Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 8 - Năm học 2019-2020

Khoa học

PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A

I-Mục tiêu: Giúp HS

- Biết được cách phòng bệnh viêm gan A.

KNS: Kỹ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm thực hiện vệ sinh ăn uống để phòng bệnh viêm gan A( quan sát và thảo luận HĐ 2)

II-Đồ dùng:

- Tranh minh hoạ trang31, 32 SGK

- Giấy khổ to, bút dạ.

III-Hoạt động dạy học:

A-Bài cũ:6'

- Tác nhân gây bệnh viêm não là gì?

- Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào?

- Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là gì?

B-Bài mới:28'

HĐ 1: Chia sẻ kiến thức.

- HS HĐ theo nhóm 4:

+ HS trao đổi thảo luận về bệnh viêm gan A, trả lời câu hỏi :

? Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A ?

? Tác nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì ?

? Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào ?

+ Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.

- GV kết luận : Bệnh viêm gan A rất nguy hiểm, lây qua đường tiêu hoá, người bị viêm gan Acó các dấu hiệu: gầy, sốtnhẹ, đau bụng, chán ăn, mệt mỏi.

HĐ 2: Cách đề phòng bệnh viêm gan A ( Làm theo cặp)

- Bệnh viêm gan A nguy hiểm như thế nào?

 

docx20 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 15/03/2024 | Lượt xem: 13 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 8 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c và trình bày trong nhóm.
- HS theo nhóm 4 trang trí và trình bày các tư liệu mà nhóm mình thu thập được về HIV/AIDS.
- Một số bạn khác tập nói về các thông tin sưu tầm được.
- Một số nhóm thuyết minh, các nhóm khác theo dõi.
- GV nhận xét 
- GV kết luận : mục Bạn cần biết trong sgk.
* Nhận xét giờ học. 2'
Luyện từ và câu
Luyện tập về từ nhiều nghĩa
I-Mục tiêu:
- Phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm trong số các từ nêu ở BT1.
- HS NK: Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một số từ nhiều nghĩa là tính từ BT3
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: 5' HS làm lại BT 3, 4 của tiết LTVC trước.
B-Bài mới:28'
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1:
- Từ chín: hoa quả phát triển đến mức thu hoạch được; ở câu 1với từ chín (suy nghĩ kĩ càng); ở câu 3 thể hiện 2 nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa.
- Từ đường: vật nồi liền hai đầu: ở câu 2 với từ đường (lối đi); ở câu 3 thể hiện hai nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ "đường" chất kết tinh vị ngọt.
- Từ vạt: mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi; ở câu 1với từ vạt (thân áo); ở câu 3 thể hiện hai nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ vạt (đẽo xiên).
Bài tập 3:
- Hs làm bài cá nhân sau đó đọc bài làm của mình trong nhóm.
- Hs trong nhóm nhận xét bài làm của bạn.
- Một số nhóm báo cáo trước lớp.
Từ
Nghĩa
Đặt câu
Cao
- Có chiều cao lớn hơn mức bình thường
- Có số lượng hoặc chất lượng hơn mức bình thường
- Anh em cao hơn hẳn bạn bè cùng lớp.
- Mẹ cho em vào xem hội chợ Hàng VN chất lượng cao.
Nặng 
- Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường.
- ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường.
- Bé mới bốn tháng tuổi mà bế đã nặng trĩu tay.
- Có bệnh mà không chạy chữa thì bệnh sẽ nặng lên.
Ngọt
- Có vị như vị của đường, mật.
- (Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe
- (Âm thanh) nghe êm tai
- Loại bánh này rất ngọt.
- Cậu ấy chỉ ưa nói ngọt.
- Tiếng đàn thật ngọt.
- GV gọi HS nêu miệng câu mình đặt. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
C- Củng cố:1'
- GV nhận xét tiết học.
- Ghi nhớ ngững kiến thức đã học.
Địa lí
Dân số nước ta.
I-Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể:
- Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của Việt Nam:
+ Việt Nam thuộc hàng các nước có nước đông dân trên thế giới; dân số nước ta tăng nhanh.
- Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh : gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của người dân về ăn, mặc, ở, học hành...
- Biết Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm vềdân số và sự gia tăng dân số.
II- Đồ dùng :
- Bảng số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2004.
- Biểu đồ gia tăng dân số VN.
III-Hoạt động dạy học :
A-Bài cũ:5'
- Chỉ và nêu vị trí,giới hạn nước ta trên bản đồ?
- Nêu vai trò của đất rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
- Nêu vai trò của biển đối với đời sông, sản xuất của nhân ta?
B-Bài mới:28'
1. Dân số, so sánh dân số VN với dân số các nước Đông Nam Á
- GV treo bảng số liệu số dân các nước Đông Nam Á,HS đọc bảng số liệu
+ Đây là bảng số liệu gì? Theo em bảng số liệu này có t/d gì?
+ Các số liệu trong bảng được thống kê vào thời gian nào?
+ Số dân được nêu trong bảng thống kê theo đơn vị tính nào?
- HS làm việc theo cặp,trả lời câu hỏi.
+ Năm 2004, dân số nước ta là bao nhiêu?
+ Nước ta có số dân đứng hàng thứ mấy trong các nước Đông Nam á?
+ Em rút ra đặc điểm gì về dân số VN?
- Một số cặp báo cáo trước lớp.
- GV kết luận
2. Gia tăng dân số VN 
- GV treo biểu đồ dân số VN và hỏi:
+ Đây là biểu đồ gì, có tác dụng gì?
+ Nêu giá trị được biểu hiện ở trục ngang và trục dọc của biểu đồ?
+ Như vậy số ghi trên đầu của mỗi cột biểu hiện cho giá trị nào?
- HS thảo luận nhóm 2 để nhận xét tình hình gia tăng dân số ở VN.
- Đại diện nhóm trả lời theo bảng số liệu
- Em rút ra điều gì về sự gia tăng dân số ở nước ta?
3. Hậu quả của sự gia tăng dân số.(nhóm 4)
- HS thảo luận nhóm 4,tìm hiểu về hậu quả của sự gia tăng dân số.
- HS báo cáo kết quả	
- GV và các nhóm bổ sung.
*Dân số tăng nhanh: + Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt vì bị sử dụng nhiều.
 + Trật tự xã hội có nguy cơ bị vi phạm cao.
 + Việc nâng cao đời sống gặp nhiều khó khăn.
C- Củng cố, dặn dò: 2'
- Em biết gì về tình hình tăng dân số ở địa phương mình và tác động của nó đến đời sống của nhân ta?
- GV nhận xét.
- Bài sau : Các dân tộc, sự phân bố dân cư.
Âm nhạc
Ôn bài hát: Reo vang bình minh
Hãy giữ cho em bầu trời xanh
Nghe nhạc
 I. Mục tiêu:
 - Hát đúng giai điệu sắc thái và thuộc lời ca của 2 bài hát
 - Tập biểu diễn vận động phụ hoạ 
 - Cảm nhận nội dung bản nhạc nhằm phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc 
 II. Chuẩn bị:
 - Đàn, nhạc cụ gõ 
 - Chuẩn bị các động tác vận động phụ họa cho 2 BH
III. Tiến trỡnh lờn lớp :
Bước 1 : Khởi động 
- HS hát bài Reo vang bình minh (kết hợp khởi động giọng)
- GV giới thiệu nội dung bài học
2.Luyện tập:
 a. Hoạt động 1: Ôn bài hát : Reo vang bình minh
 GV đàn giai điệu và bắt nhịp- HS hát ôn toàn bài
 GV sửa sai cho HS về cao độ, trường độ và sắc thái của các bài hát
 HS thực hiện toàn bài theo đàn
 GV gọi một số HS thực hiện lại bài hát
 HS hát kết hợp gõ đệm
 HS hát có lĩnh xướng, nối tiếp và đồng ca
 HS hát kết hợp vận động theo nhạc
 Luyện tập: Cá nhân,tổ, nhóm
 GV nhận xét biểu dương 
 b. Hoạt động 2: Ôn bài hát Hãy giữ cho em bầu trời xanh
 Tiến trình tương tự bài Reo vang bình minh
 GV cần lưu ý trong bài này cần cho HS thực hiện hát đúng sắc thái của bài
 GV nêu câu hỏi :
 ? Trong bài có hình ảnh nào tượng trưng cho hào bình ?
 ? Em hãy kể tên 1 số bài hát viết về hoà bình ?
 GV nhận xét biểu dương
Hoạt động 3 : Nghe nhạc
 GV cho Hs nghe bài dân ca : Cò lả
 GV nêu tên bài, thể loại dân ca và nội dung lời ca
 HS nghe nhạc lần 1
 HS nêu cảm nhận khi được nghe ?
 HS nghe nhạc lần 2,3 kết hợp vỗ tay theo nhịp
 GV trình bày bài hát- HS lắng nghe
3. Luyện tập, củng cố:
 HS hát bài: Reo vang bình minh
 Nhắc nhở HS học bài ở nhà
Khoa học
PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A
I-Mục tiêu: Giúp HS 
- Biết được cách phòng bệnh viêm gan A.
KNS: Kỹ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm thực hiện vệ sinh ăn uống để phòng bệnh viêm gan A( quan sát và thảo luận HĐ 2)
II-Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ trang31, 32 SGK
- Giấy khổ to, bút dạ.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:6'
- Tác nhân gây bệnh viêm não là gì?
- Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào?
- Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là gì?
B-Bài mới:28'
HĐ 1: Chia sẻ kiến thức.
- HS HĐ theo nhóm 4:
+ HS trao đổi thảo luận về bệnh viêm gan A, trả lời câu hỏi :
? Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A ?
? Tác nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì ?
? Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào ? 
+ Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận : Bệnh viêm gan A rất nguy hiểm, lây qua đường tiêu hoá, người bị viêm gan Acó các dấu hiệu: gầy, sốtnhẹ, đau bụng, chán ăn, mệt mỏi...
HĐ 2: Cách đề phòng bệnh viêm gan A ( Làm theo cặp)
- Bệnh viêm gan A nguy hiểm như thế nào?
- HS hoạt động theo nhóm 2 thảo luận tranh minh hoạ trong SGK và trình bày theo các câu hỏi:
	+ Người trong hình minh hoạ đang làm gì?
	+ Làm như vậy để làm gì?
- 4 HS nối tiếp nhau trình bày, GV bổ sung.
+Theo em , người bị bệnh viêm gan A cần làm gì?
+ Bạn có thể làm gì để phòng bệnh viêm gan A ?
- GV kết luận.
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 33.
C. Củng cố, dặn dò:3'
- Nhận xét , khen những HS có hiểu biết về bệnh viêm gan A.
- Học thuộc mục bạn cần biết, sưu tầm tranh ảnh, các thông tin về bệnh viêm gan A.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
ATGT: BÀI 2
KĨ NĂNG ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS biết những quy định đối với người đi xe đạp trên đường phố theo luật giao thông đường bộ.
- HS biết cách lên, xuống xe và dừng, đỗ xe an toàn trên đường phố.
2. Kĩ năng
- HS thể hiện đúng cách điều khiển xe an toàn qua đường giao nhau.
- Phán đoán được các điều kiện an toàn và không an toàn khi đi xe đạp.
- Xây dựng, liệt kê một số phương án và nhân tố để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp
3. Thái độ
- Có ý thức điều khiển xe đạp an toàn.
II. Nội dung an toàn giao thông
- Những quy định đối với người đi xe đạp, để đảm bảo an toàn.
III. Chuẩn bị
- Mô hình hoặc sa bàn đường phố vơí các tuyến đường giao thông khác nhau.
- Những phương tiện giao thông có thể di chuyển được trên mô hình cùng đèn tín hiệu.
- Có thể vẽ một đường phố trên sân trường, thể hiện đường nhiều làn xe, có vạch kẻ đường, dải phân cách
IV. Các hoạt động chính
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
 3-5'
10'-12'
10-12'
3-5'

1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tên các nhóm biển báo hiệu giao thông đường bộ
2. Dạy bài mới
a, Hoạt động 1: Trò chơi đi xe đạp trên sa bàn.
* Mục tiêu: Biết cách điều khiển xe an toàn trên đường giao nhau, nhận thức các ĐK an toàn hay không an toàn khi đi xe đạp.
* Cách tiến hành: 
- GV giới thiệu và hướng dẫn HS cách chơi.
* GV giới thiệu mô hình 1 đoạn đường phố, em nào có thể giải thích những vạch kẻ đường, mũi tên trên mô hình.
- GV đặt các loại xe bằng đồ chơi trên mô hình; gọi 1,2 HS chỉ trên sa bàn trình bày cách đi xe đạp từ 1 điểm này tới 1 điểm khác.
- HS trả lời câu hỏi theo các tình huống mà GV đưa ra
- GV cho HS trả lời một số câu hỏi cơ bản về đi xe đạp an toàn
- GV tóm tắt cho HS nội dung cần ghi nhớ.
b, Hoạt động 2: Thực hành trên sân trường.
* Mục tiêu: HS thể hiện được cách điều khiển xe an toàn trên đường giao nhau.
* Tiến hành: 
- Kẻ săn trên sân trường 1 đoạn ngã tư, trên đường có vạch kẻ phân làn đường.
- Cho 1 HS thực hành đi thử. HS khác quan sát và nhận xét.
- GV có thể hỏi thêm nhiều tình huống có thể xảy ra với người tham gia giao thông.
- Tại sao phải giơ tay xin đường khi muốn rẽ?
- Tại sao xe đạp phải đi vào làn đường sát bên phải?
* KL ghi nhớ: 
- HS nhắc lại những quy định cơ bản đối với người đi xe đạp để đảm bảo ATGT
- GV nhắc nhở các em khi đi xe đạp trên đường.
3. Củng cố: GV nhận xét giờ học, dặn HS về 
- Tự xây dựng 1 số phương án đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.

- Ghi nhớ
+ Luôn luôn đi ở phía tay phải, khi đổi hướng(muốn rẽ phải, rẽ trái) đều phải đi chậm, quan sát và giơ tay xin đường.
+ Không bao giờ được rẽ ngoặt bất ngờ, vượt ẩu lướt qua người đi xe phía trước. Đến ngã ba, ngã tư, nơi có đèn tín hiệu GT phải đi theo hiệu lệnh của đèn.
Thứ năm ngày 31 tháng 10 năm 2019
Sinh hoạt câu lạc bộ 
 Sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng Việt
I. Mục tiêu:
- Rèn luyện kĩ năng hoàn thành các bài tập về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
- Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm.
II/ Chuẩn bị
Giáo viên: bộ đề, chương trình, bảng nhóm, bút dạ.
III/Cách tiến hành:
- GV giới thiệu buổi sinh hoạt và người dẫn chương trình: 
- HS giới thiệu chương trình sinh hoạt:
- Văn nghệ chào mừng
- Các phần thi
+ Phần I: Ai là nhà ngôn nhí?
+ Phần II: Phần thi chung sức
+ Tổng kết buổi sinh hoạt và trao giải
- Văn nghệ chào mừng: 5 phút
	Các phần thi:
Phần I: Ai là nhà ngôn ngữ nhí? (Thời gian 15 phút)
- HS dẫn chương trình nêu cách thức và qui định của phần thi này.(3 phút)
	Mỗi bạn sẽ được nhận 1 đề thi gồm 4 câu, trong đó có 3 câu trắc nghiệm và 1 câu tự luận. Các bạn sẽ tự làm bài cá nhân trong vòng 15 phút. Trong khi làm bài tuyệt đối không trao đổi, nhìn bài nhau. Mỗi câu trắc nghiệm chỉ được khoanh và một đáp án đúng, câu nào khoanh và 2 đáp án không tính điểm câu đúng. Hết thời gian làm bài các bạn nối tiếp đổi bài để kiểm tra kết quả đúng theo lệnh của người dẫn chương trình. Sau khi kiểm tra xong đếm số câu làm đúng, điền vào trên giấy và nộp lại cho cô giáo. Các bạn đã rõ cách chơi chưa?
- HS làm bài cá nhân trong khoảng thời gian 15 phút.
- GV theo dõi.
- Sau khi hết thời gian, HS dẫn chương trình cho đổi bài để kiểm tra nhau và ghi số lượng câu đúng ở mỗi bài.(5 phút)
Công bố kết quả :“Ai là nhà toán học nhí?”
Mời nhà toán học nhí lên chữa những lỗi HS thường mắc phải (Nếu HS không giải thích được GV có thể giải thích thay) (thời gian 7- 9 phút)
Phần II: Phần thi chung sức (Thời gian 15 phút)
HS dẫn chương trình nêu cách thức và qui định của phần thi này.
 Các bạn đến từ đội tổ 1 đâu ạ? Các bạn đến từ đội tổ 2 đâu ạ? Các bạn đến từ đội tổ 3 đâu ạ? Các bạn hãy đứng thành 3 nhóm. Mời các tổ tham gia vào phần thi thứ 2, được mang tên Phần thi chung sức. Luật chơi như sau:
 Trong thời gian 10 phút các bạn trong nhóm cùng thảo luận, tìm cách giải và trình bày vào bảng nhóm 3 bài tập được ghi trong phiếu. Hết thời gian các đội cử đại diện lên trình bày bài làm của đội mình. Ở phần chơi này tôi mời 2 bạn và thầy giáo làm giám khảo. Các bạn đã biết cách chơi chưa ạ?
- Lựa chọn 2 HS và GV làm giám khảo.
- Tổ chức cho HS chơi.
- Đại diện giám khảo công bố kết quả.
- GV hoặc đại diện HS là giám khảo sửa lỗi HS thường mắc phải.
Tổng kết:
Trao quà cho cá nhân, tập thể xuất sắc.
Dặn dò cho chương trình sinh hoạt tháng sau.
ĐỀ THI CÁ NHÂN
Phần thi: Ai là nhà ngôn ngữ nhí?
(Thời gian làm bài: 15 phút)
I. Phần trắc nghiệm.
Câu 1: Từ nào chứa từ có nghĩa chuyển có trong mỗi dòng sau ?
A. Cái lưỡi, lưỡi liềm, đau lưỡi, thè lưỡi
B. Nhổ răng, răng cưa, răng hàm, khoa răng hàm mặt
C. Mũi dao, nhỏ mũi, ngạt mũi, thính mũi
Câu 2: Từ " đánh" trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?
A. Mẹ chẳng đánh em Hoa bao giờ vì em rất ngoan.
B. Bạn Hùng có tài đánh trống
C. Quân địch bị các chiến sĩ ta đánh lạc hướng.
D. Bố đã cho chú bé đánh một chiếc áo len.
Câu 3: Trong câu dưới đây, các từ sườn, tai mang nghĩa gốc và trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển ?
a) Sườn
- Nó hích vào sườn tôi.
- Con đèo chạy ngang sườn núi
- Tôi đi qua phía sườn nhà
b) Tai
- Đó là điều tôi mắt thấy tai nghe
- Chiếc cối xay lúa cũng có hai tai rất điệu.
- Tai của cái ấm rất đẹp
II. Phần tự luận.
a) Đặt câu phân biệt 2 từ đồng âm: Bàn, cờ, kính
b) Dựa vào nghĩa của từ đứng hãy đặt một câu
-Nghĩa 1: Ở tư thế hai thân thẳng, chân đặt trên mặt nền
- Nghĩa 2: ngừng chuyển động
ĐỀ THI CHUNG SỨC
( Thời gian thi 15 phút)
Bài 1: Khoang vào từ mang nghĩa gốc
a) lá phổi; là gan; lá tre
b) cánh chim; cánh buồm; cánh cửa
c) cổ chai; cổ họng; cổ áo
Bài 2: Trong thành ngữ " Chạy thầy chạy thuốc", dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy? chọn câu trả lời đúng.
a. Di chuyển nhanh bằng chân
b. Hoạt động của máy móc
c. Lo liệu khẩn trương để nhanh có được cái mình muốn
d. Khẩn trưng tránh những điều không may sắp xảy ra. 
Bài tập 3: 
a) Đặt câu với các từ đồng âm sau: sáo; đồng; đá
b) Đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ: Đi
- nghĩa 1: Tự di chuyển bằng bàn chân
- Nghĩa 2: mang ( xỏ) vào chân hoặc tay để che, giữ.
Tự học
Hoàn thành các bài tập toán
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hoàn thành các bài toán trong tuần chưa hoàn thành.
- Củng cố lại kiến thức liên quan đến bài tập.
II. Các hoạt động dạy học.
1. Hướng dẫn học sinh rà soát các bài tập.
- Hs tự ra soát lại các bài tập mình chưa hoàn thành trong tuần.
- Hs báo cáo với giáo viên.
- Gv chia học sinh lớp thành hai nhóm.
+ Nhóm 1: Học sinh hoàn thành các bài tập về viết số thập phân, chuyển PSTP, Hỗ số thành số thập phân, chuyển từ STP thành hỗn số
+ Nhóm 2: HSNK hoàn thành các bài tập do giáo viên ra.
Bài tập 1: Viết số thập phân có:
a) Tám đơn vị, sáu phần mười
b) Năm mươi tư đơn vị, bảy mươi sáu phần trăm
c) Bốn mươi hai đơn vị, năm trăm sáu mươi hai phần nghìn.
d) Mười đơn vị, ba mươi lăm phần nghìn
e) Không đơn vị, một trăm linh một phần nghìn
g) Năm mươi lăm đơn vị, năm phần mười, năm phần trăm và năm phân nghìn.
Bài tập 2: Viết thành các số thập phân
110 ; 	1100 ; 	8410; 	225100; 	64531000; 	2578910000 
1910; 	266100; 	372100; 	547100 ; 	3651000
Bài tập 3: 
a)Viết thành hỗn số:
4,3; 	5,16; 	4,18; 	17,04;	1,135	8,107
 b) Nêu giá trị của các chữ số:
62,568; 	197,34;	85,206;	1954,112
- Hs tự đọc lại đề bài và tự hoàn thành bài tập.
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại kiến thức có liên quan đến hệ thống bài tập.
- Gv theo dõi giúp đỡ học sinh còn khó khăn.
2. Chữa bài theo nhóm.
- Gv yêu cầu Hs đổi chéo vở cho bạn soát lỗi.
- Gv chữa bài theo nhóm.
- HS nhắc lại kiến thức liên quan đến bài tâp.
- Gv kết luận lại nội dung kiến thức có liên quan.
* Củng cố, dặn dò.
- Gv nhận xét tiết học.
Luyện Toán
LUYỆN TẬP CHUNG.
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Biết cách so sánh số thập phân ở các dạng khác nhau.
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1 : Củng cố kiến thức.
- Cho HS nhắc lại cách so sánh số thập phân 
+ Phần nguyên bằng nhau
+ Phần nguyên khác nhau
- GV nhận xét 
Hoạt động 2: Thực hành
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1: Điền dấu >, < ; = vào chỗ 
a) 6,17  5,03 c)58,9 59,8 
b) 2,174  3,009 d) 5,06  5,06
Bài 2: Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn
5,126; 5,621; 5,216; 5,061; 5,610
Bài 3: Xếp các số sau theo thứ tự từ bé dần
72,19; 	72,099; 	72,91;	72,901; 	72,009
Lời giải :
72,9 1> 72,901 > 72,10 > 72,099 > 72,009 
Bài 4: Tìm chữ số thích hợp điền vào các chữ
 a) 4,8x 2 < 4,812	
 b) 5,890 > 5,8x 0
 c, 53,x49 < 53,249	 	
 d) 2,12x = 2,1270 
Lời giải :
a) x = 0 ; b) x = 8
c) x = 1 ; d) x = 0
Bài 5: (HSKG)
H: Tìm 5 chữ số thập phân sao cho mỗi số đều lớn hơn 3,1 và bé hơn 3,2?
Ta có : 3,1 = 3,10 ; 3,2 = 3,20
- 5 chữ số thập phân đều lớn hơn 3,10 và bé hơn 3,20 là :
 3,11; 3,12; 3,13; 3,14 ; 3,15 
 4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
KÜ thuËt
NÊu c¬m
I. Môc tiªu: HS cÇn ph¶i:
- BiÕt c¸ch nÊu c¬m
- Cã ý thøc vËn dông kiÕn th­c ®· häc ®Ó nÊu c¬m gióp gia ®×nh.
II. §DDH:
- G¹o tÎ, nåi, dông cô ®ong g¹o, bÕp ga du lÞch,...
III. Ho¹t ®éng d¹y häc: 
1. KiÓm tra sù chuÈn bÞ cña HS.(3')
2. Ho¹t ®éng 3: T×m hiÓu c¸ch nÊu c¬m b»ng nåi c¬m ®iÖn.(25')
- Yªu cÇu HS nh¾c l¹i nh÷ng néi dung T1
- HS ®äc néi dung môc 2 vµ quan s¸t h×nh 4 (SGK).
- Yªu cÇu HS so s¸nh nh÷ng nguyªn liÖu vµ dông cô cÇn chuÈn bÞ ®Ó nÊu c¬m b»ng nåi ®iÖn vµ nÊu c¬m b»ng bÕp ®un.
- So s¸nh c¸ch nÊu c¬m b»ng nåi ®iÖn vµ c¸ch nÊu c¬m b»ng bÕp ®un ?
- GV nhËn xÐt, kÕt luËn ý kiÕn HS nªu.
3. Ho¹t ®éng 4: §¸nh gi¸ kÕt qu¶ häc tËp (10')
- GV nªu ®¸p ¸n cña bµi tËp, HS ®èi chiÕu kÕt qu¶ lµm bµi tËp víi ®¸p ¸n ®Ó tù ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ häc tËp cña m×nh
- B¸o c¸o kÕt qu¶ tù ®¸nh gi¸. GV nhËn xÐt, ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ häc tËp cña HS.
* NhËn xÐt giê häc : 2'
Luyện Tiếng Việt
LUYỆN TẬP VĂN TẢ CẢNH.
I. Mục tiêu:
- Học sinh biét lập dàn ý cho đề văn tả cảnh trên.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập dàn ý.
- Giáo dục cho học sinh có thói quan lập dàn ý trước khi làm bài viết.
- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
- Học sinh ghi lại những điều đã quan sát được về vườn cây hoặc cánh đồng.
III. Hoạt động dạy học:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: 
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 - Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
a).Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- Giáo viên chép đề bài lên bảng, gọi một học sinh đọc lại đề bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài.
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài :
H : Đề bài thuộc thể loại văn gì? 
H : Đề yêu cầu tả cảnh gì? 
H : Trọng tâm tả cảnh gì? 
- Giáo viên gạch chân các từ trọng tâm trong đề bài.
* Hướng dẫn HS lập dàn ý cho đề bài.
- Cho 1 HS dựa vào dàn bài chung và những điều đã quan sát được để xây dựng một dàn bài chi tiết.
* Gợi ý về dàn bài: 
 a) Mở bài: giới thiệu chung về vườn cây vào buổi sáng.
 b) Thân bài : 
- Tả bao quát về vườn cây:
 + Khung cảnh chung, tổng thể của vườn cây.
 + Tả chi tiết (tả bộ phận). Những hình ảnh luống rau, luống hoa, màu sắc, nắng, gió..
c) Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em về khu vườn.
- Cho HS làm dàn ý.
- Gọi học sinh trình bày dàn bài.
- Cả lớp nhận xét, giáo viên nhận xét ghi tóm tắt lên bảng.
4.Củng cố dặn dò: 
- Giáo viên hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho hoàn chỉnh để tiết sau tập nói miệng
To¸n
LUYỆN TẬP

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_buoi_chieu_tuan_8_nam_hoc_2019_2020.docx
Giáo án liên quan