Giáo án lớp 5 - Tuần 17

I. MỤC TIÊU::

 - Biết cách thực hiện tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này.

 *KN: Giao tiếp, tư duy,thực hành.

 KT: 2em thực hiện phép cộng,trừ đơn giản- 1em làm bài theo lớp.

II.CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ ghi nội dung bài tập trước

- Vbtth/102- sgk/81,82

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc24 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 17, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 củng cố kỹ năng tính giá trị biểu thức và so sánh biểu thức với 1 số- Ghi đề lên bảng: Luyện tập.
 Hướng dẫn luyện tập
 *Bài 1: vbt 
- Gọi 1 hs đọc y/c bài. 
- Gọi 2 hs lên bảng làm 
 Nhận xét,sửa sai
* Bài 2:vbt
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó 2 em ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Học sinh so sánh giá trị của biểu thức 
450 – (25-10) với biểu thức 450 – 25 -10.
- Theo em tại sao giá trị hai biểu thức này lại khác nhau trong khi có cùng số, cùng dấu phép tính ?
- Vậy khi tính giá trị của biểu thức, chúng ta cần xác định đúng dạng của biểu thức đó, sau đó thực hiện các phép tính đúng thứ tự.
* Bài 3:vbt
- Viết lên bảng: (12 + 11) x 3 ... 45
- Để điền được đúng dấu cần điền vào chỗ trống chúng ta cần phải làm gì ?
- Yêu cầu học sinh tính giá trị của biểu thức (12 + 11) x 3.
- Yêu cầu học sinh so sánh 69 và 45.
- Vậy chúng ta điền dấu lớn ( > ) vào chỗ trống. 
Nhận xét,sửa sai
* Bài 4:sgk
- Thi xếp hình
* Nhận xét – Tuyên dương
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về tính giá trị của biểu thức.
-	Nhận xét tiết học. Bài sau: Luyện tập chung.
BTVN: 1,2,3/82 sgk
- 3 em
- Nghe giới thiệu
- 1em
- 2 em lên bảng làm- lớp VBT
Trình bầy,nhận xét,hỏi đáp
-Tự làm bài
Đổi vở chấm chéo.
- Giá trị của hai biểu thức khác nhau.
- Vì thứ tự thực hiện các phép tính trong hai biểu thức này khác nhau.
- Chúng ta cần tính giá trị biểu thức 
(12 + 11) x 3 trước, sau đó so sánh giá trị của biểu thức với 45.
	(12 + 11) x 3 	= 23 x 3 
 	= 69
- 	69 > 45
- 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bc.
- 2 em ngồi cạnh nhau trao đổi xếp hình xem nhóm nào thắng
- Xếp được hình như sau:
- Ghi nhớ,thực hiện.
CHÍNH TẢ: VẦNG TRĂNG QUÊ EM.
I.MỤC TIÊU:
- 	Nghe viết đúng bài CT: “Vầng trăng quê em”; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- 	Làm đúng các bài tập BT (2) b .
 *KN: giao tiếp, nhận xét
 KT: 1em viết bài theo lớp- 2em nhìn sách chép bài vào vở.
 *BVMT: yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta,từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT.
II. CHUẨN BỊ::
- Bảng phụ viết phần b của bài tập 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
GV
HS
1.Bài cũ:
- Đọc cho hs viết :lưỡi, thẳng băng, thuở bé, nửa chừng, đã già.
* Nhận xét ,sủa sai
2.Bài mới:
 Giới thiệu bài-ghi đề: Vầng trăng quê em.
 Hướng dẫn viết chính tả
Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- Đọc đoạn văn một lượt
- Vầng trăng đang nhô lên được tả đẹp như thế nào ?
Hướng dẫn cách trình bày
- 	Bài viết có mấy câu ?
- 	Bài viết được chia thành mấy đoạn ?
- 	Chữ đầu đoạn viết như thế nào ?
- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa ?
 Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu học sinh tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được.
Viết chính tả
Đọc bài cho hs viết
. Soát lỗi
.Hd đổi vở chấm, chữa bài
 Chấm bài
- Thu chấm một số bài, nhận xét
 Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Bài 2b: ât hay âc
- Dán phiếu lên bảng
- Yêu cầu học sinh tự làm
* Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
3.Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét bài viết, chữ viết của học sinh.
Dặn dò: 
-	Bài sau: Nghe viết: Âm thanh thành phố.
- 1 em viết bảng lớp, lớp viết bảng con
- Nhắc lại đề.
- Theo dõi sau đó 2 học sinh đọc lại
- Trăng óng ánh trên hàm răng, đậu vào đáy mắt, ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già, thao thức như canh gác trong đêm.
- Bài viết có 7 câu
- Bài viết được chia thành 2 đoạn
- Viết lùi vào 1 ô và viết hoa ?
- Những chữ đầu câu
- Nồm nam, vầng trăng vàng, lũy tre, giấc ngủ.
- 3 em lên bảng viết, lớp viết vào bảng con.
-	1em viết bảng,lớp viết vở.
-	Đổi vở chấm chéo.
- 5- 7 em
- 1 em đọc yêu cầu trong SGK
- 2 em lên bảng làm, lớp làm vào vở nháp.
- Đọc lại lời giải và làm bài tập vào vở:
- Lắng nghe, thực hiện.
TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA N
I. MỤC TIÊU:
- 	Viết đúng chữ hoa N (1 dòng), Q, Đ (1 dòng)
- 	Viết tên riêng Ngô Quyền bằng cỡ chữ nhỏ (1 dòng)
-	Viết câu ứng dụng :	Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
	Non xanh nước biếc như tranh họa đồ bằng cỡ chữ nhỏ (1 lần)
KN: giao tiếp, thực hành.
KT: Viết bài theo lớp.
II.CHUẨN BỊ: 
 -Tên riêng Ngô Quyền và câu ca dao: viết trên dòng kẻ ô li 
 - Vở Tập viết lớp 3/tập 1.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
GV
HS
1.Bài cũ: 
- Đọc: Mạc Thị Bưởi, Một, Ba
- Nhận xét,sửa sai.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài-ghi đề lên bảng.
Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con:
a. Luyện viết chữ hoa:
- Trong bài chữ nào viết hoa ?
- Viết mẫu, nhắc lại cách viết.
- Theo dõi,chỉnh sửa lỗi cho học sinh 
b. Luyện viết từ ứng dụng:
- Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng.
- Giới thiệu : Ngô Quyền là vị anh hùng dân tộc của nước ta.
-Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ?
- HD viết từ ứng dụng
 ( Nhận xét, sửa sai)
c. Luyện viết câu ứng dụng:
- Gọi 1 học sinh đọc câu ứng dụng.
-	Giúp HS hiểu câu ca dao : ca ngợi phong cảnh của vùng Nghệ An, Hà Tĩnh rất đẹp, đẹp như tranh vẽ.
3. Hướng dẫn viết vào vở Tập viết
- Nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ chữ nhỏ. 
- Theo dõi, giúp đỡ,chỉnh sửa 
Thu, Chấm chữa bài:
 Nhận xét, rút kinh nghiệm.
3. Củng cố- dặn dò:
- Về rèn vở Tập viết.
- Học thuộc lòng câu ứng dụng.
- 2 em viết bảng, lớp viết bảng con .
- Nghe giới thiệu
- N, Q, Đ
- Theo dõi
- Viết chữ N và các chữ Q, Đ trên bảng con.
- Đọc từ ứng dụng : 
	Ngô Quyền
- Cá nhân, bổ sung.
- Lớp viết trên bảng con, 2 em bảng lớp.
- Đọc câu ứng dụng.
 Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
-	Lớp viết bảng con: 
	Đường, Nghệ, Non
-Lớp viết vào vở:
	+ 1 dòng chữ N cỡ nhỏ.
	+ 1 dòng Q, Đ cỡ nhỏ
	+ 1 dòng Ngô Quyền cỡ nhỏ.
 + 1 lần câu ứng dụng cỡ nhỏ.
- 6- 8 em
- Lắng nghe,thực hiện.
TUẦN 17: Thứ tư ngày 17 tháng 12 năm 2014.
TẬP ĐỌC: ANH ĐOM ĐÓM.
I. MỤC TIÊU:
 - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.
 - Hiểu ND: Đom Đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động (trả lời được các CH trong SGK; thuộc 2-3 khổ thơ trong bài)
 *KN: giao tiếp, hợp tác, trình bày, nhận xét.
 KT: 2em đọc bài theo lớp-1em đọc một số tiếng đơn giản trong bài. 
II.CHUẨN BỊ:
 - Tranh minh họa bài tập đọc.
 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
:
GV
HS
1. Bài cũ:
- Yêu cầu 2 học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc: “Mồ côi xử kiện”.
* Nhận xét 
2.Bài mới:
 Giới thiệu,ghi đề lên bảng: Anh đom đóm.
 Luyện đọc
a. Đọc mẫu: Đọc toàn bài một lượt 
b. HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu học sinh đọc chú giải.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
- Yêu cầu học sinh cả lớp đồng thanh đọc lại bài thơ.
 Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Gọi 1 học sinh đọc lại cả bài – Hỏi:
- Anh Đom Đóm làm việc vào lúc nào?
- Công việc của anh Đom Đóm là gì ?
- Anh Đom Đóm đã làm công việc của mình với thái độ như thế nào ? Câu thơ nào cho em biết điều đó ?
- Anh Đom Đóm thấy những cảnh gì trong đêm ?
- Yêu cầu HS đọc thầm và tìm một số hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm.
 Học thuộc lòng bài thơ
- Treo bảng phụ, yêu cầu HS học thuộc lòng từng đoạn rồi học thuộc cả bài.
- Xóa dần nội dung bài thơ trên bảng cho học sinh đọc thuộc lòng.
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng bài thơ,
- Tuyên dương những học sinh đã học thuộc lòng bài thơ, đọc bài hay.
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tả lại cảnh đêm ở nông thôn được miêu tả trong bài thơ bằng lời của em.
- 	Nhận xét tiết học
- Dặn: Hs về nhà học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau: Ôn tập và KT cuối HKI 
- 2 em
- Nghe giới thiệu- đọc lại đề.
- Theo dõi , lắng nghe.
- Mỗi em đọc 2 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 lần.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo viên (2 lần).
-	Đọc chú giải.
- Đọc bài nhóm đôi
- 6 em ( mỗi em đọc một khổ)
- Đồng thanh đọc bài
- 1 em đọc, cả lớp theo dõi SGK.
- ... làm việc vào ban đêm.
- ... lên đèn đi gác, lo cho người ngủ.
- ... một cách rất nghiêm túc, cần mẫn, chăm chỉ. Câu thơ : 
	Anh Đóm chuyên cần, 
	Lên đèn đi gác. 
	Đi suốt một đêm. 
	Lo cho người ngủ.
- Trong đêm đi gác, anh Đom Đóm thấy chị Cò Bợ đang ru con ngủ, thấy thím Vạc đang lặng lẽ mò tôm, ánh sao Hôm chiếu xuống nước long lanh.
- Phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của mình.
- Học thuộc lòng bài thơ
-	3 em học thuộc lòng bài thơ.
 Nhận xét ,bình chọn
- Cá nhân
- Ghi nhớ, thực hiện.
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG.
I.MỤC TIÊU:	
- 	Biết tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng.
KNS: giao tiếp, tư duy.
KT: 2em thực hiện phép cộng,trừ đơn giản- 1em làm bài theo lớp.
II CHUẨN BỊ:.:
	- Bảng phụ ghi sẵn bài tập, phiếu bài tập cho học sinh.
 - Vbtth/106,107 – sgk/83.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
1.Bài cũ:
- Kiểm tra bài tập 1/ 82 sgk
* Nhận xét, chữa bài 
2.Bài mới:
. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
. Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1:vbt
- Yêu cầu học sinh nêu cách làm bài rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức.
* Chữa bài ,nhận xét
*Bài 2:vbt
- Cho hs nêu cách làm và tự làm bài 
* Bài 3 vbt
- Cho học sinh nêu cách làm và tự làm bài.
* Bài 4:vbt
- Hướng dẫn học sinh tính giá trị mỗi biểu thức vào giấy nháp, sau đó nối biểu thức với số chỉ giá trị của nó.
* Bài 5 vbt
- Gọi học sinh đọc đề bài- Hỏi:
- Có tất cả bao nhiêu cái bánh?
- Mỗi hộp xếp mấy cái bánh?
- Mỗi thùng có mấy hộp ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết có bao nhiêu thùng bánh ta phải biết điều gì trước ?
- Yêu cầu học sinh thực hiện bài giải trên theo1 trong hai cách.
 Nhận xét,chữa bài
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về tính giá trị của biểu thức
-	Nhận xét tiết học
- Bài sau: Hình chữ nhật.
BTVN: 2,4,5/83 sgk
- 3 em 
- Nghe giới thiệu
- 2 em lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm bài VBT
- Lớp nhận xét bài trên bảng
- 2 em lên bảng làm, cả lớp làm bài bc
- Thi làm đúng, làm nhanh
- 1 em 
- Có 800 cái bánh
- Mỗi hộp xếp 4 cái bánh
- Mỗi thùng có 5 hộp
- Có bao nhiêu thùng bánh?
- Biết được có bao nhiêu hộp. Biết được mỗi thùng có bao nhiêu cái bánh.
- 1 em lên bảng, lớp làm bài vào vở bài tập.
* Cách 1: 	Bài giải
	Số hộp được xếp là:
	800: 4 =200(hộp)
	Số thùng bánh có là:
	200 : 5 = 40(thùng)
	 ĐS: 40 thùng
* Cách 2: Bài giải
	Số cái bánh mỗi thùng có là:
	4 x 5 = 20 (cái bánh)
	Số thùng có là:
	800 : 20= 40 (thùng)
	 ĐS: 40 thùng
- Ghi nhớ, thực hiện.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI AN TOÀN KHI ĐI XE ĐẠP
I MỤC TIÊU.: 
-	Nêu được một số quy định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.
- Nêu được hậu quả nếu đi xe đạp không đúng quy định
* KN:Tìm kiếm và xử lí thông tin :Quan sát ,phân tích về các tình huống chấp hành đúng quy định khi đi xe đạp ,kĩ năng kiên định thực hiện đúng quy định khi tham gia giao thông, kĩ năng làm chủ bản thân:Ứng phó với những tình huống không an toàn khi đi xe đạp.
II.CHUẨN BỊ:
- 	Các hình trong SGK trang 64, 65.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
GV
HS
1. Bài cũ: 
- Nêu sự khác nhau giữa làng quê và đô thị ? 
- Nhận xét
2. Bài mới: 
 Giới thiệu bài ghi đề lên bảng: An toàn khi đi xe đạp.
a. Hoạt động 1: Quan sát tranh theo nhóm.
+ Mục tiêu: Thông qua quan sát tranh, HS hiểu ai đi đúng, ai đi sai luật giao thông.
+ Cách tiến hành:
* Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Chia nhóm, hướng dẫn học sinh quan sát hình- TL:. nói người đi đúng, người đi sai.Vì sao đúng, vì sao sai ?
-Yêu cầu các đại diện nhóm trình bày.
-	Nhận xét, tổng kết ý kiến.
b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
+ Mục tiêu: Học sinh thảo luận để biết luật giao thông đối với người đi xe đạp.
+ Cách tiến hành:
* Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông?
* Bước 2: Yêu cầu một số nhóm trình bày
-	Căn cứ ý kiến học sinh, phân tích tầm quan trọng của việc chấp hành luật giao thông.
® Kết luận : Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều.
c. Hoạt động 3: Trò chơi đèn xanh, đèn đỏ.
+ Mục tiêu: Thông qua trò chơi nhắc nhở HS có ý thức chấp hành luật giao thông.
+ Cách tiến hành:
-	Phổ biến luật chơi.
- Thực hiện: lặp đi lặp lại nhiều lần.
* Yêu cầu trưởng trò điều khiển
- Tổng kết, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
-	Nhận xét tiết học.
- Thực hiện an toàn giao thông khi tham gia giao thông.
- 1 em
- Lắng nghe -đọc lại đề.
- Nhóm đôi
- Quan sát hình trang 64, 65 (SGK) 
 TL
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, mỗi nhóm 1 hình.
- Thảo luận nhóm 5.
- Một số nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. -	Kết quả 
Đi xe đạp
Đúng luật
Sai luật
- Đi về bên phải đường.
- Đi về bên trái
- Đi hàng một
- Dàn hàng trên đường.
- Đi đúng phần đường.
- Đi vào đường ngược chiều.
- Đèo 1 người.
- Đèo 3 người.
- Lắng nghe,nhắc lại.
- Đứng tại chỗ, vòng tay trước ngực, bàn tay nắm hờ, tay trái dưới tay phải.
- Trưởng trò hô:
+ Đèn xanh: Cả lớp quay tròn 2 tay.
+ Đèn đỏ: Cả lớp dừng quay, để tay ở vị trí chuẩn bị.
- Ai sai phải hát một bài.
- Ghi nhớ, thực hiện.
TUẦN 17: Thứ năm ngày 18 tháng 12 năm 2014.
TOÁN: HÌNH CHỮ NHẬT
I.MỤC TIÊU:
 - Bước đầu nhận biết một số yếu tố ( đỉnh, cạnh, góc) của hình chữ nhật.
 - Biết cách nhận dạng hình chữ nhật ( theo yếu tố cạnh ,góc).
 *KN:giao tiếp,tư duy.
 KT: Nhận dạng được hình chữ nhật trong bài.
II. CHUẨN BỊ :
	- Bảng phụ ghi sẵn bài tập, phiếu bài tập để học nhóm
 - Vbtth/108- sgk/84
II. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
GV
HS
1.Bài cũ:
- Kiểm tra bài tập 2/83 sgk.
* Nhận xét, chữa bài 
2.Bài mới:
 Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em sẽ được làm quen với hình chữ nhật.
 Giới thiệu hình chữ nhật.
- Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu học sinh gọi tên hình.
D
A
B
C
* Giới thiệu: Đây là hình chữ nhật ABCD
Lâý êke kiểm tra 4 góc.Kết luận hcn có 4 góc đỉnh A,B,C, D đều là góc vuông.
- Yêu cầu học sinh dùng thước để đo độ dài của các cạnh của hình chữ nhật
- Yêu cầu học sinh so sánh độ dài của cạnh AB và CD.
- Yêu cầu học sinh so sánh độ dài cạnh AD và độ dài cạnh BC.
- Yêu cầu học sinh so sánh độ dài cạnh AB với độ dài cạnh AD.
* Giới thiệu: Hai cạnh AB và CD được coi là hai cạnh dài của hình chữ nhật và hai cạnh này bằng nhau.
- Hai cạnh AD và BC được coi là hai cạnh ngắn của hình chữ nhật và hai cạnh này cũng có độ dài bằng nhau.
- Vậy hình chữ nhật có hai cạnh dài có độ dài bằng nhau AB = CD, hai cạnh ngắn có độ dài bằng nhau AD = BC.
- Yêu cầu học sinh nêu lại các đặc điểm của hình chữ nhật.
- Vẽ lên bảng một số hình và yêu cầu học sinh nhận diện đâu là hình chữ nhật.
3. Luyện tập thực hành
* Bài 1:vbt
- Yêu cầu học sinh tự nhận biết hình chữ nhật, sau đó dùng thước ê ke để kiểm tra lại.
- Chữa bài ,nhận xét
* Bài 2vbt
- Yêu cầu học sinh dùng thước để đo độ dài các cạnh của hai hình chữ nhật sau đó báo cáo kết quả.
* Bài 3:vbt
- Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau thảo luận để tìm tất cả các hình chữ nhật có trong hình, sau đó gọi tên hình và độ dài của các cạnh mỗi hình.
* Bài 4: Cho HS nêu yêu cầu
Kẻ thêm một đoạn thẳng để được hình chữ nhật:
Nhận xét,sửa sai
3. Củng cố - dặn dò:
- Hỏi lại học sinh về đặc điểm của hình chữ nhật trong vừa học trong bài.
- Yêu cầu học sinh tìm các đồ dùng có dạng là hình chữ nhật.
-	Nhận xét tiết học-dặn dò
-	Bài sau: Hình vuông.
 BTVN: 1,2,3/ sgk/84
- 2 em
- Nghe giới thiệu
- Thực hành đo
- Độ dài cạnh AB bằng độ dài cạnh CD
- Độ dài cạnh AD bằng độ dài cạnh BC
- Độ dài cạnh AB lớn hơn độ dài cạnh AD.
- Nhắc lại: AB = CD ; AD = BC.
- Lắng nghe, nhắc lại
- Hình chữ nhật có 4 góc vuông,
 có 2 cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau .
- Hình chữ nhật là MNPQ và RSTU, các hình còn lại không phải là hình chữ nhật.
Làm baì cá nhân
Đôỉ vở kiểm tra
- Thảo luận nhóm đôi. Các hình chữ nhật là: AMND ; MBCN và ABCD.
- Trả lời,nhận xét,,nhắc lại..
- 1 em
 Làm baì cá nhân
-	Lớp làm bài vào VBT
- Cá nhân,nhắc lại.
- Lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM
 ÔN TẬP CÂU: AI THẾ NÀO ? - DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU:
	- Tìm được các từ chỉ đặc điểm của người hoặc vật ( BT1)
 - Biết đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả một đối tượng (BT2)
 - Đặt được dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong câu (BT3a,b)
 *KN:giao tiếp,trình bày, nhận xét.
 *BVMT:GD tình cảm đối với con người và thiên nhiên đất nước(bt2)
II.CHUẨN BỊ:
	- Các câu văn trong bài tập 3 viết sẵn trên bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
GV
HS
1. Bài cũ:
 - Gọi 2 học sinh lên bảng làm miệng bài tập 1, 2.
 * Nhận xét 
2.Bài mới:
 Giới thiệu bài-ghi đề lên bảng: Ôn tập:: về từ chỉ đặc điểm - Câu Ai thế nào?
 Ôn luyện về từ chỉ đặc điểm.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và ghi ra giấy tất cả những từ vừa tìm được theo yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh phát biểu ý kiến về từng nhân vật, sau đó mỗi ý kiến của học sinh, giáo viên nhận xét đúng hay sai.
- Yêu cầu học sinh ghi các từ tìm được vào vở bài tập.
 Ôn luyện mẫu câu Ai thế nào ?
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài 2
- Buổi sớm hôm nay lạnh cóng tay cho biết điều gì về buổi sớm hôm nay?
- Để đặt câu miêu tả theo mẫu Ai thế nào ? Về các sự vật được đúng, trước hết em cần tìm được đặc điểm của sự vật được nêu.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Gọi học sinh đọc câu của mình, sau đó nhận xét, chữa bài.
 Luyện tập cách dùng dấu phẩy
- Gọi học sinh đọc đề bài 3.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài , yêu cầu học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
* Nhận xét,sửa sai.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn: HS về nhà ôn lại các bài tập và chuẩn bị bài sau:Ôn tập học kỳ I
- 2 em
- Lắng nghe- 1 em đọc đề.
- 1 em.
- Làm bài cá nhân
- Tiếp nối nhau nêu các từ chỉ đặc điểm của từng nhân vật. Lớp dừng lại để đọc tất cả các từ tìm được để chỉ đặc điểm của nhân vật đó, sau đó mới chuyển sang nhân vật khác.
* Đáp án:
a. Mến: dũng cảm, tốt bụng, sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người khác, không ngần ngại khi cứu người, biết hi sinh...
b. Anh Đom Đóm: cần cù, chăm chỉ, chuyên cần, tốt bụng, có trách nhiệm,...
c. Anh Mồ côi: thông minh, tài trí, tốt bụng, biết bảo vệ lẽ phải,...
d. Người chủ quán: tham lam, xảo quyệt, gian trá, dối trá, xấu xa,...
- 1 em 
- Câu văn cho ta biết về đặc điểm của buổi sớm hôm nay là lạnh cóng tay.
- Nghe hướng dẫn.
- 3 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
* Đáp án:
a. Bác nông dân cần mẫn / chăm chỉ/ chịu thương, chịu khó /...
b. Bông hoa trong vườn tươi thắm / thật rực rỡ / thật tươi tắn trong nắng sớm / thơm ngát /...
c. Buổi sớm mùa đông thường rất lạnh/ lạnh cóng tay / giá lạnh / nhiệt độ rất thấp /...
- 1 em đọc đề.
* Lớp làm bài:
a. Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
b. Nắng cuối thu vàng ong, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.
c. Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trôi lặng lẽ giữa ngọn cây, hè phố.
 Trình bày,nhận xét,sửa bài
- Lắng nghe, thực hiện.
CHÍNH TẢ: ÂM THANH THÀNH PHỐ
I. MỤC TIÊU:
- 	Nghe viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm được từ có vần ui/ uôi (BT2)
- Làm đúng BT (3) a/b
*KN:Giao tiếp, hợp tác, trình bày, nhận xét
 KT: 1em viết bài theo lớp- 2em nhìn sách chép bài vào vở.
II. CHUẨN BỊ.:
- 	Bài tập 2 viết sẵn 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
GV
HS
1. Bài cũ:
- Hd viết các từ : mắc áo, khuôn mặt, gặt hái, màu sắc.
* Nhận xét ,sửa sai 
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài- ghi đề: Âm thanh thành phố.
 Hướng dẫn viết chính tả
a. Trao đổi về nội dung bài viết
- Đọc đoạn văn 1 lượt
- Khi nghe bản nhạc: “Ánh trăng” của Bét-tô-ven anh Hải có cảm giác như thế nào?
b. Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Trong đoạn văn những chữ nào viết hoa ? Vì sao ?
c. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu học sinh tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được.(nhận xét, sửa sai)
d. Viết chính tả
 - Đọc bài cho hs viết vở
e. Soát lỗi
g. Chấm bài
 - Thu, chấm , nhận xét
 Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm 5
- Gọi 1 nhóm đọc bài làm của mình, các nhóm khác bổ sung nếu có các từ khác.
-	Nhận xét,sửa sai.
* Bài 3: Chọn phần b
- Gọi học 

File đính kèm:

  • docTUAN 17.doc
Giáo án liên quan