Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Vì sao có mưa?

Hoạt động 1:

- Các con hãy kể lại khi trời mưa cảnh vật như thế nào?

- Cho trẻ xem video cảnh mưa, gió thổi, mây đen, và trò chuyện cùng trẻ.

+ Khi trời mưa có hiện tượng gì?

+ Làm thế nào để tránh bị sét đánh?

+ Có nên chơi ngoài trời mưa không? Vì sao?

+ lợi ích của mưa, tác hại?

(Trời mưa giúp cây cối tươi tốt, con người có nước để dùng, thời tiết mát mẻ, nhưng mưa nhiều gây lũ lụt, sạt lở đất )

Hoạt động 2: Khám phá

Khám phá nguyên nhân gây ra mưa.

- Thí nghiệm sự bốc hơi của nước.

- Tại sao có trời mưa?

- Trẻ và cô thí nghiệm: Đổ nước vào nồi bằng thủy tinh và đặt lên bếp đun. Trước khi đun cho trẻ quan sát vun nồi và hỏi:

 

docx3 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Vì sao có mưa?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên
Đề tài: Vì sao có mưa?
Lớp: Chồi 1
Ngày dạy: 09/04/2015
Người dạy: Lê Cẩm Tiên
Mục đích yêu cầu.
Trẻ biết một số hiện tượng tự nhiên (gió, mây, mưa, sấm chớp, sét, vòng tuần hoàn của nước) và sự thay đổi của cảnh vật sau cơn mưa.
Biết lợi ích, tác hại của mưa.
Phát triển khả năng quan sát, phán đoán, suy luận.
Trẻ hứng thú khi làm thí nghiệm.
Giaó dục: Biết giữ gìn sức khỏe, không ra ngoài khi trời mưa.
Chuẩn bị:
Chuẩn bị quá trình tạo thành mưa: bếp ga nhỏ, nồi thủy tinh có vung.
Hình ảnh trời mưa.
Hai bộ tranh về vòng tuần hoàn của nước.
Máy nghe nhạc.
Tiến trình thực hiên.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1:
Các con hãy kể lại khi trời mưa cảnh vật như thế nào?
Cho trẻ xem video cảnh mưa, gió thổi, mây đen, và trò chuyện cùng trẻ.
+ Khi trời mưa có hiện tượng gì?
+ Làm thế nào để tránh bị sét đánh?
+ Có nên chơi ngoài trời mưa không? Vì sao?
+ lợi ích của mưa, tác hại?
(Trời mưa giúp cây cối tươi tốt, con người có nước để dùng, thời tiết mát mẻ,nhưng mưa nhiều gây lũ lụt, sạt lở đất)
Hoạt động 2: Khám phá
Khám phá nguyên nhân gây ra mưa.
Thí nghiệm sự bốc hơi của nước.
Tại sao có trời mưa?
Trẻ và cô thí nghiệm: Đổ nước vào nồi bằng thủy tinh và đặt lên bếp đun. Trước khi đun cho trẻ quan sát vun nồi và hỏi:
+ Các con nhìn xem vun nồi khô hay ướt?
Cô bật bếp đun trong 1 phút và hỏi:
+ Nước đã nóng lên chưa? Vì sao?
Trẻ quan sát, trẻ phát hiện sự thay đổi khi nước bị đun nóng. Khi nước sôi, cô mở vun nồi và hỏi:
Các con thấy có gì bay lên?
Vung nồi bây giờ thế nào? Có gì khác trrước?
Nước này từ đâu mà có?
Cô kết luận: Do hơi nước nóng bay lên, ngưng tụ lại thành các giọt nước bám vào vung nồi.
Các con thấy giọt nước này giống cái gì?
Các con hãy giải thích vì sao có mưa?
Cô kết luận: khi trời nắng nóng,nước ở ao, hồ bốc lên ngưng tụ thành các đám mây. Từ các đám mây, các giọt nước rơi xuống. đó chính là mưa.
Hoạt đông 3: Củng cố
Trò chơi 1: Xếp tranh theo trình tự
Cô chuẩn bị 4 bộ tranh, mỗi bộ 4 bức (bức 1: ao, hồ, sông có nước; bức 2: Mặt trời chiếu xuống làm nước bóc hơi; bức 3: phía trên ao, hồ có các đám mây; bức 4: mưa).
Chia 4 nhóm thi đua yêu cầu trẻ xếp tranh theo trình tự vòng tuần hoàn cuả nước.
Trò chơi 2: Nghe âm thanh làm theo yêu cầu.
Cho trẻ nghe tiếng nước chảy, tiếng mưa, tiếng sấm và làm các yêu cầu:
Tiếng nước chảy nhảy 2 bước, tiếng mưa lùi 4 bước, tiếng sấm quay 1 vòng.
Cô nhận xét.
Kết thúc hoạt động.
Trẻ trả lời theo hiểu biết.
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe.
Trẻ quan sát.
Trẻ trả lời.
Trẻ quan sát và trả lời.
Trẻ lắng nghe.
Trẻ trả lời.
Trẻ lắng nghe và quan sát tranh.
Trẻ lắng nghe luật và tham gia trò chơi.
Trẻ lắng nghe luật và tham gia trò chơi.

File đính kèm:

  • docxGIAO_AN_MOI_TRUONG_XUNG_QUANH.docx
Giáo án liên quan