Giáo án Lớp 5 (Buổi sáng) - Tuần 4 - Năm học 2015-2016 - Hoàng Thị Tố Uyên

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

A. Kiểm tra bài cũ:

- Treo bảng nhóm có mô hình cấu tạo vần lên bảng.

- Yêu cầu HS lên bảng viết phần vần của tiếng trong câu Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hoà bình vào bảng cấu tạo vần.

- Gọi hS nhận xét bài bạn làm trên bảng.

H: Phần vần của tiếng gồm những bộ phận nào?

H: Dấu thanh được đặt ở vị trí nào trong tiếng?

- GV nhận xét.

 B. Dạy bài mới:

 1. Giới thiệu bài:

 2. Hướng dẫn viết chính tả:

 a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn.

- Gọi hS đọc đoạn văn.

H: Vì sao Phrăng- Đơ Bô- en lại chạy sang hàng ngũ quân ta?

H: Chi tiết nào cho thấy Phăng Đơ Bô-en rất trung thành với đất nước VN?

H: Vì sao đoạn văn lại được đặt tên là Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ?

b) Hướng dẫn viết từ khó:

- Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết.

- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.

c) Viết chính tả:

d) Soát lỗi, chấm bài:

3. Hướng dẫn làm bài tập:

 * Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- HS tự làm bài tập.

 H: tiếng nghĩa và chiến về cấu tạo vần có gì giống và khác nhau?

- GV nhận xét KL: Tiếng chiến và tiếng nghĩa cùng có âm chính là nguyên âm đôi, tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có.

 * Bài 3

H; Em hãy nêu quy tắc viết dấu thanh ở các tiếng chiến và nghĩa.

- GVKL: Khi các tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối thì dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu ghi nguyên âm .còn các tiếngcó nguyên âm đôi mà có âm cuối thì dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ 2 ghi nguyên âm đôi.

 3. Củng cố dặn dò:

 - Nhận xét giờ học.

- Dặn HS về học ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.

 

doc31 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 (Buổi sáng) - Tuần 4 - Năm học 2015-2016 - Hoàng Thị Tố Uyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m Bài 1, bài 3, bài 4. 
ii. C¸c ho¹t ®éng d¹y - häc :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét HS.
2. Dạy – học bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
- Trong tiết học toán này các em sẽ cùng làm các bài toán có liên quan đến tỉ lệ.
2.2.Hướng dẫn luyện tập:
 Bài 1:
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi : Bài toán cho em biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
- Biết giá tiền của một quyển vở không đổi, nếu gấp số tiền mua vở lên một lần thì số vở mua được sẽ như thế nào ?
- GV yêu cầu HS Tóm tắt bài toán rồi giải.
 Tóm tắt
12 quyển : 24000 đồng
30 quyển : ... đồng ?
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV hỏi : Trong hai bước tính của lời giải, bước nào gọi là bước “rút về đơn vị”?
Bài 3:
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi : Bài toán cho biết gì và hỏi gì ?
- GV yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa số học sinh và số xe ôtô.
- GV yêu cầu HS làm bài.
 Tóm tắt
120 học sinh : 3 ôtô
160 học sinh : ... ôtô ?
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4
- GV gọi HS đọc đè bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
 Tóm tắt
2 ngày : 76000 đồng
5 ngày : đồng
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
- GV yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa số ngày làm và số tiền công nhận được biết mức trả công một ngày không đổi.
3. củng cố – dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- Khi gấp số tiền lên bao nhiêu lần thì số vở mua được sẽ gấp lên bấy nhiêu lần.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải
Mua 1 quyển vở hết số tiền là :
24 000 : 12 = 200 (đồng)
Mua 30 quyển vở hết số tiền là :
2000 x 30 = 60 000 (đồng)
Đáp số : 60 000 đồng
- HS nhận xét bài bạn làm.
- HS : Bước tính giá tiền của một quyển vở gọi là bước rút về đơn vị.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS : Bài toán cho biết để chở 120 học sinh cần 3 xe ôtô. Hỏi có 160 học sinh thì cần mấy xe ôtô như thế ?
- Khi gấp (giảm) số HS bao nhiêu lần thì số xe ôtô cần để chở HS cũng gấp (giảm) bấy nhiêu lần.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải
Mỗi ôtô chở được số học sinh là :
120 : 3 = 40 (học sinh)
Số ôtô cần để chở 160 học sinh là :
160 : 40 = 4 (ôtô)
 Đáp số : 4 ôtô
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 Bài giải
Số tiền công được trả cho 1 ngày làm là :
72 000 : 2 = 36 (đồng)
Số tiền công đc trả cho 5 ngày công là 
36 000 x 5 = 180 000 (đồng)
Đáp số : 180 000 đồng
*************************************
Luyện từ và câu
TỪ TRÁI NGHĨA
I.môc tiªu:
- Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ (BT1); biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước (BT2, BT3).
- HS khá, giỏi đặt được 2 câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT3.
II. §å dïng d¹y häc:
- Bảng lớp viết nội dung bài tập 1, 2, 3 phần luyện tập
ii. C¸c ho¹t ®éng day – häc:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. kiểm tra bài cũ:
- HS đọc đoạn văn miêu tả sắc đẹp của những sự vật theo một ý , một khổ thơ trong bài sắc màu em yêu.
 - GV nhận xét .
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Từ trái nghĩa.
 2. Phần nhận xét:
 *Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu của bài tập. 
 H: hãy so sánh nghĩa của các từ in đậm: phi nghĩa, chính nghĩa.
- GV: phi nghĩa và chính nghĩa là 2 từ có nghĩa trái ngược nhau. Đó là những từ trái nghĩa.
*Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu bài tập
H: Tìm từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ sau?
- GVnhận xét và cho hs giải nghĩa từ vinh, nhục.
 * Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu bài .
H: cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người VN ta?
2. Ghi nhớ:
- HS đọc ghi nhớ
3. Luyện tập
* Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Gọi 3 HS lên bảng làm nối tiếp
- GV nhận xét. 
* Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS lên bảng làm.
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng.
- GV giúp hs giải nghĩa một số câu a, b.
 * Bài tập 3:
- HS nêu yêu cầu.
- Nêu yc: Làm bài theo cách thi tiếp sức. Mỗi nhóm thi 1 phần, các thành viên trong nhóm lần lượt lên bảng mỗi bạn 1 từ nếu còn thời gian lại tiếp tục như vậy. Trò chơi diễn ra trong 2 phút. Nhóm nào tìm được nhiều từ thì giành phần thắng. (Chỉ làm 3 phần đầu)
- HS trao đổi và thi tiếp sức.
* Bài tập 4:
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở BT. 
 4. củng có dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- HS học thuộc các thành ngữ. Làm nốt bt 3d.
- HS trả lời 
- HS đọc yêu cầu.
+ Phi nghĩa: trái với đạo lí, cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa, không được những người có lương tri ủng hộ.
+ Chính nghĩa: Đúng với đạo lí, Chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải chống lại cái xấu, chống lại áp bức bất công. 
- HS đọc
+ Sống/ chết , vinh/ nhục
- vinh: được kính trọng, đánh giá cao; nhục: xấu hổ vì bị khinh bỉ.
+ Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên tạo ra 2 vế tương phản, làm nổi bật quan niệm sống rất cao đẹp của người VN : Thà chết mà dược tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ
- HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- HS đọc.
- HS lên bảng gạch chân cặp từ trái nghĩa trong một thành ngữ tục ngữ.
+ Đục/ trong; đen/ sáng; rách/ lành; dở/ hay.
- HS đọc. 
- 3 HS lên điền từ.
+ hẹp/ rộng; xấu/ đẹp; trên/ dưới.
- HS đọc.
- 3 nhóm thi tiếp sức
+ Hoà bính/ chiến tranh, xung đột
+ Thương yêu/ căm ghét, căm giận, căm thù, ghét bỏ, thù ghét, thù hận, ...
+ Đoàn kết/ chia rẽ, bè phái, xung khắc
- HS đọc.
- Lớp làm vào vở BT, 2 HS đặt câu gv ghi bảng.
+ Ông em thương yêu tất cả con cháu. Ông chẳng ghét bỏ đứa nào.
+ Chúng em ai cũng yêu hoà bình. ghét chiến tranh.
Kĩ thuật
 Tiết 4 : THÊU DẤU NHÂN( t)
I. MỤC TIÊU 
 - Học sinh biết cách thêu dấu nhân. 
 - Học sinh thêu được mũi thêu dấu nhân. các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm.
 - Không bắt buộc HS nam thực hành tạo ra sản phẩm thêu. HS nam có thể thực hành đính khuy.
 - Với HS khéo tay:
+ Thêu được ít nhất tám dấu nhân. Các mũi thêu đều nhau. Đường thêu ít bị dúm.
+ Biế ứng dụng thêu dáu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
- Mẫu thêu dấu nhân. 
- Một mảnh vải trắng, kim khâu len, len, phấn màu, thước kẻ, khung thêu.
III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY- HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Giới thiệu bài :
2. HĐ 1 : Qs, nhận xét mẫu.
- Giới thiệu mẫu thêu dấu nhân, y/c :
3. HĐ 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- Yêu cầu :
-H/dẫn thêu mũi thêu dấu nhân thứ nhất, thứ hai.
 Yêu cầu :
4. HĐ 3: Thực hành
-Y/c :
- GV Quan sát, nhắc nhở thêm.
5. HĐ 4 :Đánh giá sản phẩm :
-Nêu yêu cầu đánh giá, 
-Nhận xét, đánh giá kquả học tập của HS theo 2 mức.
6. Củng cố, dặn dò :
-Chuẩn bị tiết sau thực hành.
-Quan sát, nhận xét đặc điểm của đường thêu dấu nhân ở mặt trái và mặt phải đường thêu.
-Đọc nội dung mục II sgk nêu các bước thêu dấu nhân.
-Nêu cách vạch đường thêu dấu nhân.
-1 HS lên bảng vạch dấu đường thêu.
-Đọc các mục trong sgk và quan sát các hình 4a, 4b, 4c, 4d nêu các thêu dấu nhân.
-HS lên bảng thực hiện các mũi thêu tiếp theo.
-Quan sát hình 5 nêu cách kết thúc đường thêu.
-Nhắc lại cách thêu dấu nhân.
-Thực hành thêu dấu nhân.
-Trưng bày sản phẩm.
-Tự đánh giá sản phẩm của mình
____________________________________________________________________
Thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2015
Kể chuyện
TIẾNG VĨ CẦM Ở MỸ LAI
I. MỤC TIÊU: 
- Dựa vào lời kể của GV, hình ảnh minh hoạ và lời thuyết minh, kể lại được câu chuyện đúng ý, ngắn gọn, rõ các chi tiết trong truyện.
- Hiểu được ý nghĩa: Ca ngợi người Mĩ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình ảnh minh hoạ trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. KTBC:
- Mời 1 em kể về một việc làm tốt góp phần XD quê hương, đất nước.
- NX, đánh giá
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu truyện phim: (đạo diễn, nội dung)
2. GV kể chuyện (3 lần).
- Lần 1: Kể và ghi bảng ngày tháng, tên riêng kèm chức vụ, công việc của những lính Mỹ.
- Lần 2: kể kết hợp chỉ trên tranh minh họa
- Lần 3: nt
3. HD hs kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
a. Kể chuyện theo nhóm:
- Yêu cầu hs kể chuyện trong nhóm đôi, mỗi bạn kể nội dung 1 tranh sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV theo dõi, giúp đỡ nhóm nào còn lúng túng.
b. Thi kể trước lớp:
- Kể theo nhóm: GV mời 1-2 nhóm lên kể nối tiếp theo tranh.
- Kể cá nhân:Mời 2,3 em lên kể toàn bộ câu chyện, lớp trao đổi với bạn về nội dung và ý nghĩa câu chuyện. 
- Cho HS nhận xét phần kể của các bạn.
- NX biểu dương em nào có phần kể hấp dẫn và tự nhiên nhất.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Kể lại câu chuyện cho người khác nghe.
- 1 em kể lớp theo dõi, nhận xét.
- Nghe cô giới thiệu.
- Nghe kể chuyện.
- Nghe và quan sát tranh.
- Kể chuyện theo nhóm 2 hoặc 3 em.
- Một số nhóm lên kể, lớp theo dõi và nhận xét.
- 2-3 em kể toàn bộ câu chuyện, lớp trao đổi với bạn về nội dung và ý nghĩa truyện.
- Nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.
*****************************************
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
	Giúp HS :
- Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng lại giảm đi bấy nhiêu lần). Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách "Rút về đơn vị" hoặc "Tìm tỉ số".
- BT cần làm : Bài 1. HS giỏi có thể làm các BT còn lại.
ii. C¸c ho¹t ®éng d¹y – häc: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét HS.
2. Dạy – học bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
- Trong tiết học toán này các em sẽ làm quen với mối quan hệ tỉ lệ và giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
2.2.Tìm hiểu ví dụ về quan hệ tỉ lệ:
a) Ví dụ: 
- GV treo bảng phụ có viết sắn nội dung của ví dụ và yêu cầu HS đọc.
- GV hỏi : Nếu mỗi bao đựng được 5 kg thì chia hết số gạo đó cho bao nhiêu bao?
- Nếu mỗi bao đựng 10 kg gạo thì chia hết số gạo đó cho bao nhiêu bao ?
+ Khi số ki-lô-gam gạo ở mỗi bao tăng từ 5 kg đến 10 kg thì số bao gạo như thế nào?
+ 5 kg gấp mấy lên thì được 10 kg ?
+ 20 bao gạo giảm đi mấy lần thì được 10 bao gạo ?
+ Khi số kg gạo ở mỗi bao gấp lên 2 lần thì số bao gạo thay đổi như thế nào ?
- GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận.
- GV hỏi : Nếu mỗi bao đựng được 20 kg gạo thì chia hết số gạo đó cho bao nhiêu bao ?
+ Khi số kg gạo ở mỗi bao tăng từ 5 kg lên 20 kg thì số bao gạo như thế nào ?
+ 5kg gấp mấy lên thì được 20 bao gạo ?
+ 20 bao gạo giảm đi mấy lần thì được 5 bao gạo ?
+ Khi số kg gạo ở mỗi bao gấp lên 4 lần thì số bao gạo thay đổi như thế nào ?
- GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận.
b) Bài toán:
- GV gọi HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GV hỏi : Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi ta điều gì ?
- GV yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tìm cách giải bài toán.
- GV cho HS nêu hướng giải của mình.
- GV nhận xét cách mà HS đưa ra.
* Giải bài toán bằng cách rút về đơn vị
- GV yêu cầu HS đọc lại đề bài, sau đó hỏi :
+ Biết mức làm của mỗi người như nhau, vậy nếu số người làm tăng thì số ngày sẽ thay đổi thế nào ?
- Biết đắp nền nhà trong 2 ngày thì cần 12 người, nếu muốn đắp xong 1 ngày thì cần bao nhiêu người ?
GV viết tóm tắt : 
 2 ngày : 12 người.
4 ngày : ..... người ?
- Cho hs xác định bước nào là bước “rút về đơn vị”
* Giải bằng cách tìm tỉ số
- GV yêu cầu HS nêu lại mối quan hệ tỉ lệ giữa số người làm việc và số ngày làm xong nền nhà.
- GV hỏi : So với 2 ngày thì 4 ngày gấp mấy lần 2 ngày ?
- Biết mức làm của mỗi người như nhau, khi gấp số ngày làm xong nền nhà lên 2 lần thì số người cần làm thay đổi như nào?
 - Vậy để làm xong nền nhà trong 4 ngày thì cần bao nhiêu người ?
- GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán.
- GV nhận xét phần lời giải của HS.
- Cho HS nêu : Bước tìm xem 4 ngày gấp 2 ngày mấy lần gọi là bước “Tìm tỉ số”.
2.3.Luyện tập thực hành
*Bài 1:
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi : Bài toán cho biết những gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Biết mức làm của mỗi người như nhau, khi gấp hay giảm số ngày làm việc một số lần thì số người cần để làm việc sẽ thay đổi thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
 Tóm tắt
7 ngày : 10 người
5 ngày : ... người ?
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV kết luận về lời giải đúng, sau đó hỏi: 
+ Vì sao để tính số người cần để làm xong công việc trong 1 ngày chúng ta lại thực hiện phép nhân 10 x 7 ?
+ Vì sao để tính người cần để làm xong công việc trong 5 ngày chúng ta lại thực hiện phép tính 70 : 5 ?
+ Trong hai bước giải toán, bước nào gọi là bước “rút về đơn vị”
3. củng cố – dặn dò
- GV tổng kết tiết học sau đó dặn dò HS.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS cả lớp đọc thầm.
- HS : Nếu mỗi bao đựng đuợc 5 kg gạo thì số gạo đó chia hết cho 20 bao.
- Nếu mỗi bao đựng được 10 kg thì số gạo đó chia hết cho 10 bao.
+ Khi số kg gạo ở mỗi bao tăng từ 5kg đến 10kg thì số bao gạo giảm từ 20 xuống còn 10 bao.
+ 10 : 5 = 2; 5 kg gấp 2 lên thì được 10kg.
+ 20 : 10 = 2; 20 bao gạo giảm đi hai lần thì được 10 bao gạo.
+ Khi số ki-lô-gam gạo ở mỗi bao gấp lên 2 lần thì số bao gạo giảm đi 2 lần.
- 2 HS lần lượt nhắc lại.
- HS :Nếu mỗi baô đựng 20 kg gạo thì chia hết số gạo đó cho 5 bao.
+ Khi số ki-lô-gam gạo ở mỗi bao tăng từ 5 kg lên 20 kg thì số bao gạo giảm từ 20 bao xuống còn 5 bao.
+ 20 : 5 = 4, 5kg gạo gấp lên 4 lần thì được 20kg.
+ 20 : 5 = 4 , 20 bao gạo giảm đi 4 lần thì được 5 bao gạo.
+ Khi số kg gạo ở mỗi bao gấp lên 4 lần thì số bao gạo giảm đi 4 lần.
- 1 HS đọc đề toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- Bài toán cho ta biết làm xong nền nhà trong 2 ngày thì cần có 12 người.
- Bài toán hỏi để làm xongnền nhà trong 4 ngày thì cần bao nhiêu người.
- HS trao đổi thảo luận để tìm ra lời giải.
- Một số HS trình bày cách giải của mình trước lớp.
+ Mức làm của mỗi người như nhau, khi tăng số người làm việc thì số ngày sẽ giảm.
- Nếu muốn đắp xong nền nhà trong 1 ngày thì cần 12 x 2 = 24 (người)
- 1 em làm bài trên bảng, lớp làm bài vào vở, nhận xét bài bạn.
- HS nêu : 4 ngày gấp 2 ngày số lần 
4 : 2 = 2 (lần)
- Biết mức làm của mỗi người như nhau, khi gấp số ngày cần để làm xong nền nhà lên 2 lần thì số người cần làm giảm đi 2 lần.
- Để làm xong nền nhà trong 4 ngày thì cần 12 : 2 = 6 (người)
- 1 HS lên bảng trình bày, HS cả lớp viết vào vở.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
+ Biết mức làm của mỗi người như nhau, khi gấp hay giảm số ngày làm việc bao nhiêu lần thì số người cần để làm việc sẽ giảm hoặc gấp lên bấy nhiêu lần.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải
Để làm xong công việc trong 1 ngày thì cần số người là :
10 x 7 = 70 (người)
Để làm xong công việc trong 5 ngày thì cần số người là :
70 : 5 = 14 (người)
 Đáp số :14 người
- 1 HS chữa bài của bạn, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
+ Vì 1 ngày kém 7 ngày 7 lần nên số người làm xong việc trong 1 ngày gấp 7 lần số người làm xong việc trong 7 ngày.
+ Vì 1 ngày kém 5 ngày 5 lần, vậy số người làm xong việc trong 1 ngày gấp số người làm xong việc trong 5 ngày 5lần.
+ Bước tìm số người cần để làm xong việc trong 1 ngày gọi là bước “rút về đơn vị”
******************************************
Tập đọc
BÀI CA VỀ TRÁI ĐÂT
I. MỤC TIÊU: 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, tự hào.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Mọi người hãy sống vì hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc (trả lời được các câu hỏi trong SGK; học thuộc 1, 2 khổ thơ). Học thuộc ít nhất 1 khổ thơ.
* BVMT : Giữ cho môi trường trái đất xanh, sạch, đẹp.
ii. C¸c ho¹t ®éng d¹y - häc : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc bài những con sếu bằng giấy 
H: Cô bé kéo dài cuộc sống bằng cách nào?
H: Bài nói lên nội dung gì?
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bà:i
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) luyện đọc :
- 1 HS đọc bài.
- Chia đoạn: 3 đoạn theo 3 khổ thơ.
- Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn thơ.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp nghe, đọc thầm bài thơ.
 + Lần 1: GV kết hợp sửa lỗi phát âm từ khó học sinh hay đọc sai lên bảng.
 + Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ Trong SGK.
 + Lần 3: Đọc nối tiếp trong nhóm đôi
- GV đọc mẫu bài thơ.
b) Tìm hiểu nội dung bài:
- HS đọc thầm đoạn 1.
H: Hình ảnh trái đất có gì đẹp?
- Cho hs đọc thầm khổ thơ 2.
H: Em hiểu 2 câu thơ cuối khổ thơ 2 ý nói gì?
- GV ghi ý 1: Trái đất này là của trẻ em
- Cho hs đọc thầm khổ thơ 3.
H:Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất? 
- GV ghi ý 2: Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi.
H: 2 câu thơ cuối bài ý nói gì?
H: Bài thơ muốn nói với em điều gì?
GV ghi ý 3: Mọi trẻ em trên thế giới đều bình đẳng
H: Em hãy nêu nội dung chính của bài thơ?
- GV ghi ý nghĩa bài lên bảng.
 c) Đọc diễn cảm:
- Cho hs nêu cách đọc diễn cảm toàn bài.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ.
- HD hs đọc diễn cảm đoạn 3.
- HS đọc theo cặp.
- Đại diện 3 cặp thi đọc.
- HS đọc thuộc lòng theo cặp.
- HS thi đọc thuộc lòng tiếp nối.
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài và đọc trước bài một chuyên gia máy xúc.
- Dặn HS chuẩn bị giờ sau
- 3 HS đọc nối tiếp.
- HS đọc từ khó. 
- HS đọc 
- HS nêu chú giải.
- Lớp đọc thầm đoạn
+ Trái đất như quả bóng xanh giữa bầu trời xanh, có tiếng chim bồ câu và những cánh chim hải âu vờn trên sóng biển.
+ Mỗi loài hoa có vẻ đẹp riêng, nhưng đều thơm và quý, như mọi người trên thế giới dù là da vàng, da trắng, da đen đều có quyền bình đẳng, tự do như nhau, đều đáng quý đáng yêu.
+ Chúng ta phải cùng nhau chống chiến tranh, chống bom nguyên tử, bom H, bom, A, xây dựng một thế giới hoà bình. Chỉ có hoà bình , tiếng cười mới mang lại sự bình yên trẻ mãi không già cho trái đất.
+ khẳng định trái đất và tất cả mọi vật đều là của những con người yêu chuộng hoà bình.
+ Bài thơ muốn nói rằng: 
Trái đất này là của trẻ em
Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi.
Mọi trẻ em trên thế giới đều bình đẳng.
- Bài thơ là lời kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- HS đọc nối tiếp.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
- Lớp theo dõi, bình chọn.
- HS đọc thuộc lòng theo cặp.
- HS thi đọc.
- Lớp nhận xét.
**************************************
Mĩ thuật
VẼ THEO MẪU: KHỐI HỘP VÀ KHỐI CẦU
 ( GV chuyên dạy) ____________________________________________________________________
Thứ năm, ngày 24 tháng 9 năm 2015
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU: 
Giúp HS:
- Lập được dàn ý cho bài văn tả ngôi trường đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; biết lựa chọn được những nét nổi bật để tả ngôi trường.
- Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí.
ii. C¸c ho¹t ®éng d¹y – häc : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn tả cơn mưa.
- Nhận xét.
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Kiểm tra kết quả quan sát cảnh trường học của HS.
- Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu và lưu ý trong SGK.
 H: Đối tượng em định miêu tả là gì?
 H: Thời gian em quan sát là lúc nào?
H: Em tả những phần nào của cảnh trường?
H: Tình cảm của em với mái trường?
- Yêu cầu HS tự lập dàn ý.
- GV nhắc HS đọc kĩ phần lưu ý trong SGK để xác định góc quan sát để nắm bắt những đặc điểm chung và riêng của cảnh vật. 
- Gọi hS đọc dàn ý của mình.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung để có một dàn ý mẫu.
*Bà

File đính kèm:

  • docGIAO AN .L5- TUAN4 2015-2016.doc