Giáo án Lớp Chồi - Kế hoạch chủ đề: “Gia đình”

CHỦ ĐỀ LỚN: GIA ĐÌNH.

CHỦ ĐỀ NHÁNH:

+ GIA ĐÌNH CỦA BÉ.

+ GIA ĐÌNH SỐNG CHUNG 1 NGÔI NHÀ.

+ NHU CẦU GIA ĐÌNH.

+ ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH.

III. MẠNG HOẠT ĐỘNG

1. Phát triển ngôn ngữ.

- Thơ:

+ Làm anh.

+ Vì con.

- Truyện:

+ Ba cô gái.

+ Hai anh em

- Làm quen chữ cái:

+ Tập tổ chữ cái: e, ê.

+ Làm quen chữ cái: u, ư.

2. Phát triển nhận thức.

- Gia đình của bé.

- Phân loại đồ dùng theo chất liệu.

- Chia nhóm số lượng 6 thành 2 phần.

- Nhận biết, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật.

 

doc16 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 5248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Kế hoạch chủ đề: “Gia đình”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ: “GIA ĐÌNH”
Thời gian thực hiện (4 tuần). Từ ngày 21/10 - 15/11/2013
CHỦ ĐỀ NHÁNH:
- GIA ĐÌNH CỦA BÉ
- GIA ĐÌNH SỐNG CHUNG MỘT NHÀ
- NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU
STT
Lĩnh vực phát triển
 MỤC TIÊU
 NỘI DUNG
Điều chỉnh bổ sung
1
Phát triển ngôn ngữ 
- Biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của của mình bằng lời nói. Biết lắng nghe, đặt và trả lời câu hỏi.
- Nghe, hiểu và thực hiện theo yêu cầu của người lớn.
- Thích xem các loại sách, tranh, ảnh về gia đình.
- Kể lại được một số sự kiện của gia đình theo đúng trình tự, có lôgic. 
- Đọc một số bài thơ, kể lại chuyện đã được nghe (Có nội dung về gia đình) một cách rõ ràng, diễn cảm.
- Biết xưng hô phù hợp với các thành viện trong gia đình và mọi người xung quanh.
- Nhận biết kí hiệu nhà vệ sinh, nơi nguy hiểm, lối ra vào.
- Phát âm và tô chính xác các chữ cái.
- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân rõ ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau.
- Hiểu và làm theo yêu cầu bằng lời nói của mọi người với bản thân.
- Xem tranh ảnh về gia đình, biết các thành viên trong gia đình.
- Hiểu và kể lại các sự kiện trong gia đình một cách trình tự.
- Hiểu nội dung và đọc lại được bài thơ: “Làm anh, vì con”, câu truyện: “Hai anh em, ba cô gái”.
- Nói và sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép, lịch sự với người xung quanh. 
- Nhận dạng các chữ cái: e, ê, u, ư. Tập tô, tập đồ các nét chữ.
2
Phát triển thể chất
* Dinh dưỡng và sức khỏe:
- Biết tên một số thực phẩm quen thuộc, một số món ăn hàng ngày trong gia đình và cách chế biến đơn giản.
- Biết ích lợi của việc luyện tập, ăn uống và bữa ăn đa dạng thực phẩm đối với sức khỏe.
- Biết làm một số công việc tự phục vụ đơn giản (Đánh răng, rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng, mặc quần áo).
- Có một số hành vi tốt trong việc giữ gìn sức khỏe: Gọi người lớn khi ốm, đau, mặc quần áo phù hợp với thời tiết.
- Biết sử dụng hợp lý các dụng cụ ăn uống và một số vận dụng trong gia đình.
* Vận động:
- Thực hiện đúng thuần thục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp, bản nhạc, bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp.
- Phối hợp tay- mắt trong vận động.
- Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài vận động cơ bản:
+ Bò zíc zắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5 hộp cách nhau 60cm. 
+ Đi trên ghế thể dục.
+ Bật liên tiếp vào các ô.
+ Trườn sấp trèo qua ghế thể dục.
- Nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm.
- Tập luyện một số thói quen tốt trong ăn uống, ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để cơ thể phat triển cân đối, khỏe mạnh.
- Tự làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày.
- Biết nhờ sự giúp đỡ của người thân trong gia đình khi cần giúp đỡ: Khi đau, ốm...
Biết công dụng của các đồ dùng, vật dụng trong gia đình.
- Thực hiện tốt các động tác thể dục ở bài tập phát triển chung theo hiệu lệnh, theo nhịp hoặc theo nhạc...
- Biết phối hợp nhịp nhàng giữ tay, mắt, các nhóm cơ....
- Thực hiện tốt các bài vận động cơ bản:
+ Bò zíc zắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5 hộp cách nhau 60cm. 
+ Đi trên ghế thể dục.
+ Bật liên tiếp vào các ô.
+ Trườn sấp trèo qua ghế thể dục.
3
Phát triển nhận thức
- Biết địa chỉ/ số điện thoai của gia đình.
- Biết công việc của mỗi thành viên trong gia đình và nghề nghiệp của bố mẹ.
- Biết các nhu cầu của gia đình (Nhu cầu về nhà ở, đồ dùng, phương tiện trong gia đình, nhu cầu được ăn ngủ, nghỉ ngơi....).
- Phát hiện được sự thay đổi rõ nét trong gia đình: Thêm người, có những đồ dùng mới...
- Nhận biết điểm giống và khác nhau của bản thân so với những người thân trong gia đình.
- Nhận biết điểm giống và khác nhau của một số đồ dùng trong gia đình. 
- Biết được chức năng, chất liệu và cách sử dụng của một số đồ dùng, đồ chơi ở gia đình. Phân loại một số đồ dùng trong gia đình theo 3- 4 dấu hiệu.
- Biết nhận biết, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật.
- Biết đếm đến 6 trên các đồ dùng gia đình, thành viên trong gia đình....
- Biết các thành viên trong gia đình của bé.
- Chia nhóm số lượng 6 đối tượng thành 2 phần. 
- Biết và nhớ được địa chỉ, số điện thoại của gia đình. 
- Tìm hiểu về các thành viên trong gia đình, biết được công việc của mỗi thành viên.
- Biết được gia đình mình cần có nhu câu gì.
- Biết được sự thay đổi đặc biệt trong gia đình mình: Có thêm người, đồ dùng...
- Đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng.
- So sánh sự giống và khác nhau của một số đồ dùng gia đình.
- Biết phân loại 1 số đồ dùng gia đình theo chất liêu và công dung.
- Biết đếm số lượng các đồ dùng gia đình và người thân trong gia đình.
- Biết trong gia đình có những ai.
- Nhận biết các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 6.
4
Phát triển thẩm mĩ
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh.
- Biết vẽ, nặn, xếp hình về các đồ dùng, đồ chơi, về các thành viên trong gia đình.
- Thích hát múa và biết thể hiện cảm xúc với các bài hát, bản nhạc.
- Thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc...
- Phối các kĩ năng vẽ, nặn, xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng, đường nét và bố cục.
- Hát đúng giai điệu, lời ca, thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát và vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc, sử dụng các dụng cụ âm nhạc.
5
Phát triển tình cảm xã hội
- Biết yêu thương, tôn trọng và giúp đỡ các thành viên trong gia đình.
- Có một số kĩ năng ứng sử phù hợp với truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam (Lễ phép với người lớn, nhường nhịn em bé, yêu thương quan tâm đến mọi người.....)
- Nhận biết cảm xúc của người thân và thể hiện cảm xúc của bản thân với các thành viên trong gia đình (Thông qua lời nói, hành động, cử chỉ).
- Biết thực hiện một số qui tắc trong gia đình: Tắt điện khi ra khỏi phòng, cất đồ dùng, đồ chơi dúng nơi qui định...
- Vui vẻ mạnh dạn trong sinh hoạt hàng ngày.
- Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự.
- Biết được mình sinh ra và lớn lên là nhờ có bố mẹ và những người thân chăm sóc, biết kính trọng, lễ phép với người lớn, nhường nhịn em nhỏ...
- Biết quan tâm giúp đỡ người thân trong gia đình.
- Biết được một số quy định trong gia đình: Để đồ dùng đồ chơi đúng chỗ, tắt điện khi ra khỏi phòng.
- Luôn cởi mở, mạnh dạn trong sinh hoạt hàng ngày.
II. MẠNG NỘI DUNG.
CHỦ ĐỀ LỚN: GIA ĐÌNH.
CHỦ ĐỀ NHÁNH:
+ GIA ĐÌNH CỦA BÉ.
+ GIA ĐÌNH SỐNG CHUNG 1 NGÔI NHÀ.
+ NHU CẦU GIA ĐÌNH.
+ ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH.
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG
1. Phát triển ngôn ngữ.
- Thơ:
+ Làm anh.
+ Vì con.
- Truyện: 
+ Ba cô gái.
+ Hai anh em
- Làm quen chữ cái: 
+ Tập tổ chữ cái: e, ê.
+ Làm quen chữ cái: u, ư. 
2. Phát triển nhận thức.
- Gia đình của bé.
- Phân loại đồ dùng theo chất liệu.
- Chia nhóm số lượng 6 thành 2 phần. 
- Nhận biết, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật.
3. Phát triển thẩm mĩ.
- Nặn cái giỏ (Làn).
- Vẽ ngôi nhà của bé.
- DH:
+ Cháu yêu bà.
+ Cả nhà thương nhau.
+ Ông cháu.
+ Múa cho mẹ xem.
- NH:
+ Chỉ có 1 trên đời.
+ Inh lả ơi.
+ Cho con.
+ Bàn tay mẹ.
- TC:
+ Nghe tiết tấu tìm đồ vật.
+ Ai nhanh hơn.
+ Hát theo hình vẽ.
+ Tai ai tinh.
4. Phát triển thể chất.
- Bò zíc zắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5 hộp cách nhau 60cm.
- Đi trên nghế thể dục.
- Bật liên tục vào các ô.
- Trườn sấp trèo qua ghế thể dục.
5. Phát triển tình cảm xã hội.
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi: Gia đình, bán hàng, bác sỹ, góc nghệ thuật, làm tranh về gia đình.
- Xây dựng nhà của bé, xây khu tập thể gia đình.
- Trò chơi mới. Đổi khăn, truyền tin. 
- Đây là cái gì làm bằng gì?
IV. CHUẨN BỊ
- Sưu tầm quần, áo, giày, dép, túi sách cũ các loại khác nhau nhung còn đẹp( của người lớn và trẻ em).
- Hột, hạt các loại và đảm bảo an toàn.
- Các loai vật liệu có sắn: rơm ra, lá, mùn cưa.....
- Tranh ảnh và đồ chơi về các loại thực phẩm: rau, củ, quả, trứng...
- Một số loại thực phẩm, rau củ, quả, các loại có sẵn ở địa phương.
- Các loại sách báo, tạp chí cũ.
- Giấy vẽ, bút, phẩm mầu, giấy màu.
- Hồ dán, đất nặn, kéo.
- Đồ dùng, đồ chơi trong gia đình; xoong, nồi, chảo, thìa, bát, đũa , cốc, chén...
-Tranh ảnh về các đồ dùng đồ chơi trong gia đình: đồ gỗ, đồ nấu ăn uống, phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn.
- Album gia đình: ảnh gia đình, ảnh chân dung, ảnh về các loại hoạt động khác nhau của gia đình.
- Bộ đồ chơi xây dựng. 
- Búp bê.
V. MỞ CHỦ ĐỀ.
- Căn cứ vào mục tiêu và nội dung của chủ đề giáo viên có thể.
 - Trưng bày tranh ảnh về gia đình, các kiểu nhà, các loại đồ dùng ,vật dụng trong gia đình, hình ảnh về cô giáo và các cháu học sinh.
- Các thành viên gia đình: Tôi, bố, mẹ, anh, chị, em (họ tên, sở thích, ngày sinh nhật).
- Công việc của các thành viên trong gia đình. 
- Gia đình là nơi vui vẻ, hạnh phúc: Tình cảm của bé với các thành viên trong gia đình: Bé tham gia các hạo động cùng gia đình vào các ngày kỷ niệm của gia đình, cách đón tiếp khách...
- Những thay đổi trong gia đình (Có người chuyển đi, có người sinh ra, có người mất. 
- Họ hàng bên nội, bên mgoại.
- Cách gọi bên nôi, cách gọi bên ngoại (Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô, dì, chú, bác..)
- Những ngày họ hàng thường tập trung (Ngày giỗ, ngày lễ...)
- Đồ dùng gia đình, phương tiện đi lại của gia đình và nhu cầu gia đình.
- Chất liệu làm gia đồ dùng gia đình.
- Các loại thực phẩm cần cho gia đình.
- Cần ăn những thức ăn hợp vệ sinh.
- Cách giữ gìn quần áo. 
- Sử dụng các phương tiện khác nhau: tranh ảnh ,thơ,truyện câu đố, tham quan với nội dung.
VI. KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ
- Giáo viên lựa chọn nội dung và xây dựng mạng hoạt động thích hợp.
- Cách thức sử dụng khi triển khai các hoạt động:
+ Trò truyện đàm thoại với trẻ về gia đình.
+ Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động có chủ đích.
+ Cho trẻ nghe các bài thơ câu truyện về gia đình.
+ Cho trẻ thăm quan các góc chơi.
+ Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi.
+ Cho trẻ tham gia các hoạt động vẽ nặn xé dán,
+ Cho trẻ hát vận động các bài hát nói về gia đình.
B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ NHÁNH
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: GIA ĐÌNH CỦA BÉ
(Thực hiện 1 tuần: Từ ngày 21/10 ->25/10/2013)
1. Kiến thức: 
 - Trẻ biết họ tên và đặc điểm của một số người thân trong gia đình, hiểu được mối quan hệ của gia đình.
 - Biết công việc và cuộc sống hàng ngày củ các thành viên trong gia đình.
2. Kĩ năng:
 - Phát triển trí tuệ cho trẻ.
 - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Thái độ:
 - Biết yêu thương chia sẻ với mọi người trong gia đình.
 - Biết kính trọng, lễ phép với mọi người trong gia đình.
 - Biết cách chào hỏi , xưng hô với mọi người trong gia đình.
4. Chuẩn bị:
- Sưu tầm quần, áo, giày, dép, túi sách cũ các loại khác nhau nhung còn đẹp (của người lớn và trẻ em).
- Hột, hạt các loại và đảm bảo an toàn.
- Các loai vật liệu có sắn: rơm rạ, lá, mùn cưa.....
- Tranh ảnh và đồ chơi về các loại thực phẩm: rau, củ, quả, trứng...
- Một số loại thực phẩm, rau củ, quả, các loại có sẵn ở địa phương.
- Các loại sách báo, tạp chí cũ.
- Giấy vẽ, bút, phẩm mầu, giấy màu.
- Hồ dán, đất nặn, kéo.
- Đồ dùng, đồ chơi trong gia đình; xoong, nồi, chảo, thìa bát, đũa, cốc chén...
-Tranh ảnh về các đồ dùng đồ chơi trong gia đình: Đồ gỗ, đồ nấu ăn uống, phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn.
- Album gia đình: Ảnh gia đình, ảnh chân dung, ảnh về các loại hoạt động khác nhau của gia đình.
- Bộ đồ chơi xây dựng. 
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: GIA ĐÌNH CỦA BÉ
Nội dung/ thời gian
Tuần 1
	Thứ hai
 21/10/2013
 Thứ ba
22/10/2013
Thứ tư
23/10/2013
Thứ năm
24/10/2013
Thứ sáu
25/10/2013
Đón trẻ, TDS - Đ D
- Cho trẻ vào lớp, trò chuyện với trẻ về chủ đề. Cho trẻ chơi các góc. 
- Cho trẻ quan sát tranh ảnh, gia đình.
- Hô hấp 2, tay 2, bụng 5, chân 2, bật 1 (Thứ 2 và thứ 5 tập kết hợp bài hát: “Nào chúng mình cùng tập thể dục”).
Cô dạy
Cầm Thị Thu Hằng
Cầm Thị Thu Hằng
Cầm Thị Thu Hằng
Cầm Thị Thu Hằng
Cầm Thị Thu Hằng
Hoạt động chung.
Lĩnh vực phát triển thể chất : 
 - Bò zích zắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5 hộp cách nhau 60cm.
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ :
 - Thơ: “Làm anh”.
Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ:
 - Nặn cái giỏ. (Làn). ĐT
Lĩnh vực phát triển nhận thức:
 - Gia đình của bé.
Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ: 
- Hát múa: “Cháu yêu bà”.
- Nghe hát: “Chỉ có 1 trên đời”.
- TC: Nghe tiết tấu tìm đồ vật.
Tăng cường tiếng việt.
- Bàn tay, bàn chân, zíc zắc, cái tủ.
- Làm anh, bé gái, cái ấm.
- Cái giỏ, đi chợ, cái xoong.
- Gia đình, ông bà nội, ông bà ngoại, cái bát.
- Bà ngoại, tóc trắng, đôi đũa và các từ đã làm quen trong tuần.
Hoạt động ngoài trời.
- QS: Cái tủ, cái ấm, cái xoong, cái bát, đôi đũa.
 - TC: Ai nhanh hơn, kéo co, chuyền bóng, dung dăng dung dẻ.
 - Chơi tự chọn.
Hoạt động góc
- Góc xây dựng: Khu tập thể nhà em.
- Góc phân vai: Gia đình, nấu ăn .
- Góc nghệ thuật: Vẽ các thành viên trong gia đình.
- Góc học tập: Hát, đọc thơ về chủ đề.
- Góc thiên nhiên: chăm sóc cây cảnh.
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa.
- Trẻ rửa tay, rửa mặt.
- Cho trẻ ăn trưa.
- Cho trẻ ngủ trưa.
Hoạt động chiều
- TC mới: Người đưa thư.
- Ôn: Đếm đến 6.
- Ôn: Đọc thơ: Làm anh.
- Ôn: Trò chuyện về gia đình bé.
Nêu gương cuối tuần.
Trả trẻ
- Nêu gương, cắm cờ.
- Vệ sinh cho trẻ.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe và tình hình ở lớp của trẻ.
I. HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC SÁNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên các động tác và tập tốt cùng cô. Trẻ thuộc lời ca và tập các động tác theo lời ca.
2. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng tập thể dục sáng, phát triển thể lực cho trẻ.
3. Giáo dục:
	- Giáo dục trẻ biết thể dục sáng có lợi cho sức khỏe.
II. CHUẨN BỊ.
- Sân bãi sạch sẽ, an toàn.
- Các động tác thể dục.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Khởi động.
- Để cho cơ thể thật là khỏe mạnh và vào các tiết học thật thoải mái thì cô con mình cùng tập bài thể dục buổi sáng nhé.
- Cho trẻ hát bài: “Đoàn tàu nhỏ xíu”. Đi kết hợp các kiểu chân xen kẽ: Đi thường – Đi mũi bàn chân – Đi thường – Đi bằng gót chân – Đi thường – Đi bằng mé bàn chân – Đi thường – Chạy chậm – Chạy nhanh – Giảm tốc độ - Xếp hàng.
* Hoạt động 2: Vận động cơ bản.
- Bây giờ chúng mình cùng tập các động tác thể dục giúp cho cơ thể chúng ta thật là khỏe mạnh nhé.
+ Động tác hô hấp 1:
+ Động tác tay 1: 
+ Động tác chân 3: Bước khụy gối.
+ Động tác bụng 2: 
+ Động tác bật 2: Bật tiến về phía trước.
* Thể dục theo lời ca: “Nào mình cùng tập thể dục”.
- Đưa tay ra nào nắm lấy cái tai “ lắc lư cái đầu”2
- “Ồ sao bé không lắc”2
- Đưa tay ra nào nắm lấy cái eo “ lắc lư cái mình”2
- “Ồ sao bé không lắc”2
- Đưa tay ra nào nắm lấy cái chân “ lắc lư cái đùi”2
- “Ồ sao bé không lắc”2
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
- Cho trẻ vận động nhẹnh nhàng 2-3 phút.
- Vâng ạ.
- Trẻ thực hiện.
- Lắng nghe.
- 2 lần 8 nhịp.
- 2 lần 8 nhịp.
- 2 lần 8 nhịp.
- 2 lần 8 nhịp.
- 2 lần 8 nhịp.
 - Trẻ vận động.
- 2 tay đưa ra trước, rồi 2 tay cầm 2 tai.
- 1 tay chống hông tay kia chỉ về trước và đổi tay.
- 2 tay đưa ra trước, rồi 2 tay chống hông.
- 1 tay chống hông tay kia chỉ về trước và đổi tay.
- 2 tay đưa ra trước, rồi 2 tay cầm 2 chân.
- 1 tay chống hông tay kia chỉ về trước và đổi tay.
II. HOẠT ĐỘNG GÓC
TT
Tên góc
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Hướng dẫn
1
Xâydựng: Xây khu tập thể nhà em.
- Trẻ biết cách xếp các viên gạch tạo thành nhà.
- Gạch đồ chơi, nhà đồ chơi, cây, hoa
1. Phân vai chơi:
- Cô trò truyện với trẻ về chủ điểm, về buổi chơi, phân vai chơi cho trẻ, cho trẻ nhận vai chơi.
- Cô giáo dục trẻ đạo đức, lật chơi, cho trẻ.
- Cho trẻ về góc chơi của mình.
2. Quá trình chơi: 
 - Cô đóng là một người đi tham quan, đến goc chơi của trẻ xem trẻ chơi, hướng dẫn trẻ.
- Cô bao qát trẻ chơi ở góc xây dựng, giúp đỡ trẻ
 chơi ở góc phân vai.
3. Kết thúc sau khi chơi: 
- Cô nhận xét từng góc chơi, cho trẻ ở các góc đó đi trăm các góc còn lại.
- Cả lớp thăm công trình xây dựng, cho trẻ giới thiệu công trình của trẻ.
- Cô nhận xét công trình của trẻ, nhận xét buỏi chơi của trẻ.
2
Góc phân vai.
Gia đình, nấu ăn.
- Trẻ biết cách chăm sóc em bé, cư sử tốt với các thành viên trong gia đình.
- Các đồ ăn, búp bê.
3
Góc học tập. Hát múa các bài hát về gia đình.
- Hát các bài hát đúng giai điệu.
- Dụng cụ âm nhạc.
4
Góc nghệ thuật: 
Vẽ các thành viên trong gia đình.
- Trẻ vẽ, nặn đẹp. 
- Đất nặn, giấy vẽ, 
5
Góc thiên nhiên: chăm sóc cây cảnh.
Trẻ biết cách tưới nước cho cây, rửa lá cho cây.
Một số cây cảnh, bình tưới nước, rẻ lau.
III. TRÒ CHƠI MỚI
“NGƯỜI ĐƯA THƯ”
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1. Kiến thức:
 - Trẻ biết được số nhà của mình, biết được các chữ số.
 2. Kĩ năng:
 - Phát triển thị giác cho trẻ.
 3. Giáo dục:
 - Chú ý khi chơi.
II. CHUẨN BỊ:
- Mỗi trẻ một chấm tròn.
- Một bộ thẻ số có số lượng từ 1-10.
- Các thẻ có số lượng đồ vật tương ứng.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
* Hoạt động 2: Cách chơi: 
- Trẻ ngồi thành hình tròn, mỗi trẻ một thẻ chấm tròn, một trẻcầm làn làm người đưa thư, vừa đi vừa đọc bài thơ:
Này bạn ơi!
Tôi đưa thư
Từ nơi xa
Đến nơi đây
Nào bạn ơi!
Hãy cho biết số nhà
Đến câu cuối bạn nào có thẻ số giống của bạn giơ lên. Người đưa thư chọn tất cả những thẻ số có số lượng giống bạn đưa cho bạn. Nừu sai không được đưa thư nữa.
* Hoạt động 3: Luật chơi: 
- Người đưa thư chọn đúng số lượng đồ vật và chữ số tương ứng.
- Hỏi lại cách chơi, luật chơi.
* Hoạt động 4: Cô chơi mẫu.
- Tổ chức chop trẻ chơi.
* Kết thúc.
- Cô hỏi lại trẻ tên trò chơi.
- Trẻ nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chơi 5 - 6 lần.
 Sì Lở Lầu, ngày tháng 10 năm 2013
 Kiểm tra, phê duyệt
 ..............................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an.doc