Giáo án Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Thái Hoàn

Kể chuyện

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC ( HOẶC CHỨNG KIẾN THAM GIA)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tìm được câu chuyện đã nghe, đã đọc ( hoặc chứng kiến tham gia) về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

2. Kĩ năng: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc ( hoặc chứng kiến tham gia) về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam; hiểu nội dung chính của câu chuyện.

3. Thái độ: Giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

 - Giáo viên: Sách, báo, truyện về truyền thống hiếu học.

 - Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc43 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 97 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Thái Hoàn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học.
- HS nghe và thực hiện
______________________________
CHIỀU:
( GV BỘ MÔN DẠY)
______________________________
Thứ Tư, ngày 24 tháng 3 năm 2021
English:
( Cô Lài dạy)
______________________________
Tập đọc
ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Niềm vui và tự hào về một đất nước tự do. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 3 khổ thơ cuối).
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng ca ngợi, tự hào.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước. 
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ 	
2. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Tranh minh hoạ SGK
 - Học sinh: Sách giáo khoa 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên"đọc 1 đoạn trong bài Tranh làng Hồ và trả lời câu hỏi về nội dung của bài tậpđọc đó.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- Ghi bảng 
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm bài thơ.
- Cho HS luyện đọc khổ thơ trong nhóm lần 1, tìm từ khó.Sau đó báo cáo kết quả.
- Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm lần 2, tìm cách ngắt nghỉ. GV tổ chức cho HS luyện đọc cách ngắt nghỉ.
- GV cho HS đọc chú giải
- HS đọc theo cặp
- GV đọc diễn cảm toàn bài
- 1 HS đọc to, lớp theo dõi 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc
- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.
- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc cách ngắt nghỉ.
- HS đọc chú giải
- HS đọc theo cặp
- HS theo dõi
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Niềm vui và tự hào về một đất nước tự do. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 3 khổ thơ cuối).
* Cách tiến hành:
- HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: 
1. Những ngày thu đẹp và buồn được tả trong khổ thơ nào?
- Những từ ngữ nói lên điều đó?
2.Nêu một hình ảnh đẹp và vui về mùa thu mới trong khổ thơ thứ ba.
3. Tác giả sử dụng biện pháp gì để tả thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến?
4. Nêu một hai câu thơ nói lên lòng tự hào về đất nước tự do, về truyền thống bất khuất của dân tộc trong khổ thơ thứ tư và thứ năm.
5. Nêu nội dung chính của bài thơ ?
- GVKL nội dung bài thơ.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, TLCH, chia sẻ kết quả
- Những ngày thu đẹp và buồn được tả trong khổ thơ thứ nhất và khổ thơ thứ hai.
- Những ngày thu đã xa đẹp: sáng mát trong, gió thổi mùa thu hương cốm mới.
- buồn: sáng chớm lạnh, những phố dài xao xác hơi may, ..
- Gió thổi rừng tre phấp phới
- Trời thu thay áo mới
- Trong biếc nói cười thiết tha.
- Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá, làm cho trời cũng thay áo mới cũng nói cười như con người.
- Lòng tự hào về đất nước.
+ Trời xanh đây là của chúng ta
+ Núi rừng đây là của chúng ta 
- Tự hào về truyền thống bất khuất dân tộc: 
+Nước những người chưa bao giờ khuất 
- Thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.
- Học sinh đọc lại.
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng ca ngợi, tự hào. 
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ.
- Giáo viên chọn luyện đọc diễn cảm 1- 2 khổ thơ.
- Thi đọc diễn cảm
- Luyện học thuộc lòng
- Thi học thuộc lòng.
- Cả lớp theo dõi và tìm đúng giọng đọc.
- HS luyện đọc theo cặp
- HS thi đọc diễn cảm
- Học sinh nhẩm từng khổ, cả bài thơ.
- Học sinh thi học thuộc lòng từng khổ thơ.
5. Hoạt động ứng dụng: (2 phút)
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Học sinh tiếp tục học bài thơ.
- HS nhắc lại
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà đọc bài thơ cho mọi người trong gia đình cùng nghe

_____________________________
Lịch sử:
CHIẾN THẮNG “ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”
I. Mục tiêu: 
* Kiến thức
- Biết cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta.
- Quân và dân ta đã lập nên chiến chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên không”.
* Kĩ năng: 
- Sử dụng bản đồ thành phố Hà Nội, sưu tầm hình ảnh minh họa, tư liệu lịch sử, các truyện kể thơ ca về chiến thắng lịch sử « Điện Biên phủ trên không »
- Kể chuyện.
* Định hướng thái độ:
- Tự hào, khâm phục tinh thần quả cảm của quân và dân ta trong trong chiến dịch 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội.
*Định hướng năng lực:
- Năng lực nhận thức lịch sử:
+ Trình bày một số nét cơ bản về chiến thắng « Điện Biên Phủ trên không ».
- Năng lực tìm tòi, khám phá lịch sử:
+ Quan sát, nghiên cứu tài liệu học tập (kênh chữ, ảnh chụp, bản đồ)
+ Nêu được âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng máy bay B52 đánh phá Hà Nội.
+ Kể lại trận chiến đấu đêm 26/12/1972 trên bầu trời Hà Nội.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Nêu được vì sao gọi chiến thắng 12 ngày đêm cuối 1972 ở Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc là chiến thắng « Điện Biên Phủ trên không »
+ Nêu ý nghĩa của chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại.
+ Nêu được cảm nghĩ về bức ảnh máy bay Mĩ bị bắn rơi ở ngoại thành Hà Nội.
II. Chuẩn bị
- GV: + Bản đồ thành phố Hà Nội.
+ Hình minh họa trong SGK.
+ Phiếu học tập
- HS: Sưu tầm hình ảnh minh họa, tư liệu lịch sử, các truyện kể thơ ca về chiến thắng lịch sử « Điện Biên phủ trên không »
III. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động:
- Kiểm tra bài cũ: Nhóm trưởng điều hành kiểm tra: - Nêu ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968. Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài:
+ GV cho HS xem đoạn phim tài liệu về máy bay ném bom trên bầu trời Hà Nội: Đoạn phim này gợi nhớ đến sự kiện lịch sử nào? 
+ GV thiệu bài. 
2. Hoạt động khám phá
*Hoạt động 1: Tìm hiểu âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng B 52 bắn phá Hà Nội.
Mục tiêu: HS biết âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng B 52 bắn phá Hà Nội
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc SGK trả lời câu hỏi:
+ Nêu tình hình của ta trên mặt trận chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968?
+ Nêu những điều em biết về máy bay B 52?
+ Đế quốc Mĩ âm mưu gì trong việc dùng máy bay B 52?
- HS trình bày trước lớp, GV bổ sung và kết luận: Sau hàng loạt thất bại ở chiến trường miền Nam, Mĩ buộc phải kí kết với ta một Hiệp định tại Pa-ri. Song nội dung Hiệp định lại do phía ta nêu ra, lập trường của ta rất kiên định, vì vậy Mĩ cố tình lật lọng, một mặt chúng thỏa luận thời gian kí vào tháng 10 năm 1972, mặt khác chuẩn bị ném bom tại Hà Nội. Tổng thống Mĩ Ních- xơn đã ra lệnh sử dụng máy bay tối tân nhất lúc bấy giờ là B52 để ném bom Hà Nội. Mĩ muốn đưa Hà Nội về thời kì đồ đá và chúng ta phải kí Hiệp định Pa - ri theo các điều khoản do mĩ đặt ra.
* Hoạt động 2: Trình bày diễn biến Hà Nội 12 ngày đêm quyết chiến.
Mục tiêu: Biết cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta. Quân và dân ta đã lập nên chiến chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên không”.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 để trình bày diễn biến 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ bắn phá Hà Nội.
- HS thảo luận ghi ý kiến của nhóm vào phiếu học tập: 
+ Cuộc chiến đấu chống máy bay của Mĩ phá hoại năm 1972 của quân và dân Hà Nội bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
+ Lực lượng và phạm vi phá hoại của máy bay Mĩ?
+ Hãy kể lại trận chiến đấu đêm 26-12-1972 trên bầu trời Hà Nội?
+ Kết quả của cuộc chiến đấu
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung
- GV kết luận một số ý chính về diễn biến cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại.
- GV cho HS quan sát bản đồ Hà Nội giới thiệu địa điểm phố Khâm Thiên.
- GV hỏi HS cả lớp:
+ Hình ảnh một góc phố Khâm Thiên Hà nội bị máy bay Mĩ tàn phá và việc Mĩ ném bom cả vào bệnh viện, trường học, bến xe, khu phố gợi cho em suy nghĩ gì?
- HS suy nghĩ và trả lời cá nhân.
- GV kết luận
* Hoạt động 3. Trình bày ý nghĩa của chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại.
Mục tiêu: Biết ý nghĩa của chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi:
+ Trong cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ bắn phá ta thu được chiến thắng gì? Địch bị thiệt hại như thế nào?
+ Chiến thắng tác động gì đến việc kí hiệp định giữa ta và Mĩ?
+ Hiệp định Pa-ri có nét gì giống với hiệp định Giơ-ne-vơ giữa ta và Pháp? 
- Đại diện các nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
- GV kết luận: Thắng lợi to lớn của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của ta đã làm thay đổi cục diện chiến trường ở miền Nam. Cùng với việc đập tan cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B52 của Mĩ ở miền Bắc, ta đã đạt mục tiêu giành thắng lợi quyết định. Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri, chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, trong đó thắng lợi quan trọng nhất của ta là quân Mĩ và quân các nước phụ thuộc Mĩ buộc phải rút hết khỏi miền Nam Việt Nam, còn quân chủ lực của ta vẫn ở nguyên tại chỗ.
3. HĐ luyện tập, vận dụng:
- HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
- Cho HS quan sát hình 2 máy bay Mĩ bắn rơi ở ngoại thành Hà Nội và phát biểu cảm nghĩ về bức ảnh máy bay Mĩ bị bắn rơi ở ngoại thành Hà Nội?
- HS giới thiệu một số hình ảnh sưu tầm được liên quan đến sự kiện.
- GV tổng kết bài.
- GV, HS nhận xét, đánh giá tiết học (tinh thần + hiệu quả học tập)
- Dặn HS: Sưu tầm thêm hình ảnh minh họa, tư liệu lịch sử, các truyện kể thơ ca về chiến thắng lịch sử « Điện Biên phủ trên không »
_____________________________
Toán
QUÃNG ĐƯỜNG – LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
2. Kĩ năng:
 - HS vận dụng kiến thức vào làm các bài tập theo yêu cầu.	
 - HS làm bài 1, bài 2.
3. Thái độ: Yêu thích môn học
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Bảng phụ 
 - Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" tính vận tốc khi biết quãng đường và thời gian(Trường hợp đơn giản) 
- Ví dụ: s = 70km; t = 2 giờ
 s = 40km, t = 4 giờ
 s = 30km; t = 6 giờ
 s = 100km; t= 5 giờ
- GV nhận xét trò chơi
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
*Cách tiến hành:
 Hình thành cách tính quãng đường
* Bài toán 1: 
- Gọi HS đọc đề toán
- GV cho HS nêu cách tính quãng đường đi được của ô tô
- Hướng dẫn HS giải bài toán.
- GV nhận xét và hỏi HS:
+ Tại sao lại lấy 42,5 x 4= 170 (km) ?
- Từ cách làm trên để tính quãng đường ô tô đi được ta làm thế nào?
- Muốn tính quãng đường ta làm như thế nào?
Quy tắc
- GV ghi bảng: S = V x t
* Bài toán 2: 
- Gọi HS đọc đề toán
- Cho HS chia sẻ theo câu hỏi:
+ Muốn tính quãng đường người đi xe đạp ta làm ntn?
+ Tính theo đơn vị nào?
+ Thời gian phải tính theo đơn vị nào mới phù hợp?
- Lưu ý hs: Có thể viết số đo thời gian dưới dạng phân số: 2 giờ 30 phút = giờ
 Quãng đường người đi xe đạp đi được là: 12 = 30 (km)

- HS đọc đề toán.
- HS nêu
- HS thảo luận theo cặp, giải bài toán.
Bài giải
Quãng đường đi được của ô tô là:
42,5 x 4 = 170 (km)
Đáp số: 170 km
+ Vì vận tốc ô tô cho biết trung bình cứ 1giờ ô tô đi được 42,5 km mà ô tô đã đi 4 giờ.
- Lấy quãng đường ô tô đi được trong 1giờ (hay vận tốc ô tô nhân với thời gian đi.
- Lấy vận tốc nhân với thời gian.
- 2 HS nêu.
- 1 HS đọc.
- HS làm bài vào nháp 1 HS lên bảng giải
- HS(M3,4)có thể làm 2 cách:
+ VËn tèc nh©n víi thêi gian
+ Vận tốc của xe dạp tính theo km/giờ.
+ Thời gian phải tính theo đơn vị giờ.
 Giải
Đổi: 2giờ 30 phút = 2,5 giờ
 Quãng đường người đó đi được là:
12 x 2,5 = 30 (km)
 Đ/S: 30 km
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: 
 - HS vận dụng kiến thức vào làm các bài tập theo yêu cầu.	
 - HS làm bài 1, bài 2.
*Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc yêu cầu của bài
- HS tự làm vào vở
- GV kết luận
Bài 2: HĐ cá nhân
- Yêu cầu HS đọc đề.
- Yêu cầu HS làm bài 
- HS nhận xét bài làm của bạn
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm, chia sẻ cách làm.
Bài giải
Quãng đường đi được của ca nô là:
15,2 x 3 = 45,6 (km)
Đáp số: 45,6 km
- HS đọc.
- HS làm vào vở, 1 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ cách làm
Bài giải
15 phút = 0,25 giờ
Quãng đường đi được của người đó là:
12,6 x 0,25 = 3,15 (km)
 Đáp số: 3,15 km
4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS vận dụng kiến thức làm bài sau:
Một người đi bộ với vận tốc 5km/giờ. Tính quãng đường người đó đi được trong 6 phút. 
- HS giải:
Giải
6 phút = 0,1 giờ
Quãng đường người đó đi trong 6 phút là:
5 x 0,1 = 0,5(km)
 Đáp số: 0,5km
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Chia sẻ với mọi người cách tính quãng đường của chuyển động khi biết vận tốc và thời gian.
- HS nghe và thực hiện
___________________________________
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài.
2. Kĩ năng: Viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn.
3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ khi viết bài.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: Hệ thống 1 số lỗi mà HS thường mắc.
 - HS : SGK, vở viết
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận , ...
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS thi đọc đoạn kịch Giữ nghiêm phép nước đã viết lại ở giờ trước.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi đọc
- HS nhận xét
- HS nghe 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài, viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn.
* Cách tiến hành:
 Nhận xét chung về kết quả bài viết.
+ Những ưu điểm chính:
- HS đã xác định được đúng trọng tâm của đề bài 
- Bố cục: (đầy đủ, hợp lí), 
- Diễn đạt câu, ý.
- Cách dùng từ, dùng hình ảnh để miêu tả hình dáng, công dụng của đồ vật.
- Hình thức trình bày:
 + Những thiếu sót, hạn chế: 
- Một số bài bố cục chưa rõ ràng. Nội dung phần thân bài chưa phân đoạn rõ ràng.
- Diễn đạt còn lủng củng, câu ý viết còn sai, câu văn còn mang tính liệt kê chưa gợi tả, gợi cảm.
- Một số bài chưa biết cách sử dụng dấu câu, chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hoá)
Hướng dẫn HS chữa bài.
- GV trả bài cho từng HS 
- Hướng dẫn HS chữa những lỗi chung.
+ GV viết một số lỗi về dùng từ, chính tả, câu để HS chữa.
Tổ chức cho HS học tập 1 số đoạn văn hay của bạn.
- Y/c HS tham khảo viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
 - HS lắng nghe
- Một số HS lên bảng chữa, dưới lớp chữa vào vở.
- HS tự viết đoạn văn, vài em đại diện đọc đoạn văn.
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Chia sẻ với mọi người về cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Yêu cầu các em về nhà viết lại bài văn tả đồ vật. 
- HS nghe và thực hiện
_______________________________
Thứ Năm, ngày 25 tháng 3 năm 2021
Toán
THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.
2. Kĩ năng:
 - Vận dụng cách tính thời gian của một chuyển động đều để giải các bài toán theo yêu cầu.
 - HS làm bài 1(cột 1,2), bài 2.
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
2. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Bảng phụ 
 - Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên"để: Nêu cách tính vận tốc, quãng đường.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.
*Cách tiến hành:
Bài toán 1: HĐ nhóm
- GV dán băng giấy có đề bài toán 1 và yêu cầu HS đọc, thảo luận nhóm theo câu hỏi rồi chia sẻ trước lớp:
+ Vận tốc ô tô 42,5km/giờ là như thế nào ?
+ Ô tô đi được quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét ?
+ Biết ô tô mỗi giờ đi được 42,5km và đi được 170km. Hãy tính thời gian để ô tô đi hết quãng đường đó ?
+ 42,5km/giờ là gì của chuyển động ô tô ?
+ 170km là gì của chuyển động ô tô ?
+ Vậy muốn tính thời gian ta làm thế nào ?
- GV khẳng định: Đó cũng chính là quy tắc tính thời gian. 
 - GV ghi bảng: t = s : v
 Bài toán 2: HĐ nhóm
- GV hướng dẫn tương tự như bài toán 1.
- Giải thích: trong bài toán này số đo thời gian viết dưới dạng hỗn số là thuận tiện nhất; đổi số đo thành 1 giờ 10 phút cho phù hợp với cách nói thông thường.
- GV cho HS nhắc lại cách tính thời gian, nêu Công thức tính thời gian, viết sơ đồ về mối quan hệ giữa ba đại 
lượng : s, v, t

- HS đọc ví dụ
+ Tức là mỗi giờ ô tô đi được 42,5km.
+ Ô tô đi được quãng đường dài 170km.
+ Thời gian ô tô đi hết quãng đường đó là :
 170 : 42,5 = 4 ( giờ )
 km km/giờ giờ
+ Là vận tốc ô tô đi được trong 1 giờ.
+ Là quãng đường ô tô đã đi được.
- Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc
- HS nêu công thức
- HS tự làm bài, chia sẻ kết quả
 Giải
 Thời gian đi của ca nô
 42 : 36 = (giờ)
 giờ = 1 giờ = 1 giờ 10 phút.
 Đáp số: 1 giờ 10 phút 
- HS nhắc lại cách tính thời gian, nêu công thức.
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: 
 - Vận dụng cách tính thời gian của một chuyển động đều để giải các bài toán theo yêu cầu.
 - HS làm bài 1(cột 1,2), bài 2.
*Cách tiến hành:
Bài 1(cột 1,2): HĐ cá nhân
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính thời gian 
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: HĐ cá nhân
- HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS tóm tắt từng phần của bài toán, chia sẻ cách làm:
+ Để tính được thời gian của người đi xe đạp chúng ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập chờ
Bài 3: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài và làm bài
- GV quan sát, giúp đỡ HS

- HS đọc
- Yêu cầu tính thời gian 
- HS nêu 
- Cả lớp làm vào vở sau đó chia sẻ cách làm:
s (km)
35
10,35
v (km/h)
14
4,6
t (giờ)
2,5
2,25

- 1 HS đọc đề bài
- HS tóm tắt, chia sẻ cách làm
- Lấy quãng đường đi được chia cho vận tốc
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm, chia sẻ cách làm:
Bài giải
Thời gian đi của người đó là :
23,1 : 13,2 = 1,75 (giờ)
Đáp số : 1,75 giờ
- 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_26_nam_hoc_2020_2021_le_thi_thai_hoan.doc