Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên và nước

I. Mục đích –yêu cầu :

1. Kiến thức :

- Trẻ nghe hiểu và nói được các từ đã học

- Hỏi và trả lời được câu hỏi từ đã học như:

Đây là gì? Đang làm gì ?.

2. Kĩ năng:

- Hình thành và rèn kỹ năng phân tích quan sát .

- Rèn luyện kỹ năng trả lời một số câu hỏi của cô.

3. Phát triển:

- Phát triển chú ý có chủ định .

- Phát triển ngôn ngữ vốn từ, nói rõ ràng mạch lạc,đầy đủ câu

- Phát triển tư duy ,phát triển khả năng quan sát .

4. Giáo dục:

- Trẻ biết ngoan ngoãn ,chú ý lắng nghe khi học ,giữ trật tự trong lớp .

II. Phương pháp- Biện pháp:

- Hướng dẫn quan sát, đàm thoại, trò chơi, giải thích, luyện tập

- Gợi ý, khuyến khích, động viên trẻ.

III. Chuẩn bị:

 + Tranh ảnh có chứa những từ đã học

 

doc90 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 4149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên và nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.Hoạt động trong ngoài trời
- Quan sát thiên nhiên-xã hội
- Quan sát,trò chuyện theo chủ đề nhánh nguồn nước.
- Làm quen kiến thức mới bài thơ“Nước”.
- Trò chơi vận động:“Nhảy qua suối”
- Trò chơi tự do:+ TCDG: “Chèo thuyền”.
 + TCHT:Vật chìm nổi.
 + Đong nước vào chai.
3.Hoạt động có chủ đích: 
 Phát triển ngôn ngữ:LQVH
 Đề tài:Bài thơ “Nước”.
I.Mục đích yêu câu
- Kiến thức:Trẻ nhớ tên bài thơ.Trẻ nhớ được nội dung bài thơ.
- Kỹ năng:Trẻ thể hiện được điệu bộ bài thơ diễn cảm
- Thái độ:trẻ biết sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
II.Chuẩn bị
Tranh nội dung bài thơ
Giấy a4, bút màu.
III.Tiến hành
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
Hoạt động 1:ổn định-trò chuyện
- Hát bài “Cho tôi đi làm mưa với”.
- Ai giỏi cho cô biết bài hát nói về nước gì?
- Vậy ngoài nước mưa ra co còn biết nước gì nữa?
- Vậy nước dùng để làm gì?
- Vậy chúng ta phải như thế nào với nước?
 Nước dùng để uống,tắm,tưới và nước ở các thể khác nhau.Có một bài thơ cũng nói đến nước,và các thể của nước,đó là bài thơ “Nước” của tác giả Vương Trọng
Hoạt động 2: Bài thơ “Nước”
Lần 1:Cô đọc mẫu theo tranh minh họa
Lần 2:Giảng nội dung bài thơ:bài thơ “Nước”do tác giả Vương Trọng sáng tác đã nói lên được nước ở các thể khác nhau,và mỗi ở thể khác nhau chúng có lợi ích khác nhau.
+ Giáo dục:Nước rất quan trọng đối với đời sống của con người chúng ta,vì vậy khi sử dụng thì chúng ta phải tiết kiệm,và khi bố mẹ đun nước thì các con nên tránh ra.
Trẻ đọc thơ
- Cả lớp đọc cùng cô 4 – 5 lần.
- Từng tổ đọc,nhóm đọc,cá nhân đọc theo tranh minh họa,theo ý thích,cô vừa sửa sai cho trẻ 
+ Đàm thoại:
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Trong bài thơ nói về gì?
- Khi đựng trong chậu thì nó như thế nào?
- Khi ở tủ lạnh nó như thế nào?
- Vậy nước trên bếp như thế nào?
- Bay hơi thì thành gì?
- Đám mây rồi sẽ thành gì?
- Mưa xuống làm gì?
- Vậy ngoài tựa đề này ra con nào sẽ đặt tựa đề khác?
- Cả lớp đọc lại 1 lần nữa.
Hoạt động 3: Trò chơi “Tô màu tranh”.
Cách chơi :chia làm 3 tổ ,mỗi tổ sẽ tô màu bức tranh nội dung bài thơ,tổ nào tô nhanh nhất,tổ đó thắng cuộc.
Kết thúc :Cho lớp đọc lại bài thơ “Nước”.
- Cả lớp cùng hát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Cả lớp đọc thơ.
- Trẻ đọc theo tổ,nhóm,cá nhân
- Trẻ trả lời các câu hỏi.
- 3 tổ chơi.
- Trẻ đọc lại bài thơ.
4.Hoạt động góc
- Góc phân vai: Gia đình, bán hàng, bác sỹ.
- Góc xây dựng: Xây công viên nước.
- Góc học tập:xé dán,vẽ....
- Góc nghệ thuật: Hát, múa, vẽ nặn những bài trong chủ đề.
- Góc thư viện: Xem tranh ảnh về các nguồn nước.
- Góc thiên nhiên: Tưới nước cho cây.
5.Vệ sinh ăn trưa – ngủ trưa.
- Cho trẻ rửa tay dưới vòi nước bằng xà phòng.
- Hướng dẫn trẻ kê bàn ghế chuẩn bị giờ ăn.
- Khuyến khích trẻ ăn hết xuất, không rơi vãi. 
- Ăn xong đánh răng, thu dọn sắp xếp bàn ghế.
- Ngủ đúng giờ đủ giấc. Chỉnh tư thế ngủ cho trẻ.
6.Hoạt động chiều.
 Các từ: Bến nước -Uống nước -Trời mưa
Mục đích :Trẻ hiểu nghĩa được các từ và nói được các câu “đây là”và trả lời được câu hỏi “cái gì đây?”.Làm theo yêu cầu đơn giản của cô.
Chuẩn bị:
Chuẩn bị tranh :Quả cà chua-Rau cải-Xanh lá cây
Tiến hành:
Từ: Bến nước
Cô cho trẻ quan sát bức tranh và hỏi trẻ:đây là bức tranh gì?(t/c: Bến nước)
Cô cho cả lớp cùng đọc: Bến nước (2-3 lần)
Cô gọi từng tổ đọc lại. 
Cô gọi lần lượt từng trẻ lên và chỉ vào tranh và hỏi “đây là bức tranh gì?” và để trẻ trả lời.cô chỉ vào bức tranh “Bến nước” và đọc “Bến nước”.
Cô cho trẻ đọc lại 2-3 lần.
Sau đó cho trẻ lên một lượtvà giao nhiệm vụ mỗi trẻ lấy bức tranh và hỏi trẻ bức tranh gì?trẻ nhắc lại 2-3 lần để cho trẻ nhớ.
Tiếp tục thực hiện bằng cách cô chỉ vào tranh và cho trẻ nói.
Từ: Uống nước
Cô cho trẻ quan sát bức tranh và hỏi trẻ:đây là bức tranh gì?(t/c: Uống nước)
Uống nước để làm gì?
Cô cho cả lớp cùng đọc: Uống nước (2-3 lần)
Cô gọi từng tổ đọc lại. 
Cô gọi lần lượt từng trẻ lên và chỉ vào tranh và hỏi “đây là bức tranh gì?” và để trẻ trả lời.Cô chỉ vào bức tranh “Uống nước” và đọc “Uống nước”.
Cô cho trẻ đọc lại 2-3 lần.
Sau đó cho trẻ lên một lượt và giao nhiệm vụ mỗi trẻ lấy bức tranh và hỏi trẻ bức tranh gì?trẻ nhắc lại 2-3 lần để cho trẻ nhớ.
Tiếp tục thực hiện tương tự đối với cụm từ “Trời mưa”
- Tập chơi các trò chơi vận động,dân gian,học tập(vẽ mưa)
- Nêu gương:cho trẻ nhận xét,bình bầu nêu gương,cắm cờ cuối buổi.
- Cho trẻ chơi tự do trong lúc đợi phụ huynh đến đón.
- Vệ sinh sau khi thức dậy,sắp xếp chổ ngủ gọn gàng,rửa mặt,xúc miệng,chải đầu,rửa tay trước khi ăn.
- Vận động nhẹ,ăn quà chiều.
- Vệ sinh sau khi ăn,rửa tay dưới vòi nước nhỏ,súc miệng sau khi ăn.
- Ôn lại bài thơ “Nước”.
- Tập chơi các trò chơi
- Nêu gương:cho trẻ nhận xét,bình bầu nêu gương,cắm cờ cuối buổi.
- Cho trẻ chơi tự do trong lúc đợi phụ huynh đến đón.
7. Trả trẻ	
-Vệ sinh trẻ:chải lại đầu,lau mặt cho sạch sẽ
-Trao đổi với phụ huynh hoạt động của trẻ trong ngày.
Nhật ký cuối ngày
1. Những trẻ nghỉ học:
2. Hoạt động có chủ đích: 
 Những trẻ tham gia chưa tích cực:	
 Những trẻ chưa đạt yêu cầu:	
3. Những hoạt động khác: 
4. Những biểu hiện đặc biệt của trẻ:
5. Những vấn đề cần lưu ý: 
 ....................................................................................................................................
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ TRONG NGÀY
(Thứ sáu ngày 03 tháng 4 năm 2015)
Nhánh I:Nguồn nước
1.Các hoạt động trong ngày
Đón trẻ 	
- Nhắc nhở trẻ chào bố mẹ,chào cô khi vào lớp.
- Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định
Trò chuyện
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề nhánh nguồn nước.
- Điểm danh trẻ
- Thể dục buổi sáng.
2.Hoạt động trong ngoài trời
- Quan sát thiên nhiên-xã hội
- Quan sát,trò chuyện theo chủ đề nhánh nguồn nước.
- Làm quen kiến thức mới bài hát“Trời nắng,trời mưa”.
- Trò chơi vận động:“Nhảy qua suối”
- Trò chơi tự do:+ TCDG: “Chèo thuyền”.
 + TCHT:Vật chìm nổi.
 + Đong nước vào chai.
3.Hoạt động có chủ đích:
Phát triển thẩm mĩ:Â – N
Đề tài: Hát và vận động “Trời nắng,trời mưa”
Nghe nhạc: Cho tôi đi làm mưa với
I)Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức:
-Trẻ nhớ tên bài hát “trời nắng trời mưa”,tên tác giả.
-Trẻ hát tốt bài hát và nhớ nội dung bài hát “các chú thỏ đi tắm nắng gặp trời mưa mau chạy về nhà”.
-Trẻ biết kết hợp các điệu múa minh họa theo lời bài hát thật đều và đẹp.
-Trẻ biết tên bài nghe hát “Cho tôi đi làm mưa với”của tác giả Hoàng Hà.
-Trẻ biết cách chơi,luật chơi trò chơi “Mưa to mưa nhỏ”.
-Hoạt động tích hợp:Khám phá,bài thơ “Mưa”.
2.Kỹ năng:
-Rèn kỹ năng múa minh họa theo lời bài hát,kỹ năng biểu diễn mạnh dạn tự tin cho trẻ.
-Rèn kỹ năng ghi nhớ cho trẻ.
95-97% trẻ thực hiện được yêu cầu của bài .
3.Thái độ:
-Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động của bài.
-Giao dục trẻ:Không đi chơi dưới trời mưa,không nghịch nước mưa và nếu đang đi dưới trời nắng trời mưa thì phải đội nón mũ.
II)Chuẩn bị:
1.Đồ dùng của cô:giáo án đầy đủ,dàn máy vi tính.nhạc đệm bài hát “Trời nắng trời mưa”, “cho tôi đi làm mưa với”;mũ thỏ của cô,xắc xô,3 ngôi nhà .
2.Đồ dùng của trẻ:mũ thỏ đủ cho trẻ (mũ thỏ nâu,mũ thỏ trắng,mũ thỏ hồng,dây nơ tay đủ cho trẻ,tâm thế trẻ thoải mái,trang phục phù hợp với thời tiết.
III)Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1:Gây hứng thú(2-3 phút).
-Chào các bạn!đố các bạn biết tôi là ai nhỉ?.
-Đúng rồi,tôi là một chú thỏ thật đáng yêu phải không các bạn!Không chỉ có tôi đáng yêu mà tôi thấy các bạn nhỏ lớp C3 cũng rất đáng yêu và dễ thương nữa đấy.Vì chúng tôi rất đáng yêu nên chúng tôi đã dược tham gia vào tác phẩm âm nhạc rất nổi tiếng đấy,các bạn hãy nghe và đoán xem đó là tác phẩm âm nhạc nào qua 1 bản nhạc nhé!
-Cô mở 1 đoạn nhạc của bài hát”trời năng trời mưa”.
+Đó là bài hát gì nói về tôi vậy?.
+Do nhạc sĩ nào sáng tác?.
-Trong bài hát chúng tôi rủ nhau đi đâu?
-Đúng rồi,chúng tôi đã đi chơi và gặp trời mưa nên chúng tôi đã phải chạy mau về nhà,và các bạn trong lớp mình cũng vậy nếu đi đâu mà gặp trời mưa thì phải đội nón mũ và phải đi nhanh chân để về nhà nhé.Hôm nay,tôi thấy bầu trời rất đẹp nên tôi mời các bạn cùng đi chơi với chúng tôi qua bài hát”Trời năng trời mưa” nhé!
-Cô và trẻ cùng biểu diễn bài hát theo nhạc đệm(2 lần).
+Các bạn thấy giai điệu bài hát này như thế nào?
2.Hoạt động 2:Cô và trẻ cùng làm vũ công-múa minh họa theo lời bài hát(12-15 phút).
-Các bạn ạ!bài hát này còn được các nhà biên đạo múa múa với các động tác rất đẹp nữa đấy-các bạn hãy cùng thưởng thức nhé!
-Cô biểu diễn lần 1: cô hát và múa minh họa.
+các bạn thấy điệu múa có đẹp không?
-Cô biểu diễn lần 2:cô hát và múa kết hợp với nhạc đệm.
+các bạn đã biết múa diệu múa này chưa?
(nếu trẻ biết múa rồi thì cô và trẻ cùng biểu diễn,nếu trẻ chưa biết múa thì trẻ múa theo các động tác sau:
*câu 1: “trời nắngtắm nắng” 2 tay đưa lên cao và vẫy kết hợp người đung đưa.
*câu 2: “vươn vai,vươn vai” 2 tay nắm chặt để ngang ngực kết hợp với nhún sau đó dưa lên cao và xòe bàn tay ra.
*câu 3: “thỏ rung đôi tai” 2 tay để 2 bên cạnh tai và vẫy.
*câu 4: “nhảy tớinắng mới” 2 tay chống hông và nhảy bật tại chỗ.
*câu 5: “bên nhaucùng chơi”vỗ tay theo nhịp 2/4 và một chân kia ký lên phía trước.
*câu 6: “mưa to rồi” 2 tay đưa lên cao và rung tay.
*câu 7: “mau..nhà thôi” 2 tay làm động tác che ô trên đầu kết hợp chân ký tại chỗ.
-Cô và trẻ cùng múa biểu diễn:
+Lần 1 không có nhạc đệm.
+Lần 2 kết hợp với nhạc đệm.
-Cô cho trẻ múa thi đua giữa tổ,nhóm,cá nhân.
-Cô chú ý quan sát,động viên,sửa sai cho trẻ(như động tác tay làm tai thỏ chưa dứt khoát.)
Hoạt động 3:Qùa tặng âm nhạc.
Nếu gặp trời mưa thì chúng mình phải dội nón mũ và về nhà hoặc trú mưa,không được nghịch nước mưa.Các bạn ạ,những hạt mưa sẽ giúp cho cây cối tươi tốt và đã được thể hiện trong bài hát”Cho tôi đi làm mưa với” nhạc và lời của nhạc sĩ Hoàng Hà ,cô mời các bạn cùng thưởng thức nhé!
-Cô hát lần 1 kết hợp với nhạc đệm.
+các bạn thấy giai điệu bài hát như thế nào?
-Cô biểu diễn lần 2 động viên trẻ hưởng ứng cùng cô.
Hoạt động 4:Trò chơi âm nhạc*thỏ nghe hát nhảy vào chuồng*
-Cô phổ biến cách chơi và luật chơi:các chú thỏ vừa đi chơi vừa hát những bài hát trong chủ điểm,khi có hiệu lệnh “trời mưa” thì các chú thỏ phải chạy nhanh chân về nhà trú mưa nhé không thì bị ốm đấy.Nếu chú thỏ nào không nhanh chân chạy về nhà khi trời mưa mà vẫn ở ngoài chơi thì phải nhảy lò cò nhé!
-cô cho trẻ chơi 2-3 lần.Cô động viên trẻ
5.Kết thúc:cho trẻ đọc bài thơ “Mưa” ra chơi.
Chú thỏ.
Trẻ nghe.
Trời năng trời mưa.
Đặng Nhất Mai.
Đi chơi.
Vâng ạ.
Trẻ biểu diễn.
Rất hay ạ!
Trẻ quan sát.
Có ạ!
Trẻ trả lời.
Trẻ múa cùng cô
Trẻ thực hiện
Trẻ lắng nghe
Rất hay
Trẻ hứng thú chơi
Trẻ ci
4.Hoạt động góc
- Góc phân vai: Gia đình, bán hàng, bác sỹ.
- Góc xây dựng: Xây bể nước.
- Góc học tập: Vẽ mưa
- Góc nghệ thuật: Hát, múa, vẽ nặn những bài trong chủ đề.
- Góc thư viện: Xem tranh ảnh về các nguồn nước.
- Góc thiên nhiên: Tưới nước cho cây.
5.Vệ sinh ăn trưa – ngủ trưa.
- Cho trẻ rửa tay dưới vòi nước bằng xà phòng.
- Hướng dẫn trẻ kê bàn ghế chuẩn bị giờ ăn.
- Khuyến khích trẻ ăn hết xuất, không rơi vãi. 
- Ăn xong đánh răng, thu dọn sắp xếp bàn ghế.
- Ngủ đúng giờ đủ giấc. Chỉnh tư thế ngủ cho trẻ.
6.Hoạt động chiều.
 Cho trẻ ôn lại một số từ đã học
Hồ nước
Sông
Suối
Núi
Hòn đá
Hòn sỏi
Bể nước
Thùng nước
Bình nước
Bến nước
Uống nước
Trời mưa
I. Mục đích –yêu cầu :
1. Kiến thức :
- Trẻ nghe hiểu và nói được các từ đã học 
- Hỏi và trả lời được câu hỏi từ đã học như:
Đây là gì? Đang làm gì ?...
2. Kĩ năng: 
- Hình thành và rèn kỹ năng phân tích quan sát .
- Rèn luyện kỹ năng trả lời một số câu hỏi của cô.
3. Phát triển:
- Phát triển chú ý có chủ định .
- Phát triển ngôn ngữ vốn từ, nói rõ ràng mạch lạc,đầy đủ câu 
- Phát triển tư duy ,phát triển khả năng quan sát .
4. Giáo dục:
- Trẻ biết ngoan ngoãn ,chú ý lắng nghe khi học ,giữ trật tự trong lớp .
II. Phương pháp- Biện pháp:
- Hướng dẫn quan sát, đàm thoại, trò chơi, giải thích, luyện tập 
- Gợi ý, khuyến khích, động viên trẻ.
III. Chuẩn bị:
 + Tranh ảnh có chứa những từ đã học 	 
 IV. Tiến hành:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1. Ổn định:
- Tuần vừa rồi cô đã cho cháu làm quen với một số từ nói về đồ dùng đồ chơi của lớp mình rồi nè. Bây giờ cô và các cháu cùng ôn lại nhé!
Hoạt động 2. Hoạt động nhận thức:
*Ôn các từ
- Lần lượt cho trẻ xem tranh ảnh có các từ đã học
- Cô lần lượt đặt câu hỏi theo nội dung từng tranh
- Trẻ trả lời đúng cô tuyên dương trẻ kịp thời
- Cô cho lớp, tổ, cá nhân đồng thanh các từ đã học trong tuần
Kết thúc:
Cho trẻ ra chơi
Trẻ nghe
Trẻ xem tranh
Trẻ trả lời
Trẻ đồng thanh
Trẻ ra chơi./.
- Tập chơi các trò chơi vận động,dân gian,học tập(vẽ mưa)
- Nêu gương:cho trẻ nhận xét,bình bầu nêu gương,cắm cờ cuối buổi.
- Cho trẻ chơi tự do trong lúc đợi phụ huynh đến đón.
- Vệ sinh sau khi thức dậy,sắp xếp chổ ngủ gọn gàng,rửa mặt,xúc miệng,chải đầu,rửa tay trước khi ăn.
- Vận động nhẹ,ăn quà chiều.
- Vệ sinh sau khi ăn,rửa tay dưới vòi nước nhỏ,súc miệng sau khi ăn.
- Ôn lại bài hát: “Trời nắng,trời mưa ”.
- Tập chơi các trò chơi
- Nêu gương:cho trẻ nhận xét,bình bầu nêu gương,cắm cờ cuối buổi.
- Cho trẻ chơi tự do trong lúc đợi phụ huynh đến đón.
7. Trả trẻ	
-Vệ sinh trẻ:chải lại đầu,lau mặt cho sạch sẽ
-Trao đổi với phụ huynh hoạt động của trẻ trong ngày.
Nhật ký cuối ngày
1. Những trẻ nghỉ học:
2. Hoạt động có chủ đích: 
 Những trẻ tham gia chưa tích cực:	
 Những trẻ chưa đạt yêu cầu:	
3. Những hoạt động khác: 
4. Những biểu hiện đặc biệt của trẻ:
5. Những vấn đề cần lưu ý: 
 ....................................................................................................................................
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ TRONG TUẦN
(Thực hiện từ ngày 05/4 – 09/4/2015)
Chủ đề : Nước và một số hiện tượng tự nhiên
Nhánh II:CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
Lĩnh vực 
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động
Phát triển thể chất
- Trẻ biết bò c chui qua cổng và tèo lên xuống ghế một cách khéo léo và nhanh nhẹn.
- Rèn được kỹ năng khéo léo khi bò chui qua cổng và trèo lên xuống ghế.
- Dinh dưỡng sức khoẻ
 + Biết bảo vệ sức khoẻ khi ra đường: Đội mũ nón, đeo khẩu trang, mặc trang phục phù hợp thời tiết, Giữ gìn môi trường sạch sẽ
 +Ăn uống hợp vệ sinh , chăm tắm gội
-Phát triển vận động: 
Bò chui qua cổng và trèo lên xuống ghế.
Vận động:
Bò chui qua cổng và trèo lên xuống ghế.
Phát triển nhận thức
- Trẻ nhận biết và phân biệt được các hiện tượng tự nhiên gió,bão,mưa,nắng
- Trẻ biết tạo ra gió khi trời nóng bực ( dùng quạt).
- Trẻ biết được vật nặng, nhẹ bay được khi gặp gió. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Trẻ biết và nhận biết, đếm số lượng theo thứ tự
- Đếm đúng tên đồ vật, không bỏ sót, không lặp lại
- Trẻ biết phân biệt buổi sáng –buổi trưa –buổi tối
- Trẻ biết phân biệt buổi sáng –buổi trưa –buổi tối
- Phân nhóm theo 1-2 dấu hiệu đặc trưng của các hiện tượng TN.
+ Khám phá khoa học
- Các hiện tượng thời tiết nắng, mưa. Nóng, lạnh 
- Mặt trời, mặt trăng. Ngày và đêm
- Các nguồn ánh sáng, không khí trong sinh hoạt hàng ngày
KPKH:
Nhận biết các hiện tượng tự nhiên
Toán:
Nhận biết ,phân biệt buổi sáng –buổi trưa –buổi tối
Phát triển thẩm mỹ
- Trẻ biết sử dụng các nét vẽ xiên, thẳng để vẽ các tia nắng mặt trời
- Biết cầm bút và ngồi đúng tư thế.
-Thuộc được các bài hát có trong chủ đề,tên tác giả .
-Biết thể hiện các bài hát có trong chủ đề.
-Biết vận động các bài hát theo sở thích của trẻ.
+ Tạo hình: -Cảm nhận được vẽ đẹp phong phú đa dạng của các hiện tượng tự nhiên ( mưa, gió, mùa hè, cầu vồng...) thông qua các hoạt động vẽ, tô màu, xé dán....
 + Âm nhạc: - Múa hát các bài hát về HTTN 
 - Cho tôi đi làm mưa với; Mây và gió , Nắng sớm. ; Đếm sao
 - Nghe hát; Mưa rơi, Thật đáng chê, Hè về ..
Tạo hình:
Vẽ ông măặt trời
Bài hát :
Cháu vẽ ông mặt trời.
Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ biết về một số hiện tượng thiên nhiên như trăng, sao...
- Trẻ biết và nhớ tên bài thơ, tên tác giả bài thơ
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ. Trẻ đọc thuộc bài thơ
- Nghe đọc những bài thơ, câu chuyện về HTTN
*Truyện:Gió và cô mây. 
- Làm quen với các từ về HTTN : Mưa rào, gió, sấm, mùa hè....)
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để kể lại những điều trẻ biết được về các hiện 
tượng tự nhiên.
Truyện : Gió và cô mây
Phát triển kỹ năng-tình cảm xã hội
- Trẻ có ý thức yêu quý thiên nhiên, bảo vệ môi trường gần gũi quanh trẻ thông qua các hoạt động vừa sức phù hợp.
- Yêu quý, trân trọng những người làm công tác vệ sinh môi trường.
- Có ý thức bảo vệ nguồn nước , tiết kiệm nước .
- ích lợi của nước đối với con người và môi trường
- Biết quý trọng và giữ gìn, bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước.
- Có thái độ phê phán những hành vi gây ô nhiểm môi trường
- Trò chơi phòng khám, nội trợ, bán hàng giải khát 
- Xây nhà hàng giải khát...bãi tắm..
- Trò chơi vận động:“Trời mưa”.
- Trò chơi tự do:+ TCDG: “Thả đỉa ba ba”.
+ TCHT:Vật chìm nổi.
+ Chơi với cát, nước
- Trò chơi vận động:“Trời mưa”.
- Trò chơi tự do:+ TCDG: “Thả đỉa ba ba”.
+ TCHT:Vật chìm nổi.
+ Chơi với cát, .nước
Kế hoạch tuần
TT
Hoạt động
 Thứ 2
 Thứ 3
Thứ 4
Thư 5
 Thứ 6
1
Đón trẻ- trò chuyện sáng
- Nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân gọn gàng,đúng nơi quy định.
- Gợi ý cho trẻ chọn góc hoạt động.
- Trò chuyện với trẻ về các hiện tượng tự nhiên.
- Điểm danh. 
Thể dục sáng
Trẻ tập bài tập thể dục tháng 04
2
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát thiên nhiên-xã hội
- Quan sát,trò chuyện theo chủ đề nhánh hiện tượng thời tiết.
- Ôn kiến thức cũ trẻ nhớ lại bài học hôm qua.
- Làm quen kiến thức mới.
- Trò chơi vận động:“Trời mưa”.
- Trò chơi tự do:+ TCDG: “Thả đỉa ba ba”.
 + TCHT:Vật chìm nổi.
 + Chơi với cát, .nước
3
Hoạt động chung có mục đích học tập
PTTC
Bò chui qua cổng- trèo lên xuống ghế
KPKH
Quan sát, trò chuyện về các hiện tượng thiên nhiên, lợi ích và tác hại do thiên nhiên gây ra. 
Toán
Xác định thời gian(Nhận biết ,phân biệt buổi sáng-buổi trưa-buổi tối)
LQVH
Truyện: 
Gió và cô mây”
Phát triển thẩm mĩ
Â-N: Bài hát “Cháu vẽ ông mặt trời”
Nghe hát “Đếm sao”
4
Hoạt động góc
- Góc phân vai: Gia đình, bán hàng, bác sỹ.
- Góc xây dựng: Xây bể nước.
- Góc nghệ thuật: Hát, múa, vẽ nặn những bài trong chủ đề(Vẽ ông mặt trời)
- Góc thư viện: Xem tranh ảnh những bài trong chủ đề.
- Góc thiên nhiên: Chơi với cát, với nước.	
5
Tăng cường tiếng việt cho trẻ
Buổi sáng
Ban ngày
Ban đêm
Mặt trời
Thức
Ngủ
Tia nắng 
Nóng nực 
Trăng tròn
Mây
Ông trăng
Ông sao
Ôn các từ đã học trong tuần.
 5
Hoạt động chiều
- Vệ sinh sau khi thức dậy,sắp xếp chổ ngủ gọn gàng,rửa mặt,xúc miệng,chải đầu,rửa tay trước khi ăn.
- Vận động nhẹ,ăn quà chiều.
- Vệ sinh sau khi ăn,rửa tay dưới vòi nước nhỏ,súc miệng sau khi ăn.
- Ôn bài học sáng.
- Làm quen bài học mới.
- Chơi tự do và hoạt động theo ý thích ở các góc(Vẽ ông mặt trời)
+ nêu gương:cho trẻ nhận xét,bình bầu nêu gương,căm cờ cuối buổi.
6
Vệ sinh trả trẻ
-Vệ sinh:Vệ sinh cho trẻ,gọn gàng.
-Cho trẻ hát,đọc thơ,kể chuyện chờ bố mẹ đến đón.
-Nhắc trẻ chào cô,bố mẹ trước khi ra về
-Trò chuyện tình hình học sinh trong ngày với phụ huynh.
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ TRONG NGÀY
(Thứ hai ngày 05 thá

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_NUOC_VA_CAC_HIEN_TUONG_TU_NHIEN.doc