Giáo án Lớp Chồi - Chủ điểm: Tết – mùa xuân - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Thơ “Cây đào”

* Hoạt động 1: Hát, vận động “Bé chúc tết”.

- Cho trẻ nghe và vận động theo bài hát “Bé chúc tết”.

+ Các con vừa nghe bài hát gì?

+ Bài hát nói về điều gì?

+ Khi tết đến mọi người và cảnh vật như thế nào?

+ Có những loại hoa nào thường nở khi mùa xuân đến?

2. Hoạt động2: Thơ “Cây đào”.

- Khi mùa xuân về muôn hoa đua nở, ở miền Nam mọi người thường trồng hoa mai, ở miền Bắc xứ lạnh có một loại hoa có thể chịu được rét và cũng nở hoa vào mỗi dịp xuân về, các con hãy lắng nghe bài thơ “Cây đào” của tác giả “Trần Thị Ngọc Trâm”.

- Cô đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe:

- Lần 1, cô đọc thơ diễn cảm thể hiện cử chỉ điệu bộ.

- Lần 2, cô đọc thơ kết hợp cho trẻ xem power point.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2021 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Chủ điểm: Tết – mùa xuân - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Thơ “Cây đào”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VẠN NINH
TRƯỜNG MẪU GIÁO ĐẠI LÃNH
 Chủ điểm: TẾT – MÙA XUÂN
 Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
 Đề tài: Thơ “Cây đào”
 Độ tuổi: 4 – 5 tuổi
 GV thực hiện: Nguyễn Thị Hà
NĂM HỌC: 2014 - 2015
1. Yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả “Trần Thị Ngọc Trâm”. Hiểu được nội dung bài thơ. Biết đọc thơ cùng cô, đọc thuộc bài thơ và cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ “nhẹ nhàng, vui tươi.
- Rèn kỹ năng thơ trọn vẹn, vừa đọc vừa làm động tác minh họa.
- Phát triển vốn từ: lốm đốm, nho nhỏ, hồng tươi
- Giáo dục trẻ luôn biết yêu quý, chăm sóc các loại cây, không hái hoa, bẻ lá để cây có nhiều bông hoa đẹp.
2. Chuẩn bị:
- Một số hoa đào bằng vải, 3 cành cây khô.
- Giáo án điện tử.
3. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Hát, vận động “Bé chúc tết”.
- Cho trẻ nghe và vận động theo bài hát “Bé chúc tết”.
+ Các con vừa nghe bài hát gì?
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Khi tết đến mọi người và cảnh vật như thế nào?
+ Có những loại hoa nào thường nở khi mùa xuân đến?
2. Hoạt động2: Thơ “Cây đào”.
- Khi mùa xuân về muôn hoa đua nở, ở miền Nam mọi người thường trồng hoa mai, ở miền Bắc xứ lạnh có một loại hoa có thể chịu được rét và cũng nở hoa vào mỗi dịp xuân về, các con hãy lắng nghe bài thơ “Cây đào” của tác giả “Trần Thị Ngọc Trâm”.
- Cô đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe:
- Lần 1, cô đọc thơ diễn cảm thể hiện cử chỉ điệu bộ.
- Lần 2, cô đọc thơ kết hợp cho trẻ xem power point.
- Trò chuyện cùng trẻ:
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ nói về điều gì?
+ Cây đào trong bài thơ như thế nào?
+ Các bạn nhỏ mong muốn điều gì? Vì sao?
+ Con hãy nói về cây đào trong bài thơ?
+ Cánh đào như thế nào?
+ Khi nào chúng ta biết tết đã đến?
- Cô kết hợp giải thích các từ:
+ Lốm đốm: những bông hoa chỉ mới vừa hé nở những nụ hoa
+ Nho nhỏ: Thân cây không lớn lắm.
+ Hồng tươi: Màu hồng đậm, nổi bật
+ Hoa cười: Hoa đã nở
- Mời trẻ đọc thơ cùng cô 2, 3 lần. Rèn cho trẻ đọc thơ rõ lời.
- Cho trẻ tự đọc, đọc theo tổ nhóm, cá nhân, nhóm bạn gái, nhóm bạn traiCô chú ý sửa sai cho trẻ.
3. Hoạt động 3: Trang trí cây đào.
- Chia trẻ làm 3 đội.
- Mỗi đội phải trang trí 1 cây đào thật đẹp.
- Lần lượt các bạn trong đội phân công nhau lấy hoa, lá để quấn vào thân cây đào trang trí.
- Sau thời gian quy định, cô và trẻ cùng nhận xét kết quả 3 đội.
- Nhận xét, tuyên dương trẻ.

File đính kèm:

  • docTho_Cay_dao.doc