Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Thế giới động vật - Môn: Khám phá khoa học - Đề tài: Khám phá một số động vật sống dưới nước

1. Hoạt động 1: Trò chuyện.

1. Mở đầu hoạt động :

 -Cô tạo chú ý của trẻ qua tiết mục khám phá về con cá ( mở tranh)

 -Trò chuyện cùng trẻ về một số động vật sống dưới nước

- 2. Hoạt động trọng tâm :

Hoạt động 1: Nhận biết tên gọi,đặc điểm vận động, môi trường sống của một số động vật sống dưới nước.

Cô cho trẻ quan sát bể cá cô đã chuẩn bị

Khám phá về cá chép

Các con biết đây là con cá gì không?

Cả lớp đọc “cá chép”

Cá chép sống ở đâu ?

Hình dáng bên ngoài của cá chép có gì nổi bật ( mình dẹp, có vây có vẩy )

 Cá chép có những bộ phận gì ( đầu cá, mình cá, đuôi cá .)

Cá sống ở dưới nước được là nhờ gì? ( mang )

 

doc4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 4441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Thế giới động vật - Môn: Khám phá khoa học - Đề tài: Khám phá một số động vật sống dưới nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN NĂM 2013
 Chủ đề: Thế giới động vật .
 Môn: Khám phá khoa học .
 Đề tài: Khám phá một số động vật sống dưới nước 
 Độ tuổi: Lớp chồi 1 trường MN Hoa Sen .
 Người soạn và dạy: .Phạm Thị Thiên Hương 
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
Trẻ nhận biết được tên gọi, ích lợi, đặc điểm môi trường sống và vận động của một số loài động vật sống dưới nước .
2. Kỹ năng: 
Phát triển khả năng quan sát, so sánh, phân biệt nhanh đặc điểm về cấu tạo của các con vật sống dưới nước .
3. Giáo dục :
Giáo dục trẻ biết động vật sống dưới nước là nguồn hải sản - thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao đối với sức khoẻ con người, muốn bảo vệ nguồn hải sản thì phải biết đánh bắt có kế hoạch, kết hợp nuôi trồng, phát triển các loài động vật sống dưới nước. Bảo vệ môi trường nước . 	
II. Chuẩn bị:
-Slide hình ảnh động vật sống dưới nước .
- Bài hát : “ Em đi câu cá ” 
- Đoạn phim về động vật sống dưới nước . 
- Một số tranh ảnh về động vật sống dưới nước – Các món ăn từ các loại động vật sống dưới nước 
* Tích hợp: 
- Bài hát: “Em đi câu cá ” 
- Tích hợp các môn học như: Thể dục, Môi trường xung quanh, Âm nhạc qua các hoạt động.
* Phương pháp sử dụng:
- Quan sát, đàm thoại, trực quan thực hành .
III/ Tổ chức hoạt động:
1. Hoạt động 1: Trò chuyện.
Mở đầu hoạt động : 
 -Cô tạo chú ý của trẻ qua tiết mục khám phá về con cá ( mở tranh)
	-Trò chuyện cùng trẻ về một số động vật sống dưới nước 
- 2. Hoạt động trọng tâm :
Hoạt động 1: Nhận biết tên gọi,đặc điểm vận động, môi trường sống của một số động vật sống dưới nước. 
Cô cho trẻ quan sát bể cá cô đã chuẩn bị 
Khám phá về cá chép 
Các con biết đây là con cá gì không?
Cả lớp đọc “cá chép”
Cá chép sống ở đâu ?
Hình dáng bên ngoài của cá chép có gì nổi bật ( mình dẹp, có vây có vẩy)
 Cá chép có những bộ phận gì ( đầu cá, mình cá, đuôi cá.) 
Cá sống ở dưới nước được là nhờ gì? ( mang )
Vận động của cá khi ở dưới nước như thế nào ( bơi)( cô bỏ con cá vào chậu cho trẻ quan sát con cá bơi)
Cá đẻ trứng hay đẻ con?
(Cô chốt lại về tên gọi, hình dáng, môi trường sống, vận động, sinh sản của cá khi ở dưới nước )
Khám phá về con tôm( Cô đọc câu đố trước khi cho trẻ khám phá -
Các con biết đây là con gì không?
Cả lớp đọc “con tôm”
Con tôm sống ở đâu ?
Hình dáng bên ngoài của con tôm có gì nổi bật ( mình có lưng hơi cong, có nhiều chân có vỏ bọc cứng bên ngoài, đẻ trứng )
 Con tôm có những bộ phận gì ( đầu tôm, mình tôm , đuôi tôm .) 
Con tôm sống ở dưới nước vận động như thế nào ?( bơi lùi )( cô bỏ con tôm vào chậu cho trẻ quan sát con tôm bơi)
 (Cô chốt lại về tên gọi, hình dáng, môi trường sống, vận động của con tôm khi ở dưới nước )
Khám phá về con cua ( cô cũng đoc câu đố về con cua trước khi mang con cua thật ra cho trẻ quan sát 
Các con biết đây là con gì không?
Cả lớp đọc “con cua ”
Con cua sống ở đâu ?
Hình dáng bên ngoài của con cua có gì nổi bật ( mình có vỏ bọc cứng có 8 chân 2 càng đẻ trứng )
Con tôm sống ở dưới nước vận động như thế nào ?( bò ngang )( cô bỏ con cua vào chậu cho trẻ quan sát con cua bò ngang)
 (Cô chốt lại về tên gọi, hình dáng, môi trường sống, vận động của con cua khi ở dưới nước )
Khám phá về con rùa ( cô hát một đoạn nhạc về con rùa và đố trẻ sau đó mang con rùa ra cho trẻ quan sát )
Các con biết đây là con gì không?
Cả lớp đọc “con rùa ”
Con rùa sống ở đâu ?
Hình dáng bên ngoài của con rùa có gì nổi bật ( mình có vỏ bọc cứng có 4 chân 1 đầu 1 đuôi, đẻ trứng )
Con rùa sống ở dưới nước vận động như thế nào ?( bơi)( cô bỏ con rùa vào chậu cho trẻ quan sát con rùa )
 (Cô chốt lại về tên gọi, hình dáng, môi trường sống, vận động của con rùa khi ở dưới nước ngoài ra con rùa cũng có loại sống được ở trên cạn nữa)
Hoạt động 2 : “ so sánh”
So sánh cá và tôm 
+Giong nhau – đều sống ở dưới nước, đều là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho con người, đều đẻ trứng 
+Khác nhau -mình cá dẹp cá có vây có vẩy mắt cá to còn tôm có nhiều chân, có càng lưng tôm cong
So sánh cua và rùa
+ Giống nhau - đều là động vật sống dưới nước có chân có đầu có đuôi và đẻ trứng, là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất tốt cho con người 
+ Khác nhau – con cua có 8 cái chân con rùa có 4 chân, con cua có 2 cái càng còn con rùa không có càng vỏ bọc của con cua mềm hơn vở bọc của con rùa 
Mở rộng : cho trẻ kể them một số con vật sống ở dưới nước mà trẻ biết 
Cô cho trẻ xem tranh về các con vật dưới nước và cung cấp them cho trẻ về các nguồn nước mà động vật sống dưới nước song ( nước ngọt – nước mặn)
Giao dục dinh dưỡng – Cô cho trẻ kể về các món ăn được chế biến từ các loại tôm cá .
(Cho trẻ xem tranh về các món ăn được chế biến từ các loại động vật sống dưới nước. Dặn dò trẻ thường xuyên ăn các món ăn từ hải sản mà bố mẹ, nhà trường nấu để có sức khỏe tốt và cẩn thận khi ăn kẻo bị hóc xương . Tôm cá  rất cần thiết đối với sự phát triển của con người nên ngoài việc đánh bắt các loài động vật này từ sông, suối biển con người cũng cần phải nuôi trồng them để nguồn dinh dưỡng này không bị cạn kiệt .)
Hoạt động 3 ( Hội thi của bé)
Trò chơi 1 “ Bé trổ tài”
Luật chơi : đi qua đường hẹp mò các loại tôm, cua cá, rùa.
 Cách chơi : Cho trẻ làm 2 đội chơi mỗi đội 4 cháu chơi . Trẻ đi qua đường hẹp lên mò Tôm,Cá, Cua, Rùa 
Cho trẻ về 3 nhóm chơi,phát cho mỗi đội một cái sắc xô và cho trẻ chon một đội trưởng .
Cho trẻ chơi 2 lần 
Trò chơi 2 : “ Nhanh tay, nói giỏi”
Cho trẻ kết thành 3 nhóm 
Ví dụ :Cô nói đi chợ đi chợ trẻ nói mua gì mưa gì – cô nói mua cá sau đó trẻ chụm đầu hội ý và lắc sắc xô trả lời như “ cá chiên”sau đó cô cho 2 đội còn lại bổ xung nếu không trả lời được lại quay lại đội đầu tiên ( mỗi lần trẻ nói đúng cô ghi tên món ăn đó ra bảng, kết thúc giờ chơ đội nào nói được nhiều món ăn nhất là thắng cuộc ( Trao huy chương vàng, bạc)
Kết thúc cô giáo dục trẻ không đến gần nơi ao hồ sông suối một mình ,dặn dò trẻ biết bảo vệ môi trường sống cho các động vật sống dưới nước, không vứt rác xuống nước làm ô nhiễm nước 
Hát và nhún nhảy theo bài hát “ Cá vàng bơi” 

File đính kèm:

  • docga_13.doc