Giáo án Lớp 5 (Buổi sáng) - Tuần 16 - Năm học 2019-2020

Thứ năm ngày 26 tháng 12 năm 2019

Toán

Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp)

I-Mục tiêu: Giúp HS .

- Biết cách tìm một số khi biết một số phần trăm của nó.

- Vận dụng giải các bài toán đơn giản dạng tìm một số khi biết một số phần trăm của nó.

II-Hoạt động dạy học:

A-Bài cũ: (5')

- Hs nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm khi biết tổng theo cặp.

- HS làm lại BT 4 của tiết học trước.

B-Bài mới: 28'

1. Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm

Giới thiệu cách tính một số biết 52,5 % của nó là 420.

- GV đọc bài toán và ghi tóm tắt lên bảng

- HS thực hiện cách tính.

- HS phát biểu quy tắc .

b. Giới thiệu một bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

- HS đọc bài toán trong SGK

- HS giải vào vở nháp,một HS giải bảng phụ.

- GV cùng cả lớp nhận xét.

2. Thực hành.

 

doc23 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 15/03/2024 | Lượt xem: 23 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 (Buổi sáng) - Tuần 16 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tìm số HS 11 tuổi.
- Hs tự làm bài tập, 1 HS làm bài trên bảng.
- GV và HS nhận xét chốt lại đáp án đúng.
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn Hs làm bài tập:
+ Tìm 0,5% của 5 000 000 đồng (là số tiền lãi sau một tháng)
+ Tính tổng số tiền lãi và tiền gửi. 
- Hs tự làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng.
- Gv và HS cùng nhận xét bài làm của bạn trên bản và thống nhất kết quả.
Bài 3: HS NK: - Tìm số vải may quần (tìm 40% của 345m)
- Tìm số vải may áo.
- Hs tự làm bài vào vở
- GV và HS chữa bài.
C- Củng cố, dặn dò: 2'
- Gv nhận xét bài làm của bạn
Luyện từ và câu
Tổng kết vốn từ
I-Mục tiêu:
- Tìm được một số từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.
- Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách của con người trong bài văn Cô Chấm.
II-Đồ dùng :
- Bảng phụ.
- Từ điển tiếng việt.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: (5’) HS làm bài tập 2- 4 tiết LTVC trước.
B-Bài mới:28'
1. Giới thiệu bài. 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: 
- 1 Hs đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm theo nhóm 4 và báo cáo kết quả.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Gv kết luận.
Từ
Đồng nghĩa
Trái nghĩa
Nhân hậu
nhân ái, nhân từ, nhân đức, phúc hậu,..
bất nhân, tàn ác, bạc ác, độc ác, tàn bạo, hung bạo,..
Trung thực
thành thực, thành thật, thật thà, chân thật, thẳng thắn,
dối trá, dan dối, gian manh, gian xảo, giả dối, lừa đảo,
Dũng cảm
anh dũng, mạnh bạo, bạo dạn, gan dạ, dám nghĩ dám làm,
hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu, bạc nhược, nhu nhược,
Cần cù
chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó, siêng năng, tần tảo,
lười biếng, lười nhác,
Bài 2:
- 1 Hs đọc yêu cầu của bài tập.
- 6HS nối tiếp nhau đọc bài văn Cô chấm.
- HS làm việc theo cặp làm bài tập.
- HS báo cáo kết quả , ghi vào bảng GV kẻ sẵn.
- Gv kết luận.
Tính cách
Chi tiết, từ ngữ minh họa
Trung thực, thẳng thắn
dám nhìn thẳng, dám nói thế, nói ngay,
Chăm chỉ
Chấm cần cơmsống; hay làm
Giản dị
Chấm không đua đòi, mộc mạc như hòn đất.
Giàu tình cảm, dễ xúc động.
Chấm hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương,
C- Củng cố, dặn dò: 1’
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà xem lại bài tập 2.
Khoa học
( Cô Nhung dạy )
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
I-Mục tiêu:
- Kể được một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình theo gợi ý của SGK.
II- Đồ dùng:
-Tranh ảnh về cảnh sum họp gia đình.
- Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: 5’
- HS kể lại câu chuyện em đã được nghe, đọc về những người đã góp sức mình chống lại nghèo đói, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
B-Bài mới: 28'
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện.
a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một HS đọc đề bài và gợi ý.
- Cả lớp đọc thầm gợi ý và chuẩn bị dàn ý kể chuyện.
b. Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện trước lớp 
- HS kể chuyện theo cặp.
- Thi kể chuyện trước lớp: HS tiếp nối nhau thi kể chuyện và nói lên suy nghĩ của mình về không khí đầm ấm của gia đình
- Cả lớp theo dõi, nhận xét bạn kể chuyện hay nhất.
- Gv kết luận và tuyên dương bạn kể tốt.
C- Củng cố, dặn dò: 2'
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết kể chuyện tuần 17.
__________________________________________
Thứ tư ngày 25 tháng 12 năm 2019
Toán
Luyện tập
I-Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết tìm tỉ số phần trăm của một số và vận dụng trong giải bài toán. 
- Bài 1(a,b), 2, 3.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: (5’) 
- Hs nêu cách tìm 52,5% của 800 theo cặp đôi.
- HS báo cáo, Gv nhận xét.
B-Bài mới: (28’)
Bài 1: a,b. HSKG làm cả bài
- HS đọc yêu cầu bài.
- Hs tự làm bài vào vở.
- Một số Hs làm bài trên bảng.
- Chữa bài trên bảng lớp.
- Hs cả lớp nhận xét.
- GV kết luận.
- Hs đổi chéo vở chữa bài cho nhau.
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu bài.
- Hs trao đổi theo cặp về cách làm.
- HS làm vào giấy nháp.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Hs nhận xét bài làm trên bảng.
- Gv kết luận
Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu bài.
- Hs thảo luận trong nhóm 4 về cách làm của bài tập: 
? Bài toán cho biết gì ? yêu cầu gì ?
- HS trả lời. Gv nhận xét và gợi ý cách làm :
(Tính diện tích mảnh đất hình chữ nhật.
-Tính 20% của diện tích đó.)
- HS làm vào vở
- GV chấm chữa bài
Bài giải
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật:
18 x 15 = 270 (m2)
Diện tích để làm nhà:
270 x 20 : 100 = 54 (m2)
Đáp số : 54m2
Bài 4: HS NK: 
 - Tính 1% của 1200 cây.
 - Tính 5%,10%, 20%, 25% của 1200 cây.
- Hs tính trên vở nháp.
- Hs nối tiếp nhau đọc kết quả.
- GV kết luận.
C- Củng cố, dặn dò: (2’)
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Tập đọc
Thầy cúng đi bệnh viện.
I-Mục tiêu:
- Biết Đọc , diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II- Đồ dùng: 
- Tranh minh họa trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A- Bài cũ: (5')Các nhóm trưởng đi kiểm tra các bạn đọc một đoạn bài Thầy thuốc như mẹ hiền, trả lời câu hỏi trong bài đọc.
B. Bài mới:28'
1. Giới thiệu bài mới.
- HS quan sát tranh theo cặp nói cho nhau biết nội dung của bức tranh trong SGK.
- 1 Hs nói nội dung của bức tranh.
- Gv nhận xét bức tranh và giới thiệu bài mới.
2. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- HS và giáo viên cùng chia đoạn.
- HS đọc bài trong nhóm 4.
- Hs nêu từ khó đọc, Gv ghi trên bảng.
- Một số học sinh đọc từ khó đọc.
- Gv hướng dẫn học sinh đọc những câu văn dài. 
- Hs đọc phần chú giải theo cặp.
- 1 cặp đọc phần chú giải trước lớp.
- Một số nhóm đọc bài trước lớp.
- Hs cả lớp nhận xét.
- Gv nhận xét chung.
b. Tìm hiểu bài.
- Hs đọc thầm theo nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK ( Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận)
- Cụ Un làm nghề gì?
- Khi mắc bệnh , cụ ún đã tự chữa bằng cách nào? Kết quả ra sao?
- Vì sao bị sỏi thần mà cụ ún không chịu mổ, trốn viện về nhà?
- Nhờ đâu cụ ún khỏi bệnh?
- Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào?
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận.
- Nội dung của bài tập đọc này là gì ?
- Hs trả lời câu hỏi.
- Gv kết luận.
c. Luyện đọc diễn cảm.
- Hs nối tiến nhau đọc diễn cảm lại từng đoạn.
- Gv tổ chức cho Hs đọc diễn cảm đoạn 3.
+ Gv đọc mẫu. 
+ Hs luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp cho một số em.
- Hs cả lớp nhận xét.
- Gv nhận xét và tuyên dương.
3. Củng cố:2'
- Gv liên hệ thực tế. 
- Gv nhận xét tiết học.
Hoạt động thư viện
ĐỌC CÁ NHÂN: Chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân 
Việt Nam 22-12( TT)
I. MỤC ĐÍCH.
- Thu hút và khuyến khích học sinh tham gia vào việc đọc;
- Tạo cơ hội để học sinh chọn sách đọc theo ý thích;
- HS được khuyến khích chia sẻ về cuốn sách các em đọc, từ đó phát triển sự tự tin của các em.
- Giúp HS phát triển thói quen đọc.
II. CHUẨN BỊ: Sách phù hợp với trình độ đọc của HS.
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1. Giới thiệu: 2- 3 phút
- Sau khi đã ổn định chỗ ngồi cho học sinh, giáo viên có thể nhắc lại cho các em về nội quy thư viện cho đến khi học sinh đã quen với các nội quy này.
- Giới thiệu với học sinh về hoạt động mà các em sắp tham gia. Hôm nay chúng ta sẽ tham gia hoạt động Đọc cá nhân.
2. Hoạt động: Đọc cá nhân.
* Trước khi đọc: 5- 6 phút.
Ở hoạt động Đọc cá nhân này, các em sẽ tự chọn sách và đọc một mình. Trong khi các em đọc, thầy sẽ di chuyển xung quanh phòng để hỗ trợ các em. Nếu có từ hoặc câu nào các em không hiểu, hãy giơ tay lên để thầy đến giúp.
- Nhắc học sinh về mã màu phù hợp với trình độ đọc của các em. 
Các em có nhớ mã màu của lớp mình là những mã màu nào không? Cho học sinh nhắc lại và chỉ vào từng mã màu khi nói. 
- Nhắc học sinh về cách lật sách đúng. 
Các em có nhớ cách lật sách đúng là như thế nào không? Bạn nào có thể làm lại cho cả lớp cùng xem? Cho học sinh làm mẫu lại cách lật sách đúng.
Mời lần lượt 6-8 học sinh lên chọn sách một cách trật tự và chọn vị trí để ngồi đọc. Các em hãy lên chọn cho mình một quyển sách mà các em thích! Sau khi chọn sách xong, các em có thể chọn một vị trí thoải mái trong phòng để ngồi đọc. Chúng ta sẽ có 15 phút để đọc.
Mời 6- 8 học sinh đến kệ để chọn sách. Sau khi học sinh đã chọn xong, tiếp tục mời 6- 8 học sinh khác lên chọn sách. Tiếp tục cho đến khi tất cả học sinh chọn được sách.
Nếu có học sinh nào gặp khó khăn với việc chọn sách, giáo viên sẽ cho các học sinh khác lên chọn sách trước sau đó quay lại hỗ trợ học sinh này. Hỏi học sinh xem các em thích đọc loại sách nào và giúp học sinh chọn đúng loại sách các em thích. Nếu học sinh mất nhiều thời gian chọn sách và không biết mình thích đọc loại sách nào, giáo viên có thể tự chọn một quyển sách mà giáo viên nghĩ là phù hợp với học sinh.
* Trong khi đọc: 10- 20 phút
- Khi học sinh đang đọc, giáo viên di chuyển đến hỗ trợ học sinh để kiểm tra xem các em có thực sự đang đọc sách hay không. Nhắc học sinh về khoảng cách giữa sách và mắt khi đọc.
- Lắng nghe học sinh đọc, khen ngợi những nỗ lực của các em.
- Sử dụng quy tắc 5 ngón tay để theo dõi những học sinh gặp khó khăn khi đọc. Nếu thấy học sinh gặp khó khăn, hướng dẫn học sinh chọn một quyển sách có trình độ đọc thấp hơn.
- Quan sát cách học sinh lật sách và hướng dẫn lại cho học sinh cách lật sách đúng nếu cần.
* Sau khi đọc: 6- 7 phút.
- Thời gian đọc đến đây là hết. Nếu các em vẫn chưa đọc xong sách, sau tiết đọc này chúng ta có thể đến thư viện mượn sách về nhà để tiếp tục đọc.
- Nhắc học sinh mang sách quay trở lại đến ngồi gần giáo viên. Bây giờ các em hãy mang theo sách và đến ngồi gần thầy .
- Mời 3-4 học sinh chia sẻ về quyển sách mà các em vừa đọc. Bạn nào muốn chia sẻ về quyển sách mình vừa đọc? Giáo viên chọn 3-4 câu hỏi gợi ý bên dưới để mời từng học sinh chia sẻ:
+ Em có thích câu chuyện mình vừa đọc không? Tại sao?
+ Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Tại sao?
+ Câu chuyện xảy ra ở đâu?
+ Điều gì em thấy thú vị nhất trong câu chuyện mình vừa đọc?
+ Đoạn nào trong câu chuyện làm em thích nhất? Tại sao?
+ Nếu em là . (nhân vật), em có hành động như vậy không?
+ Câu chuyện em vừa đọc có điều gì làm cho em thấy thú vị? Điều gì làm cho em cảm thấy sợ hãi? Điều gì làm cho em cảm thấy vui? Điều gì làm cho em cảm thấy buồn?
+ Em có định giới thiệu quyển truyện này cho các bạn khác cùng đọc không? 
+ Theo em, các bạn khác có thích đọc quyển truyện này không? Tại sao?
+ Theo em, vì sao tác giả lại viết câu chuyện này?
Sau khi mỗi học sinh chia sẻ xong. Cảm ơn em đã chia sẻ về quyển sách của mình.
Hướng dẫn học sinh mang sách để vào đúng rổ trả sách của từng kệ trẻ sách.
3. Hoạt động mở rộng: Viết vẽ. 
a. Trước hoạt động
- Chia nhóm học sinh
- Giải thích hoạt động
- Hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động một cách có tổ chức.
b. Trong hoạt động
- Di chuyển đến các nhóm hỗ trợ học sinh, quan sát cách học sinh tham gia vào hoạt động trong nhóm.
- Đặt câu hỏi cho nhóm, khen ngợi hỗ trợ học sinh.
c. Sau hoạt động
- Hướng dẫn học sinh quay trở lại nhóm một cách trật tự.
- Mời 2-3 nhóm chia sẻ.
- Khen ngợi sự nỗ lực của học sinh trong phần này.
Kết thúc tiết học.
Thứ năm ngày 26 tháng 12 năm 2019
Toán
Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp)
I-Mục tiêu: Giúp HS .
- Biết cách tìm một số khi biết một số phần trăm của nó.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản dạng tìm một số khi biết một số phần trăm của nó.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: (5') 
- Hs nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm khi biết tổng theo cặp.
- HS làm lại BT 4 của tiết học trước.
B-Bài mới: 28'
1. Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm 
Giới thiệu cách tính một số biết 52,5 % của nó là 420.
- GV đọc bài toán và ghi tóm tắt lên bảng
- HS thực hiện cách tính.
- HS phát biểu quy tắc .
b. Giới thiệu một bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- HS đọc bài toán trong SGK
- HS giải vào vở nháp,một HS giải bảng phụ.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
2. Thực hành.
Bài 1 : 
- GV mời 1 HS đọc đề bài. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Hs trao đổi theo cặp cách làm bài tập.
- HS cả lớp giải ở vở. 1 HS giải ở bảng phụ
- GV cùng HS chữa bài ở bảng phụ
Bài giải
Trường Vạn Thịnh có số học sinh là
552 x 100 : 92 = 600( học sinh)
Đáp số : 600 học sinh
Bài 2 : 
- 1 Hs đọc yêu cầu của bài tập.
- HS nêu cách làm bài tập theo cặp.
- 1 HS nêu cách làm.
- Hs tự làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng.
- Gv và HS nhận xét.
Bài giải
Tổng số sản phẩm của xưởng may là.
732 x 100 : 92 = 800 sản phẩm
Đáp số : 800 sản phẩm
Bài 3 : HS NK:
- Gọi 1 HS đọc bài toán. Cả lớp theo dõi SGK. 
- HS trao đổi theo cặp để hoàn thành BT3.
- Các nhóm trao đổi bài với nhau, GV kết luận.
C- Củng cố , dặn dò: 2’
- GV nhận xét giờ học.
Tập làm văn
Tả người
(Kiểm tra viết)
I-Mục tiêu: 
- HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện kết quả quan sát chân thực và có cách diễn đạt trôi chảy.
II-Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra (3 phút)
- Một HS đọc 4 đề kiểm tra trong SGK.
- Tiết kiểm tra này đòi hỏi các em viết hoàn chỉnh cả bài văn.
- Một vài HS cho biết em chọn đề bài nào?
3. HS làm bài kiểm tra 30'
- Gv theo dõi Hs làm bài.
- GV lưu ý Hs viết bài văn có đầy đủ bố cục.
- Gv thu bài và chấm.
* Củng cố, dặn dò:1'
- GV nhận xét tiết làm bài
- Đọc trước nội dung tiết TLV : Làm biên bản một vụ việc.
Thứ sáu ngày 27 tháng 12 năm 2019
Toán
Luyện tập
I -Mục tiêu: Giúp HS ôn lại 3 dạng bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm.
- Tính tỉ số phần trăm của hai số.
- Tính một số phần trăm của một số.
- Tính một số biết một số phần trăm của nó. BT 1b, 2b, 3a.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: 5’
- HS nhắc lại các dạng toán tính phần trăm đã học theo cặp.
- Gv nhận xét.
B-Bài mới:28’
Bài 1: b. HSNK cả bài.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập
- Hs trao đổi theo cặp cách làm bài.
- HS tự làm bài tập vào vở a, b.
- Gọi 1 số HS tiếp nối nêu kết quả ở BT1a.
- 1 HS làm bài ở bảng phụ. GV cùng cả lớp chữa bài.
VD : 37 : 42 = 0,8809...= 88,09%
Bài 2: ý b. HSNK cả bài.
- 1 Hs đọc yêu cầu BT.
- Hs thảo luận nhóm 4 cách làm BT sau đó tự làm BT vào vở.
- Hs tự làm BT vào vở.
- Hs cả lớp và Gv chữa bài.
 97 hoặc 97 : 100 30 = 29,1
- Hs nhắc lại cách tính giá trị một số phần trăm của một số.
- Hs đổi chéo vở chữa lỗi cho nhau.
Bài 3: ý a. HSNK làm cả bài.
- 1 Hs đọc yêu cầu của BT.
- 1 HS nêu cách làm BT.
- Hs tự làm BT.
- HS đọc thầm yêu cầu của BT
- Gọi 1 số HS nêu cách tính và kết quả phần a
- 1 HS giải ở bảng phụ phần b.
 72 hoặc 72 :30 = 240.
- Hs đổi chéo vở soát lỗi cho nhau.
- Hs nhắc lại quy tắc.
* Củng cố – dặn dò : 2’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Luyện tập làm biên bản cuộc họp
I-Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng ghi lại biên bản một cuộc họp của tổ, lớp, chi đội theo đúng thể thức, nội dung theo gợi ý SGK.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: (5’) 
- 1 - 2 Hs đọc lại bài văn của tiết trước.
- Gv nhận xét nhanh.
B-Bài mới:28’
 1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS luyện tập.
- 1Hs đọc lại các gợi ý 1,2,3 trong SGK
- Hs nói trước lớp mình chọn viết biên bản cuộc họp nào ?
( Họp tổ, họp lớp hay hợp chi đội) cuộc họp ấy bàn vấn đề gì ? và diễn ra vào thời điểm nào ?
+ Cuộc họp diễn ra vào lúc nào ?
+ Cuộc họp có những ai tham dự?
+ Ai điều hành cuộc họp ?
+ Những ai nói trong cuộc họp, nói điều gì ?
+ Kết luận cuộc họp như thế nào ?
- Hs làm làm việc theo nhóm 4.
- Gv theo dõi, nhắc nhỏ HS trình bày đúng thể thức.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Hs lớp nhận xét, bổ sung.
- Gv kết luận.
C- Củng cố, dặn dò: 1’
- GVnhận xét tiết học.
- HS về nhà sửa chữa biên bản.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua
- Triển khai kế hoạch trong tuần tới.
II. Hoạt động dạy học.
1. Đánh giá hoạt động
- Các tổ sinh hoạt theo nhóm đánh giá lại hoạt động của tổ trong tuần qua.
- Các tổ trưởng báo cáo trước lớp.
- Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung.
- Ý kiến của các bạn trong lớp.
- Hs cả lớp bình chọn tổ, cá nhân xuất sắc.
- Gv nhận xét và tuyên dương.
+ Vệ sinh sạch sẽ, đồng phục đầy đủ. Lớp đã làm vệ sinh kịp thời.
+ Hs tham gia tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường.
+ Tiếp tục nâng cao chất lượng chữ viết.
+ Khảo sát chất lượng học sinh chất lượng còn thấp.
+ Có 13 em tham gia viết bài tạp Chí Toán Tuổi thơ 1.
+ Có 13 em tham gia viết bài trên báo Văn tuổi thơ.
+ Tham gia thi Luật trẻ em số lượng còn ít. Một số em đăng kí tài khoản nhưng không thi được.
+ Còn em Dương Văn Thái, Trần Mai Trang, Lương Nhật Linh hết hạn bảo hiểm vào tháng 12 và tháng 1.
+ Tham gia thi IOE cấp trường. Kết quả thấp so với khối lớp 3 và 4.
+ Một số Hs tham gia thi Trạng nguyên Tiếng Việt kịp vòng chuẩn bị tham gia thi TNTV cấp trường.
II. Kế hoạch.
a) Nền nếp.
- Ổn định nền nếp sĩ số, vệ sinh sạch sẽ.
- Đi học đúng giờ, mặc đồng phục đúng quy định.
- Tiếp tục đôn đốc học sinh giữ gìn vệ sinh môi trường, phân loại rác thải.
b) Chuyên môn.
- Dạy học đúng chương trình thời khóa biểu.
- Soạn giảng đúng CKTKN, giảm tải, nội dung lồng ghép.
- Dạy học phân hóa đối tượng học sinh.
- Tập trung rèn chữ cho học sinh viết chữ nghiêng.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc kiểm tra bài cũ theo cặp ( Chia số thập phân)
- Rèn kĩ năng chi số thập phân cho học sinh.
- Phụ đạo HSCHT: Như, Thông, Nhật Linh, Tuấn, Cương, Mạnh Tuấn
- Rèn chữ viết đẹp cho học sinh NK.
- Tập trung vào giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
- Động viên học sinh tham gia các sân chơi trí tuệ.
+ Học sinh tham gia Trạng nguyên Tiếng Việt cấp trường.
+ Tiếp tục tham gia giải toán qua thư kịp thời. 
+ Tham gia thi tìm hiều Luật trẻ em trực tuyến.
+ Tham gia viết bài trên Văn tuổi thơ.
c) Công tác khác.
- Chăm sóc bồn hoa cây cảnh.
- Giáo dục học sinh ý thức tự quản, tự phục vụ.
- Chuẩn bị tham gia HĐNGLL
- Đôn đốc đóng BHYT .
- Tổng hợp số học sinh tham gia học lớp KNS và đi trải nghiệm tại Đồng Nôi
Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2016
Khoa học
Tơ sợi
I-Mục tiêu: Giúp HS :
- Nhận biết một số tính chất của tơ sợi.
- Nêu một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi.
- Phân biệt được tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
II-Đồ dùng:
- HS chuẩn bị các mẫu vải.
- Hình minh họa trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: 5’
- Chất dẻo được làm ra từ vật liệu nào? có tính chất gì?
- Ngày nay chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày? Tại sao?
B-Bài mới:28'
HĐ1: Nguồn gốc của một số loại tơ sợi. 
- HS hoạt động theo cặp: Quan sát hình trong SGK và cho biết hình nào liên quan đến việc làm ra sợi đay, sợi tơ tằm, sợi bông.
- Sợi bông, sợi đay, tơ tằm, sợi lanh, loại nào có nguồn gốc từ thực vật, loại nào có nguồn gốc từ động vật?
HĐ 2: Tính chất của tơ sợi. 
- HS trong từng nhóm làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, ghi lại kết quả.
- Đại diện nhóm lên trình bày thí nghiệm và nêu kết quả quan sát được. Các nhóm khác bổ sung.
Loại tơ sợi
Khi đốt lên
Khi nhúng nước
Đặc điểm chính
1.Tơ sợi tự nhiên
- Sợi bông
Có mùi khét, tạo thành tàn tro
Thấm nước
Vải bông thấm nước, có loại mỏng,nhẹ, có loại dày dùng làm lều, bạt,buồm

- Sợi đay
Có mùi khét, tạo thành tàn tro
Thấm nước
Thấm nước, bền,dùng làm buồm, vải đệm ghế, lều, bạt, ván ép
- Tơ tằm
Có mùi khét, tạo thành tàn tro
Thấm nước
óng ả, nhẹ nhàng
2.Tơ sợi nhân tạo
- Sợi ni lông
Không có mùi khét, sợi sun lại
Không thấm nước
Không thấm nước, dai, mềm, không nhàu. Dùng trong y tế, làm bàn chải, dây câu cá, đai lưng...
C- Củng cố, dặn dò: 3’
- Hãy nêu công dụng và đặc điểm của một số tơ sợi tự nhiên?
- Hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số tơ sợi nhân tạo?
- Học kĩ phần thông tin về tơ sợi.
Thø n¨m ngµy 24 th¸ng 12 n¨m 2015
Thø s¸u ngµy 25 th¸ng 12 n¨m 2015
___________________________________________
__________________________________________
Ho¹t ®éng tËp thÓ.
Sinh ho¹t líp.
I. §¸nh gi¸ ho¹t ®éng tuÇn qua :
- C¸c tæ tr­ëng nhËn xÐt c¸c ho¹t ®éng tuÇn qua cña tæ m×nh.
- GV nhËn xÐt chung vÒ c¸c mÆt.
+ Häc tËp 
+ VÖ sinh 
+ C¸c ho¹t ®éng kh¸c 
- NhËn xÐt vÒ viÖc tham gia thi Nghi thøc §éi, trß ch¬i d©n gian do §éi tæ chøc.
II. KÕ häach tuÇn tíi 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_buoi_sang_tuan_16_nam_hoc_2019_2020.doc