nhóm các con vật, đếm, đặt thẻ số 9 tương ứng.
Cho cả lớp đếm lại ( cô nhận xét tuyên dương trẻ)
-Các con nhìn xem cô có gì nè?
Cô xếp ra 9 con sư tử cô xếp từ trái sang phải thành 1 hàng ngang.
Các con cùng đếm lại xem có bao nhiêu con sư tử và cho trẻ lên tìm thẻ số tương ứng.
 Cô xếp tiếp 8 con hổ . Xếp tương ứng 1-1dưới mỗi nhóm sư tử, xếp từ trái sang phải thành một hàng ngang.
Cô và trẻ cùng đếm lại số con hổ và chọn thẻ số tương ứng.
Các con nhận xét xem số sư tử và số con hổ như thế nào với nhau?(4t)
Nhóm nào ít hơn, nhóm nào nhiều hơn?(4t, 5t)
Ít hơn bao nhiêu và nhiều hơn là bao nhiêu?(4t. 5t)
Vậy để cho số hổ bằng số sư tử ta phải làm sao?(5t)
Thêm bao nhiêu con hổ?(4t)
Các con cùng đếm lại xem số con hổ có bao nhiêu con.
Vậy 8 thêm 1 được 9.
Cô và trẻ cùng đếm lại nhóm con hổ, nhóm sư tử
Các con ơi lúc này 2 nhóm sư tử và hổ như thế nào với nhau?(4t,5t)
Bằng nhau đều bằng mấy? Chọn thẻ số.
* Trên bảng của cô có tất cả 9 con sư tử, 9 con hổ, giờ cô lấy đi 2 con hổ, giờ các con cùng cô đếm lại số con hổ còn lại và chọn thẻ số tương ứng.
- Các con nhận xét xem số sư tử và số con hổ như thế nào với nhau?(4t)
Nhóm nào ít hơn, nhóm nào nhiều hơn?(4t, 5t)
Ít hơn bao nhiêu và nhiều hơn là bao nhiêu?(4t. 5t)
Vậy để cho số con hổ bằng số sư tử ta phải làm sao?(5t)
Thêm bao nhiêu con hổ?(4t)
Các con cùng đếm lại xem số con hổ có bao nhiêu con? Vậy 7 thêm 2 được 9.
Cô và trẻ cùng đếm lại nhóm con hổ, nhóm con sư tử
Các con ơi lúc này 2 nhóm sư tử và con hổ như thế nào với nhau?(4t,5t)
Bằng nhau đều bằng mấy? Chọn thẻ số tương ứng .
Tương tự cô thêm bớt 3,4,5,6,7,8, 9
3
Hoạt động 3:Bé trổ tài
Trẻ thực hiện
Cô mở nhạc cho lớp đi lấy đồ dùng
Các con nhìn xem trong rổ các con có gì? 
Các con hãy xếp ra 9 con hươu xếp từ trái sang phải thành 1 hàng ngang. (trẻ xếp)
Cô đi kiểm tra khi trẻ xếp
Các con đếm lại xem có bao nhiêu con hươu và tìm thẻ số tương ứng.
Các con xếp ra cho cô 8 con ngựa. Xếp tương ứng 1-1dưới mỗi nhóm con hươu, xếp từ trái sang phải thành một hàng ngang.
Các con đếm lại xem có bao nhiêu số con ngựa và chọn thẻ số tương ứng.
Các con nhận xét xem số con hươu và con ngựa như thế nào với nhau?(4t)
Nhóm nào ít hơn, nhóm nào nhiều hơn?(4t, 5t)
Ít hơn bao nhiêu và nhiều hơn là bao nhiêu?(4t. 5t)
Vậy để cho số con ngựa bằng số con hươu ta phải làm sao?(5t)
Thêm bao nhiêu con ngựa?(4t)
Các con đếm lại số con ngựacó bao nhiêu con nè?
Vậy 8 thêm 1 được 9, thẻ số 9 (trẻ đếm lại)
Cho trẻ đếm lại số con hươu, con ngựa
Các con ơi lúc này số con ngựa và con hươu như thế nào với nhau?(4t,5t)
Bằng nhau đều bằng mấy? cho trẻ đặt thẻ số tương ứng.
Cô yêu cầu trẻ lấy cất đi 2 con ngựa vào rổ
Các con đếm lại xem có bao nhiêu con ngựa và chọn thẻ số tương ứng.
Các con nhận xét xem số con ngựa và con hươu như thế nào với nhau?(4t)
Nhóm nào ít hơn, nhóm nào nhiều hơn?(4t, 5t)
Ít hơn bao nhiêu và nhiều hơn là bao nhiêu?(4t. 5t)
Vậy để cho số con ngựa bằng số con hươu ta phải làm sao?(5t)
Thêm bao nhiêu con ngựa?(4t)
Các con đếm lại số con ngựa có bao nhiêu con nè?
Vậy 7 thêm 2 được 9, thẻ số 9 .Cho trẻ đếm lại số con ngựa, con hươu.
Các con ơi lúc này số con ngựa và con hươu như thế nào với nhau?(4t,5t)
Bằng nhau đều bằng mấy?cho trẻ đặt thẻ số tương ứng.
Cô cho trẻ thêm bớt :3,4,5,6,7.8, 9.
4
Hoạt động 4:
Trò chơi-củng cố
-Hôm nay cô thấy các con rất ngoan vậy cô sẽ thưởng cho các con chơi trò chơi nhé!
*Trò chơi”Ai nhanh nhất”	
- Cách chơi: cô có 9 cái vòng sau đó mời 10 trẻ lên chơi, khi nhge cô hát nhỏ các bạn đi quanh cái vòng. Khi cô hát to, các bạn mau nhảy vào vòng sau cho 1 cái vòng tương ứng với 1 bạn
-Luật chơi: Nếu bạn nào không nhảy được vào vòng thì bị phạt nhảy lò cò
- Cô tiến hành cho lớp chơi 2-3 lần
*Kết thúc:
- Cô nhân xét, tuyên dương trẻ.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I.Nội dung:
-Trò chơi:“Gia đình gấu”
-Trò chơi:“Thi nói nhanh”
-Chơi tự do.
II/Tiến hành: (đã soạn đầu tuần)
TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
Làm quen từ: “Con ngựa, con sư tử, con hươu ”
I/ Mục Tiêu:
- Trẻ nghe hiểu và phát âm được từ “Con ngựa, con sư tử, con hươu”
- Trẻ phát âm to rõ.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
-Giáo dục tài nguyên môi trường, phòng tránh những nguy cơ không an toàn.
II.Chuẩn bị:
-Tranh : Con ngựa, con sư tử, con hươu
- Tích hợp : MTXQ
III. Tiến hành:
HĐ1:ổn Định:
-Cho trẻ chơi trò chơi: “Con thỏ”
-Các con vừa chơi trò chơi gì?(4t)
-Thế thỏ là động vật sống ở đâu?và thỏ thích ăn gì nhất nè?(4t)
-Người ta nuôi thỏ để làm gì?vậy thỏ hiền hay dữ nè?(5t)
-Vì vậy các con phải làm gì? 
À, các con phải chăm sóc,bảo vệ chúng,và nhớ rửa tay bằng xà phòng khi tiếp xúc với các con vật đó, không nên chọc phá con vật hung dữ.không được săn bắt những đông vật quy hiếm nhé!
- HĐ2: Dạy trẻ phát âm
-Cô đố các con đây là con gì? 
-Cô phát âm “con sử tử” 3 lần.
- Mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm 3 lần..(cô chú ý sửa sai cho trẻ)
+ Còn đây là con gì?
- Cô phát âm “con hươu” 3 lần.
 Mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm 3 lần.
+ Các con nhìn xem đây là con gì ?
- Cô phát âm “con ngựa ” 3 lần. 
- Mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm 3 lần.
-Cho trẻ phát âm lại: “Con ngựa, con sư tử, con hươu”
-Cô thấy lớp mình rất ngoan vậy cô sẽ tổ chức cho các con chơi trò chơi nhé!
* TC: “ Tranh gì biến mất”
- Cách chơi: cô nói trời tối trẻ nhắm mắt lại, cô nói trời sáng trẻ mở mắt ra và đoán xem tranh gì vừa biến mất, ai đoán đúng thì được cô khen, đoán không đúng thì sẽ đoán lại.
- Cho trẻ chơi 2- 3 lần.
* Kết thúc: nhận xét tuyên dương lớp.
HOẠT ĐỘNG GÓC
I.Nội dung chơi:
-Góc phân vai: Bán hàng , gia đình đi chơi sở thú
-Góc xây dựng: Xây sở thú, xây đường đi
-Góc học tập: Tập tô nét cơ bản
-Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây.
II.Tiến hành:
1.Mục tiêu:
- Trẻ xây đầy đủ chi tiết và đẹp hơn, biết yêu cầu người bán lấy đúng món hàng, thể hiện đúng vai gia đình khi đi chơi sở thú, tô không lem ra ngoài các nét cơ bản, biết dùng khăn để lau chùi lá không cho bụi bẩn bám vào.(5t)
- Biết xây chi tiết và trồng cây xanh ở xung quanh đường đi, sở thú, biết chào hỏi khách, đòi và trả tiền khi khách mua hàng, gia đình đi chơi sở thú, biết cách cầm bút chì để tô theo nét chấm mờ, tưới nước cho cây.(4t)
-Trẻ biết liên kết các góc chơi khi chơi,biết bố trí sắp xếp các khối gỗ đồ chơi bán hàng. Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác.(CS 52)
- Trẻ dễ hòa đồng với bạn trong nhóm chơi. 
Lồng ghép: Giáo dục tài nguyên môi trường.
2. Chuẩn bị:
- Khối gỗ, gạch, cây xanh, bút chì, vở tập tô nét cơ bản, đồ chơi bán hàng, bàn, ghế, bình tưới, khăn.
*Tích hợp: VH, MTXQ
3. Tiến trình:
*Hoạt động 1: Ổn định.
- Lớp cùng cô đọc bài thơ “Sóc nhặt hạt dẻ”
- Các con vừa đọc bài thơ gì?(4t)
- Bài thơ nhắc đến con gì?
- Thế sóc là động vật sống ở đâu?(4t)
-Là con vật hung dữ hay hiền lành?
-Các con vật sống trong rừng được gọi là gì?(5t)
- Ngoài sóc ra các con còn biết các con thú rừng nào khác nữa nè?(4t, 5t)
-Đối với nước ta thú rừng được coi là động vật như thế nào? (5t)
À đúng rồi với nước ta thú rừng là động vật rất quý hiếm vì thế chúng ta phải bảo vệ chúng, không săn bắt các con thú và không chặt phá rừng nhé, vì rừng là nới sinh sống của các loài động vật.
*Hoạt động 2:Thỏa thuận góc chơi.
- Các bạn ơi hôm nay ở các góc chơi cô trang trí rất là nhiều đồ chơi, vậy các con có muốn đi tham quan các góc chơi cùng cô không nè? (4t,5t)
-Vậy bạn nào cho cô biết lớp mình có bao nhiêu góc chơi? Gồm có những góc chơi nào?(4t)
- Hôm nay cô sẽ cho các con chơi ở 4 góc chơi nhé!
- Đó là: Góc phân vai, góc xây dựng,góc học tập, góc thiên nhiên..
- Góc xây dựng các con dự định sẽ xây gì vào ngày hôm nay?(4t,5t)
 Các con cần làm gì để cho công trình của mình thêm đẹp hơn nữa nè?(4t,5t)
-Còn góc phân vai các con sẽ chơi gì?
- Khi khách đến mua thì người bán phải làm gì?
-Người mua cần chọn mua những loại món đồ như thế nào?
- Gia đình gồm có những ai? Khi đi chơi sở thú thì các con đi bằng phương tiện gì?
- Góc học tập các con sẽ làm gì ?
- Cô hỏi lại trẻ tư thế ngồi và cách cầm bút
- Góc thiên nhiên các con làm gì?
Vậy khi tưới nước cho cây mình tưới như thế nào?(À Các con tưới nước cho cây vừa đủ thôi. không tưới quá nhiều nước lãng phí nước các con nhé.và biết dùng khăn để lau lá cho cây nữa n

File đính kèm:

  • docxchu_de_dong_vat.docx