Giáo án Lớp Chồi - Chủ điểm: Phương tiện giao thông - Chủ đề: Kể chuyện “ Bê mẹ và bê con” - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ

Hoạt động 1: Kể chuyện “ Dê mẹ và dê con ”.

* Cô kể lần 1: Diễn cảm bằng lời. Đàm thoại cùng trẻ:

- Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì?

+ Thế trong câu chuyện có những nhân vật nào ? ( Bê mẹ và 2 bê con ) .

+ Sau những ngày liên tiếp đổ mưa khi trời nắng ấm Bê mẹ dẫn 2 con đi đâu ?

+ Nơi vùng đất trồng cỏ mà bê mẹ dẫn 2 con đến có gì chạy qua ? ( đường sắt ) .

+ Khi cảm thấy đói bê con xin mẹ đi đâu ? ( đi tìm cỏ non để ăn )

+ Thế bê mẹ đã dặn dò 2 con mình điều gì ? ( Các con tìm cỏ quanh đây , không được băng qua đường sắt nguy hiểm lắm đấy)

 

doc3 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Chủ điểm: Phương tiện giao thông - Chủ đề: Kể chuyện “ Bê mẹ và bê con” - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VẠN NINH
TRƯỜNG MẪU GIÁO ĐẠI LÃNH
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
 Chủ điểm : Phương tiện giao thông
 Chủ đề : Kể chuyện “ Bê mẹ và bê con”
Lĩnh vực : Phát triển ngôn ngữ
 Lớp : Nhỡ B3
	 Giáo viên : Hà Thị Mai Ly
NĂM HỌC: 2014 - 2015
I. Yêu cầu
- Trẻ nhớ tên câu chuyện, tên các nhân vật, hiểu nội dung câu chuyện. Trẻ biết 
kể cùng cô câu chuyện.
- Rèn kĩ năng kể chuyện diễn cảm
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ , rèn trẻ cách nói cả câu hoàn chỉnh.
- Giáo dục trẻ biết vâng lời người lớn, không chơi gần đường ray xe lửa.
II. Chuẩn bị:
- Slide câu chuyện
- Cô thuộc và kể diễn cảm câu chuyện.
- Tranh nội dung câu chuyện
III. Tổ chức hoạt động:
1: Gây hứng thú
- Cô cùng trẻ hát “ Đi xe lửa”. Đàm thoại cùng trẻ:
+ Các con vừa hát bài hát gì ?
+ Các con có thích được đi xe lửa hay không ?
+ Khi ngồi trên xe lửa mình phải như thế nào?
+ Các con có được chơi gần đường ray xe lửa không? Vì sao?
- Cho trẻ nói theo sự hiểu biết của mình
- Cô khái quát lại, giáo dục trẻ phải biết chấp hành luật giao thông, không được chơi gần đường ray xe lửa vì rất nguy hiểm nếu tàu chạy qua.
- Cô dẫn dăt vào hoạt động trọng tâm.
2.Nội dung hoạt động: 
Hoạt động 1: Kể chuyện “ Dê mẹ và dê con ”.
* Cô kể lần 1: Diễn cảm bằng lời. Đàm thoại cùng trẻ:
- Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì?
+ Thế trong câu chuyện có những nhân vật nào ? ( Bê mẹ và 2 bê con ) .
+ Sau những ngày liên tiếp đổ mưa khi trời nắng ấm Bê mẹ dẫn 2 con đi đâu ? 
+ Nơi vùng đất trồng cỏ mà bê mẹ dẫn 2 con đến có gì chạy qua ? ( đường sắt ) .
+ Khi cảm thấy đói bê con xin mẹ đi đâu ? ( đi tìm cỏ non để ăn ) 
+ Thế bê mẹ đã dặn dò 2 con mình điều gì ? ( Các con tìm cỏ quanh đây , không được băng qua đường sắt nguy hiểm lắm đấy) .
+ Sau khi đi kiếm cỏ non ăn thì 2 chú bê có nhớ lời mẹ mình dặn không các con ?
+ Khi nhìn thấy 2 con đến gần đường sắt thi bê mẹ đã làm gì ? ( chạy đến và gọi hai con dừng lại) .
+ Khi nguy hiểm đã qua thì hai bê con như thế nào ? ( Vô cùng hối hận và xin lỗi mẹ ) 
- GD trẻ khi làm gì thì cũng phải chú ý và ghi nhớ lời người lớn dặn dò đừng mãi vui chơi mà quên đi lời dặn dò của người lớn . Không được chơi nơi gần đường ray có tàu hỏa chạy qua.
* Cô kể lần 2: Kể diễn cảm kết hợp cho trẻ xem slide.
- Cô là người dẫn truyện, trẻ nhập vai các nhân vật kể chuyện
- Cô gợi ý, động viên trẻ thể hiện giọng nhân vật và lời thoại
Hoạt động 2: Trò chơi “ Xem đội nào nhanh ”
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội, sau khi nghe hiệu lệnh của cô, 2 đội thi nhau lên sắp xếp theo trình tự câu chuyện. Đội nào xếp được đúng nhất, nhanh nhất, đội đó sẽ thắng.
- Trẻ chơi, cô quan sát, động viên trẻ.
* Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương, chuyển hoạt động.

File đính kèm:

  • docTruyen_Be_me_va_be_con.doc