Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2015-2016 - Hoàng Văn Lam

LỊCH SỬ ( tiết 33 ) : ÔN TẬP (tiết 1)

I. MỤCĐÍCH- YÊU CÂU:

Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay:

- Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 02/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Cuối năm 1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.

- Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất.

 - GDHS : Truyền thống yêu nước , anh dũng của dân tộc ta .

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

+ GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, phiếu học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc27 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2015-2016 - Hoàng Văn Lam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức nêu trên. Sau đó, phân tích từng tên thành nhiều bộ phận (đánh dấu gạch chéo), nhận xét cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức. GV phát bảng nhóm cho 3 – 4 HS.
- GV mời những HS làm bài trên bảng nhóm dán bài lên bảng lớp, trình bày nhận xét về cách viết hoa từng tên cơ quan, tổ chức. 
- GV kết luận HS làm bài đúng nhất.
* GV: Các chữ về (dòng 4), của (dòng 7) tuy đứng đầu một bộ phận cấu tạo tên chung nhưng không viết hoa vì chúng là quan hệ từ.
4/ Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS học ghi nhớ 
HS thực hiện yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm và trả lời: Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ.
- Ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, lời ru
- HS gấp SGK, viết bài, bắt lỗi chính tả, nộp tập.
- Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. 
- 2 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm và trả lời:
Công ước về quyền trẻ em là văn bản quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện các quyền của trẻ em. Quá trình soạn thảo Công ước diễn ra 10 năm. Công ước có hiệu lực, trở thành luật quốc tế vào năm 1990. Việt Nam là quốc gia đầu tiên của châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK: Liên hợp quốc, Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc, Tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc, Tổ chức Lao động Quốc tế, Tổ chức Quốc tế về bảo vệ trẻ em, Liên minh Quốc tế cứu trợ trẻ em, Tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ chức Cứu trợ trẻ em của Thụy Điển, Đại hội đồng Liên hợp quốc.
- 1 HS trình bày: Tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS làm vở:
*. Liên hợp quốc
Ủy ban / Nhân quyền / Liên hợp quốc
Tổ chức / Nhi đồng Liên / hợp quốc
Tổ chức / Lao động / Quốc tế
Tổ chức / Quốc tế / về bảo vệ trẻ em
Liên minh / Quốc tế / cứu trợ trẻ em
Tổ chức / Ân xá / Quốc tế
à Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
- Tổ chức / Cứu trợ trẻ em / của Thụy Điển
Đại hội đồng / Liên hợp quốc
à Bộ phận thứ ba là tên địa lí nước ngoài (Thụy Điển – phiên âm theo âm Hán Việt) – viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó (viết như tên riêng Việt Nam).
- Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
************************************************ 
LỊCH SỬ ( tiết 33 ) : ÔN TẬP (tiết 1)
I. MỤCĐÍCH- YÊU CÂU:
Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay:
- Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 02/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Cuối năm 1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
- Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất.
 - GDHS : Truyền thống yêu nước , anh dũng của dân tộc ta .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
+ GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Ông Nguyễn Trung Trực sinh năm nào và mất năm nào ?...............
- Nhận xét, đánh giá điểm.
 B.Dạy bài mới:
Hoạt động 1: HS nêu ra bốn thời kì lịch sử đã học.
- GV chốt lại và yêu cầu HS nắm được những mốc quan trọng.
Hoạt động 2: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm học tập. Mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập một thời kì, theo 4 nội dung:
+ Nội dung chính của thời kì;
+ Các niên đại quan trọng; 
+ Các sự kiện lịch sử chính;
+ Các nhân vật tiêu biểu.
- GV bổ sung.
 H. Ý nghĩa của 2 sự kiện : tháng 8 1945 và đại thắng mùa xuân 1975.
*.GV nêu: Từ sau năm 1975, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
4/ Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị cho tiết “Ôn tập HKII” vào tuần tới. 
HS trình bày: 
- Cả lớp nghe và nêu 4 thời kì đã học.
+ Từ năm 1858 đến năm 1945;
+ Từ năm 1945 đến năm 1954;
+ Từ năm 1954 đến năm 1975;
+ Từ 1975 đến nay.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Học sinh thảo luận theo nhóm nội dung câu hỏi.
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả học tập.
- Thảo luận nhóm đôi trình bày ý nghĩa lịch sử của 2 sự kiện.
Cách mạng tháng 8 1945 và đại thắng mùa xuân 1975.
- HS lắng nghe.
 ************************************************
Khoa học
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG RỪNG
I. MỤCĐÍCH- YÊU CÂU:
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá.
- Nêu tác hại của việc phá rừng.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trồng cây gây rừng để môi trường sạch đẹp...
* Giảm tải:
Không yêu cầu tất cả HS sưu tầm một số tranh ảnh, không tin về nạn phá rừng và hậu quả của nó. Giáo viên hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có điều kiện sưu tầm, triển lãm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Hình trang 134, 135, SGK. Phiếu học tập.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Trực quan, vấn đáp, gợi mở; thực hành, quan sát, thảo luận nhóm, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Môi trường có ảnh hưởng gì tới đời sống của con người?
- GV nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài - Ghi bảng.
2. Vào bài:
a. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
- 1 - 2 HS nêu.
*Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm. 
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 134, 135 để trả lời các câu hỏi:
+ Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì?
+ Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn phá?
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Mời đại diện một số nhóm trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV cho cả lớp thảo luận: Phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá?
+ GV nhận xét, kết luận: 
b. Hoạt động 2: Thảo luận
*Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
+ Các nhóm thảo luận câu hỏi: Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì? Liên hệ đến thực tế ở địa phương bạn?
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
+ Mời đại diện một số nhóm trình bày.
+ GV nhận xét, kết luận:
* Để môi trường rừng không bị tàn phá làm ảnh hưởng đển môi trường thì chúng ta nên làm gì?
*Mục tiêu: HS nêu được những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
+ Đáp án:
Câu 1:
+ Hình 1: Cho thấy con người phá rừng để lấy đất canh tác, trồng các cây lương thực,
+ Hình 2: Cho thấy con người phá rừng để lấy chất đốt.
+ Hình 3: Cho thấy con người phá rừng lấy gỗ để xây nhà, đóng đồ đạc
Câu 2:
+ Hình 4: cho thấy, cho thấy ngoài nguyên nhân rừng bị phá do chính con người khai thác, rừng còn bị tàn phá do những vụ cháy rừng.
*Mục tiêu: HS nêu được tác hại của việc phá rừng.
- Phá rừng dẫn đến hậu quả đất bị sói mòn, gây lũ lụt, hạn hán....
- Đại diện một số nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Vận động mọi người không chặt phá rừng bừa bãi, không phá rừng làm nương, tích cực trồng cây gay rừng . . .
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV cho HS nêu lại nội dung bài
 ddddddd&ccccccc
 Thứ tư, ngày 27 tháng 4 năm 2016
Tập đọc ( tiết 66 ): SANG NĂM CON LÊN BẢY
I. MỤCĐÍCH- YÊU CÂU:
- Biết đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu được điều người cha muốn nói với con : Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK ; Thuộc hai khổ thơ cuối bài) ; Học sinh khá , giỏi đọc diễn cảm, thuộc bài thơ .
- GDHS : Chăm chỉ học tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
SGK, bảng viết đoạn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc bài : Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trả lời các câu hỏi:
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài:
*.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a)Luyện đọc: 
- GV yêu cầu một HS giỏi đọc bài thơ.
- GV cho từng tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ (2 lượt). GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng những câu hỏi, nghỉ hơi dài sau các khổ thơ, sau dấu ba chấm.
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV gọi một, hai HS đọc bài thơ.
- GV đọc diễn cảm bài thơ - giọng nhẹ nhàng, tự hào, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tâm sự của người cha với con khi con đến tuổi tới trường. Hai dòng thơ đầu “Sang năm con lên bảytới trường” đọc với giọng vui, đầm ấm.
b)Tìm hiểu bài: HS đọc, trả lời câu hỏi
- Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp ? 
- Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên ? 
- Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu ? 
GV chốt lại: Từ giã thế giới tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thực. Để có được hạnh phúc, con người phải rất vất vả, khó khăn vì phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, bằng hai bàn tay của mình, không giống như hạnh phúc tìm thấy dễ dàng trong các truyện thần thoại, cổ tích nhờ sự giúp đỡ của bụt, của tiên
- Bài thơ nói với các em điều gì ? 
* Nội dung : Như ở mục tiêu .
c) Đọc diễn cảm và HTL bài thơ:
- GV cho 3 HS tiếp nối nhau luyện đọc diễn cảm 3 khổ thơ. GV hướng dẫn HS thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1, 2. GV giúp HS tìm đúng giọng đọc từng khổ thơ, từ ngữ cần đọc nhấn giọng, chỗ ngắt giọng gây ấn tượng.
- HS nhẩm HTL từng khổ, cả bài thơ.
- GV cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
2 HS đọc và trả lời: 
-1 HS giỏi đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Từng tốp HS đọc tiếp nối bài thơ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1- 2 HS đọc.
- HS lắng nghe và chú ý giọng đọc của GV.
 - Những câu : Giờ con đang lon ton, Khắp sân vườn chạy nhảy, Chỉ mình con nghe thấy, Tiếng muôn loài với con.
- chim không còn biết nói, gió chỉ còn biết thổi, cây chỉ còn là cây, đại ang chẳng về đậu trên cành khế nữa; chỉ còn trong đời thật tiếng người nói với con.
- Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật. / Con người phải giành lấy hạnh phúc một cách khó khăn bằng chính hai bàn tay; không dễ dàng như hạnh phúc có được trong các chuyện thần thoại, cổ tích.
+ Thế giới của trẻ thơ rất vui và đẹp vì đó là thế giới của truyện cổ tích. Khi lớn lên, dù phải từ biệt thế giới cổ tích đẹp đẽ và thơ mộng ấy nhưng ta sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay ta gây dựng nên.
-3 HS đọc tiếp nối diễn cảm 3 khổ thơ. 
- Cả lớp luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1, 2.
- HS nhẩm HTL từng khổ, cả bài thơ.
- Thi đọc thuộc .
************************************************
Toán ( tiết 163 ) : LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤCĐÍCH- YÊU CÂU:
- Biết thực hành tính diện tích và thể tích các hình đã học.
- HS làm được các bài tập 1, 2. HS khá, giỏi làm được cả BT3.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
SGK, Vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi hs tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương khi biết độ dài cạnh là 3,5 m.
- Nhận xét
2-Bài mới: Giới thiệu bài
*Bài tập 1 (169): 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (169): 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm bài vào nháp, chữa.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (170): HSKG làm
* Dành cho học sinh khá giỏi giải .
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm theo nhóm 2.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS xem lại các BT đã làm.
 - 3 HS lên bảng tính. Còn lại làm nháp.
*Bài tập 1 (169): Bài giải:
Nửa chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là: 160 : 2 = 80 (m)
Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật là: 
 80 – 30 = 50 (m)
Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là: 
 50 x 30 = 1500 (m2)
Số ki-lô-gam rau thu hoạch được là:
 15 : 10 x 1500 = 2250 (kg)
 Đáp số: 2250 kg.
*Bài tập 2 (169): Bài giải:
Chu vi đáy hình hộp chữ nhật là:
 (60 + 40) x 2 = 200 (cm)
 Chiều cao hình hộp chữ nhật đó là:
 6000 : 200 = 30 (cm)
 Đáp số: 30 cm.
*Bài tập 3 (170): Bài giải:
 Độ dài thật cạnh AB là:
5 x 1000 = 5000 (cm) hay 50m
.....
 Đáp số: a) 170 m ; b) 1850 m2.
 ************************************************
TẬP LÀM VĂN : ÔN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI 
I. MỤCĐÍCH- YÊU CÂU:
- Lập được dàn ý một bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. Bài văn đúng nội dung miêu tả, đúng cấu tạo bài vaen tả người đã học .
- Học sinh khá , giỏi trình bay miệng được đoạn văn một cách rõ ràng, rành mạch dựa trên dàn ý đã lập. 
- GDHS : lựa chọn từ ngữ đúng, hay để diễn ý .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ : 
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1 : Chọn đề bài:
- GV cho một HS đọc nội dung BT1 trong SGK.
- GV viết lên bảng lớp 3 đề bài, cùng HS phân tích từng đề - gạch chân những từ ngữ quan trọng:
a) Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.
b) Tả một người ở địa phương em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng,)
c) Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị như thế nào cho tiết học theo lời dặn của GV (chọn đề bài, đối tượng quan sát, miêu tả); mời một số HS nói đề bài các em chọn.
Lập dàn ý:
- GV cho một HS đọc gợi ý 1, 2 trong SGK. 
- GV hướng dẫn HS: Dàn ý bài văn tả người cần xây dựng theo gợi ý trong SGK song các ý cụ thể phải thể hiện sự quan sát riêng của các em, giúp các em có thể dựa vào dàn ý để tả người đó. 
- GV yêu cầu HS dựa theo gợi ý 1, viết nhanh dàn ý bài văn. GV phát bút dạ và giấy cho 3 HS (chọn 3 em lập dàn ý cho 3 đề khác nhau).
- GV mời những HS lập dàn ý trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày. GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các dàn ý.
Bài tập 2
- GV cho HS đọc yêu cầu của BT2; dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày miệng bài văn tả người trong nhóm (tránh đọc dàn ý). GV nhắc HS cần nói theo sát dàn ý, nói ngắn gọn, diễn đạt thành câu.
- GV mời đại diện các nhóm thi trình bày dàn ý bài văn trước lớp.
- Sau khi mỗi HS trình bày, cả lớp trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt; bình chọn người trình bày hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả người trong tiết TLV sau.
- 2 HS đọc bài văn của mình.
- 1HS đọc , lớp lắng nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- 3 HS đọc đề bài.
- HS xác định trọng tâm của đề bài.
- Một số HS nói đề bài mình chọn.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Miệng.
* Ví dụ: Dàn ý bài văn miêu tả cô giáo
1, Mở bài: Năm nay em đã học lớp 5. Em vẫn nhớ mãi về cô Hương. Cô giáo đã dạy em hồi lớp 1
2, Thân bài
- Cô Hương còn rất trẻ
- Dáng người cô tròn lẳn
- Làn tóc mượt xoã ngang lưng
- Khuôn mặt tròn, da trắng hồng
- Đôi mắt to, đen lay láy ..
- Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng ngà
- Giọng nói cô ngọt ngào dễ nghe
- Cô kể chuyện rất hay
- Cô luôn uốn nắn cho chúng em từng nét chữ
3, K bài : Tuy nay đã 5 năm nhưng hình ảnh cô giáo Hương vẫn đọng mãi trong em . Em kính yêu cô nhiều lắm .
* Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình.
- HS trình bày dàn ý đã làm của mình cho cả lớp nghe .
- HS trao đổi, thảo luận. 
************************************************
Đạo đức ( tiết 33 ) : DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG (tiết 2)
Ý THỨC GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP
I. MỤCĐÍCH- YÊU CÂU:
1- KT: HS có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
2-KN: Có ý thức tham gia các việc làm bảo vệ trường lớp.
3- GD: HS chăm chỉ tham gia các công việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ:
+Em hãy kể mọi người giữ gìn vệ sinh nơi cơng cộng ở địa phương em?
+Theo em các bạn HS trong trường tham gia vệ sinh nơi cơng cộng như thế nào ?
+Em cần làm gì để là một HS có ý thức chấp hành tốt vệ sinh nơi cơng cộng ?
-GV nhận xét - Đánh giá.
2. Bài mới
Hoạt động 1:Tham quan trường, lớp học.
-GV cho HS tham quan sân tường, vườn trường, lớp học.
-Yêu cầu HS làm phiếu học tập sau theo cặp.
-GV tổng kết dựa trên những phiếu học tập của HS.
-Kết luận :Các em cần phải giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.
Hoạt động 2:Những việc cần làm để giữ gìn trường , lớp sạch đẹp.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 ghi ra giấy những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
-Kết luận :
Muốn giữ trường lớp sạch đẹp ta cò thể làm một số côn việc sau:
+Không vứt rác ra sân lớp.
+Không bôi bẩn, vẽ bậy ra bàn ghế và trên tường.
+Luôn kê bàn ghế ngay ngắn.
+Vứt rác đúng nơi quy định.
+
HĐ 3:Thực hành vệ sinh trường lớp.
-Cho HS nhặt rác quan sân trường, lau bàn ghế tủ ,cửa kính
-3 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
-HS tham quan sân tường, vườn trường, lớp học.
-HS làm phiếu học tập sau theo cặp
1. Em thấy vườn trường, sân trường mình như thế nào?
 Sạch , đẹp, thoáng mát.
 Bẩn, mất vệ sinh.
Ý kiến của em:
..
.
2. Sau khi quan sát em thấy lớp như thế nào ghi lại ý kiến của em.
..
-HS thảo luận nhóm 4 ghi ra giấy những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
-Lần lượt các thành viên trong nhóm sẽ ghi ý kiến của mình vào phiếu.
-Đại diện nhóm lên trình bày.
-Trao đổi, nhận xét , bổ sung giữa các nhóm.
-HS nhặt rác quan sân trường, lau bàn ghế, tủ, cửa kính 
3. Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tiết học.
-GDHS ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 ddddddd&ccccccc
 Thứ năm, ngày 28 tháng 4 năm 20163
Toán ( tiết 64 ) : MỘT SỐ DẠNG TOÁN ĐÃ HỌC
I. MỤCĐÍCH- YÊU CÂU:
- Biết một số dạng bài toán đã học; biết giải toán có liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
 - Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2; HSKG BT3*.
- GDHS : Tính cẩn thận , chính xác .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ : Kiểm tra bài 3 về nhà
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài ghi mục lên bảng .
*Bài tập 1 (170): 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Bài toán này thuộc dạng toán nào?
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (170): 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Bài toán này thuộc dạng toán nào?
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào nháp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (170): ( HS Khá, giỏi giải )
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Bài toán này thuộc dạng toán nào?
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà xem lại BT đã làm.
- 1HS lên sửa BT3 :Đáp số: 1850 m2
- HS làm vào nháp ; 1 HS trình bày 
- Cả lớp nhận xét 
Bài giải:
Quãng đường xe đạp đi trong giờ thứ ba là: (12 + 18 ) : 2 = 15 (km)
Trung bình mỗi giờ xe đạp đi được là: 
 (12 + 18 + 15) : 3 = 15 (km)
 Đáp số: 15 km.
- 1 HS nêu yêu cầu ; 
Bài giải:
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
120 : 2 = 60 (m)
 Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là:
 (60 + 10) : 2 = 35 (m)
 Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là: 35 – 10 = 25 (m)
 Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là:
 35 x 25 = 875 (m2)
 Đáp số: 875 m2.
- 1 HS nêu yêu cầu ;
- HS làm vào vở.
- 1 HS trình bày . Cả lớp nhận xét. 
Tóm tắt:
 3,2 cm3 : 22,4g
 4,5 cm3 : g ?
Bài giải:
 1 cm3 kim loại cân nặng là:
 22,4 : 3,2 = 7 (g)
 4,5 cm3 kim loại cân nặng là:
 7 x 4,5 = 31,5 (g)
 Đáp số: 31,5g.
 ************************************************
Luyện từ và câu ( tiết 66 ) : ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( dấu ngoặc kép ) .
I. MỤCĐÍCH- YÊU CÂU:
 Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được bài tập thực hành về dấu ngoặc kép .
- Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép ( BT3 ).
-GDHS : Sử dụng dấu ngoặc kép chính xác khi viết .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng viết n

File đính kèm:

  • docTuan_33_Luat_Bao_ve_cham_soc_va_giao_duc_tre_em.doc