Giáo án Lớp Chồi - Kế hoạch chăm sóc - giáo dục trẻ trong tuần: Ôn tập học kỳ I

Hoạt động có chủ đích:

Hoạt động : Bức tranh của bé.

I/Mục đích yêu cầu:

- Trẻ biết vẽ những nét cơ bản để tạo ra bức tranh của riêng mình.

- Trẻ biết ngồi đúng tư thế,biết cách chọn màu để tô cho đẹp, phù hợp, không lem ra ngoài

- Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.

II/Các hoạt động trong ngày

1/ Đón trẻ: Nhắc trẻ chào cô chào ba mẹ khi đến lớp,cất đồ dùng gọn gàng đúng nơi quy định.

 Cho trẻ chơi tự do các góc.

 Thể dục sáng : Tập theo nhạc

2/Hoạt động có chủ đích:

2.1 Chuẩn bị môi trường hoạt động.

 Không gian tổ chức:Tại lớp học

 Đồ dùng phương tiện:vở tạo hình,sáp màu,bút chì, tranh đàm thoại

 

doc12 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Kế hoạch chăm sóc - giáo dục trẻ trong tuần: Ôn tập học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC-GIÁO DỤC TRẺ TRONG TUẦN
ÔN TẬP HỌC KỲ I
Thời gian thực hiện: Từ ngày 03-07 tháng 01 năm 2011
Mục tiêu phát triển:
1/Phát triển thể chất
- Trẻ yêu thích tập thể dục để có cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, da hồng hào
- Ăn uống đầy đủ để có cơ thể phát triển khỏe mạnh bình thường.
- Ôn lại các vận động bò, trườn, chạy, nhảycho trẻ.
2/Phát triển nhận thức 	
- Trẻ nhớ lai các kiến thức đã học qua các chủ điểm :trường mầm non, bản thân, gia đình, các hiện tượng tự nhiên,nghề nghiệp.
3/Phát triển ngôn ngữ:
-Trẻ biết dùng ngôn ngữ của mình để nói những hiểu biết về các chủ điểm đã học
- Trẻ biết đọc thơ lưu loát ,rõ ràng
- Trẻ mạnh dạn khi giao tiếp
4/ Phát triển tình cảm xã hội :
- Giáo duc trẻ biết lễ phép với mọi người,yêu cuộc sống,yêu thiên nhiên
- Biết bảo vệ môi trường xung quanh
5/ Phát triển thẩm mỹ:
-Biết vẽ, tô mầu các bức tranh,biết hát múa các bài hát theo các chủ điểm.
-Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn sản phẩm mình làm ra.
Kế hoạch các hoạt động:
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ,tập thể dục buổi sáng
Cô niềm nở đón trẻ vào lớp.
Nhắc trẻ lễ giáo, cất đồ dùng đúng nơi quy định.
Cho trẻ tập thể dục buổi sáng dưới sân trường.
Hoạt động ngoài trời
Dạo chơi,quan sát thiên nhiên,trò chuyện với trẻ về các chủ điểm đã học.Đọc thơ,hát múa theo các chủ điểm.
Tc vận động: Bánh xe quay
Tc dân gian: lộn cầu vồng
Chơi tự do trên sân
Hoạt động có chủ đích
HĐ1: Vượt chướng ngại vật
HĐ2: Bé nhớ những gì?
HĐ: Bức tranh của bé
HĐ:Buổi biểu diễn văn nghệ
HĐ:Ôn tập số lượng 1→4
HĐ: Hội thi của các nhà thơ
Hoạt động chuyển tiết
Vệ sinh-uống nước
Vệ sinh-uống nước
Vệ sinh-Uống nước
Vệ sinh-uống nước
Vệ sinh-uống nước
Hoạt động góc 
Góc xây dựng: Xây thành phố của bé
Góc nghệ thuật: Hát – Múa, đọc thơ, vẽ, tô màu theo ý thích
Góc thư viện: Xem tranh ảnh theo các chủ điểm
Góc KPKH: Bé và vũ trụ
Góc phân vai: Bé thích làm gì?
 Góc thiên nhiên: Bé chăm sóc vườn rau,cây cảnh.
Vệ sinh ,ăn trưa ,ngủ trưa
Tập cho trẻ rửa tay, mời cơm trước khi ăn.
 Ăn hết suất, ngủ đúng giờ, đủ giấc.
Chơi buổi chiều 
Nêu gương bé ngoan ,bình cờ
Chơi xếp hình
Chơi tự do
Trả trẻ
Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG “MỘT NGÀY TÍCH HỢP
Thứ hai ngày 03 tháng 01 năm 2011
ÔN TẬP HỌC KỲ I
Hoạt động 1:Vượt chướng ngại vật.
I/Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết vận động theo yêu cầu của cô:nhảy qua vòng, trèo qua ghế, bò qua cổng
- Rèn luyện tính kỉ luật, sự khéo léo của trẻ.
- Giáo dục trẻ yêu thích tập thể dục 
II/Các hoạt động trong ngày 
1/ Đón trẻ: Nhắc trẻ chào hỏi,cất đồ dùng gọn gàng đúng nơi quy định.
 Thể dục sáng : Tập theo nhạc 
2/Hoạt động có chủ đích:
2.1 Chuẩn bị môi trường hoạt động.
 Không gian tổ chức: Tại lớp học 
 Đồ dùng phương tiện: Phấn, đồ chơi, cổng, vòng, ghế thể dục
2.2Phương pháp: Thực hành luyện tập 
2.3 Tiến trình hoạt động có chủ đích:
 a/Mở đầu hoạt động:
 +Khởi động: Đi vòng tròn khởi động nhẹ nhàng theo nhạc bài hát “Trái đất này là của chung mình”.Đi bằng gót chân,mũi chân,đi nhanh, đi chậm
 b/Hoạt động trọng tâm:
 +Bài tập phát triển chung: Tập theo nhạc.
ĐT Tay: tay giang ngang,lên cao (2L x 8N)
ĐT Chân: co từng chân (2L x 8N)
ĐT Bụng: tay lên cao, cúi gập người (2L x 8N)
ĐT Bật: bật tại chỗ.
 +Vận động cơ bản: Vượt chướng ngại vật
Cô hướng dẫn và giải thích cách thực hiện từng động tác.
Mời hai trẻ lên làm mẫu, cô chú ý sửa sai, động viên khen thưởng kịp thời.
Cho mỗi trẻ thực hiện 3-4 lần
Thay đổi hình thức thi đua để trẻ hăng hái tham gia
 + Trò chơi vận động : Con bọ dừa
 c/ Kết thúc hoạt động: 
+ Hồi tĩnh: Cho trẻ làm chim bay đi lại nhẹ nhàng hít thở sâu vòng quanh lớp học.
 d/ Hoạt động chuyển tiếp: Cho trẻ đi uống nước, đi vệ sinh
Hoạt động 2 :Bé nhớ những gì?
1.Mục đích yêu cầu: 
 Trẻ kể lại được những gì trẻ nhớ qua các chủ điểm đã học.
 Giáo dục trẻ lễ phép với người lớn
2. Phương pháp: Dùng lời, trò chơi 
 Không gian tổ chức: Trong lớp học 
 Đồ dùng phương tiện: Tranh ảnh, rối bông
3.Tiến trình hoạt động có chủ đích:
 a/ Mở đầu hoạt động: Cả lớp đọc thơ “Bé đến trường”
Trò chuyện với trẻ về bài thơ
 b/ Hoạt động trọng tâm:
 +HĐ 1:Bé nhớ những gì?
Cô mời trẻ lên kể những gì trẻ biết qua các chủ điểm:trường mầm non, bản thân, gia đình, các hiện tượng tự nhiên, nghề nghiệp.
Nếu trẻ chưa nhớ, cô có thể gợi ý cho trẻ để trẻ nhớ và kể lại những gì đã học.
 +HĐ 2:Trò chơi : 
 “Bé thích gì?”
 Cô hướng dẫn cho trẻ chơi
 Cô cùng chơi với trẻ
 Nhận xét sau khi chơi-khen trẻ
3/Hoạt động ngoài trời:	
Trẻ dạo chơi quanh sân trường, quan sát bầu trời,trò chuyện với trẻ về các chủ điểm. Trò chơi vận động :Bánh xe quay
	Trò chơi dân gian:chi chi chành chành
Chơi tự do:chơi với cát, nước
4/Hoạt động góc:
Góc xây dựng: Xây thành phố của bé
Góc nghệ thuật: Hát – Múa, đọc thơ, vẽ, tô màu theo ý thích
Góc thư viện: Xem tranh ảnh theo các chủ điểm
Góc KPKH: Bé và vũ trụ
Góc phân vai: Bé thích làm gì?
 Góc thiên nhiên: Bé chăm sóc vườn rau,cây cảnh.
5/Vệ sinh ăn trưa,ngủ trưa,ăn phụ chiều
Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn. 
Trẻ biết tên món ăn.Nhắc trẻ mời cơm trước khi ăn, ăn hết xuất, khi ăn không nói chuyện, không làm rơi vãi thức ăn.
Cho trẻ ngủ đúng giờ đủ giấc.
6/ Hoạt động chiều: 
Nêu gương bé ngoan-Cắm cờ
Chơi tự do các góc.
Trả trẻ
 *Đánh giá:
1/Kết quả hoạt động sau khi tổ chứ các hoạt động trong ngày:
a/ Nội dung chưa dạy được và lý do:Một số trẻ chưa nhớ được kiến thức cũ
 Lí do: trí nhớ của trẻ chưa phát triển
b/ Những thay đổi cần thiết: Nhẹ nhàng hướng dẫn, động viên trẻ.
2/ Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc giáo dục riêng.
 Bảo Hân ăn chậm
 Phúc Nhân còn hay đánh bạn
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG “MỘT NGÀY TÍCH HỢP”
Thứ ba ngày 04 tháng 01 năm 2011
ÔN TẬP HỌC KỲ I
Hoạt động có chủ đích:
Hoạt động : Bức tranh của bé.
I/Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết vẽ những nét cơ bản để tạo ra bức tranh của riêng mình.
- Trẻ biết ngồi đúng tư thế,biết cách chọn màu để tô cho đẹp, phù hợp, không lem ra ngoài
- Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
II/Các hoạt động trong ngày 
1/ Đón trẻ: Nhắc trẻ chào cô chào ba mẹ khi đến lớp,cất đồ dùng gọn gàng đúng nơi quy định.
 Cho trẻ chơi tự do các góc.
 Thể dục sáng : Tập theo nhạc 
2/Hoạt động có chủ đích:
2.1 Chuẩn bị môi trường hoạt động.
 Không gian tổ chức:Tại lớp học 
 Đồ dùng phương tiện:vở tạo hình,sáp màu,bút chì, tranh đàm thoại
2.2Phương pháp: Dùng lời trực quan,Thực hành luyện tập 
2.3 Tiến trình hoạt động có chủ đích:
 a/Mở đầu hoạt động: Trẻ hát “Cho tôi đi làm mưa với”
Trò chuyện về các chủ điểm
 b/Hoạt động trọng tâm:
 +HĐ 1: Quan sát – đàm thoại:
Cho trẻ quan sát các bức tranh của cô vẽ theo các chủ điểm.
Đàm thoại với trẻ về các bức tranh :tranh vẽ gì? Có màu gì?...
Cô hỏi trẻ thích vẽ gì? Vẽ như thế nào?...
+HĐ 2:Trẻ thực hiện:
Cho trẻ vẽ theo ý thích
 Phát vở, sáp màu và bút chì cho trẻ, cô hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế,cầm bút đúng cách.Tô màu không lem ra ngoài
Cô bao quát hướng dẫn trẻ, động viên trẻ kịp thời.
 +HĐ 3: Trưng bày và nhận xét sản phẩm.
 Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm của mình
 Mời 2-3 trẻ lên nhận xét
 Cô nhận xét chung-khen trẻ
 +HĐ 4:Trò chơi: “Ai khéo tay nhất?”
Cô giới thiệu và hướng dẫn cách chơi
Nhận xét-khen trẻ
 c/ Kết thúc hoạt động:Cả lớp cùng đọc bài thơ “Làm bác sĩ”
 d/ Hoạt động chuyển tiếp: Cho trẻ đi uống nước-vệ sinh
 3/Hoạt động ngoài trời:
 Trẻ dạo chơi quanh sân trường,trò chuyện với trẻ về các chủ đề 
Trò chơi vận động: Bánh xe quay
Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng
Chơi tự do theo ý thích 
4/Hoạt động góc: 
Góc xây dựng: Xây thành phố của bé
Góc nghệ thuật: Hát – Múa, đọc thơ, vẽ, tô màu theo ý thích
Góc thư viện: Xem tranh ảnh theo các chủ điểm
Góc KPKH: Bé và vũ trụ
Góc phân vai: Bé thích làm gì?
 Góc thiên nhiên: Bé chăm sóc vườn rau,cây cảnh.
5/Vệ sinh ăn trưa,ngủ trưa,ăn phụ chiều
Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn. 
Trẻ biết tên món ăn. Nhắc trẻ ăn hết xuất, khi ăn không nói chuyện,không làm vãi thức ăn.
Cho trẻ ngủ đúng giờ đủ giấc.
6/ Hoạt động chiều: 
Học năng khiếu
Nêu gương bé ngoan-Cắm cờ
Chơi tự do các góc
Trả trẻ 
*Đánh giá:
1/Kết quả hoạt động sau khi tổ chứ các hoạt động trong ngày:
a/ Nội dung chưa dạy được và lý do: Một số trẻ chưa biết vẽ
 Lí do: Tư duy của trẻ chưa phát triển.
.b/ Những thay đổi cần thiết: Chú ý nhiều hơn đến những trẻ phát triển chậm
2/ Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc giáo dục riêng.
Gia Trí chưa biết vẽ tranh.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG “MỘT NGÀY TÍCH HỢP”
Thứ tư ngày 05 tháng 01 năm 2011
ÔN TẬP HỌC KỲ I
Hoạt động có chủ đích:
Hoạt động :Buổi biễu diễn văn nghệ
I/Mục đích yêu cầu:
- Trẻ thuộc lời, hát đúng giai điệu các bài hát theo chủ điểm.
- Cảm nhận được âm điệu vui tươi của các bài múa.
II/Các hoạt động trong ngày 
1/ Đón trẻ: Nhắc trẻ lễ giáo,cất đồ dùng gọn gàng đúng nơi quy định
 Cho trẻ nghe hát theo chủ đề.
 Thể dục sáng : Tập theo nhạc 
2/Hoạt động có chủ đích:
2.1 Chuẩn bị môi trường hoạt động.
 Không gian tổ chức:Tại lớp học 
 Đồ dùng phương tiện: trống lắc ,xắc xô,băng đĩa nhạc.
2.2Phương pháp:Thực hành luyện tập 
2.3 Tiến trình hoạt động có chủ đích:
 a/Mở đầu hoạt động:Cô là một người dẫn chương trình, giới thiệu một buổi văn nghệ vui cùng các bạn trong lớp.
 b/Hoạt động trọng tâm:
+HĐ 1:Buổi biểu diễn văn nghệ
Cô mời các tốp múa,hát lên múa, hát cho cả lớp xem:
-Bài 1: Hát “Trường của cháu đây là trường mầm non”
-Bài 2: Múa “Mừng sinh nhật”
-Bài 3: Hát “Cái mũi”
-Bài 4: Múa “Cho con”
-Bài 5: Hát múa “Cho tôi đi làm mưa với”
-Bài 6: Hát “Cháu vẽ ông mặt trời”
-Bài 7: Múa “Chú bộ đội”
+ HĐ 2: Trò chơi:
 “Nghe hát tìm đồ vật”
Cô giới thiệu và hướng dẫn cách chơi, chơi đúng luật.
 c/ Kết thúc hoạt động: Cả lớp hát “Trái đất này là của chúng mình”
 d/ Hoạt động chuyển tiếp: chơi nhẹ
3/Hoạt động ngoài trời:
 Trẻ dạo chơi quanh sân trường,trò chuyện hát múa về các chủ đề.
 Trò chơi vận động:Cáo và thỏ
Trò chơi dân gian:chi chi chành chành
Chơi tự do:xếp lá cây,vẽ phấn
4/Hoạt động góc:
Góc xây dựng: Xây thành phố của bé
Góc nghệ thuật: Hát – Múa, đọc thơ, vẽ, tô màu theo ý thích
Góc thư viện: Xem tranh ảnh theo các chủ điểm
Góc KPKH: Bé và vũ trụ
Góc phân vai: Bé thích làm gì?	
 Góc thiên nhiên: Bé chăm sóc vườn rau,cây cảnh
5/Vệ sinh ăn trưa,ngủ trưa,ăn phụ chiều
Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn. 
Trẻ biết tên món ăn.nhắc trẻ ăn hết xuất, khi ăn không nói chuyện.
Cho trẻ ngủ đúng giờ đủ giấc.
6/ Hoạt động chiều: 
Học anh văn
Nêu gương bé ngoan-Cắm cờ
Trả trẻ 
*Đánh giá:
1/Kết quả hoạt động sau khi tổ chứ các hoạt động trong ngày:
a/ Nội dung chưa dạy được và lý do:
Hoạt động ngoài trời một số trẻ chưa chú ý làm theo cô
 Lí do:trẻ đông cô chưa bao quát hết được trẻ, trẻ còn nói chuyện.
.b/ Những thay đổi cần thiết: Quản trẻ tốt hơn.
2/ Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc giáo dục riêng. Không có.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG “MỘT NGÀY TÍCH HỢP”
Thứ năm ngày 06 tháng 01 năm 2011
ÔN TẬP HỌC KỲ I
Hoạt động có chủ đích
Hoạt động :Ôn số lượng 1→4.
I/Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết đếm số lượng 1→4
- Biết xếp tương ứng 1-1, so sánh, phân biệt, xếp nhóm các số lượng.
II/Các hoạt động trong ngày 
1/ Đón trẻ: Nhắc nhở trẻ lễ giáo,cất đồ dùng gọn gàng đúng nơi quy định
 Kể chuyện theo chủ đề cho trẻ nghe.
 Thể dục sáng : Tập theo nhạc 
2/Hoạt động có chủ đích:
2.1 Chuẩn bị môi trường hoạt động.
 Không gian tổ chức:Tại lớp học 
 Đồ dùng phương tiện: Đồ dùng, đồ chơi
2.2Phương pháp: Trực quan,đàm thoại 
2.3 Tiến trình hoạt động có chủ đích:
 a/Mở đầu hoạt động:Cả lớp hát“Cho tôi đi làm mưa với”
Trò chuyện với trẻ về các chủ đề.
 b/Hoạt động trọng tâm:
 +HĐ 1:Ôn đếm số lượng 1→4
 Đếm ngón tay
 Chơi hái hoa tặng mẹ
 Chơi về đúng nhà có chữ số
 +HĐ 2: so sánh, xếp nhóm
* Tô tranh theo yêu cầu: tô nhóm số lượng
* Trò chơi: kết bạn
	Ai nhiều hơn?
	Bạn là người số mấy?
 c/ Kết thúc hoạt động:
 Cả lớp cùng hát bài: “cho con”
 d/ Hoạt động chuyển tiếp:
 Cho trẻ đi uống nước – vệ sinh
3/Hoạt động ngoài trời:
 Trẻ dạo chơi quanh sân trường,trò chuyện với trẻ về các chủ đề 
Trò chơi vận động: Vật nổi vật chìm
Trò chơi dân gian:Lộn cầu vồng
Chơi tự do trên sân trường.
4/Hoạt động góc:
 Góc xây dựng: Xây thành phố của bé
Góc nghệ thuật: Hát – Múa, đọc thơ, vẽ, tô màu theo ý thích
Góc thư viện: Xem tranh ảnh theo các chủ điểm
Góc KPKH: Bé và vũ trụ
Góc phân vai: Bé thích làm gì?	
 Góc thiên nhiên: Bé chăm sóc vườn rau,cây cảnh 
5/Vệ sinh ăn trưa,ngủ trưa,ăn phụ chiều
Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn. 
Trẻ biết tên món ăn.nhắc trẻ ăn hết xuất, khi ăn không nói chuyện.
Cho trẻ ngủ đúng giờ đủ giấc.
6/ Hoạt động chiều: 
Học năng khiếu 
Nêu gương bé ngoan-Cắm cờ
Trả trẻ 
*Đánh giá:
1/Kết quả hoạt động sau khi tổ chứ các hoạt động trong ngày:
a/ Nội dung chưa dạy được và lý do: Một số trẻ còn chưa nắm được bài
Lí do:lớp ồn, trẻ chưa chú ý
b/ Những thay đổi cần thiết: tập thêm cho trẻ vào giờ chiều, quản trẻ tốt hơn.
 2/ Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc giáo dục riêng.
Ngọc Hân chưa nắm được bài
Gia Ân chưa nghe lời cô
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG “MỘT NGÀY TÍCH HỢP”
Thứ sáu ngày 07 tháng 01 năm 2011
ÔN TẬP HỌC KỲ I
Hoạt động có chủ đích:
Hoạt động: Hội thi của các nhà thơ
I/Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ lại các bài thơ đã học.
- Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của các bài thơ
II/Các hoạt động trong ngày 
1/ Đón trẻ: Nhắc nhỡ trẻ lễ giáo cất đồ dùng vào nơi quy địnhg gọn gàng 
 Cho trẻ xem tranh.
 Thể dục sáng : Tập theo nhạc 
2/Hoạt động có chủ đích:
2.1 Chuẩn bị môi trường hoạt động.
 Không gian tổ chức:Tại lớp học 
 Đồ dùng phương tiện: tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi
2.2Phương pháp: Thực hành luyện tập 
2.3 Tiến trình hoạt động có chủ đích:
 a/Mở đầu hoạt động: Đọc thơ “Mưa”
Trò chuyện với trẻ về các chủ đề.
 b/Hoạt động trọng tâm:
 +HĐ 1:kể chuyện
Chia trẻ thành hai nhóm.
Thi đua đọc thơ với nhau để trẻ nhớ lại những bài thơ đã học:
Bé đến trường
Tâm sự của cái mũi
Cô dạy
Em yêu nhà em
Mưa 
Bé làm bao nhiêu nghề
Làm bác sĩ
 +HĐ 2:Trò chơi: “trốn tìm”
Cô hướng dẫn cách chơi
Nhận xét-khen trẻ
 c/ Kết thúc hoạt động: 
 Cả lớp đọc bài thơ “Nắng” 
 d/ Hoạt động chuyển tiếp: Uống nước -vệ sinh
3/Hoạt động ngoài trời:
 Trẻ dạo chơi quanh sân trường,trò chuyện với trẻ về các chủ đề 
Trò chơi vận động: Vật nổi vật chìm
Trò chơi dân gian: Dung dăng dung dẻ
Chơi tự do :Vẽ phấn, xếp lá.
4/Hoạt động góc: 
Góc xây dựng: Xây thành phố của bé
Góc nghệ thuật: Hát – Múa, đọc thơ, vẽ, tô màu theo ý thích
Góc thư viện: Xem tranh ảnh theo các chủ điểm
Góc KPKH: Bé và vũ trụ
Góc phân vai: Bé thích làm gì?	
 Góc thiên nhiên: Bé chăm sóc vườn rau,cây cảnh
5/Vệ sinh ăn trưa,ngủ trưa,ăn phụ chiều
Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn. 
Trẻ biết tên món ăn.nhắc trẻ ăn hết xuất, khi ăn không nói chuyện.
Cho trẻ ngủ đúng giờ đủ giấc.
6/ Hoạt động chiều: 
Ôn bài cũ.
Học anh văn
Nêu gương bé ngoan-Cắm cờ
Trả trẻ 
*Đánh giá:
1/Kết quả hoạt động sau khi tổ chứ các hoạt động trong ngày:
a/ Nội dung chưa dạy được và lý do: Không có
.b/ Những thay đổi cần thiết: Không có
2/ Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc giáo dục riêng.
Không có
 Ý kiến của tổ chuyên môn	Giáo viên lập kế hoạch
 PHẠM THỊ KIM HOA

File đính kèm:

  • docON_TAP.doc