Giáo án Lớp 5 - Tuần 8

* Số thập phân có phần nguyên khác nhau:

- Ví dụ : So sánh 8,1m và 7,9m

-Y/C đổi 2 số này ra mét và so sánh

* Số thập phân có phần nguyên giống nhau

- Ví dụ ; So sánh 35,7m và 35,698m

 

- Với 2 số thập phân có phần nguyên giống nhau, ta tiếp tục so sánh đến phần thập phân, bắt đầu từ hàng phần mười .

- Kết luận : SGK

 

doc16 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2496 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An toàn giao thông: CÁCH ĐỀ PHÒNG TAI NẠN GIAO THÔNG ĐỐI 
: VỚI NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN
I/Mục tiêu 
- Biết được những điều cấm khi đi xe đạp.
- Chú ý các loại biển báo.
- Có ý thức không vi phạm những điều cấm .
II/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Hoạt động 1 :
Cho hs quan sát một số tranh ảnh điều khiển phương tiện không an toàn 
- Cho hs nêu nội dung từng tranh
Hoạt động 2 : 
- Điều khiển phương tiện như vậy sẽ gây ra những hậu quả gì ?
- Vậy khi điều khienr phương tiên GT cần làm gì để tránh tai nạn ?
Hoạt động 3: Củng cố :
- Em hãy nêu những điều cần đề phòng khi điều khiển phương tiện GT.
- Nêu nội dung.
- Cản trở giao thông, gây tai nạn bị chết hoặc để lại thương tích suốt đời .
- Không nên đi vào làn đường của xe cơ giới, đi trước xe cơ giới .
-Không đi vào đường cấm, đi hàng ba trở lên .
- Không thả hai tay, lạng lách, đánh võng .
- Không kéo hoặc đẩy xe khác hoặc kéo theo súc vật .
- Không sử dụng ô khi đi xe hoặc đèo người sử dụng ô ngồi sau .
- Không rẽ đột ngột qua đầu xe .
- Vài em nêu lại.
 Thứ hai ngày 13-10-2014
Tập đọc: KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. Mục tiêu:- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng .
- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng, tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng (Trả lời các câu hỏi 1, 2, 4).
*KNS: Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; thấy được tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. Từ đó các em biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, thêm yêu quý và có ý thức BVMT. 
II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa SGK
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ:
- Kiểm tra thuộc lòng bài “Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà”
2. Bài mới:
 a) Luyện đọc:
- Từ khó đọc
- Giải nghĩa từ khó phần chú giải
 b)Tìm hiểu bài: 
- Câu 1: Tách 2 ý
 * Ý 1:
* Ý 2:
- Câu 2: Tách 2 ý
 * Ý 1:
 * Ý 2:
- Câu 3: ( HS khá giỏi )
- Câu 4:
c. Luyện đọc diễn cảm:
- Đoạn 1: đọc khoan thai
- Đọan 2: đọc nhanh hơn
- Đoạn 3: đọc thong thả ở những câu cuối.
3 Củng cố-dặn dò:- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Trước cổng trời.
- 3 HS
- Đọc tiếp nối 3 đoạn
- Lúp xúp, kiến trúc tân kì, ánh nắng lọt qua kẽ lá.
- Liên tưởng đến thành phố nấm; mỗi chiếc nấm như 1 lâu đài kiến trúc tân kì, bản thân như 1 người khổng lồ ... dưới chân.
- Làm cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạng, thần bí như trong truyện cổ tích.
- Những con bạc má ... tia chớp. Những con chồn ... nhìn theo. Những con mang vàng ... lá vàng.
- Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện của muôn thú làm cho cảnh vật trở nên sống động, đầy những điều bât ngờ lí thú.
- Vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng trong 1 không gian rộng lớn; lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và rải thành thảm dưới gốc, những con mang có màu lông vàng, nắng cũng rực vàng ...
- Càng háo hức muốn có dịp được vào rừng, tận mắt ngắm nhìn cảnh đẹp thiên nhiên/ Vẻ đẹp của rừng thật kì diệu.
- Luyện đọc diễn cảm doạn 1
- Thi đọc diễn cảm
Toán : SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU tr40
I/ Mục tiêu :
- Biết :
* Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi .
-BT: 1;2. (HSNK thêm B3).
II/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài cũ:
- Chuyển phân số thập phân sau thành số thập phân 
 ; ; ; .
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm :
 2m34cm= ……….cm ;
 8m7dm= ……….dm .
2.Bài mới:
a. Phát hiện đặc điểm số thập phân bằng nhau :
- Hướng dẫn HS tự giải quyết cách chuyển đổi trong các ví dụ (SGK)
- Yêu cầu HS rút ra nhận xét 
b. Nêu ví dụ minh họa (SGK)
 Luyện tập:
Bài 1:
- Lưu ý trường hợp : 3,0400 ; 35,020
Bài 2:
- Khi viết them chữ số 0 vào bên phải phần thập phân thì giá trị của số thập phân như thế nào ?
Bài 3 : ( HS khá giỏi )
3.Tổng kết dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Học thuộc ghi nhớ SGK.
- 2 em.
- Nhận ra :
0,9 = 0,90 0,90 = 0,9
- Như SGK 
- Làm miệng,
- Bảng con 
- Giá trị số thập phấn không thay đổi 
- Bạn Lan và bạn Mỹ viết đúng, bạn Hùng viết sai . vì :
0,100 = ; 0,100 = 
Chính tả: KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. Mục tiêu: 
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Tìm được các tiếng chứa yê, ya trong đoạn văn (BT2), tìm được các tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống (BT3).
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ:
- Đọc các từ: mái xuồng, giã bàng, vút lên, ngưng lại.
2. Bài mới:
 a. Hướng dẫn HS nghe viết:
- Hướng dẫn những từ HS viết dễ sai: ẩm lạnh, rào rào, gọn ghẽ, len lách, mải miết.
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2: 
- Y/C nhận xét cách ghi dấu thanh
Bài 3: 
Bài 4:	
- Chấm bài, nhận xét.
3. Dặn dò:
- Viết lại những từ đã viết sai
- Bài sau: Nhớ viết: Tiêngs đàn…sông Đà.
- Viết vào bảng con
- Phân tích âm vần và viết vào bảng con
- HS lên bảng viết nhanh các từ tìm được: khuya, truyền thuyết, xuyên, yên.
* Những tiếng có âm đệm và âm cuối, nguyên âm đôi iê được viết là yê; dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính-ê
- Quan sát tranh minh họa- tìm tiếng - đọc lại câu thơ, khổ thơ
- Quan sát tranh, tìm tiếng thích hợp: yểng, hải yến, đỗ quyên- ghi vào vở BT
 Luyện từ & câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu:
- Hiểu nghĩa từ thiên nhiên ( BT1); nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ ( BT2); tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với 1 từ ngữ tìm được ở mỗi ý a, b, c của BT3, BT4 .(HSNK hiểu ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ ở BT2; có vốn từ phong phú và biết đặt câu với từ tìm được ở ý d của BT3).
* BVMT: Cung cấp cho HS một số hiểu biết về môi rường thiên nhiên Việt Nam và nước ngoài, từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với môi trường sống.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập	
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ:
- Phân biệt nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ chạy trong các cụm từ sau: chạy gạo, chạy thi, chạy lũ, chạy chợ, bé tập chạy.
2. Bài mới:
Bài 1:
Bài 2: ( HSNK hiểu ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ )
- Giải thích từ : khoai, mạ
Bài 3: ( HS K,G có vốn từ phong phú và biết đặt câu với từ tìm được ở ý d) 
Bài 4:
3. Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: luyện tập về từ nhiều nghĩa.
- 1 HS phân biệt.
- 1 HS đặt câu với mỗi từ đó.
- HS lựa chọn ghi kết quả vào bảng con
 (ý b)
- HS nêu miệng
 Thác, ghềnh
 Gió, bão
 Nước, đá
 Khoai, mạ, đất
- HS học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ trên.
- Ghi kết quả vào phiếu, nêu miệng.
 Rộng: mênh mông, bát ngát
 Dài: tít tắp, vời vợi, dằng dặc, lê thê ...
 Cao: chót vót, vòi vọi, vời vợi ...
 Sâu: thăm thẳm, hoăm hoắm ...
- HS đặt câu, tiếp nối nêu câu mình vừa đặt .
- Tương tự bài 3
 Tiếng sóng: ầm ầm, rì rào, ì oạp ...
 Làn sóng nhẹ: đập dềnh, lững lờ ...
 Làn sóng mạnh: ào ạt, dữ dội, điên cuồng...
- HS đặt câu vào vở
Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Đề bài: Kể câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
I. Mục tiêu:
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên 
- Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- HSNK: Kể được câu chuyện ngoài sách giáo khoa, nêu được trách nhiệm giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp.
* BVMT: Học sinh kể câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệ giữa người với thiên nhiên. Qua đó, mở rộng vốn hiểu biết về mối quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ:
- Kể lại từng đoạn chuyện cây cỏ nước Nam
2. Bài mới:
 a. Hướng dẫn HS kể chuyện:	
- Gợi ý HS tìm những từ quan trọng
- Lưu ý HS: Kể chuyện ngoài SGK
 b. HS thực hành kể chuyện:
- Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp?
3. Dặn dò:	
- Kể chuyện cho gia đình nghe
- 4 HS
- HS đọc đề
- Đã nghe. đã đọc, quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- 1 HS đọc gợi ý 1, 2, 3 SGK
- Một số em nêu tên câu chuyện sẽ kể.
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa.
- Thi kể chuyện trước lớp
- Trao đổi ý nghĩa câu chuyện
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH	
I. Mục tiêu:
- Lập được dàn ý bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ ba phần: mở bài, thân bài,
Kết bài.
- Dựa vào dàn ý (thân bài), viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.
* BVMTBĐ: Gợi ý HS tả cảnh biển, đảo theo chủ đề: Cảnh đẹp ở địa phương. 
II. Đồ dùng dạy học: Tranh về biển, đảo.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ:
- Kiểm tra dàn bài chung của bài văn tả cảnh.
2. Bài mới:
Bài 1:
- Nhắc HS: Lập dàn bài với đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết luận.
Bài 2: 
- Chọn 1 đoạn trong phần thân bài để chuyển thành đoạn văn.
3.Củng cố- Dặn dò:
- Nhắc lại dàn bài tả cảnh.
- Viết lại đoạn văn.
- HS đọc bài tập và phần gợi ý
- Làm vào vở, tiếp nối trình bày miệng trước lớp.
- Viết đoạn văn
- Tiếp nối đọc đoạn văn.
- Vài em nhắc lại.
 Toán : SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN tr41
I/ Mục tiêu : Biết :
- So sánh hai số thập phân .
- Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- BT: 1; 2. (HSNK thêm B3).
II/ Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ …
III/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
- Nối số thập phân với phân số thập phân 
a. 0,100 ; b. 0,7000 ; c. 0,25 ; d. 0,125
1. ; 2. ; 3. ; 4. 
2. Bài mới :
a. Hướng dẫn so sánh :
* Số thập phân có phần nguyên khác nhau: 
- Ví dụ : So sánh 8,1m và 7,9m 
-Y/C đổi 2 số này ra mét và so sánh 
* Số thập phân có phần nguyên giống nhau
- Ví dụ ; So sánh 35,7m và 35,698m 
- Với 2 số thập phân có phần nguyên giống nhau, ta tiếp tục so sánh đến phần thập phân, bắt đầu từ hàng phần mười .
- Kết luận : SGK 
3 Luyện tập : 
Bài 1 :
 Bài 2 :
Bài 3 : HSNK
3. Tổng kết dặn dò :
- Cho HS nêu lại cách so sánh hai số thập phân từng trường hợp.
- Bài sau: Luyện tập trang 43.
- Hai số thập phân 8,1 và 7,9 có phần nguyên khác nhau và 8 > 7
nên 8,1 > 7,9
- So sánh hàng phần mười có 7 > 6 nên STP 35,7 > 35,698 
- Làm bài, trình bày miệng và giải thích cách làm .
- Làm vở . so sánh rồi xếp thứ tự các số thập phân từ bé đến lớn .
- Làm bài vào vở, so sánh rồi xếp thứ tự
 Thứ tư ngày 15-10-2014
Tập đọc: TRƯỚC CỔNG TRỜI
I. Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta. 
- Hiểu nội dung : Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc . (Trả lời được các câu hỏi 1 ,3 , 4; thuộc lòng các câu thơ em thích).
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa SGK
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ:
- Kì diệu rừng xanh
2. Bài mới:
 a). Luyện đọc:
- Hướng dẫn 1 số từ khó đọc: vách đá, đèo. 
- Giải nghĩa từ phần chú giải
- Giải nghĩa thêm từ: áo chàm, nhạc ngựa, thung
 b) Tìm hiểu bài:
- Câu 1:
- Câu 2: HSNK:
- Câu 3:
- Câu 4:
 c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Chọn đoạn 2
3. Dặn dò:
- Cho vài HS nêu lại nội dung bài.
- Học thuộc lòng bài thơ
- Bài sau: Cái gì quý nhất?
- 2 Hs đọc và trả lời câu hỏi 1,2
- HS đọc tiếp nối 3 đoạn
 Đ1: 4 dòng đầu
 Đ2: Tiếp theo ... hơi khói
 Đ3: còn lại
- HS đọc khổ thơ 1;
- Đèo cao giữa 2 vách đá, từ đỉnh đèo có thể nhìn thấycả 1 khoảng trời lộ ra có mây bay, có gió thoảng.
- Miêu tả lần lượt theo hình ảnh thơ hoặc miêu tả theo cảm nhận.
- HS tự nêu
- Có hình ảnh con người, ai nấy tất bật, rộn ràng với công việc ... cả nắng chiều.
- Đọc với giọng sâu lắng, ngân nga, thể hiện cảm xúc của tác giả.
- Thi đọc diễn cảm
- Thi đọc thuộc lòng
 Toán: LUYỆN TẬP tr43 
I. Mục tiêu:
- Biết so sánh hai số thập phân.
- Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.
-BT: 1;2;3;4a. (HSNK thêm 4b).
II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.HĐ dạy- học:
 HĐ của GV
 HĐ của HS
1.KT:
- Nêu cách so sánh hai số thập phân.
- Bài 2 trang 42.
2.Bài mới: Luyện tập
Bài 1: (tr43) Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
Bài 2: (tr43) Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
Bài 3: ( tr43) Tìm chữ số x biết:
 9,7x8< 9,718
Bài 4 (tr43) 
 Tìm số tự nhiên x biết: 
a) 0,9 < x < 1,2
b) tương tự: HSNK làm thêm.
3. Củng cố- Dặn dò: 
- Cho HS nêu lại cách so sánh hai số thập phân.
- Bài sau: LTC trang 43.
2 em.
- Bảng con. Một em lên bảng.
- Vở nháp. Trình bày miệng.
Làm vào vở. x= 0.
- x=1
- x= 65
ATGT : ÔN TẬP CÁC LOẠI BIỂN BÁO .	
I.Mục tiêu: Giúp HS nhận biết khắc sâu các loại biển báo đã học .
II.Đồ dùng :
Các loại biển báo đã học .
III .Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy :
Hoạt động của trò:
A.Kiểm tra: 
Cho HS nhắc lại các loại biển báo đã học .
B.Bài mới:Giới thiệu bài :
2Hướng dẫn HS ôn tập :
Hoạt động 1 : Ôn về hình dáng ,nội dung của biển báo 
--Yêu cầu HS nêu tên gọi ,nội dung của từng loại biển báo đó.
Hoạt động 2
Trò chơi : “Ai nhanh –Ai đúng ”
-Cho HS nhận xét ,tuyên dương 
3,Củng cố ,dặn dò:
-Biết được nội dung và tác dụng của biển báo giúp ích gì cho ta ?
-GV liên hệ giáo dục .
2 HS nhắc.
-HS quan sát và trả lời :
- HS quan sát lần lượt từng loại nhóm biển báo đã học .
-Biển báo cấm ;biển chỉ dẫn ;biển hiệu lệnh ,
Biển ;biển báo nguy hiểm và các loại biển báo khác .
-HS mô tả từng loại biển báo và tác dụng của mỗi loại biển báo đó .
-HS thực hiện 4 nhóm 
-Vẽ vào bảng con 
-Trình bày biển báo của mình trước lớp .
-HS quan sát ,nhận xét .
-Giúp ta thuận lợi và thực hiện tốt việc an toàn giao thông . 
Luyện từ & câu: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA I. Mục tiêu:
- Phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1 
- Hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa ( BT2 ) (Không làm- 5842)
- Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa ( BT3 )
*HSNK biết đặt câu phân biệt các nghĩa ở mỗi tính từ nêu ở BT3.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1, 2.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ:
- Kiểm tra về từ nhièu nghĩa
2. Bài mới:
Bài 1:
- Nêu từng ví dụ
Bài 3 ( HS khá giỏi biết đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ nêu ở BT3 
3. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: MRVT: thiên nhiên.
- 2 HS
- Thảo luận nhóm xác định từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, cử đại diện trình bày
 a. Từ chín (hoa quả phát triển đến mức thu hoạch được)ở câu 1 với từ chín (suy nghĩ kĩ càng) ở câu 3 thể hiện 2 nghĩa khác nhau của 1 từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ chín ở câu 2.
 b. Đồng âm: cả 3 từ đường ở 3 câu.
 Nhiều nghĩa: Từ đường (vật nôi liền 2 đầu) ở câu 2 và đường ( lối đi ) ở câu 3
 c. Đồng âm: cả 3 từ
 Nhiều nghĩa: từ vạt (mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi) ở câu 1 với từ vạt (thân áo) ở câu 3
- Đặt câu vào vở, tiếp nối trình bày miệng.
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
- Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài : mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp 
( BT1 )
- Phân biệt được hai cách kết bài : kết bài mở rộng ; kết bài không mở rộng ( BT2 ) 
- Viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương ( BT3 ).
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ:
- Nêu vai trò của câu mở đoạn
2. Bài mới:
Bài 1:
Bài 2:
- Nêu điểm giống và khác?
Bài 3: 
- Mở bài:
- Kết bài:
3. Dặn dò:
- Nắm kĩ 2 kiểu mở bài và kết bài.
- 2 HS
- HS đọc bài tập
- Nhắc lại kiến thức về 2 kiểu mở bài
 * Trực tiếp: Giới thiệu ngay đối tượng được tả
 * Gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào đối tượng định tả
- Đọc thầm đoạn 2- nêu nhận xét
 a. Trực tiếp
 b. Gián tiếp
- Nhắc lại kiến thức về 2 kiểu kết bài:
 * Mở rộng: Có lời bình thêm
 * Không mở rộng: Không có lời bình
- HS đọc đoạn văn
- Giống: Đều nói về tình cảm yêu quý đối với con đường.
- Khác: Khẳng định thân thiết đối với HS (a), tình cảm yêu quý, ca ngợi công ơn, ý thức giữ gìn (b)
- Nói về cảnh đẹp nói chung, sau đó giới thiệu về cảnh đẹp cụ thể.
- Kể về những việc làm của mình nhằm giữ gìn, tô đẹp thêm cho cảnh quê hương.
 Thứ năm, 16/10/2014
Toán : LUYỆN TẬP CHUNG tr43
I/ Mục tiêu :
- Biết :
* Đọc, viết, sắp thứ tự các số thập phân .
* Tính bằng cách thuận tiện nhất (không yêu cầu); Không làm BT4a theo 5842
-BT: 1;2;3;4b
II/ Đồ dùng dạy học :
III/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ :
a. Tìm chữ số thích hợp điền vào chỗ trống 
 56,2..3 < 56,245 
 14,75… < 13,57
b. Điền số tự nhiên thích họp 
 13,31 < …… < 13,01
 14,75 > …… > 13,57
2. Bài mới :
 Bài 1 :
- Viết từng số lên bảng 
 Bài 2 :
- Đọc từng số 
 Bài 3 :
Bài 4 : Xác định đề bài 
( Không yêu cầu tính thuận tiện)
3. Tổng kết dặn dò :
- Nhận xét tình hình tiết học 
- Bài sau : Viết số đo độ dài dưới dạng STP.
- 2 em.
- Đọc từng số và nhắc lại cách đọc số thập phân .
- Viết vào bảng con, 1 em nhắc lại cách viết số thập phân 
- Đọc đề, nắm yêu càu và làm vào vở 
- Nêu lại cách so sánh hai số thập phân 
- 2 HS làm ở bảng lớp, cả lớp làm vào vở nháp . 
 Thứ sáu, 17/10/2014
Toán: VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN 
I/ Mục tiêu :
Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân ( trường hợp đơn giản ).
- Bt; 1;2;3.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Kẻ khung bảng đơn vị đo theo sgk 
III/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ :
- Bài 3 /43.
2. Bài mới :
 a. Ôn bảng đơn vị đo độ dài :
b. Nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thông dụng .
c. Hướng dẫn ví dụ : như SGK 
Bước 1 : chuyển thành hỗn số 
Bước 2 : chuyển hỗn số thành STP có tên đơn vị .
3. Luyện tập :
Bài 1:
- Viết số thập phân …
Bài 2 :
Viết các số đo dưới dạng số thập phân 
Bài 3 : 
Giải toán 
3. Tổng kết dặn dò :
- Ôn đơn vị đo độ dài 
Tiết sau : Luyện tập 
- 2 HS
- Hs nêu lại bảng đơn vị đo độ dài .
- Nêu mối quan hệ giữacác đơn vị đo liền kề .
 * Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé .
 * Đơn vị bé bằng đơn vị lớn .
-1km = 1000m
 1m = 100cm
 1m = 1000mm
-Dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, đổi và viết vào bảng con .
- HS làm bài vào vở .
- HS thảo luận nhóm – làm bài vào bảng nhóm . Trình bày bài – sửa bài 
Hoạt dộng tập thể : SINH HOẠT LỚP TUẦN 8
I. Các ban đánh giá hoạt động của ban mình trong tuần qua.
II.các phó CTHĐTQ bổ sung.
III. Chủ tịch HĐTQ đánh giá chung, xếp loại.
- Nêu phương hướng tuần đến.
IV. Ý kiến tập thể.
V. Ý kiến GVCN:
 1. Ưu điểm :
- HS đi học chuyên cần – Không có hs đi học trễ 
- Tham gia tốt các hoạt động trong nhà trường 
- Vệ sinh lớp học và khu vực sạch sẽ .
- Đảm bảo nề nếp ra vào lớp, thể dục đầu giờ …
 2. Hạn chế : 
* Các khoản thu còn chậm 
* Vài em hay quên vở ở nhà ( Hoàng Tuyết, Bảo , … )
* Kế hoạch tuần đến :
Duy trì tốt mọi nề nếp lớp.
Kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập 
Kiểm tra chủ đề năm học . Sinh hoạt Đội.
Tập trung nâng cao chất lượng học tập, ôn tập giữa học kì 1.
- Tiếp tục nộp các khoản thu .
	____________________________________ 

File đính kèm:

  • docGA L5 Tuan 8 THAO 20142015.doc