Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 đến 27 - Năm học 2015-2016

TẬP LÀM VĂN

TẢ NGƯỜI

(Kiểm tra viết)

I. MỤC TIÊU:

1. Viết đựoc bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

 2. Rèn kĩ năng viết đúng ý, dùng từ, đặt câu đúng.

 3. GD tính cẩn thận, trình bày sạch đẹp.

II. ĐỒ DÙNG:

-Bảng phụ - Vở viết văn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

 1. Bài cũ:(5’)YCHS đọc đoạn kết bài viết theo yêu cầu bài tập 2 tiết trước.

+Nhận xét.

2.Bài mới:(28’)

Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Giới thiệu,nêu yêu cầu của tiết học.

Hoạt động2: Hướng dẫn học sinh làm bài.

+Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài trong sgk:

-Đề1: Tả một ca sĩ đang biểu diễn.

-Đề 2:Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.

-Đề 3: Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc.

+Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài:

-Em chọn đề bài nào?Đề bài thuộc thể loại gì?

-Đối tượng em chọn tả là ai?

Trọng tâm của bài là gì?

-Thái độ, tình cảm của em với người đó như thế nào?

-Em tả người đó để làm gì?

+Hướng dẫn HS lập dàn ý:

-Nhắc lại dàn ý chung của bài văn tả người?

+Hướng dẫn HS cách viết bài:

-Dựa vào dàn ý đã lập viết từng đoạn của bài.Chú ý viết rõ ràng, sử dụng câu, từ hợp lý.

 Hoạt động 3: Tổ chức cho HS viết bài vào vở.GV theo dõi, nhắc nhở HS tư thế ngồi viết.

3. Củng cố dăn dò (2’)

Thu bài- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.

Nhận xét tiết học.

Một số HS đọc.Lớp nhận xét,bổ sung.

-HS đọc đề bài. Nêu đề mình chọn để tả.

-Nhắc lại dàn ý chung của bài văn tả người.

-Lập dàn ý

-Viết bài vào vở.Soát sửa lỗi.

 

doc117 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 đến 27 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn
-Cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện
H: Chuyện giúp em hiểu điều gì?
3. Củng cố, dặn dò: 3’ - Chốt nội dung bài
-Dặn HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS chú ý lắng nghe
- HS nghe kể và q/s tranh minh họa
-Lần lượt nêu
- HS chia nhóm 
+ Kể lại từng đoạn truyện
-HS thi kể theo đoạn
- 2 HS thi kể toàn bộ câu chuyện .
-Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng, thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân.
TUẦN 23 Ngày soạn: 26/01 	Thứ hai, ngày 01 tháng 02 năm 2016
Chµo cê
TOÁN
XĂNG-TI –MÉT KHỐI; ĐỀ -XI-MÉT KHỐI.
I. MỤC TIÊU:
 1.Có biểu tượng ban đầu về xăng-ti-met khối; Đề -xi-met khối. Biết tên gọi, kí hiệu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo thể tích: xăng-ti-mét khối, đề-xi-met khối.
 2.Vận dụng để giải một số bài toán có liên quan đến xăng-ti-mét khối; đề-xi met khối.
 3.GD: Tính cẩn thận, trình bày sạch đẹp, khoa học.
II. ĐỒ DÙNG: 
 -Bảng phụ, bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:(5’) 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 3 tiết trước.
+Kiểm tra vở, nhận xét chữa bài trên bảng
2. Bài mới: (32’)
 a. Giới thiệu bài: Gới thiệu bài, nêu yêu cầu tiết học.
 b. Giới thiệu 2 đơn vị đo thể tích: Xăng-ti-mét khối; Đề-xi-mét khối.
+Giới thiệu hình lập phương có cạnh 1dm và 1 cm cho HS quan sát, nhận xét.
+Gới thiệu tên gọi, kí hiệu của đơn vị đo cm3 và dm3
+Cho HS quan sát để nhận ra mối quan hệ giữa cm3 và dm3(sgk): 1dm3= 1000cm3.
+Cho HS nhắc lại (sgk)
 c. Tổ chưc cho HS làm các bài luyện tập:
Bài 1: Hướng dẫn HS dùng bút chì điền vào sgk. Gọi HS nối tiếp đọc bài. GV chốt bài đúng trên bảng phụ.
Lời giải: 
+519cm3:: Năm trăm mười chín xăng –ti-met khối.
+Hai nghìn không tăm linh một đè-xi-met khối: 2001dm3 Bài 2: Tổ chức cho HS làm bài 2a vào bảng con. Nhận xét, chữa bài, chốt lời giải đúng:
Lời giải: 
1dm3= 1000cm3 ; 5,8dm3 = 5800cm3 ;
 375 dm3= 375000cm3 dm3=800cm3 
3. Củng cố-Dặn dò: (2’)
Hệ thống bài.
Nhắc Hs chuẩn bị bài tiết sau.
Nhận xét tiết học.
-HS lên bảng làm bài tập 3 tiết trước. Nhận xét, chữa bài.
-HS quan sát, nhận xét, đọc kết luận trong sgk.
-HS điền vào sgk. Đọc bài.
HS làm bài vào vào bảng con.
Đọc lại các số ở bài tập1.
TẬP ĐỌC
PHÂN XỬ TÀI TÌNH.
I.MỤC TIÊU:
1. Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc phù hợp với tính cách các nhân vật. (HSKT đánh vần đọc trơn đoạn)
+ Hiểu nội dung:Quan án là người thông minh,có tài xử kiện.
 2. Rèn kỹ năng đọc đúng và đọc diễn cảm văn xuôi.
 3. GD tính trung thực,công bằng,ngay thẳng.
II.ĐỒ DÙNG:
 -Tranh minh hoạ bài học.
 -Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:(5’) 
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Cao Bằng 
+Nhận xét.
2. Bài mới: (28’)
2.1.Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài qua tranh minh hoạ
2.2.Luyện đọc:
-Gọi HS khá đọc bài. Nhận xét.
-Chia bài thành 3 đoạn để luyện đọc.Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó (chú giải sgk).
* Lưu ý HS đọc đúng các tiếng dễ lẫn (rưng rưng, khung cửi,biện lễ, )
-GV đọc mẫu toàn bài giọng kể hồi hộp, hào hứng thể hiện niềm khâm phục của người kể chuyện với ông quan án.
 2.3.Tìm hiểu bài:
 Tổ chức cho học sinh đọc thầm thảo luận và trả lời các câu hỏi 1,2,3 trong sgk
Hỗ trợ: Câu hỏi phụ:Quan án phá được các vụ án nhờ đâu?
*Chốt ý rút nội dung bài.(MT1,ý 2)
2.4.Luyện đọc diễn cảm:
-Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.Treo bảng phụ chép đoạn 2 hướng dẫn HS đọc.Tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm, thi đọc trước lớp.NX bạn đọc. GV NX đánh giá.
 3.Củng cố-Dặn dò:(2’)
Hệ thống bài.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS chuẩn bị bài:Chú đi tuần.
-HS đọc và trả lời câu hỏi sgk.
HS quan sát tranh,NX.
-1HS khá đọc toàn bài.
-HS luyện đọc nối tiếp đoạn.
Luyện phát âm tiếng ,từ dễ lẫn
Đọc chú giải trong sgk.
-HS nghe,cảm nhận.
-HS đọc thầm thảo luận trả lời câu hỏi trong sgk.
-HS phát biểu
-HS luyện đọc trong nhóm;thi đọc trước lớp; nhận xét bạn đọc.
-Nhắc lại nội dung bài.
CHÍNH TẢ ( Nhớ viết)
CAO BẰNG
I. MỤC TIÊU : 
1. Nhớ - viết đúng chính tảởtình bày đúng hình thức bài thơ.
2. Nắm vững quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. 
3. Giáo dục ý thức trình bày cẩn thận, khoa học, sạch đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
- Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai - Bảng nhóm. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (4’) Kiểm tra HS viết hoa tên người tên địa lí VN
 - Nhận xét, sửa sai cho HS. 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) GV nêu mục tiêu bài học- Ghi đề bài lên bảng.
b. Tiến trình bài học: (30’)
HĐ 1: Hướng dẫn nhớ - viết chính tả 
- HS viết bảng con, nhận xét.
- Gọi HS đọc bài thơ Cao Bằng.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm. 
 Hướng dẫn viết từ khó : 
Hs viết từ khó vào bảng con.
 HĐ2: HS viết chính tả 
Nhắc hs trình bày khổ thơ 5 chữ.
- HS viết chính tả.
 HĐ 3: Chấm, chữa bài 
- GV đọc bài chính tả một lượt 
- HS tự soát lỗi. 
- GV chấm 5 - 7 bài. GV nhận xét chung.
- HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi. 
Luyện tập: 
Bài 2: Giao yêu cầu và yêu cầu các nhóm điền nhanh.
a) ...Côn Đảo... Võ Thị Sáu.
b) ...Điện Biên Phủ... Bế văn Đàn.
c) ... công lí... nguyễn Văn Trỗi.
Bài 3: Tìm tên riêng và viết lại cho đúng.
Hai ngàn - Hai Ngàn; Pu-mo - Pù-Mo; Ngã ba - Ngã Ba; Pu-xai - Pù Xai
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
- Hệ thống bài học. GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
Ngày soạn: 28/01/16 Thứ ba, ngày 02 tháng 02 năm 2016
TOÁN
MÉT KHỐI
I.MỤC TIÊU:
1. Biết tên gọi, độ lớn, kí hiệu của đơn vị đo thể tích mét khối.
2. Biết mối quan hệ giữa mét khối với các đơn vị đề-xi-mét khối; xăng-ti-mét khối
3. GD tính cẩn thận, trình bày khoa học.
II.ĐỒ DÙNG: - Bộ đồ dùng học toán, bảng con,bảng nhóm
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:(5’) YC viết số thích hợp vào chỗ chấm
12 dm3 =  cm3 1200 cm3 = dm3
2,76 dm3 =  cm3 1230 cm3=  dm3
+GV nhận xét, chữa bài..
2. Bài mới:(28’)
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Hình thành biểu tượng mét khối và mối quan hệ giữa các đơn vị đo dm3, cm3
*Nhận xét:
- GV treo bảng phụ.
- GV gọi 4HS lên bảng, lần lượt viết vào chỗ chấm trên bảng.
- Hãy cho biết mỗi đơn vị đo thể tích gấp bao nhiêu lần đơn vị đo thể tích bé hơn liền sau?
- Mỗi đơn vị đo thể tích bằng một phần bao nhiêu của đơn vị đo lớn hơn liền trước?
 c. Tổ chức cho HS làm các bài luyện tập:
Bài 1: 
a) Gọi 4 HS lần lượt nêu cách đọc số.
- GV lưu ý cách đọc các số đo 
b) Gọi 1HS viết bảng các số đo thể tích.
Bài 2: (không làm 2a)
- Em hiểu yc của đề bài như thế nào?
- YC 2HS lên bảng làm bài.
Bài 3: (Nếu còn thời gian)
- YCHS đọc yc bài (CHT)
- YCHS quan sát hình và dự đoán xem sau khi xếp đầy hộp ta được mấy lớp HLP 1dm3? 
3.Củng cố-Dặn dò:(2’)
Hệ thống bài. Nhận xét tiết học.
 12 dm3 = 1200 cm3
 1200 cm3 = 1,2 dm3
2,76 dm3 = 2760 cm3
1230 cm3= 1,23 dm3
- Lắng nghe. 
- Ta có 1 m3 = 1000 dm3 
- Vì cứ 1 dm3 = 1000 cm3 nên
1 m3 = 1 000 dm3 = 1000 000 cm3.
- Chúng ta đã học các đơn vị đo thể tích là: m3, dm3, cm3
m3
dm3
cm3
1m3 
=1000dm3
1dm3
=1000 cm3
= 1/1000 m3
1cm3 =1/1000 dm3
- HS đọc các số đo.
- HS đọc, viết: 720 m3; 400 m3; m3; 0,05 m3 
- KQ: a)1cm3 = 0,001 dm3 
b)1dm3 = 1000 cm3
5,216m3 = 5 216 dm3 ...
- HS đọc. 
- Sau khi xếp đầy hộp ta được 2 lớp hình lập phương 1dm3 
Đáp số : 30 hình.
TẬP ĐỌC:
CHÚ ĐI TUẦN
I.MỤC TIÊU:
 1. Đọc diễn cảm bài thơ,học thuộc những câu thơ, khổ thơ yêu thích.
 2. Hiểu: sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần.
 3.GD HS lòng tin yêu, quý trọng các chú công an.
II.ĐỒ DÙNG: -Tranh minh hoạ bài học. Bảng phụ ghi khổ thơ đầu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:(5’) 
- Gọi HS đọc bài “Phân xử tài tình.”Trả lời câu hỏi 1,2,3 sgk .
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:(28’)
2.1. Giới thiệu bài: Giới thiệu bài bằng tranh minh hoạ.
2.2. Luyện đọc:
-Gọi HS khá đọc bài. Nhận xét.
-Hướng dẫn HS đọc nối tiếp các khổ thơ,kết hợp giải nghĩa từ khó (chú giải sgk).
*Lưu ý HS đọc đúng một số tiếng: lạnh lùng, lưu luyến
-GV đọc mẫu toàn bài, giọng đọc nhẹ nhàng, trìu mến, thể hiện tình cảm thương yêu của người chiến sĩ công an với các cháu học sinh Miền Nam.
2.3. Tìm hiểu bài:
 Tổ chức cho học sinh đọc thầm thảo luận và trả lời các câu hỏi 1,3 trong sgk 
Hỗ trợ :Các chiến sĩ công an thương rất thương yêu các cháu HS, sãn sàng chịu đựng gian khổ,khó khăn giúp cho cuộc sống các cháu bình yên để các cháu có một tương lai tốt đẹp.
* Chốt ý rút nội dung bài(Mục tiêu)1
 2.4.Luyện đọc diễn cảm:
-Hướng dẫn giọng đọc toàn bài. Treo bảng phụ chép khổ thơ đầu hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
-Tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm, thi đọc diễn cảm và đọc thuộc trước lớp. Nhận xét bạn đọc. GV nhận xét đánh giá.
3.Củng cố-Dặn dò: (2’)
Liên hệ GD. Nhận xét. Nhận xét tiết học.
Dặn HS Chuẩn bị bài: Luật tục xưa của người Ê-đê.
-3 HS lên bảng, đọc, trả lời câu hỏi.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-HS quan sát tranh, nhận xét.
-1HS khá đọc toàn bài.
-HS luyện đọc nối tiếp khổ thơ.
-Luyện đọc tiếng từ và câu khó.
Đọc chú giải trong sgk.
-HS nghe, cảm nhận.
-HS đọc thầm thảo luận trả lời câu hỏi trong sgk, nhận xét bổ sung, thống nhất ý đúng
-Học sinh luyện đọc trong nhóm. Thi đọc trước lớp. Nhận xét bạn đọc
-HS nhắc lại nội dung bài.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẬT TỰ- AN NINH.
I.MỤC TIÊU:
- Hiểu nghĩa các từ Trật tự - An ninh.
- Làm được các BT1, BT2, BT3.
- GD: Tính cẩn thận, trình bày sạch đẹp, khoa học.
II.CHUẨN BỊ: 
- Từ điển tiếng việt, sổ tay từ ngữ Tiếng Việt (tiểu học)
- Tờ phiếu BT2, 3
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:(5’) Tìm QHT trong câu sau. Đặt câu có cặp QHT tương phản. Nhận xét.
2.Bài mới:(28’)
Hoạt động 1: Giới thiệu, hôm nay chúng ta MTVT: Trật tự-An ninh 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 
- YCHS đọc yc bài 
- YCHS thảo luận nhóm 2, nêu đúng nghĩa của từ trật tự . 
Bài 2:
- YCHS đọc y/c bài 
- YCHS thảo luận nhóm 4, sửa bài. 
Bài 3:
- YCHS đọc đề bài (CHT).
- YCHS thảo luận nhóm 2. 
- Nhận xét, tuyên dương.
3.Củng cố-Dặn dò:(2’)
Hệ thống bài.
Nhận xét tiết học.
- Mặc dù gia đình khó khăn nhưng bạn Lan học rất giỏi. 
- HS đặt câu.
- Lắng nghe. 
- HS đọc bài.
- HS thảo luận nhóm cặp sửa bài. Đại diện nhóm sửa bài.
- KQ: Chọn câu c 
- HS đọc bài. HS thảo luận nhóm 4. Đại diện nhóm trình bày.
- KQ : 
Lực lượng bảo vệ trật tự, an toàn giao thông 
Cảnh sát giao thông 
Hiện tượng trái ngược với trật tự, an toàn giao thông. 
Tai nạn, tai nạn giao thông, va chạm giao thông.
Nguyên nhân gây tai nạn giao thông. 
Vi phạm quy định về tốc độ, thiết bị kém an toàn, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. 
- HS đọc bài.
- HS thảo luận nhóm 2, sửa bài.
+ cảnh sát, trọng tài, bọn càn quấy, bọn hu-li-gân. 
+ giữ trật tự, bắt, quậy phá, hành hung, bị thương.
LỊCH SỬ
NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA.
 I.MỤC TIÊU: Giúp HS :
Biết hoàn cảnh ra đời của nhà máy cơ khí Hà Nội.
Biết những đóng góp của nhà mày cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
GD hểu thêm về tình hữu nghị Xô-Việt.
II.ĐỒ DÙNG: - Phiếu học tập -Tranh ảnh tư liệu về nhà máy cơ khí Hà Nội.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:(5’) 
+Nêu ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi?
-Nhận xét.
2.Bài mới:(28’)
 a. Giới thiệu bài, Nêu yêu cầu tiết học.
 b. Tìm hiểu về sự ra đời và vai trò của nhà máy cơ khí Hà Nội bằng thảo luận nhóm với phiếu học tập.
-Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi trong PHT:
+Tại sao Đảng và chính phủ quyết định xây dựng nhà Máy cơ khí Hà Nội?
+Nhà máy cơ khí Hà Nội có tác động như thế nào đến sự nghiệp cách mạng của nước ta?
-Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận,nhận xét, bổ sung.
Kết luận:+Để góp phần tảng bị máy móc phục vụ cho sản xuất ở Miền Bắc làm hậu phương vững chắc cho Miền Nam, Đảng và Chính phủ quyết định xây dựng NMCKHN. Sự ra đời của NMCKHN đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng CNXH ở MB và đấu tranh thống nhất đất nước của nhân dân ta.
Hoạt động3: Tìm hiểu thêm về một số sản phẩm của nhà máy cơ khí Hà Nội bằng hoạt động cả lớp với tranh ảnh sgk và tranh ảnh sưu tầm.
+Yêu cầu HS đọc sgk kể một số sản phẩm của NMCKHN
+GV cho HS tranh ảnh tư liệu giới thiệu về NMCKHN.
3.Củng cố-Dặn dò:(2’)
Hệ thống bài, liên hệ giáo dục HS .
Dặn HS học theo câu hỏi trong sgk
Nhận xét tiết học.
-HS lên bảng trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
-HS thảo luận nhóm.đại diện nhóm báo cáo. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, thống nhất ý kiến.
-HS đọc sgk,dựa vào bản đồ và tranh ảnh để trình bày.
Đọc kết luận sgk.
Ngày soạn: 01/02/16 Thứ tư, ngày 03 tháng 02 năm 2016
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU: Giúp HS :
 1. Biết đọc viết các đơn vị đo :mét khối,đề-xi-mét khối;xăng-ti-mét khối và mối quan hệ giữa chúng.
 2. Biết đổi các đơn vị đo thể tích,so sánh các số đo thể tích đã học.
 3. GD tính cẩn thận,trình bày khoa học 
II.ĐỒ DÙNG: - Phiếu học tập -Bảng phụ, bảng con
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: Gọi Hs làm bài tập 3 tiết trước.
Nhận xét, chữa bài.
2. Bài mới:
 a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Giới thiệu,nêu yêu cầu tiết học.
 b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS các bài tập.
Bài 1: Tổ chức cho HS đọc nối tiếp ý a, dòng 1, 2, 3
+Lần lượt đọc các số dnàg 1, 2, 3 ý b cho HS viết vào bảng con, nhận xét.
Lời giải:
a) Đọc; Năm mét khối, hai nghìn không trăm mười xăng-ti-mét khối; hai nghìn không trăm linh năm đề -xi-mét khối.
b)Viết: 1952dm3; 2015 m3; dm3
Bài 2: Tổ chức cho HS thảo luận điền vào sgk, gọi một số HS trả lời và giải thích. Nhận xét, bổ sung.
Lời giải: Các ý a, b, c điền Đ; ý d điền S.
Bài 3: Tổ chức cho HS làm ý a, b vào vở, một HS làm bảng nhóm. Chấm nhận xét, chữa bài.
Lời gải:
a) 913,232413m3 = 913232413cm3
b) m3= 12,345m3
3. Củng cố - Dặn dò: (1’)
Hệ thống bài
Dặn HS làm các ý còn lại vào vở..
Nhận xét tiết học.
-Một HS trả lên bảng, lớp nhận xét, bổ sung.
-HS đọc viết các số đo thể tích.
-HS thảo luận, trả lời.
-HS làm vở, chữa bài.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I.MỤC TIÊU:
 1. Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến.
 2. Tìm được câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong truyện; Tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo ra câu ghép.
 3. GD ý thức tích cực trong học tập.
II.ĐỒ DÙNG: -Bảng phụ. Vở bài tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Bài cũ: Gọi một số HS giải nghĩa của từ Trật tự?.
 - GV nhận xét.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Giới thiệu, nêu yêu cầu tiết học
 b. Tổ chức cho HS làm bài luyện tập.
Bài 1: Tổ chức cho HS làm bài vào vở, một HS làm bài vào bảng phụ. Nhận xét, chữa bài.
Lời giải:
a) Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái / 
 CN VN
mà chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh.
 CN VN 
Bài 2: Yêu cầu HS thi làm vào bảng nhóm. Trình bày kết quả, nhận xét bổ sung.
Lời giải: 
a)Tiếng cười không chỉ đem lại niềm vui cho mọi người mà nó còn là liều thuốc trường sinh .
b)Không những hoa sen đẹp mà nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam.
c)Ngày nay,trên đất nước ta, không chỉ công an làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh mà mỗi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ công cuộc xây dựng hoà bình.
3. Củng cố - Dặn dò: (1’)	
Hệ thống bài
Dặn HS làm lại bài tập vào vở.
Nhận xét tiết học.
-Một số HS trả lời
-Lớp nhận xét bổ sung.
HS làm vở, chữa bài trên bảng phụ.
-HS làm bảng nhóm.
-HS nhắc lại ghi nhớ.
TẬP LÀM VĂN
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
 I.MỤC TIÊU:
 1.Củng cố về cách lập chương trình cho một hoạt động.
 2.Vận dụng lập chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự,an ninh.
 3. GD: Kỹ năng hợp tác
II.ĐỒ DÙNG:
-Bảng phụ.Vở bài tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Bài cũ:(5’) 
+Gọi một số HS nhắc lại ghi nhớ về văn kể chuyện.
 +Nhận xét.
2.Bài mới:(28’)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Giới thiệu, nêu yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu đề:
-Gọi HS đọc các đề bài trong sgk.
-Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề:
+Đây là những hoạt động do ban chỉ huy liên đọi của trường tổ chức.khi lập cần twongr tượng mình là một liên đội trưởng hoặc liên đội phó của liên đội.
+Khi chọn hoạt động để lập cần chọn những hoạt động em đã tham gia.
-Yêu cầu HS suy nghĩ chọn 1 trong 5 đề trong sgk.
-Gọi HS nối tiếp nêu hoạt động mình chọn để lập chương trình.
Hoạt động 3: Tổ chứcc ho HS lập chương trình hoạt động:
-Gọi HS đọc các gợi ý trong sgk
-GV treo bảng phụ ghi cấu tạo 3 phần của lập chương trình hoạt động, gọi HS đọc lại.
-Yêu cầu HS làm vào vở bài tập, một số HS làm vào bảng phụ.
-Gọi Hs trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
-Gv nhận xét, bổ sung. Tuyên dương những HS có bài làm tốt
3. Củng cố-Dặn dò:(2’)
Hệ thống bài.
Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
Nhận xét tiết học. 
Một số HS nêu.Lớp nhận xét,bổ sung.
-HS đọc đề trong sgk.
-Nêu đề mình chọn.
-HS đọc gọi ý trong sgk.
-Đọc lại cấu tạo 3 phần của chương trình hoạt đọng
-làm bài vào vở và bảng phụ
-Đọc bài, nhận xét, bổ sung.
-Nhắc lại cấu tạo của lập chương trình hoạt động.
Ngày soạn: 02/02/16 Thứ sáu, ngày tháng 02 năm 2016
TOÁN
THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I.MỤC TIÊU:
1. Có biểu tượng về hình hộp chữ nhật. Biết tính thể tích hình hộp chữ nhật.
 2. Vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải một số bài tập liên quan.
 3. GD tính cẩn thận, trình bày khoa học.
II.ĐỒ DÙNG: Bộ đồ dùng Dạy +Học toán +Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: (5’) 
HS làm ý c bài tập 3 tiết trước.
 -GV nhận xét.
2. Bài mới: (28’)
 a. Giới thiệu bài: Giới thiệu, nêu yêu cầu tiết học.
 b. Hình thành công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
+Gới thiệu mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật và khối lập phương xếp trong hình hộp chữ nhật.
+GV ghi VD (sgk) lên bảng
+Cho HS dùng mô hình trong sgk để tính thể tích hình hộp chữ nhật hình hộp chữ nhật trong VD sgk.
+Yêu cầu HS nêu nhận xét.
+ GV chốt ý rút ra công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
Kết luận(sgk)
 c. Tổ chức cho HS làm bài tập luyện tập.
Bài 1: Tổ chức cho HS làm bài tập vào vở. Gọi HS lên bảng chữa bài.
Lời giải: 
a) V = 5 x 4 x9 = 180 cm3
b) V = 1,5 x 1,1 x 0,5 = 0,825 m3
c) x x = dm3
3. Củng cố-Dặn dò: (2’)
Hệ thống bài.
Nhận xét tiết học.
Một HS lên bảng làm. Nhận xét, bổ sung.
-HS quan sát mô hình.
-HS làm ví dụ trong sgk
-HS nhắc lại quy tắc và công thức tính trong sgk.
-HS làm bài vào vở.
Chữa bài.
-HS nhắc lại QT tính thể tích hình hộp chữ nhật.
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
 I.MỤC TIÊU:
 1. Nhận biết và tự sữa lỗi trong bài của mình và sữa lỗi chung.
 2. viết lại 1 đoạn văn cho đúng hoặc viết lại 1 đoạn văn cho hay hơn.
 3. Yêu bộ môn.
II.ĐỒ DÙNG: - Bảng phụ ghi các đề kiểm tra viết, một số lỗi điển hình.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:(5’) 
- YCHS nêu dàn bài chung văn kể chuyện.
- Nhận xét.
2. Bài mới:(28’)
 a. Giới thiệu bài: Trả bài văn kể chuyện.
 b. Nhận xét chung về kết quả làm bài của cả lớp:
+ Ưu điểm: Xác định đúng đề, bố cục hợp lý, ý rõ ràng diễn đạt mạch lạc, rõ ý, biết cách kể lại được một câu chuyện hoàn chỉnh.
+ Khuyết: Viết câu dài, chưa biết dùng dấu ngắt câu. Viết sai lỗi chính tả khá nhiều, thiếu ý, tả chung chung, dùng từ chưa chính xác, sử dụng nhiều văn nói, sắp xếp ý chưa lôgic. Một số bài chưa có câu kết thúc.
 c. Hướng dẫn học sinh sửa lỗi .
- GV trả bài cho học sinh.
- GV hướng dẫn học sinh sửa lỗi.
*Chính tả : 
- Sào huyệt, có thể khiến, lấy tai, chim ơi, ba gang manh theo mà đựng, 
*Từ : 
- Em thích truyện ‘ ăn khế trả vàng”
*Câu: 
- Một hôm có một con chim liền nói.
- GV hướng dẫn học sinh sửa lỗi chung
- Hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn hay
 d. Hướng dẫn HS viết đoạn văn:
- YCHS chọn một đoạn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
- GV đọc những đoạn văn, bài hay có ý riêng, sáng tạo.
3. Củng cố-Dặn dò:(2’) Hệ thống bài.

File đính kèm:

  • docGA_5_1927_Oanh_LS.doc