Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 8 - Năm học 2020-2021
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
ATGT: BÀI 2
KĨ NĂNG ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS biết những quy định đối với người đi xe đạp trên đường phố theo luật giao thông đường bộ.
- HS biết cách lên, xuống xe và dừng, đỗ xe an toàn trên đường phố.
2. Kĩ năng
- HS thể hiện đúng cách điều khiển xe an toàn qua đường giao nhau.
- Phán đoán được các điều kiện an toàn và không an toàn khi đi xe đạp.
- Xây dựng, liệt kê một số phương án và nhân tố để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp
3. Thái độ
- Có ý thức điều khiển xe đạp an toàn.
II. Nội dung an toàn giao thông
- Những quy định đối với người đi xe đạp, để đảm bảo an toàn.
III. Chuẩn bị
- Mô hình hoặc sa bàn đường phố vơí các tuyến đường giao thông khác nhau.
- Những phương tiện giao thông có thể di chuyển được trên mô hình cùng đèn tín hiệu.
- Có thể vẽ một đường phố trên sân trường, thể hiện đường nhiều làn xe, có vạch kẻ đường, dải phân cách
IV. Các hoạt động chính
g. - Ngoài những hoạt động trên hàng ngày các em thể hiện lòng biết ơn của mình đối với thầy giáo cô giáo của mình, các em còn phải là những người học sinh như thế nào? - Bây giờ chúng ta cùng hát một bài để tặng các thầy cô giáo ở đây nhé. - Lớp phó văn nghê: Mời các bạn hát bài “ ..” để kết thúc tiết học. Hệ thống câu hỏi Câu 1. Kĩ niệm ngày truyền thống nhà giáo Việt Nam năm nay là lần thứ bao nhiêu? (38 năm ) a. Lần thứ 28 b. Lần thứ 38 c. Lần thứ 30 Câu 2. Món quà quí giá nhất đối với thầy (cô) giáo nhân ngày 20/11 hàng năm là gì? a. Học sinh thăm viếng thầy (cô) giáo. b. Học sinh chăm ngoan, học tốt. c. Tổ chức Lễ tôn vinh nghề dạy học. d. Tất cả ý trên. Câu 3. Bác Hồ vô vàn kính yêu của thiếu niên, nhi đồng cũng là nhà giáo: a. Nguyễn Tất Thành b. Nguyễn Bỉnh Khiêm c. Nguyễn Đình Chiểu Câu 4. Bài hát nào sau đây thể hiện tình cảm quý mến, biết ơn thầy cô giáo: a. Năm ngón tay ngoan b. Những bông hoa những bài ca c. Dàn đồng ca mùa hạ Câu 5. Hãy điền thêm cho đủ lời người lái đò tặng thầy (cô) giáo nhân ngày 20/11 qua câu thơ sau: Thầy cô như kẻ lái đò Mỗi năm mỗi chuyến đưa sang sông a. học sinh b. trò c. người Câu 6. Hãy điền thêm các từ còn thiếu trong đoạn trích bài thơ “Trước người thầy dạy tôi hồi lớp một” của nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Đình Ảnh: Thầy khẽ khàng nắm lấy tay tôi dạy tô nét nào sau, nét nào cần viết trước và cứ thế ............... tôi biết đọc rồi reo lên khi biết viết tên .........!... a. từ từ, thầy b. giúp, bà c. dần dà, mình Câu 7: Danh hiệu cao quý nhà nước trao tặng cho các thầy cô giáo có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp giáo dục, đó là những danh hiệu nào? A. “Nhà giáo ưu tú”; “Nhà giáo nhân dân” B. Chỉ có “Nhà giáo nhân dân” C. Chỉ có “Nhà giáo ưu tú” Câu 8: Hỏi: Em hãy nếu cảm nghĩ của mình về ngày nhà giáo Việt Nam 20-11? Câu 9: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là gì ? Câu 10: Thầy cô thường chuẩn bị gì trước khi lên lớp ? Câu 11:Em hãy đọc 1 câu ca dao, tục ngữ nói về thầy cô giáo hoặc về ngày nhà giáo ? Câu 12: Em hãy trình bày một bài hát nói về thầy cô giáo mà em biết? Thứ năm ngày 13 tháng 11 năm 2020 Địa lí Dân số nước ta. I-Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: - Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của Việt Nam: + Việt Nam thuộc hàng các nước có nước đông dân trên thế giới; dân số nước ta tăng nhanh. - Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh : gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của người dân về ăn, mặc, ở, học hành... - Biết Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm vềdân số và sự gia tăng dân số. II- Đồ dùng : - Bảng số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2004. - Biểu đồ gia tăng dân số VN. III-Hoạt động dạy học : A-Bài cũ:5' - Chỉ và nêu vị trí,giới hạn nước ta trên bản đồ? - Nêu vai trò của đất rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta? - Nêu vai trò của biển đối với đời sông, sản xuất của nhân ta? B-Bài mới:28' 1. Dân số, so sánh dân số VN với dân số các nước Đông Nam Á - GV treo bảng số liệu số dân các nước Đông Nam Á,HS đọc bảng số liệu + Đây là bảng số liệu gì? Theo em bảng số liệu này có t/d gì? + Các số liệu trong bảng được thống kê vào thời gian nào? + Số dân được nêu trong bảng thống kê theo đơn vị tính nào? - HS làm việc theo cặp,trả lời câu hỏi. + Năm 2004, dân số nước ta là bao nhiêu? + Nước ta có số dân đứng hàng thứ mấy trong các nước Đông Nam á? + Em rút ra đặc điểm gì về dân số VN? - Một số cặp báo cáo trước lớp. - GV kết luận 2. Gia tăng dân số VN - GV treo biểu đồ dân số VN và hỏi: + Đây là biểu đồ gì, có tác dụng gì? + Nêu giá trị được biểu hiện ở trục ngang và trục dọc của biểu đồ? + Như vậy số ghi trên đầu của mỗi cột biểu hiện cho giá trị nào? - HS thảo luận nhóm 2 để nhận xét tình hình gia tăng dân số ở VN. - Đại diện nhóm trả lời theo bảng số liệu - Em rút ra điều gì về sự gia tăng dân số ở nước ta? 3. Hậu quả của sự gia tăng dân số.(nhóm 4) - HS thảo luận nhóm 4,tìm hiểu về hậu quả của sự gia tăng dân số. - HS báo cáo kết quả - GV và các nhóm bổ sung. *Dân số tăng nhanh: + Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt vì bị sử dụng nhiều. + Trật tự xã hội có nguy cơ bị vi phạm cao. + Việc nâng cao đời sống gặp nhiều khó khăn. - Liên hệ thực tế tìm ví dụ cụ thể về hậu quả của việc tăng dân số nhanh của địa phương em? C- Củng cố, dặn dò: 2' - Em biết gì về tình hình tăng dân số ở địa phương mình và tác động của nó đến đời sống của nhân ta? - GV nhận xét. - Bài sau : Các dân tộc, sự phân bố dân cư. Kĩ thuật Nấu cơm I. Mục tiêu: - Biết cách nấu cơm. - Có ý thưc vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình. II. Đồ dùng dạy học: - Gạo tẻ; nồi nấu cơm thường, bếp ga du lịch, xô, chậu,... III. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu và nêu mục đích giờ học. 2. HĐ1 : Tìm hiểu các cách nấu cơm ở gia đình. ? Nêu các cách náu cơm ở gia đình ? HS nêu. 3. Tìm hiểu cách nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp. - HS thảo luận nhóm 4 về cách nấu cơm bằng bếp đun theo các câu hỏi: + Kể tên các dụng cụ, nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng bếp đun. + Nêu các công việc chuẩn bị nấu cơm bằng bếp đun và các thực hiện. + Trình bày cách nấu cơm bằng bếp đun. + Theo em, muốn nấu cơm bằng bếp đun đạt yêu cầu (chín đều, dẻo) cần chú ý nhất khâu nào ? + Nêu ưu, nhược điểm của cách nấu cơm bằng bếp đun. - Gọi đại diện từng nhóm trình bày kế quả - Các nhóm khác nhận xét. - Gọi 1 - 2 HS lên bảng thực hiện các thao tác chuẩn bị nấu cơm bàng bếp đun GV quan sát, uốn nắn. - Nhận xét và HD HS cách nấu cơm bằng bếp đun. - HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun. - HD HS về nhà giúp gđ nấu cơm. * Nhận xét giờ học. Hoạt động ngoài giờ lên lớp VSCN: GIỮ VỆ SINH RĂNG MIỆNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được sự cần thiết phải chăm sóc cả răng và lợi. - Nêu được khi nào cần phải đánh răng. - Kể ra những thứ có thể dùng đánh răng. 2. Kĩ năng - Đánh răng thường xuyên và đúng cách. 3. Thái độ - Có ý thức giữ răng, miệng sạch sẽ. II. Đồ dùng - Bàn chải đánh răng; cốc, kem đánh răng. III. Hoạt động dạy học * Hoạt động 1: Răng, lợi - HS quan sát răng bạn xem có bao nhiêu cái răng? Có mấy loại răng, chúng khác nhau như thế nào? Cái gì giữ cho răng đứng vững? Em có nhận xét gì về hàm răng của bạn? * Hoạt động 2: Thực hành đánh răng. - HS quan sát mô hình hàm răng. - Đâu l là mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng trên mô hình? - Hàng ngày em đánh răng như thế nào? - HS quan sát, nhận xét. - GV làm mẫu trên mô hình hàm răng và hướng dẫn các bước. - HS thực hành trong nhóm. - Sau khi đánh răng em cảm thấy răng và miệng mình thế nào? * Hoạt động 3: Giữ vệ sinh răng miệng. - GV phát phiếu bài tập cho HS yêu cầu các em hoàn thành. - HS đổi phiếu đọc to phần trả lời trong phiếu. - GV tuyên dương những em có ý thức vệ sinh răng miệng. * Kết luận: - Có hai loại răng: Răng hàm, răng cửa. Răng hàm để nhai và nghiền, răng cửa để cắn. Lợi giúp răng đứng vững. - HS trả lời. - HS lên làm thử trên mô hình hàm răng. - Răng trắng đẹp, miệng thơm tho, sạch sẽ. IV: Củng cố - Dặn dò - Nhắc nhở HS vận dụng đánh răng buổi tối và sáng hàng ngày. - Nhận xét tiết học. Âm nhạc Ôn bài hát: Reo vang bình minh Hãy giữ cho em bầu trời xanh Nghe nhạc I. Mục tiêu: - Hát đúng giai điệu sắc thái và thuộc lời ca của 2 bài hát - Tập biểu diễn vận động phụ hoạ - Cảm nhận nội dung bản nhạc nhằm phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc II. Chuẩn bị: - Đàn, nhạc cụ gõ - Chuẩn bị các động tác vận động phụ họa cho 2 BH III. Tiến trỡnh lờn lớp : Bước 1 : Khởi động - HS hát bài Reo vang bình minh (kết hợp khởi động giọng) - GV giới thiệu nội dung bài học 2.Luyện tập: a. Hoạt động 1: Ôn bài hát : Reo vang bình minh GV đàn giai điệu và bắt nhịp- HS hát ôn toàn bài GV sửa sai cho HS về cao độ, trường độ và sắc thái của các bài hát HS thực hiện toàn bài theo đàn GV gọi một số HS thực hiện lại bài hát HS hát kết hợp gõ đệm HS hát có lĩnh xướng, nối tiếp và đồng ca HS hát kết hợp vận động theo nhạc Luyện tập: Cá nhân,tổ, nhóm GV nhận xét biểu dương b. Hoạt động 2: Ôn bài hát Hãy giữ cho em bầu trời xanh Tiến trình tương tự bài Reo vang bình minh GV cần lưu ý trong bài này cần cho HS thực hiện hát đúng sắc thái của bài GV nêu câu hỏi : ? Trong bài có hình ảnh nào tượng trưng cho hào bình ? ? Em hãy kể tên 1 số bài hát viết về hoà bình ? GV nhận xét biểu dương Hoạt động 3 : Nghe nhạc GV cho Hs nghe bài dân ca : Cò lả GV nêu tên bài, thể loại dân ca và nội dung lời ca HS nghe nhạc lần 1 HS nêu cảm nhận khi được nghe ? HS nghe nhạc lần 2,3 kết hợp vỗ tay theo nhịp GV trình bày bài hát- HS lắng nghe 3. Luyện tập, củng cố: HS hát bài: Reo vang bình minh Nhắc nhở HS học bài ở nhà Khoa học PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A I-Mục tiêu: Giúp HS - Biết được cách phòng bệnh viêm gan A. KNS: Kỹ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm thực hiện vệ sinh ăn uống để phòng bệnh viêm gan A( quan sát và thảo luận HĐ 2) II-Đồ dùng: - Tranh minh hoạ trang31, 32 SGK - Giấy khổ to, bút dạ. III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ:6' - Tác nhân gây bệnh viêm não là gì? - Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào? - Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là gì? B-Bài mới:28' HĐ 1: Chia sẻ kiến thức. - HS HĐ theo nhóm 4: + HS trao đổi thảo luận về bệnh viêm gan A, trả lời câu hỏi : ? Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A ? ? Tác nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì ? ? Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào ? + Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - GV kết luận : Bệnh viêm gan A rất nguy hiểm, lây qua đường tiêu hoá, người bị viêm gan Acó các dấu hiệu: gầy, sốtnhẹ, đau bụng, chán ăn, mệt mỏi... HĐ 2: Cách đề phòng bệnh viêm gan A ( Làm theo cặp) - Bệnh viêm gan A nguy hiểm như thế nào? - HS hoạt động theo nhóm 2 thảo luận tranh minh hoạ trong SGK và trình bày theo các câu hỏi: + Người trong hình minh hoạ đang làm gì? + Làm như vậy để làm gì? - 4 HS nối tiếp nhau trình bày, GV bổ sung. +Theo em , người bị bệnh viêm gan A cần làm gì? + Bạn có thể làm gì để phòng bệnh viêm gan A ? - GV kết luận. - Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 33. C. Củng cố, dặn dò:3' - Nhận xét , khen những HS có hiểu biết về bệnh viêm gan A. - Học thuộc mục bạn cần biết, sưu tầm tranh ảnh, các thông tin về bệnh viêm gan A. Hoạt động ngoài giờ lên lớp ATGT: BÀI 2 KĨ NĂNG ĐI XE ĐẠP AN TOÀN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS biết những quy định đối với người đi xe đạp trên đường phố theo luật giao thông đường bộ. - HS biết cách lên, xuống xe và dừng, đỗ xe an toàn trên đường phố. 2. Kĩ năng - HS thể hiện đúng cách điều khiển xe an toàn qua đường giao nhau. - Phán đoán được các điều kiện an toàn và không an toàn khi đi xe đạp. - Xây dựng, liệt kê một số phương án và nhân tố để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp 3. Thái độ - Có ý thức điều khiển xe đạp an toàn. II. Nội dung an toàn giao thông - Những quy định đối với người đi xe đạp, để đảm bảo an toàn. III. Chuẩn bị - Mô hình hoặc sa bàn đường phố vơí các tuyến đường giao thông khác nhau. - Những phương tiện giao thông có thể di chuyển được trên mô hình cùng đèn tín hiệu. - Có thể vẽ một đường phố trên sân trường, thể hiện đường nhiều làn xe, có vạch kẻ đường, dải phân cách IV. Các hoạt động chính TG Hoạt động của GV và HS Nội dung 3-5' 10'-12' 10-12' 3-5' 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu tên các nhóm biển báo hiệu giao thông đường bộ 2. Dạy bài mới a, Hoạt động 1: Trò chơi đi xe đạp trên sa bàn. * Mục tiêu: Biết cách điều khiển xe an toàn trên đường giao nhau, nhận thức các ĐK an toàn hay không an toàn khi đi xe đạp. * Cách tiến hành: - GV giới thiệu và hướng dẫn HS cách chơi. * GV giới thiệu mô hình 1 đoạn đường phố, em nào có thể giải thích những vạch kẻ đường, mũi tên trên mô hình. - GV đặt các loại xe bằng đồ chơi trên mô hình; gọi 1,2 HS chỉ trên sa bàn trình bày cách đi xe đạp từ 1 điểm này tới 1 điểm khác. - HS trả lời câu hỏi theo các tình huống mà GV đưa ra - GV cho HS trả lời một số câu hỏi cơ bản về đi xe đạp an toàn - GV tóm tắt cho HS nội dung cần ghi nhớ. b, Hoạt động 2: Thực hành trên sân trường. * Mục tiêu: HS thể hiện được cách điều khiển xe an toàn trên đường giao nhau. * Tiến hành: - Kẻ săn trên sân trường 1 đoạn ngã tư, trên đường có vạch kẻ phân làn đường. - Cho 1 HS thực hành đi thử. HS khác quan sát và nhận xét. - GV có thể hỏi thêm nhiều tình huống có thể xảy ra với người tham gia giao thông. - Tại sao phải giơ tay xin đường khi muốn rẽ? - Tại sao xe đạp phải đi vào làn đường sát bên phải? * KL ghi nhớ: - HS nhắc lại những quy định cơ bản đối với người đi xe đạp để đảm bảo ATGT - GV nhắc nhở các em khi đi xe đạp trên đường. 3. Củng cố: GV nhận xét giờ học, dặn HS về - Tự xây dựng 1 số phương án đảm bảo an toàn khi đi xe đạp. - Ghi nhớ + Luôn luôn đi ở phía tay phải, khi đổi hướng(muốn rẽ phải, rẽ trái) đều phải đi chậm, quan sát và giơ tay xin đường. + Không bao giờ được rẽ ngoặt bất ngờ, vượt ẩu lướt qua người đi xe phía trước. Đến ngã ba, ngã tư, nơi có đèn tín hiệu GT phải đi theo hiệu lệnh của đèn. Thứ năm ngày 31 tháng 10 năm 2019 Sinh hoạt câu lạc bộ Sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng Việt I. Mục tiêu: - Rèn luyện kĩ năng hoàn thành các bài tập về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. - Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm. II/ Chuẩn bị Giáo viên: bộ đề, chương trình, bảng nhóm, bút dạ. III/Cách tiến hành: - GV giới thiệu buổi sinh hoạt và người dẫn chương trình: - HS giới thiệu chương trình sinh hoạt: - Văn nghệ chào mừng - Các phần thi + Phần I: Ai là nhà ngôn nhí? + Phần II: Phần thi chung sức + Tổng kết buổi sinh hoạt và trao giải - Văn nghệ chào mừng: 5 phút Các phần thi: Phần I: Ai là nhà ngôn ngữ nhí? (Thời gian 15 phút) - HS dẫn chương trình nêu cách thức và qui định của phần thi này.(3 phút) Mỗi bạn sẽ được nhận 1 đề thi gồm 4 câu, trong đó có 3 câu trắc nghiệm và 1 câu tự luận. Các bạn sẽ tự làm bài cá nhân trong vòng 15 phút. Trong khi làm bài tuyệt đối không trao đổi, nhìn bài nhau. Mỗi câu trắc nghiệm chỉ được khoanh và một đáp án đúng, câu nào khoanh và 2 đáp án không tính điểm câu đúng. Hết thời gian làm bài các bạn nối tiếp đổi bài để kiểm tra kết quả đúng theo lệnh của người dẫn chương trình. Sau khi kiểm tra xong đếm số câu làm đúng, điền vào trên giấy và nộp lại cho cô giáo. Các bạn đã rõ cách chơi chưa? - HS làm bài cá nhân trong khoảng thời gian 15 phút. - GV theo dõi. - Sau khi hết thời gian, HS dẫn chương trình cho đổi bài để kiểm tra nhau và ghi số lượng câu đúng ở mỗi bài.(5 phút) Công bố kết quả :“Ai là nhà toán học nhí?” Mời nhà toán học nhí lên chữa những lỗi HS thường mắc phải (Nếu HS không giải thích được GV có thể giải thích thay) (thời gian 7- 9 phút) Phần II: Phần thi chung sức (Thời gian 15 phút) HS dẫn chương trình nêu cách thức và qui định của phần thi này. Các bạn đến từ đội tổ 1 đâu ạ? Các bạn đến từ đội tổ 2 đâu ạ? Các bạn đến từ đội tổ 3 đâu ạ? Các bạn hãy đứng thành 3 nhóm. Mời các tổ tham gia vào phần thi thứ 2, được mang tên Phần thi chung sức. Luật chơi như sau: Trong thời gian 10 phút các bạn trong nhóm cùng thảo luận, tìm cách giải và trình bày vào bảng nhóm 3 bài tập được ghi trong phiếu. Hết thời gian các đội cử đại diện lên trình bày bài làm của đội mình. Ở phần chơi này tôi mời 2 bạn và thầy giáo làm giám khảo. Các bạn đã biết cách chơi chưa ạ? - Lựa chọn 2 HS và GV làm giám khảo. - Tổ chức cho HS chơi. - Đại diện giám khảo công bố kết quả. - GV hoặc đại diện HS là giám khảo sửa lỗi HS thường mắc phải. Tổng kết: Trao quà cho cá nhân, tập thể xuất sắc. Dặn dò cho chương trình sinh hoạt tháng sau. ĐỀ THI CÁ NHÂN Phần thi: Ai là nhà ngôn ngữ nhí? (Thời gian làm bài: 15 phút) I. Phần trắc nghiệm. Câu 1: Từ nào chứa từ có nghĩa chuyển có trong mỗi dòng sau ? A. Cái lưỡi, lưỡi liềm, đau lưỡi, thè lưỡi B. Nhổ răng, răng cưa, răng hàm, khoa răng hàm mặt C. Mũi dao, nhỏ mũi, ngạt mũi, thính mũi Câu 2: Từ " đánh" trong câu nào được dùng với nghĩa gốc? A. Mẹ chẳng đánh em Hoa bao giờ vì em rất ngoan. B. Bạn Hùng có tài đánh trống C. Quân địch bị các chiến sĩ ta đánh lạc hướng. D. Bố đã cho chú bé đánh một chiếc áo len. Câu 3: Trong câu dưới đây, các từ sườn, tai mang nghĩa gốc và trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển ? a) Sườn - Nó hích vào sườn tôi. - Con đèo chạy ngang sườn núi - Tôi đi qua phía sườn nhà b) Tai - Đó là điều tôi mắt thấy tai nghe - Chiếc cối xay lúa cũng có hai tai rất điệu. - Tai của cái ấm rất đẹp II. Phần tự luận. a) Đặt câu phân biệt 2 từ đồng âm: Bàn, cờ, kính b) Dựa vào nghĩa của từ đứng hãy đặt một câu -Nghĩa 1: Ở tư thế hai thân thẳng, chân đặt trên mặt nền - Nghĩa 2: ngừng chuyển động ĐỀ THI CHUNG SỨC ( Thời gian thi 15 phút) Bài 1: Khoang vào từ mang nghĩa gốc a) lá phổi; là gan; lá tre b) cánh chim; cánh buồm; cánh cửa c) cổ chai; cổ họng; cổ áo Bài 2: Trong thành ngữ " Chạy thầy chạy thuốc", dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy? chọn câu trả lời đúng. a. Di chuyển nhanh bằng chân b. Hoạt động của máy móc c. Lo liệu khẩn trương để nhanh có được cái mình muốn d. Khẩn trưng tránh những điều không may sắp xảy ra. Bài tập 3: a) Đặt câu với các từ đồng âm sau: sáo; đồng; đá b) Đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ: Đi - nghĩa 1: Tự di chuyển bằng bàn chân - Nghĩa 2: mang ( xỏ) vào chân hoặc tay để che, giữ. Tự học Hoàn thành các bài tập toán I. Mục tiêu: - Giúp học sinh hoàn thành các bài toán trong tuần chưa hoàn thành. - Củng cố lại kiến thức liên quan đến bài tập. II. Các hoạt động dạy học. 1. Hướng dẫn học sinh rà soát các bài tập. - Hs tự ra soát lại các bài tập mình chưa hoàn thành trong tuần. - Hs báo cáo với giáo viên. - Gv chia học sinh lớp thành hai nhóm. + Nhóm 1: Học sinh hoàn thành các bài tập về viết số thập phân, chuyển PSTP, Hỗ số thành số thập phân, chuyển từ STP thành hỗn số + Nhóm 2: HSNK hoàn thành các bài tập do giáo viên ra. Bài tập 1: Viết số thập phân có: a) Tám đơn vị, sáu phần mười b) Năm mươi tư đơn vị, bảy mươi sáu phần trăm c) Bốn mươi hai đơn vị, năm trăm sáu mươi hai phần nghìn. d) Mười đơn vị, ba mươi lăm phần nghìn e) Không đơn vị, một trăm linh một phần nghìn g) Năm mươi lăm đơn vị, năm phần mười, năm phần trăm và năm phân nghìn. Bài tập 2: Viết thành các số thập phân 110 ; 1100 ; 8410; 225100; 64531000; 2578910000 1910; 266100; 372100; 547100 ; 3651000 Bài tập 3: a)Viết thành hỗn số: 4,3; 5,16; 4,18; 17,04; 1,135 8,107 b) Nêu giá trị của các chữ số: 62,568; 197,34; 85,206; 1954,112 - Hs tự đọc lại đề bài và tự hoàn thành bài tập. - Gv yêu cầu Hs nhắc lại kiến thức có liên quan đến hệ thống bài tập. - Gv theo dõi giúp đỡ học sinh còn khó khăn. 2. Chữa bài theo nhóm. - Gv yêu cầu Hs đổi chéo vở cho bạn soát lỗi. - Gv chữa bài theo nhóm. - HS nhắc lại kiến thức liên quan đến bài tâp. - Gv kết luận lại nội dung kiến thức có liên quan. * Củng cố, dặn dò. - Gv nhận xét tiết học. Luyện Toán LUYỆN TẬP CHUNG. I.Mục tiêu : Giúp học sinh : - Biết cách so sánh số thập phân ở các dạng khác nhau. - Giúp HS chăm chỉ học tập. II.Chuẩn bị : - Hệ thống bài tập III.Các hoạt động dạy học 1.Ổn định: 2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. Hoạt động1 : Củng cố kiến thức. - Cho HS nhắc lại cách so sánh số thập phân + Phần nguyên bằng nhau + Phần nguyên khác nhau - GV nhận xét Hoạt động 2: Thực hành - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Xác định dạng toán, tìm cách làm - Cho HS làm các bài tập. - Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu - GV chấm một số bài - Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải. Bài 1: Điền dấu >, < ; = vào chỗ a) 6,17 5,03 c)58,9 59,8 b) 2,174 3,009 d) 5,06 5,06 Bài 2: Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn 5,126; 5,621; 5,216; 5,061; 5,610 Bài 3: Xếp các số sau theo thứ tự từ bé dần 72,19; 72,099; 72,91; 72,901; 72,009 Lời giải : 72,9 1> 72,901 > 72,10 > 72,099 > 72,009 Bài 4: Tìm chữ số thích hợp điền vào các chữ a) 4,8x 2 < 4,812 b) 5,890 > 5,8x 0 c, 53,x49 < 53,249 d) 2,12x = 2,1270
File đính kèm:
giao_an_lop_5_buoi_chieu_tuan_8_nam_hoc_2020_2021.docx