Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Quê hương -Đất nước- Bác Hồ

A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:

 *Phát triển nhận thức:

THAM QUAN MỘT SỐ DANH LAM THẮNG

 CẢNH CỦA ĐẤT NƯỚC

 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 1. Kiến thức:

 - Trẻ biết một số danh lam thắng cảnh của đất nước như: Đền 2 Bà Trưng, Cửa

 khẩu Việt Lào, Hồ Gươm, Rừng cúc Phương, Vịnh hạ Long.

 - Cho trẻ biết được ý nghĩa của các địa danh đó.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.

 - Rèn khả năng tư duy và sự hiểu biết, phát triển vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc

 cho trẻ.

 3. Giáo dục:

 - Giáo dục trẻ biết yêu và bảo vệ những di tích lịch sử.Biết yêu đất nước thủ đô

 mình

 

doc19 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 15911 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Quê hương -Đất nước- Bác Hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n
*. Chơi tự chọn: chơi với đồ chơi ngoài trời.
1. Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức: 
- Trẻ biết thời tiết hôm nay như thế nào: Mưa, nắng, lạnh
- Biết trò chuyện cùng cô về quê hương sông mã mường lầm.
 - Trẻ biết hát múa về quê hương
- Trẻ biết quan sát núi đồi làng bản.
- Trẻ biết vẽ tự do trên sân trường.
 - Trẻ biết chơi trò chơi cùng cô
b. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng chú ý ghi nhớ có chủ định, rèn phát triển tư duy ngôn ngữ ở trẻ.
c. Giáo dục: 
- Trẻ ngoan có ý thức khi thăm gia hoạt động ngoài trời.
2. Chuẩn bị: 
- Một số câu hỏi.
- Nơi hoạt động thoáng mát bằng phẳng sạch sẽ, trang phục gọn gàng, tâm thế thoải mái.
- Rổ đựng phấn.khăn lau tay.
3. Tiến hành: 
- Cô cùng trẻ nối đuôi nhau ra ngoài vừa đi vừa hát các bài hát về Inh lả ơi, quan sát, đàm thoại cùng trẻ: 
a. Hoạt động có chủ đích
*. Ngày 1. Quan sát thời tiết 
Cho trẻ ra sân hát bài "Inh lả ơi"
+Chúng mình vừa hát bài gì ?
+ Các con thấy thời tiết hôm nay thế nào?
+ Các con thấy bầu trời thế nào?
+ Các con thấy có mây không?
+ Thời tiết ấm áp chúng ta phải ăn mặc như thế nào?
+Thời tiết ấm áp ta phải ăn mặc quần áo mát 
*. Ngày 2 ; Trò chuyện về quê hương đất nước
 - Cô cùng trẻ trò chuyện về quê hương ...
 - Cô đặt câu hỏi cho trẻ trả lời.
*Ngày 3: Múa hát về quê hương.
	- Có những bài hát nào về quê hương mình?
	- Cho trẻ ra sân múa hát về quê hương.
*Ngày 4: Quan sát đồi núi bản làng.
	- Đây là đồi núi gì?
	- Con biết gì về đồi núi này?
	- Đồi núi này có những cây cối gì?
- Đồi núi này thuộc về bản làng nào?
- Kia là bản gì?
* Ngày 5. Vẽ tự do
	- Hỏi ý định của trẻ: Các con thích vẽ gì?
	- Cho trẻ cầm phấn vẽ tự do trên sân trường.
	- Trẻ nhận xét bài của bạn của mình.
 - Cô nhận xét chung
	=> GD trẻ thông qua các hoạt động:
b. Trò chơi vận động : Chơi " Kéo co, ném còn "
 	 - Cô giói thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. 
* Trò chơi: " Kéo co"
	- Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội có số người băng nhau, mỗi đội cầm 1 bên đầu dây thừng, ở giữa dây thừng có thắt nơ mầu đỏ và có 1 vạch chuẩn ở phía dưới, đội nào kéo được dây nơ đỏ về phía mình và kéo cho đội bạn dẫm vạch chuẩn là thắng cuộc. chơi 2-3 lươt..
	- Luật chơi: Nếu 2 lần kéo đều thắng thì đội đó thắng, nếu mà 2 đội hòa nhau thì phải kéo lần 3, lần 3 đội nào thắng thì đội đó thắng.
	*Trò chơi: “Ném còn” 
	- Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành 2 hàng đối diện nhau, ở giữa có đích thảng đứng, cô phát cho trẻ 3-4 quả còn, cho trẻ tung còn, làm sao cho quả còn chui qua lỗ hổng. 
	- Luật chơi: Trẻ nào ném trúng được thưởng 1 món quà.
	- Cho trẻ chơi 3-4 lần, cô quan sát nhận xét và giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
D. HOẠT ĐỘNG GÓC.
 Góc PV: Cửa hàng bán hang tạp hóa.
 Góc HT: Xem tranh ảnh về quê hương đất nước
 Góc TN: Tưới cây chăm sóc cây.
 Góc XD: Xây dựng bản làng quê em
 Góc NT: Vẽ, tô màu về nhà sàn núi đồi
 1. Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết đóng vai để tham gia các trò chơi, biết cách trò chuyện, xưng mình-tớ, người bán hàng...trẻ biết sử dụng các hình - khối để xếp hàng rào, dường đi, khu sân chơi, vườn cây...
- Trẻ biết xem tranh ảnh về quê hương đất nước.
- Biết tưới nước cho cây, trẻ biết nhổ cỏ, tỉa lá,cành..
b. Kỹ năng:
- Quan sát, chú ý ghi nhớ có chủ định.
- Rèn kỹ năng đóng vai,nhập vai chơi, phát triển khả năng giao tiếp của trẻ.
c. Giáo dục:
- Trẻ biết chơi, đoàn kết, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, cất đồ đúng nơi quy định khi vừa chơi xong.
2. Chuẩn bị:
- Một số tranh ảnh về quê hương đất nước Bác Hồ...
- Các khối hình, bồn hoa, cây cảnh, cát sỏi.
- Một số đồ dùng đồ chơi.
3. Tiến hành:
a. Thỏa thuận trước khi chơi.
 	- Trò chuyện cùng trẻ về các góc chơi: Hôm nay các con thích chơi trì chơi gi? ( Trẻ nói về ý thích của mình) . Chúng mình sẽ chơi trò chơi bán hàng tạp hóa”, “Xây dựng bản làng quê em, lắp ghép ngôi nhà, bạn nào thích tô. Ôn luyện các bài hát về chủ đề,. Đọc truyện, xem tranh ảnh, trò chuyện về quê hương đất nước Bác Hồ
 - Bạn nào thích chơi đóng vai bác bán hàng? Bạn nào thích chơi xây bản làng, lắp ghép ngôi nhà, bạn nào thích tô? Bạn nào thích Đọc truyện, xem tranh ảnh,trò chuyện về quê hương đất nước Bác Hồ ?
 	- Cho trẻ về các góc chơi và phân vai tiếp
 	- Cô giới thiệu các góc chơi cho trẻ tự chọn, tự phân vai, bầu nhóm trưởng rồi về góc chơi.
- Cô tập chung trẻ lại,gây hứng thú bằng nhiều hình thức, giới thiệu các góc chơi, trò chơi ở các góc và yêu cầu của buổi chơi.
- Cho trẻ nhận góc chơi, vai chơi với sự gợi ý của cô.
- Cho trẻ lấy đồ dùng đồ chơi của góc mình rồi về góc chơi.
b. Quá trình chơi:
 - Cô điều chỉnh số lượng trẻ chơi ở các góc sao cho phù hợp.
- Cô đóng một vai chơi cùng trẻ, hướng dẫn cách chơi gợi ý bằng hình thức trò chuyện hoặcc sử dụng câu hỏi gợi mở cho trẻ nhập vai tốt hơn.
- Cô gợi ý cho trẻ đổi vai chơi, nhóm chơi và liên kết giữa các nhóm chơi với nhau.
- Cô quan sat trẻ chơi.
c. Nhận xét sau khi chơi:
- Cô kết thúc nhẹ nhàng từng trò chơi,cho trẻ nhận xét góc chơi của mình cùng các thành viên trong nhóm. Cháu đã làm được gì và làm như thế nào?
- Cô nhận xét chung: Động viên trẻ chơi chưa tốt. Tuyên dương trẻ chơi tốt và lần sau cần cố gắng phát huy.
- Giáo dục trẻ thông qua hoạt động.
- Cô cùng trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi, cất đúng nơi quy định.
 E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Hát múa về quê hương đất nước Bác Hồ
- Đọc thơ, đồng dao
- Ôn bài cũ
- Làm quen bài mới
- Bồi dưỡng học sinh yếu kém
- Nêu gương, cắm cờ bé ngoan
PHẦN V. VỆ SINH - TRẢ TRẺ
- Cô cùng trẻ làm vệ sinh ở các góc, cho trẻ làm vệ sinh cá nhân, trả trẻ cho phụ huynh, trả trẻ cho phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ ở trường.
=================================
KẾ HOẠCH NGÀY 1
Ngày soạn: 9/ 5/ 2015 
Ngày dạy: Thứ 2- 11/ 5/ 2015. 
A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
 *Phát triển thể chất:
 BÒ CAO. NÉM ĐÍCH NGANG
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1. Kiến Thức:
 -Trẻ biết phối hợp các vận động; bò cao và ném đích ngang. Bò thẳng hướng, 
 bật không chạm vạch.
 2.Kỹ năng :
 - Giúp trẻ phát triển các cơ của đôi tay.Rèn sức mạnh và sự nhanh nhẹn cho trẻ.
 3.Giáo dục:
 -Trẻ ngoan ngoãn, mạnh dạn, có ý thức trong tập luyện.
 II. CHUẨN BỊ
 *Của cô * Của trẻ
 - Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng - SK, tâm thế thoải mái.
 - 14-16 túi cát cho trẻ.
 - Bài thơ, bài hát về chủ điểm. 
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
 1 Hoạt động 1: Bé khởi động
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ điểm, kiểm tra trang phục sức khỏe của trẻ
Cô và trẻ cùng hát vài yêu hà nội và lên xe đi thăm quan hà nội , đường đi hà nội rất là xa phải đi qua các con đường hẹp và leo đèo xuống dốc, 
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu: đi kiểng chân-> đi thường-> đi gót chân-> đi thường-> đi khom lưng-> đi dậm chân-> chạy chậm-> chạy nhanh-> nhanh hơn-> chạy chậm-> về đội hình dọc-> hàng ngang tập hợp BTPTC.
 2.Hoạt động 2: Bé khỏe
* Bài tập phát triển chung: 
 - Cô cho trẻ tập trên nền nhạc bài “Yêu Hà Nội”
+ ĐT tay :
+ ĐT chân :
+ ĐT bụng-lườn :
+ ĐT bật :
b. Vận động cơ bản: 
- Cô làm mẫu lần 1 hoàn chỉnh 
 - Cô tập mẫu lần hai phân tích động tác.
- Tư thế chuẩn bị cô đứng sát vạch chuẩn khi có hiệu lệnh vang lên cô khụy ngối suống sang nhà co bắt đầu bò tay lọ chân kia, cô bò như vậy cho đến hết đoạn đường sau đó cô dứng lên cầm túi cát và nhìn thẳng đích cô ném sao cho chúng vào đích không bị lệch ra ngoài
- Cô tập lần 3 
- Cô mời 2 trẻ khá lên thực hiện.
- Cô cho lần lượt hai trẻ lên tập tập song cháu về cuối hàng đứng 2 bạn khác lên tập 
- Cô cho trẻ tập 2-3 lần
+ Cho 2 tổ thi đua nhau tập.
+ Cho trẻ thực hiện cô bao quát động viên khuyến khích trẻ thực hiện.
- Mời 1 trẻ khá lên thực hiện lại. hỏi trẻ về vận động vừa tập
3. Hoạt động 3: Trẻ hít thở nhẹ nhàng
 - Cho đi nhẹ nhàng 1-2 vòng 
- Trẻ hát cùng cô.và đi theo sự hướng dẫn của cô
- Cô và trẻ hát
+ Bài “Yêu Hà Nội”
+ Có Lăng Bác, hồ gươm.
- Trẻ quan sát cô tập
- Trẻ quan sát cô tập
- 2 Trẻ thực hiện .
- 2 tổ thi đua
.
- 2Trẻ thực hiện 
- Trẻ đi nhẹ nhang 1-2 vòng 
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI :
*. Hoạt động có chủ
 - Quan sát thời tiết 
*. Trò chơi vận động: Kéo co
*. Chơi tự chọn: chơi với đồ chơi ngoài trời.
C. HOẠT ĐỘNG GÓC: 
 Góc PV: Cửa hàng bán hang tạp hóa.
 Góc HT: Xem tranh ảnh về quê hương đất nước
 Góc XD: Xây dựng bản làng quê em
 D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 
Hoạt động góc
Hát múa về quê hương đất nước Bác Hồ
Làm quen bài mới:
Nêu gương, cắm cờ bé ngoan
E. VỆ SINH - TRẢ TRẺ
Cô cùng trẻ làm vệ sinh ở các góc, cho trẻ làm vệ sinh cá nhân, trả trẻ cho phụ huynh, trả trẻ cho phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ ở trường.
G. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
+ Số trẻ vắng mặt..lý do
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ..
.
+ Kiến thưc, kỹ năng.
..
+ Những vấn đề cần lưu ý
..
 KẾ HOẠCH NGÀY 2
Ngày soạn: 10/ 5/ 2015. 
Ngày dạy: Thứ 3- 12/ 5/ 2015. 
A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
 *Phát triển nhận thức:
THAM QUAN MỘT SỐ DANH LAM THẮNG
 CẢNH CỦA ĐẤT NƯỚC
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1. Kiến thức:
 - Trẻ biết một số danh lam thắng cảnh của đất nước như: Đền 2 Bà Trưng, Cửa 
 khẩu Việt Lào, Hồ Gươm, Rừng cúc Phương, Vịnh hạ Long...
 - Cho trẻ biết được ý nghĩa của các địa danh đó.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
 - Rèn khả năng tư duy và sự hiểu biết, phát triển vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc 
 cho trẻ.
 3. Giáo dục:
 - Giáo dục trẻ biết yêu và bảo vệ những di tích lịch sử.Biết yêu đất nước thủ đô
 mình
 II. CHUẨN BỊ:
* CB của cô. * CB của cô.
 - Tranh ảnh về các danh lam thắng cảnh, di tích - Trẻ có tâm thế thoải mái.
 lịch sử của đất nước.
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Bé làm ca sĩ
- Cô và trẻ hát bài " Yêu hà nội"
- Cô và các con vừa hát bài hát gì? Của nhạc sĩ nào?
- Các con thấy bài hát này như thế nào? (về nhịp điệu, về nội dung).            
- Còn cô cô thấy nhịp điệu của bài hát này nhanh, nhẹ nhàng, dạt dào tình cảm. Về nội dung thì nói về các cháu thiếu nhi rất yêu Hà Nội và yêu cả mẹ cha, yêu cô giáo, bạn bè, yêu cả mái nhà thân thiết và các cháu lại được vào trong lăng để thăm Bác Hồ, bé yêu Hồ Gươm, yêu Sông Hồng, bé yêu hết tất cả những gì có ở Hà Nội.những gì của đất nước
2. Hoạt động 2: Bé khá phá
a. Quan sát đàm thoại:
- Hôm nay cô và các con đi thăm cac danh lam thắng cảnh của đất nước mình nhé. 
- Cô cho trẻ quan sát từng bức tranh cô đã chuẩn bị:
+ Bức tranh này vẽ gì?
- Các con ạ! Đây là ngôi đền thờ 2 Bà Trưng.Vào ngày lễ tết mọi người dân đến đây để thắp hương vì 2 Bà Trưng đã có công lao đánh giặc giữ nước. Đó là truyền thống yêu nước của 2 Bà Trưng,để tỏ lòng nhớ công lao to lớn đó, Nhân dân ta đã lập đền Thờ khắp nơi để tưởng nhớ công ơn.
- Các con ạ quê 2 bà Trưng ở Phong Châu,Phú Thọ
+ Các con quan sát nào. 
+ Bên ngoài có gì?
+ Bên trong có bàn Thờ để nhân dân đặt lễ và thắm hương đấy.
- Vậy nếu được về đây tham quan các con phải giữ gìn, bảo vệ cho di tích,lịch sử của đất nước chúng ta nhé 
- Cô cho trẻ tham quan cửa khẩu Việt Lào
Các con ạ nơi chúng ta giáp với nước Lào Nên xã ta gọi là xã biên giới .Vì vậy có cửa khẩu hải quan đóng nơi đây có các chú bộ đội biên phòng, các chú hải quan kiểm tra giấy tờ của người nước Việt < nước Lào.Vì nguyên tắc khi đi qua cửa khẩu mọi người phải xuất trình giấy tờ. Được sự nhất trí của hải quan 2 Nước mới được đi 
- Vào dịp tết Lào mọi người Việt Nam thường sang đó vui tết té nước
Khi đi qua đây các con phải chấp hành các chú hải quan nhé.
* Với tranh khác cô giới thiệu tương tự.
b. So sánh:
- Cho trẻ so sánh về cảnh đất nước với cảnh thủ đô
c. Luyện tập:
- Cho trẻ đọc các bài thơ câu đố về các danh lam thắng cảnh di tích lịch sử của đất nước.
3. Hoạt động 3
- Cho trẻ đi thăm triển lãm tranh.
- Trẻ hát theo cô
- Yêu hà nội
- Ca ngợi quê hương đất nước ạ 
vâng ạ
- Trẻ chú ý 
- Trẻ chú ý quan sát và trả lời.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô giới thiệu
- Trẻ chú ý 
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ nghi nhớ
- Trẻ quan sát 
- Có voi ạ 
- Trẻ chú ý 
- Vâng ạ
- Trẻ quan sát 
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ chú ý 
- Trẻ so sánh
- Trẻ chú ý lắng nghe và đọc thơ.
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI :
 *. Hoạt động có chủ đích
 - Trò chuyện về quê hương đất nước
*. Trò chơi vận động: ném còn
*. Chơi tự chọn: chơi với đồ chơi ngoài trời.
C. HOẠT ĐỘNG GÓC: 
 Góc PV: Cửa hàng bán hang tạp hóa.
 Góc XD: Xây dựng bản làng quê em
 Góc NT: Vẽ, tô màu về nhà sàn núi đồi
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 
 Hoạt động góc
Ôn bài cũ
Làm quen bài mới:
Nêu gương, cắm cờ bé ngoan
E. VỆ SINH - TRẢ TRẺ
Cô cùng trẻ làm vệ sinh ở các góc, cho trẻ làm vệ sinh cá nhân, trả trẻ cho phụ huynh, trả trẻ cho phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ ở trường.
G. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
+ Số trẻ vắng mặt..lý do
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ..
.
+ Kiến thưc, kỹ năng.
..
+ Những vấn đề cần lưu ý
..
**********************************
 KẾ HOẠCH NGÀY 3
Ngày soạn: 11/ 5/ 2015. 
Ngày dạy: Thứ 4- 13/ 5/ 2015. 
A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
 *Phát triển ngôn ngữ: 
CHUYỆN: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1. Kiến thức: 
 - Trẻ hiểu nội dung chuyện biết đánh giá được tình cảm của nhân vật , phân biệt 
 được ngữ điệu , giọng của từng nhân vật. 
 - Trẻ nhớ tên câu chuyện, tên một số nhân vật chính trong chuyện. 
 2. Kĩ năng:
 - Rèn khả năng quan sát chú ý ghi nhớ có chủ định.
 - Rèn khả năng diễn đạt câu mạch lạc cho trẻ.
 - Rèn cho trẻ tập kể chuyện diễn cảm. 
 3. Giáo dục: 
 - Giáo dục trẻ tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.
 - Biết danh lam thanh cảnh của đất nước 
 II. CHUẨN BỊ :
* CB của cô. * CB của trẻ.
 - Tranh minh hoạ nội dung câu chuyện. - Trẻ có tâm thế thoải mái.
 - Tranh cho trẻ thi xếp. 
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Bé ca hát
- Cô và trẻ hát bài " Yuê hà nôi ” 
+ Các con vừa hát bài nói về đâu?
Hà Nội là Thủ đô của nước ta . Ở đó có nhiều cảnh đẹp có nhiều di tích lịch sử 
Vậy các con kể cho cô nghe nào?
Hà Nội đẹp do thiên nhiên và con người tạo nên đấy các con ạ .Hà nội là nơi tập trung những nhà xí nghiệp ,Trường học lớn và đẹp nhất là Hồ gươm đấy. Muốn biết được vì sao hồ lại có tên là Hồ Gươm các con hãy lắng nghe cô kể chuyện " Sự tích hồ Gươm” thì sẽ rõ nhé 
2. Hoạt động 2 : Bé nghe kể chuyện
- Cô kể chuyện diễn cảm 
- Lần 1 cử chỉ điệu bộ. 
- Lần 2: Xem tranh. 
* Giảng nội dung:
- Câu chuyện kể về vua Lê Lợi đã cùng mọi người đánh giặc Minh đem lại sự bình yên cho đất nước. Long Quân Rùa Vàng đã cho vua Lê Lợi mượn gươm để giết giặc. Sau khi đất nước được hoà bình vua Lê Lợi đã trả lại gươm cho Long quân tại hồ Tả Vọng để tỏ lòng biết ơn Long Quân vua Lê Lợi đã đặt tên hồ là Hồ gươm hay hồ Hoàn Kiếm Là trả lại gươm 
* Trích dẫn đàm thoại:
+ Câu chuyện các con vừa nghe là gì ?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Ai đã cùng nhân dân nổi lên để đánh giặc Minh?
+ Ai cho Lê Lợi mượn Gươm thần để giết giặc ?
+ Sau khi Lê Lợi đánh thắng giặc Minh Long Quân đã đòi gươm ở đâu?
+ Vì sao hồ đó lại đặt tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm ?
* Giáo dục:
- Các con ạ Nhân dân Việt Nam ta từ ngày xưa đã có truyền thống đánh giặc ngoại xâm để giữ gìn đất nước .Nhờ có lòng yêu nước chí chiến đấu anh dũng mà đất nước ta được hoà bình và tươi đẹp như ngày hôm nay .Cô mong qua câu chuyện này các con luôn yêu nước Việt Nam ta và cùng nhau XD đất nước giàu đẹp hơn nhé tuổi các con còn nhỏ phải biết vâng lời ,chăm quan học giỏi nghe 
* Cho trẻ xem tranh thứ tự theo truyện.
Đặt tên cho tranh
 – Kể truyện theo tranh. 
- Cho trẻ kể theo chuyện 
- Cô lắng nghe và gợi ý sửa sai.
3. Hoạt động 3: Bé xem tranh ảnh
- Cho trẻ xem tranh ảnh về cảnh đẹp Hà Nội 
- Trẻ hát theo cô 
- Nói về Hà Nội ạ
- Trẻ chú ý lắng nghe 
- Trẻ chú ý 
- Vâng ạ 
- Trẻ chú ý lắng nghe 
Trẻ chú ý lắng nghe 
Trẻ quan sát tranh 
Trẻ chú ý lắng nghe 
" Sự tích hồ Gươm"
- Có Lê Lợi , Long - Quân , rùa vàng 
- Ông Lê Lợi ạ
- Long Quân Rùa Vàng ạ 
Ở hồ Tả Vọng ạ 
- Vì Vua Lê Lợi đã trả gươm ở hồ Tả Vọng 
Trẻ chú lắng nghe 
- Trẻ xếp tranh và kể chuyện .
- Trẻ kể 
- Trẻ xem 
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI :
 *. Hoạt động có chủ
 - Hát múa về quê hương
*. Trò chơi vận động: ném còn
*. Chơi tự chọn: chơi với đồ chơi ngoài trời.
C. HOẠT ĐỘNG GÓC: 
 Góc PV: Cửa hàng bán hang tạp hóa.
 Góc TN: Tưới cây chăm sóc cây.
 Góc XD: Xây dựng bản làng quê em
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 
 Hoạt động góc
Ôn bài cũ
Bồi dưỡng học sinh yếu kém
Nêu gương, cắm cờ bé ngoan
E. VỆ SINH - TRẢ TRẺ
Cô cùng trẻ làm vệ sinh ở các góc, cho trẻ làm vệ sinh cá nhân, trả trẻ cho phụ huynh, trả trẻ cho phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ ở trường.
G. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
+ Số trẻ vắng mặt..lý do
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ..
.
+ Kiến thưc, kỹ năng.
..
+ Những vấn đề cần lưu ý
..
************************************
KẾ HOẠCH NGÀY 4
Ngày soạn: 12/ 5/ 2015. 
Ngày dạy: Thứ 5- 14/ 5/ 2015. 
. 
A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
 *Phát triển thẩm mỹ:
VẼ THÁP RÙA
 I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 1. Kiến thức: 
 - Trẻ miêu tả và vẽ được cảnh tháp rùa theo ý hiểu của trẻ bằng các nét đã học như 
 cong tròn , thẳng , xiên để vẽ được tranh về tháp rùa. Biết nhận xét sản phẩm của 
 mình của bạn. 
 2. Kĩ năng:
 - Rèn khả năng quan sát ,chú ý nghi nhớ có chủ định.
 - Luyện các kĩ năng vẽ , Phát triển sự tư duy tưởng tượng sáng tạo cho trẻ , luyện 
 cách bố cục tranh và kỹ năng tô màu đẹp ở trẻ. 
 3. Giáo dục:
 - Trẻ có ý thức học, yêu quê hương, các di tích lịch sử của đất của mình. 
 - Biết giữ gìn sản phẩm làm ra và sản phẩm của bạn.
 II. CHUẨN BỊ:
* CB của cô. * CB của trẻ.
 - Tranh vẽ tháp rùa mẫu của cô .
 - Giấy để cô vẽ mẫu. 	- Trẻ có tâm thế thoải mái.
 - Giấy vẽ của trẻ ,bút chì đen , bút màu. 
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Bé là ca sĩ
- Cô và trẻ hát bài " Yuê hà nôi ” 
+ Các con vừa hát bài nói về đâu?
Hà Nội là Thủ đô của nước ta . Ở đó có nhiều cảnh đẹp có nhiều di tích lịch sử 
Vậy các con kể cho cô nghe nào?
Hà Nội đẹp do thiên nhiên và con người tạo nên đấy các con ạ .Hà nội là nơi tập trung những nhà xí nghiệp ,Trường học lớn và đẹp nhất là có tháp rùa đấy. 
a. Quan sát đàm thoại :
- Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ về tháp rùa. 
- Cô hỏi :
- Tranh vẽ gì?
- Tháp rùa có mái như thế nào ?
- Tháp rùa được xây ở đâu? 
- Các cháu đã được đi thăm tháp rùa bao giờ chưa?
- Nếu được về đây thăm các cháu phải ngoan, khhông được nghịch, phải biết giữ gìn nhớ chưa.
+ Còn đây là bước tranh mà cô đã vẽ các con quan sát xem có đẹp không?
 - Nội dung tranh vẽ về tháp rùa các con thấy tháp rua có cao không?
- Sung quanh tháp rùa có những gì?
- Cây cối có màu gì?
- Sung quanh tháp rùa là mặt nước bao quanh, tháp rùa nằm ở gữa hồ gươm, đây là một gi tuchs lịch sử của đất nước ta và là danh nam thắng cảnh đẹp của đất nước việt nam
- Bây giờ các cháu có muốn vẽ được bức tranh đẹp giống của cô không?
b. Cô vẽ mẫu, gợi ý cách vẽ:
- Cô cầm bút bằng tay phải, cô chia bố cục tranh sao cho hợp lý với nội dung tranh cô chuẩn bị vẽ, cô vẽ nét xổ thẳng, nét ngang, nét xiên để được tháp rùa. Rồi vẽ cửa xổ, cửa ra vào, vẽ gò đất có cỏ mọc...sau đó cô tô màu cho nội dung bức tranh
2. Hoạt động 2: Bé là họa sí tí hon` 
- Muốn vẽ đẹp các con phải ngồi như thế nào ?
 - Cầm bút bằng tay nào ?
- Bố cục tranh ra sao ?
- Cô cho trẻ vẽ 
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe 
- Cô quan sát và hướng trẻ vẽ sao cho đẹp
* Trưng bày sản phẩm 
- Cô cho trẻ lên trưng bày tranh
* Nhận xét sản phẩm :
- Cô cho trẻ nhận xét tranh đẹp 
- Cho trẻ có bài đẹp nêu lại cách vẽ
- Cô nhận xét tuyên dương , nhắc nhở 
3 Hoạt động 3: Bé dạo chơi
Cho trẻ đi dạo và hát bài “ Yêu Hà Nội "
- Trẻ hát theo cô 
- Nói về Hà Nội ạ
- Trẻ chú ý lắng nghe 
- Trẻ chú ý 
- Trẻ quan sát và đàm thoại 
- Tranh vẽ tháp rùa.
- Trên Hồ Gươm.
- Chưa ạ
- Có ạ
- Cao ạ
- Trẻ trả lời
- Màu xanh
- Có ạ
- Trẻ chú ý quan sát.
- Phải ngồi đúng tư thế 
- Tay phải ạ 
- Cân đối vào giữa trang giấy.
- Trẻ tích cực vẽ có nhiêu sáng tạo theo ý thích của trẻ
- Trẻ trưng

File đính kèm:

  • docdat_nuoc_dieu_ki.doc
Giáo án liên quan