Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Luật giao thông (4 tuần)

1. Đón trẻ trò chuyện:

2. Thể dục sáng: Lĩnh vực phát triển nhận thức.

 Đề tài: KPKH: Đặc điểm, công dụng của PTGT đường thủy.

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.

1. Kiến thức:

- Trẻ biết nói được đặc điểm, công dụng nơi hoạt động của các phương tiện giao thông đường thủy.

2. Kỹ năng:

- Tập cho trẻ có thói quen thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau: xem sách tranh ảnh nhận xét và trò chuyện.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết lợi ích của phương tiện giao thông đường thủy đối với con người.

 

doc35 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Luật giao thông (4 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương tiện gì? 
- Bác Gấu lên xe ai nhường chỗ cho Bác Gấu ngồi? 
- Nếu là con, con sẽ làm như thế nào? 
- Giáo dục trẻ có nếp sống văn minh, văn hóa khi đi xe. Biết kính trọng và có thái độ đúng với người lớn tuổi.
- Cô cho trẻ xem 1 số tranh thể hiện hành vi đúng, sai về luật giao thông.
- Đàm thoại theo tranh.
- Tranh cô có gì vậy con?
- Ah! Cô này chở các bạn nhỏ có đội mũ bảo hiểm không?
- Vậy đó là hành động đúng hay sai? Có vi phạm luật giao thông không?
- Các bạn nhìn xem cô có tranh gì nữa nha.
- Anh này đang làm gì vậy các bạn?
- Đó là hành đúng hay sai? Vì sau?
* Gíao dục: Các bạn ơi nếu đi trên xe phải tuân thủ luật giao thông, đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm và chở số người đúng theo quy định, còn đi xe ô tô phải thắt dây an toàn và ngồi im lặng không đùa giỡn và nhất là không thò đầu thò tay ra cửa số vì như vậy rất dễ xảy ra tai nạn các bạn nhớ nha.
3/ Trò chơi: Đội nào nhanh nhất.
- Cô chia lớp thành 2 đội tìm và gắn lên bảng những tranh có hành động đúng khi tham gia giao thông.
- Kết thúc 1 bài hát đội nào tìm nhiều tranh đội đó thắng.
- Cho trẻ chơi cô quan sát tuyên dương và nhắc nhở trẻ.
- Các bạn ơi hôm nay cô dạy cho các bạn gì nè?
- Vậy khi đi trên xe giống bạn kiến thì các con làm sau?
- Các con phải biết ngoan và lễ phép giống bạn kiến nha các con.
- Tuyên dương trẻ, kết thúc.
- lớp hát cùng cô
- em lái xe ô tô
- các bạn trên xe buýt rất tốt bụng, bạn nào cũng muốn nhường chỗ cho Bác Gấu.
- kiến đi vào rừng thăm bà ngoại, đi bắng xe buýt.
- kiến con
- nhường chỗ cho người lớn ngồi. ( gọi 2-3 trẻ)
- xe chở nhiều bạn nhỏ
- dạ không.
hành động sai và vi phạm luật giao thông.
- thò tay ra cửa sổ
- hành đông sai vì rất dễ xảy ra tai nạn..
- trẻ lắng nghe.
trẻ chơi
- trẻ suy nghĩ trả lời
4. Hoạt động ngoài trời 
TRÒ CHƠI: “LỘN CẦU VỒNG”
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Giúp trẻ luyện sự khéo léo khi thực hiện động tác xoay người, học được những câu đồng dao của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ: 
Sân bãi sạch sẽ.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
1. Cô và cả lớp hát bài “Cái mũi” đi các kiểu chân.
2. Giới thiệu trò chơi:
Hôm nay cô cho các con chơi trò chơi “ Lộn cầu vồng”
- Luật chơi: 2 trẻ nắm tay thành 1 cặp.
- Cách chơi: Hai bé đứng đối mặt nhau nắm tay nhau cùng lắc tay theo nhịp của bài bài đồng dao:
 “Lộn cầu vồng
 Nước trong nước chảy
 Có cô mười bảy
 Có chị mười ba
 Hai chị em ta 
 Cùng lộn cầu vồng”
- Hát đến "cùng lộn cầu vồng" hai bạn cùng xoay người và lộn đầu qua tay của bạn kia. Sau câu hát hai bé sẽ đứng quay lưng vào nhau. 
- Tiếp tục hát bài đồng dao rồi quay trở lại vị trí cũ.
- Khi chơi các con chơi như thế nào? ( không được xô lấn, tranh giành với bạn và chú ý nghe cô)
- Trẻ thực hiện : cô quan sát khi trẻ chơi.
- Nhận xét tuyên dương.
3. Kết thúc bài:
- Cô vừa cho các con chơi trò chơi gì? ( lộn cầu vồng)
- Các con chơi có vui không? (Vui)
- Cho trẻ hít thở sâu kết thúc bài.
5. Hoạt động góc
6. Hoạt động chiều:
- Cho trẻ xem truyện cổ tích “Hai anh em”.
- Nêu gương :
7. Trả trẻ:
Thứ 4 ngày 26 tháng 03 năm 2014
1. Đón trẻ trò chuyện:
2. Thể dục sáng:
3. Hoạt động học: Lĩnh vực phát triển thẫm mỹ.
	 Đề tài: Âm nhạc “đi đường em nhớ”.
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết hát theo cô đúng nhịp, biết tên bài hát và hiểu nội dung bài hát “đi đường em nhớ” nhạc và lời Nguyễn Thị Thanh.
2. Kỹ năng: 
- Tập cho trẻ vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu bài hát. 
3. Thái độ: 
- Giáo dục trẻ có hành vi đúng khi tham gia giao thông.	
II. CHUẨN BỊ.
1. Đồ dùng của cô: 
- Tranh về em bé đi đúng luật giao thông
2. Đồ dùng của trẻ:
- Nhạc cụ âm nhạc
	III. CÁCH TIẾN HÀNH.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1/ Ổn định trò chuyện.
- Chơi “Trời tối, trời sáng”. Cho trẻ xem tranh ngã tư đường phố đàm thoại
- Các con nhìn xem tranh vẽ gì?
- Khi đi bộ trên đường phố thì phải đi ở đâu?
2/ Dạy trẻ hát 
- Cô hát mẫu:
 + Lần 1: giới thiệu tên bài, tên tác giả.
 + Lần 2: tóm nội dung bài hát. 
* Bài hát nói khi đi học cô giáo dạy khi đi trên đường phải đi bên phải đường, lòng đường để danh cho xe, bé ngoan bé nhớ bài học giao thông cô đã dạy đó các bạn.
- Cô lần lượt dạy trẻ hát: cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân và chú ý sửa sai từ, nhịp điệu bài hát.
- Cô chú ý sửa sai nhịp điệu của bài hát.
- Cho trẻ sử dụng nhạc cụ gõ theo nhịp bài hát.
3/ Trò chơi sol - mi
- Cô nêu cách chơi và luật chơi: Cô đóng vai con mèo kêu:"meo...meo..." hoặc "mèo...mèo...", tiếng kêu có gắn với tiết tấu, trẻ đáp lại đúng như cô đã làm mẫu.
 + Cô làm mẫu : "meo, meo ,meo.."
 + Trẻ làm theo: "meo, meo, meo.."
 + Cô (mèo trắng): "meo, meo, meo.."
 + Trẻ (mèo vàng): "mèo, mèo,mèo.."
 + Cô (mèo vàng): "mèo, mèo, mèo..."
 + Trẻ(mèo trắng): "meo, meo, meo.."
- Cô đóng vai mèo kêu 3 hay 4 tiếng theo tiết tấu.Trẻ sẽ đáp lại 3 hay 4 tiếng theo tiết tấu của cô.Cô đóng vai mèo kêu"Meo"(sol), trẻ đáp lại bằng:"Mèo"(Mi).Sau đó tiếp tục chơi ngược lại.
- Cô cho cháu chơi 2- 3 lần
- Các bạn ơi hôm nay cô dạy cho các bạn bài hát gì nè? Tác giả của ai?
- Vậy trong lớp cô cung có dạy giông như cô của bạn đúng không nè?
- Các con phải biết ngoan và vâng lời cô giống bạn nhé!
- Tuyên dương trẻ, kết thúc.
- trẻ chơi cùng cô.
- cô giáo dạy về luật giao thông
- đi trên vỉa hè
- trẻ lắng nghe
- trẻ lắng nghe
- trẻ lắng nghe
- trẻ chơi
- trẻ suy nghĩ trả lời
4. Hoạt động ngoài trời 
TRÒ CHƠI: “DUNG DĂNG DUNG DẺ”
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
Luyện cho trẻ tính nhanh nhẹn.
II. CHUẨN BỊ: 
Sân bãi sạch sẽ.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
1. Cô và cả lớp hát bài “Đi đường em nhớ” đi các kiểu chân.
2. Giới thiệu trò chơi:
Hôm nay cô cho các con chơi trò chơi “ Dung dăng dung dẻ”
- Luật chơi: Bạn nào không tìm được vòng để nhảy vào sẽ ra ngoài 1 lần chơi.
- Cách chơi: Cô đặt các vòng tròn trên mặt đất, số lượng vòng tròn ít hơn số người chơi là một.
Khi chơi, các bạn nắm áo tạo thành một hàng đi quanh các vòng tròn và cùng đọc bài đồng dao:
“Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến cổng nhà trời
Gặp cậu, gặp mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Ngồi xệp xuống đây”
Khi đọc đến chữ “đây” các bạn chơi nhanh chóng tìm một vòng tròn và ngồi xệp xuống đất. Sẽ có một bạn không có vòng để ngồi thì bạn ấy sẽ bị thua.
Trò chơi có thể áp dụng cho từng nhóm để tìm mỗi nhóm một bạn thua hoặc sau mỗi lần chơi xoá bớt một vòng. Trò chơi cứ tiếp tục đến khi chỉ còn hai người. Hoặc trong một thời gian nhất định bạn nào không tìm được vòng sẽ bị thua
Nếu hai bạn ngồi cùng một vòng thì bạn nào ngồi xuống trước là thắng. 
Khi chơi các con chơi như thế nào? ( Không được xô lấn, chạy giỡn)
- Trẻ thực hiện : cô quan sát khi trẻ chơi.
- Nhận xét tuyên dương.
3. Kết thúc bài:
Cô vừa cho các con chơi trò chơi gì? (Trò chơi dung dăng dung dẻ).
Các con chơi có vui không? (Vui).
Cho trẻ hít thở sâu kết thúc bài.
5. Hoạt động góc
6. Hoạt động chiều:
- Cho trẻ đọc bài thơ “Con đường của bé”.
- Nêu gương :
7. Trả trẻ:
- Trả trẻ tận tay phụ huynh.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe và học tập của các cháu.
Thứ 5 ngày 27 tháng 03 năm 2014
1. Đón trẻ trò chuyện:	
2. Thể dục sáng: Lĩnh vực phát triển nhận thức.
	 Đề tài: KPKH: Đặc điểm, công dụng của PTGT đường thủy.
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết nói được đặc điểm, công dụng nơi hoạt động của các phương tiện giao thông đường thủy.	
2. Kỹ năng: 
- Tập cho trẻ có thói quen thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau: xem sách tranh ảnh nhận xét và trò chuyện.
3. Thái độ: 
- Giáo dục trẻ biết lợi ích của phương tiện giao thông đường thủy đối với con người.
II. CHUẨN BỊ.
1. Đồ dùng của cô: 
- Tranh thuyền buồm, tàu, xuồng, ca nô (trên máy).
- Đoạn video về phương tiện giao thông dường thủy.
- Tranh xuồng tàu trên giấy A3.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Tranhlô tô xuồng, tàu, rỗ.
- Tranh dòng sông, biển.
III. CÁCH TIẾN HÀNH.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1/ Ổn định trò chuyện.
- Cô và cả lớp cùng xem đoạn video clip về phương thiện giao thông đường thủy
- Các bạn ơi đoạn clip vừa xem nói về phương tiện giao thông đường gì vậy con?
- Khi đi trên tàu thuyền thì con phải làm sao?
* Quan sát một số phương tiện giao thông đường thủy.
- Cho trẻ xem tranh cô chú chèo xuồng đàm thoại:
- Tranh vẽ gì? 
- Con quan sát xem xuồng có những đặt đểm nào nè? 
- Xuồng là PTGT đường gì? Xuồng có công dụng gì vậy con?
- Cô đọc câu đố thuyền buồm: lắng nghe lắng nghe:
 Làm bằng gỗ
 Nổi trên sông
 Có buồm giông
 Nhanh tới bến
- Cho trẻ xem tranh thuyền buồm đàm thoại:
- Đây là gì vậy con? 
- Thuyền buồm chạy ở đâu? 
- Thuyền buồm chạy nhờ cái gì? Vậy con có biết thuyền bườm dùng để chở gì không nè?
- Cho trẻ so sánh xuồng và thuyền bườm
 + Giống nhau: đếu là phương tiện giao thông đường thủy, dùng để chở người và hàng hóa.
 + Khác nhau: xuồng chạy được nhờ sức người, thuyền bườm nhờ vào sức gió, xuồng chỉ đi trên sông nhỏ không thể đi ra biển. 
- Ngoài xuồng và thuyền bườm còn PTGT nào nũa bạn nào biết?
- Cô có tranh gì vậy con?
- Ah! Các con ơi du thuyền và ca nô cũng là PTGT đường thủy có thể chạy được trên mặt nước với vận tóc nhanh hơn thuyền và xuồng, tàu chở được nhiều người và hàng hóa hơn. Và các con nên nhớ dù đi trên phương tiện giao thông nào cũng phài ngồi ngay ngắn không đùa giởn vì như vậy rất dễ xảy ra tai nạn.
3. Trò chơi:
Cho trẻ chơi “Lấy theo yêu cầu của cô”.
- Cách chơi: cô chia cả lớp làm 2 đội, mỗi đội sẽ có một bức tranh và một rỗ ảnh PTGT đường thủy. Các con có nhiệm vụ lựa PTGT đúng với tranh và dán vào.
- Luật chơi: trong vòng một bài hát đội nào dán nhanh và đúng nhất sẽ là đội thắng cuộc.
 Chơi “Về đúng bến”
- Cách chơi: Cô sẽ phát cho mỗ bạn mộ tranh lô tô các bạn nhìn xem tranh của mình là phương tiện gì, chạy ở đâu khi có tiến hiệu của cô thì các bạn chạy về đúng bến đỗ của mình.
- Luật chơi: trong khoản thởi gian nhất định ai chạy về sai bến đỗ sẽ bị phạt.
- Nhận xét tuyên dương trẻ.
- Các bạn ơi hôm nay cô dạy cho các bạn PTGT đường gì vậy con?
- Vậy PTGT đường thùy gồm những phương tiện nào?
- Khi đi trên những phương tiện đó các bạn phải làm sao?
- Tuyên dương trẻ, kết thúc.
- trẻ xem cùng cô.
- đường thủy
- Ngồi yên lặng không đùa giỡn.
- trẻ nhìn
- cô đang chèo xuồng
- trẻ suy nghĩ trả lời
- đường thủy, chở người và hàng hóa
- thuyền buồm.
- dưới nước.
- sức gió, chở người và hàng hóa
- trẻ so sánh
- trẻ lắng nghe
- tàu và ca nô
- trẻ xem
- trẻ chơi
- đường thủy
- trẻ kể
- trẻ suy nghĩ trả lời
4. Hoạt động ngoài trời 
TRÒ CHƠI: “RỒNG RẮN LÊN MÂY”
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Luyện cho trẻ chạy theo đường dích dắc. 
- Giáo dục tính tập thể. 
II. CHUẨN BỊ: 
Sân bãi sạch sẽ.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
1. Cô và cả lớp hát bài “Cái mũi” đi các kiểu chân.
2. Giới thiệu trò chơi:
Hôm nay cô cho các con chơi trò chơi “ Rồng rắn lên mây”
- Luật chơi: Khi đọc đến câu “tha hồ thầy đuổi” thì thầy thuốc “đuổi rắn” chỉ được bắt đuôi rắn , nếu đuôi đứt coi như bị thua. 
- Cách chơi: Chọn 1 cháu làm thầy thuốc ngồi ở một chỗ , các cháu còn lại xếp thành hàng dọc nắm áo nhau, cháu nào nhanh nhẹn tháo vát cho đứng đầu hàng, vừa đi vừa đọc lời ca (đi lượn như hình con rắn)
“Rồng rắn lên mây
 Có cây lúc lắc
 Có nhà hiển vinh
 Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không ?”
( Câu cuối cùng trẻ dừng trước mặt thầy thuốc )
- Thầy thuốc: Đang ngủ 
- Rắn : Lại đi tiếp và đọc lời ca 
- Thầy thuốc : Thầy thuốc đang đánh răng 
- Rắn : Lại đi tiếp và đọc lời ca
- Thầy thuốc : Có nhà. Mẹ con con rắn đi đâu ?
- Rắn : Mẹ con rồng rắn đi xin thuốc 
- Thầy thuốc : Xin khúc đầu 
- Rắn : Cùng xương cùng xẩu
- Thầy thuốc : Xin khúc giữa 
- Rắn : Cùng máu cùng mẹ 
- Thầy thuốc : Xin khúc đuôi 
- Rắn : Tha hồ thầy đuổi 
Thầy thuốc đuổi bắt rắn, lừa để bắt lấy đuôi Cháu đứng đầu chắn không cho thầy thuốc bắt đuôi . Đầu chạy phía nào đuôi chạy phía nấy .Nếu thầy thuốc không bắt được đuôi rắn trong khoảng 1 phút coi thua cuộc.
Khi chơi các con chơi như thế nào? ( không được chen lấn, xô bạn)
- Trẻ thực hiện : cô quan sát khi trẻ chơi.
- Nhận xét tuyên dương.
3. Kết thúc bài:
Cô vừa cho các con chơi trò chơi gì? ( Rồng rắn lên mây)
Các con chơi có vui không? ( vui)
Cho trẻ hít thở sâu kết thúc bài.
5. Hoạt động góc
6. Hoạt động chiều:
- Cho trẻ đọc bài thơ “Cô dạy”.
- Nêu gương :
7. Trả trẻ:
- Trả trẻ tận tay phụ huynh.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của trẻ.
Thứ 6 ngày 28 tháng 03 năm 2014
1. Đón trẻ trò chuyện:
2. Thể dục sáng: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.
	 Đề tài: Truyện “Kiến con đi xe ô tô”
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
1. Kiến thức: 
- Trẻ có khả năng nghe và biết tên truyện, hiểu nội dung truyện.
- Hiểu nghĩa các từ : chật kín.
2. Kỹ năng: 
- Tập cho trẻ nói rõ để người nghe có thể hiểu được. 
3. Thái độ: 
- Giáo dục trẻ có nếp sống văn minh, văn hóa khi đi xe. Biết kính trọng và có thái độ đúng với người lớn tuổi.
II. CHUẨN BỊ.
1. Đồ dùng của cô: 
- Tranh minh họa câu truyện “Kiến con đi xe ô tô”.
- Tranh về phượng tiện giao thông đường bộ.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mũ: Kiến, Lợn, Dê, Chó, Khỉ, Bác Gấu	
III. CÁCH TIẾN HÀNH. 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1/ Ổn định trò chuyện.
- Cô và cả lớp cùng hát “Em tập lái ô tô” đến tranh đàm thoại:
- Các con nhìn xem cô có tranh gì? 
- Ô tô là phương tiện giao thông đường gì?
- Khi đi đường các con phải đi bên phải, các con còn nhỏ phải đi theo người lớn không được đi 1 mình.
2. Giới thiệu truyện:
- Hôm nay cô có 1 câu truyện nói về 1 nhóm bạn đi xe ô tô đó là câu truyện "Kiến con đi xe ô tô" các con chú ý lắng nghe cô kể.
- Cô kể lần 1: diễn cảm.
- Câu truyện nói đến 1 nhóm bạn đi xe ô tô gồm Kiến, Lợn, Dê, Chó, Khỉ, trên đường đi thì gặp bác Gấu lên xe nhưng xe đã hết chỗ ngồi các bạn ai cũng ngoan ngoãn nhường chỗ cho bác Gấu ngồi.
- Các con có thích làm tài xế lái xe không? 
- Cô và trẻ cùng làm động tác lái xe đến màn hình.
- Cô kể lần 2: kết hợp tranh và giải thích nội dung câu truyện .
- Cô kể lần 3: trích dẫn và giải thích từ khó.
 + Đoạn 1: “ Kiến con leo lên xe buýt...chỗ ngồi đã chật kín”: Xe buýt dừng ở trạm thì bác Gấu lên xe nhưng xe không cò chỗ ngồi.
 + Đoạn 2: “ Dê con bảo....trên đó”: tất cả trên xe ai cũng muốn nhường chỗ cho bác Gấu ngồi và cúi cùng bác Gấu ngồi vào chỗ của kiến, còn kiến thì lên vai bác Gấu ngồi.
 + Đoạn 3: “Trên đường đi...lắng nghe”: Kiến con vui và hát cho bác Gấu nghe.
 + Chật kín: là trên xe không còn ghế nào để ngồi.
3. Đàm thoại:
- Trong câu truyện có ai vậy con? 
- Kiến con đi bằng phương tiện gì để về ngoại? 
- Ai mời bác Gấu ngồi đầu tiên? 
- Con nghĩ dê con thế nào?
- Nếu là con con sẽ làm sau?
- Bác Gấu ngồi vào chỗ của ai? 
- Cuối cùng Kiến ngồi ở đâu? 
- Giáo dục trẻ có nếp sống văn minh, văn hóa khi đi xe. Biết kính trọng và có thái độ đúng với người lớn tuổi.
4. Cô cho trẻ đội mũ các nhân vật , cô là người dẫn truyện đến nhân vật nào thì nhân vật đó nói lời thoại.
- Cô cho trẻ kể 2-3 lần.
- Nhận xét tuyên dương.
- Các bạn ơi hôm nay cô dạy cho các bạn câu truyện gì vậy các bạn?
- Câu truyện nói đến ai vậy con?
- Các con phải biết ngoan và vâng lời cô giống bạn nhé!
- Tuyên dương trẻ, kết thúc.
- Kết thúc hát “Lái ô tô”
- Hát cùng cô.
- có xe ô tô, có ngã tư đèn xanh đèn đỏ.
- đường bộ.
- trẻ lắng nghe
- dạ thích
- trẻ lắng nghe
- Kiến, Lợn, Dê, Chó, Khỉ, Bác Gấu
- xe buýt.
- dê con mời bác Gấu ngồi
- dê con tốt bụng
- nhường chỗ cho Bác Gấu
- của kiến con
- ngồi trên vai bác Gấu
- kiến con đi xe ô tô
- trẻ kể
4. Hoạt động ngoài trời:
TRÒ CHƠI “KÉO CO’’
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- GD trẻ có ý thức tập thể và rèn luyện sức khỏe.
II. CHUẨN BỊ: 
Một sợi dây thừng dài 6m. Cô vẽ 1 vạch thẳng làm ranh giới giữ 2 đội.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
1. Cô và cả lớp hát bài “Cái mũi” đi các kiểu chân.
2. Giới thiệu trò chơi:
Hôm nay cô cho các con chơi trò chơi “ Kéo co”
- Luật chơi: Bên nào giẫm vào vạch trước là thua cuộc.
- Cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành
2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn 1 bạn khỏe nhất đứng đầu cầm sợi dây thừng và các bạn khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của cô tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nêu nhười đứng đầu hàng nào giẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
Khi chơi các con chơi như thế nào? ( không được chen lấn, chạy giỡn)
- Trẻ thực hiện : cô quan sát khi trẻ chơi.
- Nhận xét tuyên dương.
3. Kết thúc bài:
Cô vừa cho các con chơi trò chơi gì? ( kéo co)
Các con chơi có vui không? ( vui)
Cho trẻ hít thở sâu kết thúc bài.
5. Hoạt động góc
6. Hoạt động chiều:
- Cho trẻ xem truyện cổ tích “Hai anh em”.
- Nêu gương :
7. Trả trẻ:
- Trả trẻ tận tay phụ huynh.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của trẻ.
KÝ DUYỆT TỔ TRƯỞNG
 	 GV lập kế hoạch
	 Trần Thị Nguyệt Anh
2.3.Tiến trình tổ chức:	
* Hát: Em đi chơi thuyền. 
	 - Bài hát nói về gì ? ( bé đi chơi thuyền)
 - Thuyền là phương tiện giao thông đường gì? ( đường thủy)
	 - Ngoài thuyền còn cái gì là phương tiện giao thông đường thủy nữa? ( xuồng, ghe, ca nô)
 * Cho trẻ lần lượt xem tranh: đi xuồng, phà và đàm thoại: 
 Nhận ra những nơi như ao, hồ, mương nước, suối, bể chứa nước là nơi nguy hiểm không được chơi gần.(KQMĐ)
 - Đây là tranh gì đây các con? ( chiếc xuồng)
	 - Xuồng là phương tiện giao thông gì? ( đường thủy)
 - Nhìn tranh con thấy như thế nào? ( có bạn đang đứng trên xuồng)
 - Vậy là hành động đúng hay sai? ( sai)
 - Vì sao sai? ( khi ngồi trên xuồng không được đứng mà ngồi im)
 Xuồng là phương tiện giao thông đường thủy, khi đi xuồng thì phải ngồi ngay ngắn, không đùa giỡn và phải mặc áo phao, nếu không sẽ bị rớt xuống nước rất nguy hiểm và có thể chết.
* Chơi trò chơi trời tối trời sang, cho trẻ xem tranh đi phà và đàm thoại:
- Các con nhìn xem tranh gì đây? ( người đi qua phà)
- Người ngồi trên phà như thế nào? ( ngồi ngay ngắn, mặc áo phao)
- Hành động này đúng hay sai vậy các con? ( đúng)
- Vì sao đúng? ( hành khách có mặc áo phao khi đi phà và không đùa giỡn)
Đây là chiếc phà, hành khách qua phà thì ngồi ngay ngắn, không đùa giỡn và mặc áo phao. 
Giáo dục trẻ khi các con được đi xuồng, qua phà, tàu hay thuyền thì các con phải ngồi im, không đùa giỡn gây ồn ào và phải mặc áo phao. Những nơi như ao, hồ, mương nước, suối, bể chứa nước là nơi nguy hiểm không được chơi gần.
 * Trò chơi: Ai giỏi hơn
 - Cách chơi: chia trẻ 3 đội, mỗi đội sẽ lên 1 lần 1 bạn tìm cho cô tranh có hành động đúng khi đi tàu thuyền và gắn lên bảng.
 - Luật chơi: khi kết thúc 1 bài hát thì đội nào tìm được nhiều tranh và đúng yêu cầu của cô thì đội đó thắng.
3. Hoạt động chuyển tiếp: chơi tự do, đi vệ sinh.
4. Hoạt động ngoài trời:
- Chơi với đồ chơi ngoài trời.
5. Hoạt động góc: 
* Nghệ thuật: Hát múa vận động các bài về phương tiện giao thông đường thủy.
- Yêu cầu : trẻ thể hiện được vai chơi.
- Chuẩn bị: phách tre, trống lắc,.
- Tiến trình: cô chỉ cho trẻ phân vai bạn làm khan giả, bạn làm ca sĩ.
 * Thư viện: Xem tranh ảnh các loại phương tiện giao thông đường thủy.
- Yêu cầu: Cháu biết lật từng trang sách.
 - Chuẩn bị: Tranh ảnh các loại phương tiện giao thông đường thủy.
- Tiến hành: Cho cháu vào góc lật từng trang sách và nói được tên phương tiện.
*Xây dựng: Xây dựng đường vào bến tàu.
- Yêu cầu: trẻ biết sắp xếp các khối gỗ thành đường vào bến tàu.
- Chuẩn bị: cây xanh, khối gỗ các loại, hàng rào.
- Tiến hành: trẻ vào góc chơi và cùng nhau xây, lắp ráp.
 * Phân vai: người bán và mua vé tàu.
- Yêu cầu : trẻ thể hiện được vai chơi.
- Chuẩn bị: vé số làm tiền, giấy trắng lám vé tàu.
- Tiến trình: trẻ phân vai người bán và người mua.
6. Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn phụ chiều:
- Vệ sinh cháu sạch sẽ, cho cháu ăn hết phần, ngủ đủ giấc, thay đồ, chảy tóc gọn gàng.
7.Hoạt động chiều:
- Dạy trẻ hát “Em đi chơi thuyền”.
- Nêu gương.
- Trả trẻ.
Thời gian thực hiện:.
 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẪM MĨ
 Hoạt động học : HÁT: EM ĐI CHƠI THUYỀN
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 - Trẻ biết hát theo cô đúng nhị

File đính kèm:

  • docPTGT_tuan_2.doc
Giáo án liên quan