Giáo án Lớp 5 (Buổi sáng) - Tuần 14 - Năm học 2019-2020
Tập làm văn
Làm biên bản cuộc họp
I. Mục tiêu
- HS hiểu thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản(ND ghi nhớ)
- Xác định được trường hợp nào cần ghi (BT1 mục III); Biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1(BT2)
KNS ; Ra quyết định / giải quyết vấn đề( hiểu trừng hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản)
II. Đồ dùng dạy và học
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- 2 HS đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp .
B. Dạy bài mới: 28 phút
1. Giới thiệu bài:
2. Phần nhận xét:
- Một HS đọc bài tập 1- toàn văn biên bản đại hội chi đội , cả lớp theo dõi trong SGK.
- Một HS đọc yêu cầu bài tập 2
+ HS lần lượt trả lời 3 câu hỏi trong bài tập 2
+ Một đại diện trình bày kết quả trao đổi trước lớp.
Chi đội lớp 4A ghi biên bản để làm gì?
Cách mở đầu biên bản có điểm gì giống , điểm gì khác cách mở đầu đơn?
Cách kết thúc biên bản có điểm gì giống, điểm gì khác cách kết thúc đơn?
Nêu tóm tắt những điều cần ghi trong biên bản?
3. Nêu phần ghi nhớ:
- Hai em đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Hai em trình bày nội dung cần ghi nhớ, không nhìn trong SGK.
4. Luyện tập:
Bài tập 1 :
- Một HS đọc nội dung BT 1
- Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài, thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi :
1 Hs đọc yêu cầu của bài tập. - Hs trao đổi trong nhóm cách giải bài toán. - Hs tự làm bài tập. - Một Hs làm bài trên bảng. - Gv và HS chữa bài. Bài giải Chiều rộng mảnh vườn hình chữ nhật là 24 x 2 : 5 = 9,6(m) Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là ( 24 + 9,6 ) x 2 = 67,2 (m) Diên tích mảnh vườn là: 24 x 9,6 = 230,4 (m) Đáp số: 67,2m và 230,4m Bài tập 4. Đáp số: 20,5 km. - GV chấm một số vở, nhận xét, chữa bài. - GV nhận xét, dặn dò (1 phút). Luyện từ và câu Ôn tập về từ loại I. Mục tiêu - Nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn van ở BT1; nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học (BT2); tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu của BT3; thực hiện được yêu cầu của BT4 (a, b, c). - HSNK làm được toàn bộ BT4. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ III. Hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Đăt một câu với một trong các cặp quan hệ từ đã học. - HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng. Nêu ý nghĩa biểu thị quan hệ từ mà bạn đã sử dụng. B. Dạy học bài mới :28 phút 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn làm bài tập - HS làm bài tập Bài tập 1. - HS đọc yêu cầu BT, nhắc lại thế nào là danh từ chung, thế nào là danh từ riêng ? - HS đọc lại đoạn văn, tìm DT chung, DT riêng ghi vào vở. - 2 HS làm bài ở bảng phụ trình bày kết quả. Lưu ý : Các từ chị, em trong các câu sau là đại từ: - Chị! - Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào - ChịChị là chị gái của em nhé! - Tôi nhìn em () - Chị sẽ là chị của em mãi mãi. Bài tập 2. - 1 Hs đọc yêu cầu của bài tập. - Hs nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng theo danh từ riêng. - GV chốt lại. - HS nêu lại và nêu VD. Bài tập 3. - 1Hs đọc yêu của bài tập. - Yêu cầu nhắc lại kiến thức ghi nhớ về đại từ - HS đọc thầm đoạn văn Bài tập 1 và tìm đại từ xưng hô trong đoạn văn theo cặp. - Hs báo cáo kết quả. - Gv kết luận : chị, em, tôi, chúng tôi. Bài tập 4 : (a,b,c ) HSNK làm được toàn bộ BT4. - HS đọc yêu cầu bài tập - GV lưu ý : Đọc từng câu trong đoạn văn, xác định câu đó thuộc kiểu câu nào + Tìm xem trong câu đó chủ ngữ là danh từ hay đại từ + Với mỗi kiểu câu chỉ cần nêu một VD - HS đọc thầm lại yêu cầu bài tập, làm bài cá nhân - HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến, GV nhận xét. C. Củng cố dặn dò (2 phút) - GV nhận xét tiết học - Dặn: Về nhà học thuộc các kiến thức đã học và ôn lại các kiến thức về động từ, tính từ, quan hệ từ. Khoa học ( Cô Nhung dạy ) Kể chuyện Pa - xtơ và em bé I. Mục tiêu - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện bằng lời kể của mình. - Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa- xtơ đã khiến ông cống hiến được cho loài người một phát minh khoa học lớn lao. II. Đồ dùng dạy học - Tranh trong SGK, ảnh pa- xtơ. III. Hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Kể lại một việc làm tốt (hoặc một hành động dũng cảm) bảo vệ môi trường em đã được làm hoặc chứng kiến. B. Dạy bài mới : 28' 1. Giới thiệu bài : 2. GV kể lại câu chuyện (2 lần): - GV kể lần 1 - HS nghe Kể xong, viết lên bảng các tên riêng, từ mượn nước ngoài, ngày tháng đáng nhớ : bác sĩ Lu- i Pa - xtơ, cậu bé Giô- dép, thuốc vắc xin,.. GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào 6 tranh minh hoạ phóng to. - Yêu cầu HS nêu nội dung chính của mỗi tranh. Khi có câu trả lời đúng. GV kết luận và ghi dưới mỗi tranh. + Tranh 1 : Chú bé Giô - dép bị chó cắn được mẹ đưa đến nhờ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa. + Tranh 2 : Pa-xtơ trăn trở, suy nghĩ về phương cách chữa trị cho em bé. + Tranh 3 : Pa-xtơ quyết định phải tiêm vắc xin cho Giô - dép. + Tranh 4 : Pa-xtơ thức suốt đêm ròng để quyết định tiêm mũi thứ 10 cho em bé. + Tranh 5 : Sau 7 ngày chờ đợi, Giô - dép vẫn bình yên và mạnh khoẻ. + Tranh 6 : Tượng đài Lu-i Pa-xtơ ở Viện chống dại mang tên ông 3. Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện : - Một HS đọc các yêu cầu bài tập - GV nhắc HS kết hợp kể chuyện với trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - Kể theo nhóm: HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo nhóm 2 em - Thi kể chuyện trước lớp. + Một nhóm nối tiếp nhau kể toàn bộ câu chuyện . + Hai HS đại diện nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện. Cùng trao đổi : ? Vì sao Pa-xtơ phải suy nghĩ, day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc-xin cho Giô- dép? + Vì vắc xin chữa bệnh dại do ông chế ra đó thí nghiệm có kết quả trên loài vật, nhưng chưa lần nào được thí nghiệm trên cơ thể con người. Pa-xtơ muốn em bé khỏi bệnh nhưng không dám lấy em làm vật thí nghiệm ông sợ có tai biến. ? Câu chuyện muốn nói điều gì ? + Câu chuyện ca ngợi tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ. Tài năng và tấm lòng nhân hậu đó giúp ông cống hiến được cho loài người một phát minh khoa học lớn lao. C. Củng cố dặn dò (1 phút) - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Thứ tư ngày 11 tháng 12 năm 2019 Toán Chia một số tự nhiên cho một số thập phân I. Mục tiêu: Giúp HS : - Biết chia một số tự nhiên cho một số thập phân - Vận dụng giải các bài toán có lời văn. Bài 1, 3. II. Hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) - 3Hs lờn bảng làm bài đăt tính rồi tính, Hs làm bài trên bảng. a) 15 : 25 b) 138 : 30 c) 275 : 250 - GV nhận xét. B. Dạy bài mới: 28’ 1. Hướng dẫn thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân. - Cho cả lớp tính giá trị biểu thức ở phần a trong SGK. HS lần lượt nêu kết quả phép tính và so sánh kết quả đó. - HS rút ra kết luận như SGK - Ví dụ 1. 57 : 9,5 + Làm thế nào để chuyển phép chia này thành phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên? ( Nhân cả số bị chia và số chia với 10 ) - HS thực hiện các bước. - Ví dụ 2.( Hướng dẫn tương tự ví dụ 1.) + Số chia có mấy chữ số ở phần thập phân? Như vậy phải nhân cả số bị chia và số chia với số nào? ( thêm vào bên phải số bị chia mấy chữ số 0 ?) * Nêu quy tắc + Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm thế nào? - HS nêu, nhiều em nhắc lại. 2. Luyện tập Bài tập 1 : GV lần lượt viết phép chia lên bảng và cho HS thực hiện - 1 Hs đọc yêu cầu của bài tập. - HS tự làm bài tập vào vở. - Một số Hs lên bảng làm. - Hs nhận xét bài làm trên bàng. - Hs đổi chéo vở nhận xét bài làm của bạn. Bài tập 2 : HSNK - Cho HS thực hiện phép chia rồi so sánh số bị chia với kết quả tìm được - Rút ra nhận xét: Muốn chia một số thập phân cho 0,1; 0,01; 0,001, . Ta làm thế nào? Bài tập 3 : - 1 Hs đọc yêu cầu của bài tập. - Hs xác định yêu cầu của bài tập, yêu cầu đã cho và yêu cầu cần thực hiện. - Hs tự làm bài tập vào vở, 1 Hs làm bài trên bảng. - Cả lớp làm vào vở, GV chấm và gọi HS chữa bài. Giải 1m thanh sắt đó cân nặng là : 16 x 0,8 = 20 (kg) 0,18 m thanh sắt cùng loai cân nặng là: 20 x 0,18 = 3,6 (kg) Đáp số : 3,6kg Bài 4: HSNK. - 1 Hs đọc yêu cầu của BT. - Hs tự làm bài. - Một số Hs đọc kết quả bài tập. - Hs nhận xét và thống nhất kết quả. C. Củng cố dặn dò (1 phút) - Nhận xét giờ học Tập đọc Hạt gạo làng ta I. Mục tiêu - . Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. - Hiểu nội dung, ý nghĩa : Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh. (Trả lời được cõu hỏi trong SGK, thuộc lũng 2-3 khổ thơ) II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa trong SGK. III. Hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - CÁc nhóm trưởng kiểm tra các bạn đọc bài Chuỗi ngọc lam, nêu nội dung chính của bài. - Gv nhận xét. B. Dạy bài mới :28' 1. Giới thiệu bài mới. - HS quan sát tranh theo cặp nói cho nhau biết nội dung của bức tranh trong SGK. - 1 Hs nói nội dung của bức tranh. - Gv nhận xét bức tranh và giới thiệu bài mới. 2. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - HS và giáo viên cùng chia đoạn. - HS đọc bài trong nhóm 4. - Hs nêu từ khó đọc, Gv ghi trên bảng. - Một số học sinh đọc từ khó đọc. - Gv hướng dẫn học sinh đọc những câu văn dài. - Hs đọc phần chú giải theo cặp. - 1 cặp đọc phần chú giải trước lớp. - Một số nhóm đọc bài trước lớp. - Hs cả lớp nhận xét. - Gv nhận xét chung. b. Tìm hiểu bài. - Hs đọc thầm theo nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK ( Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận) + Em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì? + Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân? + Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo? + Vì sao tác giả gọi hạt gạo là hạt vàng? ( Vì hạt gạo rât quý. Hạt gạo được làm nên từ đất, nước, mồ hôi, công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi,) + Nêu nội chính của bài. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV kết luận. c. Luyện đọc diễn cảm: - HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. Gv hướng dẫn các em đọc diễn cảm, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ, cả bài thơ. - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ thơ cuối cùng. - HS nhẩm học thuộc lòng bài thơ. - HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ. - Cả lớp hát bài Hạt gạo làng ta. C. Củng cố dặn dò (1 phút) - 1 HS nhắc lại ý nghĩa của bài thơ. - Gv nhận xét tiết học. Yêu cầu về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. Hoạt động thư viện ĐỌC CÁ NHÂN: CHỦ ĐỀ: Chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22 - 12 ( Tiết 3) I. MỤC ĐÍCH. - Thu hút và khuyến khích học sinh tham gia vào việc đọc; - Tạo cơ hội để học sinh chọn sách đọc theo ý thích; - HS được khuyến khích chia sẻ về cuốn sách các em đọc, từ đó phát triển sự tự tin của các em. - Giúp HS phát triển thói quen đọc. II. CHUẨN BỊ: Sách phù hợp với trình độ đọc của HS. III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 1. Giới thiệu: 2- 3 phút - Sau khi đã ổn định chỗ ngồi cho học sinh, giáo viên có thể nhắc lại cho các em về nội quy thư viện cho đến khi học sinh đã quen với các nội quy này. - Giới thiệu với học sinh về hoạt động mà các em sắp tham gia. Hôm nay chúng ta sẽ tham gia hoạt động Đọc cá nhân. 2. Hoạt động: Đọc cá nhân. * Trước khi đọc: 5- 6 phút. Ở hoạt động Đọc cá nhân này, các em sẽ tự chọn sách và đọc một mình. Trong khi các em đọc, thầy sẽ di chuyển xung quanh phòng để hỗ trợ các em. Nếu có từ hoặc câu nào các em không hiểu, hãy giơ tay lên để thầy đến giúp. - Nhắc học sinh về mã màu phù hợp với trình độ đọc của các em. Các em có nhớ mã màu của lớp mình là những mã màu nào không? Cho học sinh nhắc lại và chỉ vào từng mã màu khi nói. - Nhắc học sinh về cách lật sách đúng. Các em có nhớ cách lật sách đúng là như thế nào không? Bạn nào có thể làm lại cho cả lớp cùng xem? Cho học sinh làm mẫu lại cách lật sách đúng. Mời lần lượt 6-8 học sinh lên chọn sách một cách trật tự và chọn vị trí để ngồi đọc. Các em hãy lên chọn cho mình một quyển sách mà các em thích! Sau khi chọn sách xong, các em có thể chọn một vị trí thoải mái trong phòng để ngồi đọc. Chúng ta sẽ có 15 phút để đọc. Mời 6- 8 học sinh đến kệ để chọn sách. Sau khi học sinh đã chọn xong, tiếp tục mời 6- 8 học sinh khác lên chọn sách. Tiếp tục cho đến khi tất cả học sinh chọn được sách. Nếu có học sinh nào gặp khó khăn với việc chọn sách, giáo viên sẽ cho các học sinh khác lên chọn sách trước sau đó quay lại hỗ trợ học sinh này. Hỏi học sinh xem các em thích đọc loại sách nào và giúp học sinh chọn đúng loại sách các em thích. Nếu học sinh mất nhiều thời gian chọn sách và không biết mình thích đọc loại sách nào, giáo viên có thể tự chọn một quyển sách mà giáo viên nghĩ là phù hợp với học sinh. * Trong khi đọc: 10- 20 phút - Khi học sinh đang đọc, giáo viên di chuyển đến hỗ trợ học sinh để kiểm tra xem các em có thực sự đang đọc sách hay không. Nhắc học sinh về khoảng cách giữa sách và mắt khi đọc. - Lắng nghe học sinh đọc, khen ngợi những nỗ lực của các em. - Sử dụng quy tắc 5 ngón tay để theo dõi những học sinh gặp khó khăn khi đọc. Nếu thấy học sinh gặp khó khăn, hướng dẫn học sinh chọn một quyển sách có trình độ đọc thấp hơn. - Quan sát cách học sinh lật sách và hướng dẫn lại cho học sinh cách lật sách đúng nếu cần. * Sau khi đọc: 6- 7 phút. - Thời gian đọc đến đây là hết. Nếu các em vẫn chưa đọc xong sách, sau tiết đọc này chúng ta có thể đến thư viện mượn sách về nhà để tiếp tục đọc. - Nhắc học sinh mang sách quay trở lại đến ngồi gần giáo viên. Bây giờ các em hãy mang theo sách và đến ngồi gần thầy . - Mời 3-4 học sinh chia sẻ về quyển sách mà các em vừa đọc. Bạn nào muốn chia sẻ về quyển sách mình vừa đọc? Giáo viên chọn 3-4 câu hỏi gợi ý bên dưới để mời từng học sinh chia sẻ: + Em có thích câu chuyện mình vừa đọc không? Tại sao? + Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Tại sao? + Câu chuyện xảy ra ở đâu? + Điều gì em thấy thú vị nhất trong câu chuyện mình vừa đọc? + Đoạn nào trong câu chuyện làm em thích nhất? Tại sao? + Nếu em là . (nhân vật), em có hành động như vậy không? + Câu chuyện em vừa đọc có điều gì làm cho em thấy thú vị? Điều gì làm cho em cảm thấy sợ hãi? Điều gì làm cho em cảm thấy vui? Điều gì làm cho em cảm thấy buồn? + Em có định giới thiệu quyển truyện này cho các bạn khác cùng đọc không? + Theo em, các bạn khác có thích đọc quyển truyện này không? Tại sao? + Theo em, vì sao tác giả lại viết câu chuyện này? Sau khi mỗi học sinh chia sẻ xong. Cảm ơn em đã chia sẻ về quyển sách của mình. Hướng dẫn học sinh mang sách để vào đúng rổ trả sách của từng kệ trẻ sách. 3. Hoạt động mở rộng: Viết vẽ. a. Trước hoạt động - Chia nhóm học sinh - Giải thích hoạt động - Hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động một cách có tổ chức. b. Trong hoạt động - Di chuyển đến các nhóm hỗ trợ học sinh, quan sát cách học sinh tham gia vào hoạt động trong nhóm. - Đặt câu hỏi cho nhóm, khen ngợi hỗ trợ học sinh. c. Sau hoạt động - Hướng dẫn học sinh quay trở lại nhóm một cách trật tự. - Mời 2-3 nhóm chia sẻ. - Khen ngợi sự nỗ lực của học sinh trong phần này. Kết thúc tiết học. Thứ năm ngày 12 tháng 12 năm 2019 Toán Luyện tập I. Mục tiêu - Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên. - vận dụng để tìm x và giải các bài toán có liên quan. Bài 1, 2, 3 I. Hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ: 5 phút - 3 Hs lên bảng đặt tính rồi tính, Hs cả lớp làm bài vào vở nháp. a. 35 : 9,2 b. 98 : 8,5 c. 124 : 12,4 - Gv nhận xét. B. Luyện tập thực hành: 28 phút HS luyện tập, thực hành chia một số tự nhiên cho một số thập phân. Bài 1 : GV gọi hai HS lên bảng và lần lượt thực hiện hai phép tính. 5 : 0,5 = 10 3 : 0,2 = 15 5 x 2 = 10 3 x 5 = 15 - Cả lớp làm các trường hợp còn lại vào vở. - GV nhận xét và chữa từng bài trên bảng và rút ra quy tắc nhẩm khi chia cho 0,5; 0,2; 0,25 lần lượt ta nhân số đó với 2, 5, 4. Bài 2 : - Một Hs đọc yêu cầu của bài tập. - HS nói cách tìm thừa số chưa biết. - Gọi 2 HS lên bảng làm rồi chữa bài. - Gv kết luận Bài 3, : HS làm vào vở rồi chữa bài Giải Số lít dầu có tất cả là; 21 + 15 = 36 (l) Số chai dầu là : 36 : 0,75 = 48( chai ) Đáp số : 48 chai Bài tập 4: HSNK. - Một Hs đọc yêu cầu của bài tập. - Một Hs nói cách làm. - Hs tự làm bài tập sau đó báo cáo kết quả. - Gv nhận xét và kết luận kết quả. C. Củng cố dặn dò : 2 phút - GV nhận xét tiết học. Tập làm văn Làm biên bản cuộc họp I. Mục tiêu - HS hiểu thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản(ND ghi nhớ) - Xác định được trường hợp nào cần ghi (BT1 mục III); Biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1(BT2) KNS ; Ra quyết định / giải quyết vấn đề( hiểu trừng hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản) II. Đồ dùng dạy và học - Bảng phụ III. Hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ (4 phút) - 2 HS đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp . B. Dạy bài mới: 28 phút 1. Giới thiệu bài: 2. Phần nhận xét: - Một HS đọc bài tập 1- toàn văn biên bản đại hội chi đội , cả lớp theo dõi trong SGK. - Một HS đọc yêu cầu bài tập 2 + HS lần lượt trả lời 3 câu hỏi trong bài tập 2 + Một đại diện trình bày kết quả trao đổi trước lớp. Chi đội lớp 4A ghi biên bản để làm gì? Cách mở đầu biên bản có điểm gì giống , điểm gì khác cách mở đầu đơn? Cách kết thúc biên bản có điểm gì giống, điểm gì khác cách kết thúc đơn? Nêu tóm tắt những điều cần ghi trong biên bản? 3. Nêu phần ghi nhớ: - Hai em đọc phần ghi nhớ trong SGK. - Hai em trình bày nội dung cần ghi nhớ, không nhìn trong SGK. 4. Luyện tập: Bài tập 1 : - Một HS đọc nội dung BT 1 - Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài, thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi : HS trình bày; ? Trường hợp nào cần ghi biên bản, trường hợp nào không cần ? Vì sao ? - HS phát biểu ý kiến, Cả lớp và GV nhận xét, kết luận. Trường hợp cần ghi biên bản Lí do a. Đại hội chi đội - Cần ghi alị các ý kiến, chương trình công tác cả năm học và ết quả bầu cử để làm bằng chứng và thực hiện. b. Bàn giao tài sản - Cần ghi lại danh sách và tình trạng của tài sản lúc bàn giao để làm bằng chứng. e. Xử lý vi phạm pháp luật về giao thông g. Xử lí việc xây dựng nhà tría phép. - Cần ghi lại tình hình vi phàm và cách xử lí để làm bằng chứng. Trường hợp không cần ghi biên bản Lí do b. Họp lớp phổ biến kế hoạch tham quan một di tích lịch sử - Đây chỉ là việc phổ biến kế hoạch để mọi người thực hện ngay, không có điều gì cần ghi lại làm bằng chứng. d. Đêm liên hoan văn nghệ - Đây là một sinh hoạt vui, không có điều gì cần ghi lại để làm bằng chứng. Bài tập 2 : HS suy nghí đặt tên cho các biên bản ở bài tập 1. VD : BB Đại hội chi đội, BB bàn giao tài sản, BB xử lí vi phạm pháp luật về giao thông, BB xử lí việc xây dựng nhà trái phép. C. Củng cố dận dò: 2 phút - GV nhận xét tiết học. - Dặn: Ghi nhớ thể thức trình bày biên bản cuộc họp. Thứ sáu ngày 13 tháng 12 năm 2019 Toán Chia một số thập phân cho một số thập phân I. Mục tiêu: Giúp HS biết: - Thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân. - Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân. II. Hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ (6 phút) - Nêu cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân? - Đặt tính rồi tính: a) 125 : 0,15 b) 27 : 12,54 c) 146 : 1,23 B. Dạy bài mới 1. Hình thành quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.(15 phút) Ví dụ 1: GV nêu bài toán, HS nêu phép tính giải bài toán. 23,56 : 6,2 - GV hướng dẫn HS chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên (như SGK) rồi thực hiện phép chia như trong SGK - HS nêu cách thực hiện phép chia. - GV ghi các bước thực hiện lên góc bảng. - Hs nhắc lại. Ví dụ 2: GV nêu phép chia, HS vận dụng cách chia ở ví dụ1rồi thực hiện phép chia. - HS nêu quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân. - GV nêu quy tắc trong SGK, giải thích cách thực hành cụ thể. - HS nối tiếp nhắc lại quy tắc. 2. Luyện tập (18 phút) Bài 1 : - GV ghi phép chia 19,72 : 5,8 lên bảng - Gọi 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào giấy nháp. - HD HS thực hiện chia trường hợp : 17,4 : 1,45 - GV HD để HS thực hiện các phép chia còn lại vào vở. - Hs nhận xét bài làm trên bảng của bạn. - Hs nhắc lại cách làm. - GV nhận xét Bài 2 : - Gọi HS đọc đề bài, GV tóm tắt bài toán lên bảng. - HS cả lớp làm bài giải vào vở. - 1 Hs làm bài vào vở. - Hs cả lớp nhận xét. - Gv kết luận Bài giải 1 lít dầu hỏa cân nặng là 3,42 : 4,5 = 0,76 (kg) 8 lít dầu hỏa cân năng là 0,76 x 8 = 6,08 (lít) Đáp số: 6,08 lít Bài 3 : HSNK - HS tự đọc đề bài rồi làm - Hs báo cáo kết quả. - Gv theo dõi, nhận xét. C. Củng cố dặn dò (1 phút) - GV nêu nhận xét tiết học Tập làm văn Luyện tập làm biên bản cuộc họp I. Mục tiêu - Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung theo gợi ý của SGK. II. Hoạt động dạy và học : A. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết tập làm văn trước. B. Dạy bài mới: 28’ 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: - Một HS đọc gợi ý 1, 2, 3, trong SGK theo cặp. - Yêu cầu HS nói trước lớp em chọn viết biên bản cuộc họp nào? (Họp tổ, họp lớp hay họp chi đội) cuộc họp ấy bàn vấn đề gì và diễn ra vào thời điểm nào? + Cuộc họp diễn ra vào thời điểm nào ? + Cuộc họp có những ai tham dự ? + Ai điều hành cuộc họp? + Những ai phát biểu trong cuộc hơp, phát biểu điều gì ? + Kết luận cuộc họp như thế nào
File đính kèm:
giao_an_lop_5_buoi_sang_tuan_14_nam_hoc_2019_2020.doc