Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021

Tập làm văn:

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 (TIẾT 5 +6)

I-Mục tiêu:

- Viết được lá thư gửi người thân ở xa kể lại kết quả học tập , rèn luyện của bản thân trong học kì I đủ 3 phần:(Phần đầu thư,phần chính và phần cuối thư),đủ nội dung cần thiết.

* GDKNS : Kĩ năng đặt mục tiêu.

II-Hoạt động dạy học:

1. Giới thiệu bài.

2. Viết thư. - Một HS đọc y/c của bài và gợi ý.

- Cả lớp theo dõi SGK.

Lưu ý: Cần viết chân thực, kể đúng những thành tích và cố gắng của bản thân em trong HKI vừa qua, thể hiện được tình cảm với người thân.

 **HS viết thư. - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bức thư đã viết. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người viết hay nhất.

3. Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- HS về nhà xem lại kiến thức từ nhiều nghĩa.

 

doc22 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 66 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mới:(27 phut)
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS làm BT.
Bài 1:
- Giúp HS nắm vững y/c bài tập.
- Trong tiếng việt có những kiểu cấu tạo từ như thế nào?
- HS phát biểu ý kiến,GV treo bảng phụ viết nội dung ghi nhớ.
1.Từ có hai kiểu cấu tạo là từ đơn và từ phức.
+Từ đơn gồm một tiếng.
+Từ phức gồm hai hay nhiều tiếng.
2.Từ phức gồm hai loại từ ghép và từ láy.
- HS làm bài tập và báo cáo kết quả.
- GV và cả lớp nhận xét,góp ý.
Bài 2:
a.Đánh trong các từ đánh cờ,đánh giặc,đánh trống là một từ nhiều nghĩa.
b.Trong veo, trong vắt, trong xanh là những từ đồng nghĩa với nhau.
c.Đậu trong các từ ngữ thi đậu, chim đậu trên cành, xôi đậu là những từ đồng âm với nhau.
Bài tập 3:
- Các từ đồng nghĩa với tinh ranh là tinh nghịch, tinh khôn, tinh ranh, ranh mãnh, ranh ma, ma lanh , khôn ngoan, khôn lõi.
- Các từ đồng nghĩa với dâng là tặng, hiến,nộp, cho, biếu, đưa.
- Các từ đồng nghĩa với êm đềm là êm ả, êm ái, êm dịu, êm ấm.
- Các từ dùng đúng nhất là: tinh ranh, dâng, êm đềm.
C - Củng cố, dặn dò: (3p)
- GV nhận xét tiết học.
- HS ôn lại các kiến thức đã học.
___________________________
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ CÂU.
I-Mục tiêu:
- Tìm được 1 câu hỏi, 1câu kể, 1 câu cảm, 1 câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó (BT1).
- Phân loại các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?), xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của BT2.
II-Đồ dùng: Bảng phụ
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: 
***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển.
- HS làm lại bài 1 tiết trước.
- Lớp trưởng nhận xét kết quả. 
- Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét. 
B-Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: 
- HS đọc nội dung bài tập 1.
- GV hỏi, HS trả lời, GV ghi nhanh vào bảng sau.
Các kiểu câu

Chức năng
Các từ đặc biệt
Dấu câu
Câu hỏi



Câu kể



Câu khiến



Câu cảm



- Một HS đọc lại kiến thức cần ghi nhớ.
- HS đọc thầm mẫu chuyện vui Nghĩa của từ “cũng”,viết vào VBT các kiểu câu theo y/c.
- HS báo cáo kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét,chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: 
- HS đọc nội dung bài 2.
- Các em đã biết những kiểu câu kể nào?
- GV ghi nhanh lên bảng các kiểu câu kể.
Các kiểu câu kể.
Kiểu câu kể
Vị ngữ
Chủ ngữ
Ai làm gì?


 Ai thế nào?


 Ai là gì?


- Một số HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ
- HS đọc thầm mẫu chuyện Quyết định độc đáo,làm vào VBT.
- HS trình bày kết quả,cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
C- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS nắm vững các kiểu câu kể, các thành phần câu.
	 ____________________________
Âm nhạc:
( Thầy Duyệt dạy)
___________________________
Toán
DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC.
I-Mục tiêu: Giúp HS :
- Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác.
- Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác.
- Làm được bài tập 1.HSKG: làm thêm BT2.
II- Đồ dùng dạy học:
- GV chuẩn bị hai hình tam giác bằng nhau.Bộ đồ dùng Toán 5
- HS chuẩn bị hai hình tam giác nhỏ bằng nhau, kéo để cắt hình.
III-Hoạt động dạy học:
1. Cắt hình tam giác(5 phút):
GV hướng dẫn HS:
- Lấy một trong hai hình tam giác bằng nhau.
- Vẽ một đường cao lên hình tam giác đó.
- Cắt theo đường cao, được hai mảnh tam giác ghi là 1 và 2.
2. Ghép thành hình chữ nhật(5 phút).
- Ghép hai mảnh 1 và 2 vào hình tam giác còn lại để thành một hình chữ nhật ABCD.
- Vẽ đường cao EH.
 A E B
 1 2
 D H C
3. So sánh, đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép(5 phút).
- Hình chữ nhật ABCD có chiều dài DC bằng độ dài đáy DC của hình tam giác EDC.
- Hình chữ nhật ABCD có chiều rộng AD bằng chiều cao EH của hình tam giác EDC.
- Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp hai lần diện tích hình tam giác EDC.
4. Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác(như SGK)(5 phút)
Thực hành:(13 phút)
Bài 1: HS áp dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác.
VD: a, 8 x 6 : 2 = 24 ( cm 2)
 b.,2,3 x1,2 : 2 = 1,38 ( dm 2)
Bài 2( HSHTT) HS phải đổi đơn vị đo để độ dài đáy và chiều cao cùng đơn vị đo.
5. Củng cố, dặn dò(2 phút): 
- Nhớ công thức và học thuộc quy tắc tính diện tích hình tam giác.
_______________________________
CHIỀU:
( GV BỘ MÔN DẠY)
_______________________________
Thứ Tư, ngày 13 tháng 01 năm 2021
English:
( Cô Lài dạy)
_____________________________
Tập đọc
CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT.
I-Mục đích ,yêu cầu :
- Ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
- Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên đồng ruộng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Thuộc lòng 2,3 bài ca dao.
II-Đồ dùng: Tranh minh họa trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: (5p)
***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển.
-Mời Ba bạn nối tiếp nhau đọc bài:đọc thuộc lòng những khổ thơ em yêu thích trong bài Ngu Công xã Trịnh Trường và nêu nội dung chính của bài.
- Lớp trưởng nhận xét kết quả. 
- Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét. 
B-Bài mới: (27p)
HĐ 1: Giới thiệu bài.
HĐ 2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
** Hoạt đông nhóm: Các nhóm trưởng điều khiển.
Luyện đọc:
- Ba HS đọc 3 bài ca dao
- HS tiếp nói nhau đọc từng bài ca dao
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài thơ.
 b.Tìm hiểu bài.
- Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, sự lo lắng của người nông dân trong sản xuất?
- Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân?
** Hoạt động cả lớp: Lớp trưởng điều hành.
*** GV theo dõi. Tập hợp các ý kiến của học sinh – chốt bài học
c.Đọc diễn cảm và HTL các bài ca dao.
- Hướng dẫn HS đọc 2, 3 bài ca dao.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các bài đó.
- HS đọc thuộc lòng 3 bài ca dao và thi đọc thuộc lòng.
C- Củng cố, dặn dò:(3 phút)
- Một HS nhắc lại nội dung 3 bài ca dao.
- GV nhận xét tiết học.
______________________________
Lịch sử
Ôn tập : CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
(1945-1954)
I. Mục tiêu
*Kiến thức:
Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Ví dụ: Phong trào chống Pháp của Trương Định ; Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ; khởi nghĩa dành chính quyền ở Hà Nội ; chiến dịch Việt Bắc, 
*Kĩ năng:
- Trình bày sự kiện lịch sử.
- Sưu tầm sự kiện lịch sử.
*Định hướng thái độ: 
- Tự hào và nhớ ơn các anh hùng đã đóng góp công sức đem lại nền độc lập cho đất nước. 
- Có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ các di tích lịch sử, bia mộ, nhà thờ các anh hùng dân tộc.
- Noi gương và học tập gương sáng của các anh hùng dân tộc .
* Định hướng về năng lực: 
+ NL nhận thức LS: Trình bày được các sự kiện lịch sử
+ NL tìm hiểu LS: Ghi lại những dữ liệu thu thập được.
+ NL Vận dụng KT,KN LS: + Kể được tên các trường học, đường phố mang tên các nhà yêu nước ,anh hùng dân tộc ; Viết đoạn văn ngắn về một nhân vật hay một sự kiện lịch sử mà em yêu thích.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng hợp đồng, phiếu học tập, phiếu hỗ trợ, máy chiếu-Các bông hoa gài câu hỏi .
2. Học sinh: Chuẩn bị kiến thức lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
III. PHƯƠNG PHÁP: Dạy học theo hợp đồng
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Kể về một trong 7 tấm gương anh hùng được bầu chọn trong Đại hội Chiến sĩ thi đua yêu nước và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất .
- Gv nhận xét nhanh.
- GV giới thiệu nội dung bài mới.
2. Hoạt động 2: Hoạt động nghiên cứu, kí kết hợp đồng: 
- Gv giới thiệu hợp động có 3 nhiệm vụ trong đó có 2 nhiệm vụ bắt buộc làm việc cá nhân, 1 nhiệm vụ tự chọn .
- Gv phát phiếu hợp đồng; phiếu học tập theo hợp đồng.
- Gv nêu các nhiệm vụ trong hợp đồng học tập
- Gv và học sinh kí kết hợp đồng.
3. Hoạt động 3: Tổ chức hướng dẫn HS thực hiện hợp đồng
- Hs tự hiện các nhiệm vụ theo hợp đồng đã kí kết.
* Nhiệm vụ bắt buộc.
- Nhiệm vụ 1 (cá nhân): Hoàn thành bảng sau: 
Thời gian
Sự kiện lịch sử.
Ý nghĩa lịch sử.
2-9-1945


19-12-1946


20-12-1946


Thu-đông 1947


Thu đông 1950


Tháng 2-1951 đến 1-5-1952


- Nhiệm vụ 2 ( cá nhân): Nếu là hướng dẫn viên du lịch khi có khách đến thăm quê Bác, em dự định giới thiệu gì với khách tham quan?
* Nhiệm vụ tự chọn.
- Nhiệm vụ 3 : Hái hoa dân chủ. 
-GV tổ chức cho HS hái hoa dân chủ để ôn lại kiến thức lịch sử đã học của giai đoạn 1945-1954.
-GV nêu cách chơi, luật chơi.
-GV lần lượt nêu các câu hỏi của trò chơi.
-Kết thúc cuộc chơi, đội nào dành được nhiều thẻ đỏ nhất đội đó thắng cuộc.
Các câu hỏi của trò chơi :
Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định phải băn khoăn suy nghĩ ?
Vì sao nói sau cách mạng tháng tám , nước ta đứng trước tình thế nghìn cân treo sợi tóc ?
Nhân dân ta đã làm gì để chống lại giặc đói , giặc dốt ?
Em hãy cho biết câu nói : không ! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất địnhkhông chịu mất nước ,không chịu làm nô lệ “ là câu nói của ai, nói vào thời gian nào ?
Nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Đảng cộng sản Việt Nam thành lập vào thời gian nào , ai chủ trì ?
Tại sao nói chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 là “ mồ chôn giặc pháp ?
Kể tên 7 anh anh hùng được bầu chọn trong Đại hội Chiến sĩ thi đua yêu nước và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất.
 Chín năm là một Điện Biên
 Nên vành hoa đỏ , nên thiên sử vàng.
Em hãy cho biết : chín năm đó được bắt đầu và kết thúc vào năm nào ?
 Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp em liên tưởng tới bài thơ nào ra đời trong kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 (đã học ở lớp 4) 
4. Hoạt động 4: Tổ chức nghiệm thu hợp đồng
- Hs đổi chéo sản phẩm của mình.
- Mời học nêu đáp án và đánh giá bài làm của bạn.
- Hs bổ sung và nhận xét.
- Gv kết luận và trình chiếu đáp án đúng.
- Hs đánh giá bài làm của bạn theo đáp án mà giáo viên đưa lên.
- Gv kết luận và tuyên dương.
V. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu học sinh về viết đoạn về một nhân vật hay sự kiện lịch sử mà mình yêu thích.
- Tiếp tục sưu tầm tranh ảnh về các sự kiện lịch sử trong giai đoạn này.
_____________________________
Toán
LUYỆN TẬP.
I-Mục tiêu: Biết:
- Tính diện tích hình tam giác.
- Tính diện tích diện tích hình tam giác vuông biết độ dài hai cạnh góc vuông.
- Làm được bài tập1,2,3.HSHTT: làm thêm bài tập 4.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ(5 phút):
***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển.
- Nêu cách tính diện tích hình tam giác, ghi công thức tính.
- Một HS chữa bài 2 .
- Lớp trưởng nhận xét kết quả. 
- Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét. 
B-Bài mới(30 phút):
GV tổ chức hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: HS áp dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác.
VD : a, 30,5 x12 : 2 = 183 dm2
Bài 2: Hướng dẫn HS quan sát từng hình tam giác vuông rồi chỉ ra đáy và đường cao tương ứng.
VD : 4 x3 : 2 = 6 cm
Bài 3: Hướng dẫn HS quan sát hình tam giác vuông:
- Coi độ dài BC là độ dài đáy thì độ dài AB là chiều cao tương ứng.
- Diện tích hình tam giác bằng độ dài đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2.
- Nhận xét: Muốn tính diện tích hình tam giác vuông, ta lấy tích độ dài hai cạnh góc vuông chia cho 2.
- Từ đó HS tính diện tích hình tam giác vuông ABC theo kích thước đã cho.
Bài 4(dành cho HS HTT): Cho HS tính theo nhiều cách .
Đ/S : 6cm 2
* Củng cố, dặn dò:(2 phút)
- Học thuộc và nhớ quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác.
- Hoàn thành bài tập trong SGK.
_______________________________
Tập làm văn:
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI.
I-Mục tiêu:
- Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người ( bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày).
- Nhận lỗi được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng. 
II-Đồ dùng: Bảng phụ viết 4 đề bài 
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển.
-Mời Ba bạn nối tiếp nhau đọc bài:đọc thuộc lòng những khổ thơ em yêu thích trong bài Về ngôi nhà đang xây và nêu nội dung chính của bài.
- Lớp trưởng nhận xét kết quả. 
- Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét. 
GV kiểm tra vở,chấm điểm đơn xin được học môn tự chọn của 1-2 HS.
B-Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. GV nhận xét chung về kết quả bài làm của cả lớp
- Nhận xét về kết quả làm bài.
- Thông báo điểm số cụ thể.
3. Hướng dẫn HS chữa bài.
a. Hướng dẫn chữa lỗi chung
- Một số HS lên bảng chữa từng lỗi
- HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng
b.Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài.
c.Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn,bài văn hay.
C- Củng cố, dặn dò:
- GVnhận xét tiết học.
- HS nào chưa đạt y/c về nhà viết lại bài văn
_____________________________
Thứ Năm, ngày 14 tháng 01 năm 2021
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I-Mục tiêu:Biết:
- Giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân.
- Tìm tỉ số phần tăm của hai số.
- Làm các phép tính với số thập phân.
- Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
- Làm bài tập ở phần 1,phần 2(BT1,BT2).
- HS HTT:Tính được diện tích hình tam giác(BT3)
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: (5 phút)
***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển.
- Gọi HS chữa bài 4 SGK.
- Nêu cách tính diện tích hình tam giác.
- Lớp trưởng nhận xét kết quả. 
- Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét. 
B-Bài mới:(30 phút) 
GV hướng dẫn HS làm BT.
Phần 1: Trắc nghiệm:(10 phút)
- HS làm bài vào vở sau đó chữa bài : Bài 1: Khoanh vào B.
	Bài 2: Khoanh vào C.
	Bài 3: Khoanh vào C.
Phần 2: Tự luận.(15 phút)
Bài 1: HS tự đặt tính rồi tính, y/c HS nêu cách tính.
Bài 2: HS tự làm và chữa bài trên bảng.
Bài 3:(dành cho HS HTT làm)
- GV h/d HS nhận ra hình tam giác MDC có góc vuông đỉnh D.
Bài 4 : (GV hướng dẫn HS về nhà làm)
C.Củng cố, dặn dò:(3 phút)
- Ôn cách thực hiện cộng trừ, nhân, chia số thập phân.
- Ôn cách tính diện tích hình tam giác.
 __________________________
Chính tả:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 (TIẾT 1+2) 
I-Mục đích ,yêu cầu :
- Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo y/c BT2.
- Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT3. 
- Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người theo yêu cầu của BT2.
- Biết trình bày cảm nhận về cái hay của những câu thơ theo yêu cầu BT3.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu thăm 
II-Hoạt động dạy học:
 1. Giới thiệu bài:(3 phút) GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 18.
 3. HS làm bài tập.(15 phút)
Bài 1 : - GV giúp HS nắm vững y/c bài tập.
- Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung như thế nào?
- Cần lập bảng thống kê theo mấy cột dọc?
- Bảng thống kê có mấy hàng ngang?
- GV tổ chức cho HS HĐ theo nhóm và báo cáo kết quả.
Chủ đề: Giữ lấy màu xanh.
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
1
Chuyện một khu vườn nhỏ
Vân Long
Văn
2
Tiếng vọng
Nguyễn Quang Thiều
Thơ
3
Mùa thảo quả
Ma Văn Kháng
Văn
4
Hành trình của bầy ong
Nguyễn Đức Mậu
Thơ
5
Người gác rừng tí hon
Nguyễn Thị Cẩm Châu
Văn
6
Trồng rừng ngập mặn
Phan Nguyên Hồng
Văn
Bài 2 :
- HS đọc yêu cầu bài tập, làm việc cá nhân.
GV nhắc HS : cần nói về bạn nhỏ – con người gác rừng – như kể về một người bạn cùng lớp chứ không phải như nhận xét khách quan về một nhân vật trong truyện.
- Gọi một số HS kể trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét.
 Bài tập 2 :
 - HS đọc yêu cầu bài – GV giúp HS nắm vững yêu cầu.
- HS làm bài theo nhóm 4.
- Gọi một số nhóm trình bày bài làm, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bài tập 3 :
 - Các bước tiến hành tương tự bài 2
- Lớp bình chọn ý kiến phát biểu hay nhất, giàu sức thuyết phục nhất.
 4. Củng cố, dặn dò(3 phút):
- GV nhận xét tiết học.
- Những HS chưa kiểm tra đọc, kiểm tra chưa đạt y/c về nhà tiếp tục luyện đọc.
_______________________________
Tin học:
( Thầy Thắng dạy)
______________________________
Kể chuyện:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 (TIẾT 3+4)
I-Mục tiêu:
- Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
- Nghe- viết đúng chính tả, viết đúng tên riêng phiên âm nước ngoài và các từ ngữ dễ viết sai, trình bày đúng bài Chợ Ta-sken, tốc độ viết khoảng95 chữ /15 phút.
* HSHTT:Nhận biết một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các bài thơ, bài văn.
II-Đồ dùng: Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài.(2 phút)
2. HS làm bài tập.(30 phút)
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Giúp HS nắm vững y/c của bài tập.
- GV giải thích các từ:
+ Sinh quyển: môi trường động, thực vật.
+ Thủy quyển: môi trường nước.
+ Khí quyển: môi trường không khí.
- GV tổ chức Trò chơi “Tìm từ”
- Cách chời như các tiết học trước.
- Các nhóm lên bảng trình bày. GV nhận xét.

Sinh quyển
Thủy quyển
Khí quyển
Các sự vật trong môi trường
rừng, con người, thú, 
chim, cây lâu năm, cây ăn quả, cây rau...
Sông, suối, ao, hồ, biển, đại dương, khe, thác, kênh, rạch...
Bầu trời, vũ trụ,
mây, không khí,
âm thanh, ánh sáng, khí hậu...
Những hành động bảo vệ môi trường
Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc, chống đốt nương, trồng rừng ngập mặn...
Giữ sạch nguồn nước, xây dựng nhà máy nước, lọc nước thải công nghiệp...
Lọc khói công nghiệp, xử lí rác thải, chống ô nhiễm bầu khí quyển...
1. Hướng dẫn HS nghe-viết bài Chợ Ta-sken(8 phút)
- GV đọc toàn bài .
- GV nhắc HS chú ý cách viết tên riêng (Ta-sken), các từ ngữ dễ viết sai (nẹp thêu, xúng xính, chờn vờn, thõng dài...
2. HS viết bài:(20 phút)
- GV đọc chính tả cho HS chép.
- GV đọc bài, HS đổi vở cho nhau để khảo lỗi.
- Nhận xét bài.
3. Củng cố – dặn dò :
- Yêu cầu HS hoàn chỉnh BT2.
_______________________________
CHIỀU:
( GV BỘ MÔN DẠY)
_______________________________
Thứ Sáu, ngày 15 tháng 01 năm 2021
Thể dục:
( Thầy Quân dạy)
______________________________
Tập làm văn:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 (TIẾT 5 +6) 
I-Mục tiêu: 
- Viết được lá thư gửi người thân ở xa kể lại kết quả học tập , rèn luyện của bản thân trong học kì I đủ 3 phần:(Phần đầu thư,phần chính và phần cuối thư),đủ nội dung cần thiết.
* GDKNS : Kĩ năng đặt mục tiêu.
II-Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài.
2. Viết thư. - Một HS đọc y/c của bài và gợi ý.
- Cả lớp theo dõi SGK.
Lưu ý: Cần viết chân thực, kể đúng những thành tích và cố gắng của bản thân em trong HKI vừa qua, thể hiện được tình cảm với người thân.
 **HS viết thư. - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bức thư đã viết. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người viết hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà xem lại kiến thức từ nhiều nghĩa.
____________________________________
Toán
HÌNH THANG.
I-Mục tiêu:
- Có biểu tượng về hình thang.
- Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với các hình đã học.
- Nhận biết được hình thang vuông.
II-Đồ dùng:
- Hình thang, thước, ê-ke
- Chuẩn bị một số tranh vẽ như SGK.
III-Hoạt động dạy học :
A-Bài cũ: Yêu cầu HS nêu tên các hình đã học.
B-Bài mới:
1. Hình thành biểu tượng hình thang và một số đặc điểm của hình thang
- GV treo tranh vẽ cái thang, HS quan sát và trả lời:
+ Bức tranh vẽ vật dụng gì?
+ Hãy mô tả cấu tạo của cái thang?
- GV treo tranh hình thang ABCD, HS quan sát, GV hỏi:
+ Hình thang có mấy cạnh?
+ Hình thang có hai cạnh nào song song với nhau?
+ Hai cạnh sonh song với nhau gọi là hai đáy. Hãy nêu tên hai cạnh đáy?
- HS vẽ đường thẳng qua A vuông góc với DC, cắt DC tại H. Khi đó AH ọi là đường cao. Độ dài AH gọi là chiều cao của hình thang.
- Đường cao của hình thang vuông góc với những cạnh nào?
- HS nhắc lại đặc điểm của hình thang.
2. Thực hành.
- HS làm bài tập.
- HS chữa bài
Lưu ý: Trong tiết học này HS nhận dạng đúng và mô tả được một số đặc điểm cơ bản của hình thang.
C- Củng cố, dặn dò:
- Nắm chắc các đặc điểm của hình thang.
- Chuẩn bị hai hình thang bằng nhau.
______________________________
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu: 
- Sơ kết tuần đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuần qua và đề ra kế hoạch tuần tới.
 II. Sinh hoạt
Lớp trưởng nhận xét chung
Về nề nếp: 
	+ vệ sinh trực nhật 
	+ Sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
	+ Thực hiện các quy định của đội như đồng phục, khăn quàng đỏ
	+ Đi học đúng giờ.
	+ Tập hợp ra vào lớp.
Về việc học tập : 
Đề ra kế hoạch tuần tới
Thảo luận đề ra biện pháp thực hiện kế hoạch và khắc phục những nhược điểm trong tuần qua.
Đề xuất tuyên dương, phê bình .
Nhận xét của GV chủ nhiệm.
______________________________
CHIỀU:
Khoa học
HỖN HỢP
I. Mục tiêu: 
Sau bài học , học sinh nêu 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_17_nam_hoc_2020_2021.doc