Giáo án Lớp 5 (Buổi sáng) - Tuần 31 - Năm học 2015-2016 - Hoàng Thị Tố Uyên

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS lên bảng:

+ Tìm VD nói về tác dụng của dấu phẩy.

+ Nêu tác dụng của dấu phẩy.

- Nhận xét.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Những từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quí của phụ nữ Việt nam. Phụ nữ thường có những đức tính gì? Hôm nay các em học bài: “MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ”

b. HDHS làm bài tập:

Bài 1: (129)

*) Treo bảng phụ - Yêu cầu HS đọc bài tập SGK.

- Cho HS thảo luận nhóm làm bài vào vở.

- Gọi HS trình bày kết quả bài làm của nhóm mình.

*) Tìm các từ ngữ chỉ phẩm chất khác của người phụ nữ VN?

Bài 2: (129)

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.

- Yêu cầu HS nêu cách hiểu của mình về những câu tục ngữ trong bài tập yêu cầu.

- Nhận xét, bổ sung.

4. Củng cố:

+ Phụ nữ thường có những đức tính gì?

- Tổng kết: nhắc lại ND bài.

5. Dặn dò:

- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét giờ học.

 

doc37 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 (Buổi sáng) - Tuần 31 - Năm học 2015-2016 - Hoàng Thị Tố Uyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số vở của HS kiểm tra, nhận xét.
- HS tự soát lỗi.
c. HDHS làm bài tập: 
Bài 2: (119)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK đọc thầm.
- Yêu cầu HSHĐ nhóm.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Đại diện 2 nhóm viết bài vào bảng nhóm gắn bảng, trình bày kết quả.
- Nhận xét sửa bài cho HS.
*) Giải thưởng trong các kì thi văn hoá, văn nghệ, thể thao.
- Giải nhất: Huy chương Vàng.
- Giải nhì: Huy chương Bạc.
- Giải ba: Huy chương Đồng.
*) Danh hiệu dành cho các nghệ sĩ tài năng.
- Danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ Nhân dân.
- Danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ Ứu tú.
*) Danh hiệu dành cho cầu thủ, thủ môn bóng đá xuất sắc hàng năm.
- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất: Đôi giày Vàng, Quả bóng Vàng.
- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc: Đôi giày Bạc, Quả bóng Bạc.
Bài 3: (119)
- Treo bảng phụ, gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
- Chia lớp làm hai dãy mỗi dãy thực hiện yêu cầu bài của một phần.
- Làm bài như yêu cầu, mỗi dãy cử một bạn làm bài vào bảng nhóm.
- Yêu cầu các dãy dán bảng phụ, trình bày kết quả.
- Đại diện các dãy trình bày bài, các dãy nhận xét bài của nhau.
- Nhận xét chữa bài.
4. Củng cố:
+ Danh từ riêng các em nên viết như thế nào?
- Danh từ riêng nên viết hoa.
- Tổng kết: nhắc lại ND bài.
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Biết vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán.
* Bài 1, bài 2
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Bảng phụ và bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS làm lại bài tập 3 tiết trước.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2- Luyện tập:
*Bài tập 1: Tính
- Cho HS làm vào bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2: 
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
- 1 HS nêu yêu cầu.
 587,69 + 281,78 = 860,47 
 594,72 + 406,38 - 329,47 = 671,63
- 1 HS đọc yêu cầu.
*VD về lời giải:
 c) 69,78 + 35,97 + 30,22
 = (69,78 + 30,22) + 35,97
 = 100 + 35,97
 = 135,97
 d) 83,45 – 30,98 – 42,47
 = 83,45 – ( 30,98 + 42,47)
 = 83,45 – 73,45
 = 10
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ
I. MỤC TIÊU:
- Biết được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quí của phụ nữ Việt nam.
- Hiểu ý nghĩa 3 câu tục ngữ (BT2).
* HS khá, giỏi đặt câu được với mỗi tục ngữ ở BT2.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bảng phụ viết sẵn BT 1, mục a thành 2 cột. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hát.
- Gọi 2 HS lên bảng:
+ Tìm VD nói về tác dụng của dấu phẩy.
+ Nêu tác dụng của dấu phẩy.
- 2 em lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Những từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quí của phụ nữ Việt nam. Phụ nữ thường có những đức tính gì? Hôm nay các em học bài: “MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ”
b. HDHS làm bài tập: 
Bài 1: (129)
*) Treo bảng phụ - Yêu cầu HS đọc bài tập SGK.
- Đọc thầm bài tập SGK.
- Cho HS thảo luận nhóm làm bài vào vở.
- Thảo luận nhóm đôi, làm bài vào vở.
- Gọi HS trình bày kết quả bài làm của nhóm mình.
- Đại diện 3 – 5 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác theo dõi nhận xét.
+ Anh hùng có tài năng, khí phách làm nên những việc phi thường.
+ Bất khuất: Không chịu khuất phục trước kẻ thù.
+ Trung hậu: Chân thành và tốt bụng với mọi người.
+ Đảm đang: Biết gánh vác lo toan mọi việc.
*) Tìm các từ ngữ chỉ phẩm chất khác của người phụ nữ VN?
- Chăm chỉ, cần cù, nhân hậu, khoan dung, độ lượng, dịu dàng, biết quan tâm đến mọi người, có đức hi sinh, nhường nhịn, ...
Bài 2: (129)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- 1HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
- Yêu cầu HS nêu cách hiểu của mình về những câu tục ngữ trong bài tập yêu cầu.
- Nối tiếp nêu: 
 a) Người mẹ bao giờ cũng nhường những gì tốt nhất cho con.
Lòng thương con đức hi sinh của người mẹ.
b) Khi cảnh nhà khó khăn, phải trông cậy vào người vợ hiền. Đất nước có loạn phải nhờ cậy vào vị tướng giỏi.
Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang là người giữ gìn hạnh phúc gia đình.
c) Khi đất nước có giặc phụ nữ cũng sẵn sàng tham gia giết giặc.
Phụ nữ dũng cảm, anh hùng.
- Nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố:
+ Phụ nữ thường có những đức tính gì?
- Trả lời.
- Tổng kết: nhắc lại ND bài.
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
Lịch sử
HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 
XÂY DỰNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH (TIẾT 1)
 ( Dạy theo mô hình VNEN)
Kĩ thuật
LẮP RÔ – BỐT (TIẾT 2)
I/ MỤC TIÊU :
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp rô-bốt.
- Biết cách lắp và lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp tương đối chắc chắn.
* Với HS khéo tay:
Lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp chắc chắn. Tay rô-bốt có thể nâng lên, hạ xuống được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
GV: Mẫu rô – bốt đã lắp sẵn
 HS :bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: 
Hát.
2. Bài cũ: Tiết 1
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
HS lấy bộ lắp ghép.
Nhận xét chung.
3. Bài mới: Tiết 2
HĐ3: HS thực hành lắp Rôbốt.
HS lắng nghe.
a. Chọn chi tiết:
GV yêu cầu HS chọn đủ và đúng các chi tiết và xếp theo từng loại.
HS chọn các chi tiết theo yêu cầu.
GV kiểm tra.
b. Lắp từng bộ phận:
Trước khi thực hành GV yêu cầu HS đọc lại phần ghi nhớ.
HS đọc ghi nhớ.
Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình và nội dung từng bước lắp.
HS lắng nghe.
GV tổ chức cho HS thực hành lắp từng bộ phận theo nhóm.
HS thực hành lắp theo nhóm.
c. Lắp ráp Rôbốt:
GV nhắc HS chú ý: 
a. Bước lắp thân rôbốt vào giá đỡ thân cần phải lắpcùng với tấm tam giác.
b. Nhắc HS kiểm tra sự nâng lên, hạ xuống của tay rôbốt.
HS ráp các bộ phận lại thành hình rôbốt.
Thử lại các bộ phận kiểm tra.
HS lắp ráp rôbốt theo các bước trong SGK.
HĐ4: Nhận xét sản phẩm.
Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
HS trình bày sản phẩm.
Gọi HS đọc nội dung tiêu chí nhận xét sp.
1 HS đọc các tiêu chí.
Yêu cầu HS nhận xét sp của nhóm bạn theo các tiêu chí.
HS nhận xét sản phẩm của nhóm bạn.
GV nhận xét sp của HS.
4. Củng cố- Dặn dò:
Yêu cầu HS tháo rời các chi tiết cất vào hộp.
Nhận xét thái độ học tập của HS.
GDHS biết lắp ráp đồ chơi ở mức độ đơn giản, rèn khéo tay- trí thông minh ham khám phá.
Chuẩn bị:”Lắp rôbốt (tiết 3)”
HS lắng nghe.
Thứ tư ngày 13 tháng 4 năm 2016
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU: 
- Tìm và kể được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn.
- Biết nêu cảm nghĩ về nhân vật trong truyện.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hát.
- Gọi 2 HS kể lại truyện đã nghe, đã đọc tiết trước.
- 2HS kể chuyện như yêu cầu, lớp theo dõi nhận xét.
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Một câu chuyện gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Hôm nay các em học bài: “KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA”
b. HDHS kể chuyện: 
* Đề bài: Kể về một việc làm tốt của bạn em.
*) Tìm hiểu đề:
- Gọi HS đọc đề bài.
- 2HS đọc lại đề.
- Phân tích đề gạch chân dưới cụm từ: việc làm tốt của bạn em.
- Quan sát trên bảng.
- Gọi HS đọc phần gợi ý.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 phần gợi ý SGK.
- Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể trước lớp.
- Nối tiếp nhau giới thiệu.
*) Kể trong nhóm:
- Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Kể chuyện nhóm 2 như yêu cầu.
*) Thi kể chuyện trước lớp.
- Gọi HS kể chuyện trước lớp.
- 4 -5 HS tham gia thi kể chuyện trước lớp, lớp theo dõi nhận xét và hỏi lại bạn về ý nghĩ câu chuyện bạn kể, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
- Nhận xét.
4. Củng cố:
+ Một câu chuyện gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
- Trả lời.
- Tổng kết: nhắc lại ND bài.
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét gờ học.
Toán
PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU:
Biết thực hiện phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán.
* Bài 1 (cột 1), bài 2, bài 3, bài 4
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 - GV: Bảng phụ
 - HS : SGK
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hát.
- Gọi HS lên bảng làm bài: 
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
69, 78 + 35, 97 + 30, 22
- 1 HS lên bảng, lớp theo dõi nhận xét.
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Thực hiện phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán như thế nào? Hôm nay các em học bài: “PHÉP NHÂN”
b. HDHS ôn tập:
- Viết phép nhân: a b = c.
- Quan sát.
+ Nêu tên phép tính và tên các thành phần của phép tính?
- Phép nhân. Trong đó a và b là thừa số, c là tích.
+ Hãy nêu các tính chất của phép nhân?
- Nối tiếp nêu, mỗi em nêu một tính chất: 
+ Tính chất giao hoán: 
+ Tính chất kết hợp: 
+ Phép nhân có thừa số 1: 
+ Phép nhân có thừa số 0: .
c. Luyện tập:
Bài 1: (162)
+ Bài tập yêu cầu ta làm gì?
- Bài tập yêu cầu ta tính.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
 a. +
4802
	324
	19208
	9640
	14406
	1555848
b. 
c. 
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2: (162)
+ Bài tập yêu cầu làm gì?
- Bài yêu cầu ta tính nhẩm.
+ Muốn nhân một số thập phân với 10 ; 100 ; 1000... ta làm như thế nào?
- Muốn nhân một STP với 10 ; 100 ; 1000... ta chỉ việc dịch chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải 1, 2, 3 chữ số.
+ Muốn nhân một số thập phân với 0, 1 ; 0, 01 ; 0, 001... ta làm như thế nào?
- Muốn nhân một STP với 0, 1 ; 0, 01 ; 0, 001.. ta chỉ việc dịch chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái 1, 2, 3 chữ số.
- Yêu cầu HS nêu miệng kết quả bài tập.
- Nối tiếp nhau nêu kết quả.
- Nhận xét ghi kết quả trên bảng.
Bài 3: (162)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1HS đọc, lớp theo dõi SGK.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- Làm bài như yêu cầu.
a) 
b) 
c) 
d) 
- Gọi đại diện một số cặp trình bày kết quả.
- Đại diện một số cặp nêu kết quả, mỗi cặp nêu kết quả và cách làm của một phần, các cặp khác theo dõi nhận xét.
- Nhận xét.
Bài 4: (162)
- Gọi HS đọc bài.
- 1HS đọc, lớp theo dõi SGK đọc thầm.
+ Bài toán cho biết gì và hỏi gì?
- 1HS nêu.
Tóm tắt: 
48, 5km/giờ 33, 5km/giờ
A
B
C
 1 giờ 30 phút
- Quan sát trên bảng.
+ Muốn biết quãng đướng AB dài bao nhiêu km trước tiên ta phải tính gì?
- Quãng đường ôtô và xe máy đi trong 1 giờ.
+ Thời gian ôtô và xe máy đi để gặp nhau là bao nhiêu giờ?
- Là 1 giờ 30 phút hay 1, 5 giờ.
- Yêu cầu HS làm bài.
- 1HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
 Bài giải
Quãng đường ô tô và xe máy đi trong 1 giờ là: 
48, 5 + 33, 5 = 82 (km)
Thời gian để ô tô và xe máy đi để gặp nhau là 1 giờ 30 phút hay 1, 5 giờ.
Độ dài quãng đường AB là: 
82 1, 5 = 123 (km)
Đáp số 123 km.
- Nhận xét.
4. Củng cố:
+ Muốn tính quãng đường của một vật chuyển động ta làm như thế nào?
- Nêu qui tắc SGK.
- Tổng kết: nhắc lại ND bài.
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
Tập đọc
BẦM ƠI !
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng bài thơ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ cần luyện đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hát.
- Gọi HS đọc nối tiếp bài Công việc đầu tiên và nên nội dung chính của bài.
- 2HS đọc bài, 1 em nêu nội dung, lớp theo dõi nhận xét.
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Anh chiến sí thương mẹ an ủi mẹ đừng lo nhiều cho con, những việc con đang làm không thể sánh với những nỗi vất vả, khó nhọc của mẹ. Tình thương đó thể hiện như thế nào? Hôm nay các em học bài: “BẦM ƠI”
b. HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
*) Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài.
- 1HS khá đọc bài, lớp theo dõi SGK đọc thầm.
+ Bài chia làm mấy đoạn?
- Bài chia làm 4 đoạn: 
+ Đoạn 1: Hai câu thơ đầu.
+ Đoạn 2: Hai khổ thơ tiếp.
+ Đoạn 3: Khổ thơ thứ tư.
+ Đoạn 4: Khổ thơ cuối.
- Gọi HS đọc nối tiếp bài.
- Đọc nối tiếp bài 2 lần: 
+ Lần 1: Đọc kết hợp sửa lỗi phát âm và luyện đọc từ khó.
+ Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ chú giải.
- Luyện đọc từ khó: Gió núi, lâm thâm, sơm sớm, trăm núi, muôn nỗi.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Đọc theo cặp đôi.
- Đọc mẫu toàn bài.
- Nghe – theo dõi SGK.
*) Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài.
- Đọc như yêu cầu.
+ Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
- Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ nhớ tới người mẹ nơi quê nhà. Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non mẹ run lên vì rét.
+ Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng?
- Mạ non bầm cấy mấy đon, 
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân, 
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu.
- Những hình ảnh so sánh đó, chứa đậm tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng. Muốn cấy hết một ruộng lúa phải rất nhiều đon mạ. Tình mẹ thương con cũng nhiều như vậy. Còn người con thương mẹ bằng những hạt mưa. Mà có ai đếm được có bao nhiêu hạt mưa phùn đâu.
- Nghe.
+ Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm mẹ yên lòng?
- Con đi trăm núi ngàn khe, 
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
Con đi đánh giặc mười năm, 
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
+ Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?
- Người mẹ của anh là một người chịu thương, chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con.
+ Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh?
- Anh là một người con hiếu thảo, một chiến sĩ yêu nước, anh thương mẹ và yêu đất nước.
- Tình cảm của anh chiến sĩ với mẹ thật sâu nặng. Tình thương đó không thể nói hết bằng lời. Anh chiến sí thương mẹ an ủi mẹ đừng lo nhiều cho con, những việc con đang làm không thể sánh với những nỗi vất vả, khó nhọc của mẹ nơi quê nhà. Người mẹ của anh thật là một người phụ nữ VN điển hình thương yêu con, tần tảo, hi sinh, chịu đựng mọi hi sinh vì tiền tuyến.
- Nghe.
+ Bài thơ nói lên điều gì?
- ND: Ca ngợi tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam.
- Ghi bảng nội dunng gọi HS đọc.
- 2 – 3 HS đọc.
*. Đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc nối tiếp bài.
- 4 HS đọc nối tiếp bài.
- HDHS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 2 và 3, đọc mẫu.
- Nghe – theo dõi SGK.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng trước lớp.
- 3 – 5 HS tham gia thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng trước lớp, lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Nhận xét.
4. Củng cố:
+ Bài thơ ca ngợi điều gì?
- 2, 3 em đọc lại nội dung bài.
- Tổng kết: nhắc lại ND bài.
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
Mĩ thuật
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI “ƯỚC MƠ CỦA EM”
 ( GV chuyên dạy) 
Thứ năm, ngày 14 tháng 4 năm 2016
Tập làm văn
ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU: 
- Liệt kê được một số bài văn tả cảnh đã học trong học kì I; lập dàn ý vắn tắt cho 1 trong các bài văn đó.
- Biết phân tích trình tự miêu tả (theo thời gian) và chỉ ra được một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ kẻ bảng liệt kê những bài văn tả cảnh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
- Hát.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ phân tích trình tự miêu tả (theo thời gian) và chỉ ra được một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả qua bài học: “ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH”
b. HDHS ôn tập: 
Bài 1: (131)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 1HS đọc, lớp theo dõi SGK đọc thầm.
- Treo bảng phụ HDHS liệt kê những bài văn tả cảnh mà mình đã học trong tiết Tập đọc, LTVC, TLV theo bảng, sau đó lập dàn ý vắn tắt cho một trong các bài văn ấy.
- Quan sát, nghe.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Trao đổi theo cặp cùng làm bài.
- Gọi HS trình bày kết quả.
- Một số cặp trình bày kết quả, các cặp khác theo dõi nhận xét.
- Tự chọn viết lại dàn ý vào vở.
- Nhận xét kêt luận bài làm đúng.
- Yêu cầu HS dựa vào bảng liệt kê mỗi em hãy tự chọn, viết lại thật nhanh dàn ý của một trong các bài văn đã đọc hoặc đề văn đã chọn.
- Gọi HS trình bày miệng dàn ý.
- 3 – 5 em nối tiếp nhau trình bày.
VD: Bài Hoàng hôn trên sông Hương
Mở bài: Giới thiệu Huế đặc biệt yên tĩnh lúc hoàng hôn.
Thân bài: tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương và hoạt động của con người bên sông lúc hoàng hôn.
Thân bài có hai đoạn: 
+ Đoạn 1: Tả sự đổi sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
+ Đoạn 2: Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
Kết bài: Sự thúc dậy của Huế sau hoàng hôn.
- Nhận xét những em viết tốt.
Bài 2: (132)
- Gọi HS dọc bài văn Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- 2 em đọc, lớp theo dõi SGK đọc thầm.
+ Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự nào?
- Theo trình tự thời gian từ lúc hửng sáng đến lúc sáng rõ.
+ Tìm những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế?
- Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng, lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan như thoa phấn trên những toà nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga đậm nét. Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất. Thành phố như bồng bềnh hơi sương... mềm mại.
+ Vì sao em lại cho ràng quan sát đó rất tinh tế?
- Vì tác giả phải quan sát thật kĩ, quan sát bằng nhiều giác quan để chọn lọc những đặc diểm nổi bật nhất.
+ Hai câu cuối bài: “Thành phố mình đẹp quá ! Đẹp quá đi !”thuộc loại câu gì?
- Câu cảm thán.
+ Hai câu văn đó thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với cảnh được miêu tả?
- Hai câu văn đó thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của thành phố.
4. Củng cố:
+ Một bài văn gồm có mấy phần? Đó là những phần nào?
- Trả lời.
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Biết vận dụng ý nghĩa của phép nhân và qui tắc nhân một tổng với một số trong thực hành, tính giá trị của biểu thức và giải toán.
* Bài 1, bài 2, bài 3
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Bảng phụ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hát.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 3 (162).
- 2HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm như thế nào? Hôm nay các em học bài: “LUYỆN TẬP”
b. HDHS làm bài tập: 
Bài 1: (162)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 1HS đọc, lớp theo dõi SGK đọc thầm.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Tự làm bài vào vở.
- Nhận xét chữa bài và ghi kết quả lên bảng.
- Theo dõi kết quả trên bảng và đối chiếu với bài của mình.
a, 6, 75 kg + 6, 75 kg + 6, 75 kg	
 = 6, 75 kg 3 = 20, 25 kg
b) 7, 14 m2 + 7, 14 m2 + 
7, 14 m2 3 = 7, 14 m2 (1 + 1 + 3)
= 7, 14 m2 5 = 35, 7 m2
c) 9, 26 dm3 9 + 9, 26 dm3 
 = 9, 26 dm3 (9 + 1)
= 9, 26 dm3 10 = 92, 6 dm3.
Bài 2: (162)
+ Bài tập yêu cầu ta làm gì?
- 1HS nêu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- 2HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
a) 3, 125 + 2, 075 2 
 = 3, 125 + 4, 15
 = 7, 275
b) (3, 125 + 2, 075) 2
 = 5, 2 2 
 = 10, 4
- Gọi HS dưới lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3: (157)
- Gọi HS đọc bài.
- 1HS đọc, lớp theo dõi SGK đọc thầm.
+ Bài toán cho biết gì và hỏi gì?
- 1HS nêu.
+ Muốn biết được số dân của nước ta đến cuối năm 2001 là bao nhiêu người trước tiên ta phải tính gì?
- Số dân tăng trong năm 2001 là bao nhiêu.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài theo cặp (hai cặp làm bài vào bảng nhóm, các cặp khác làm bài vào vở).
- Thảo luận cặp đôi làm bài như yêu cầu.
- Gọi đại diện các cặp làm bài vào bảng nhóm dá

File đính kèm:

  • docGIAO AN .L5- TUAN31 2015-2016 -.doc