Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 5 - Năm học 2020-2021
Luyện Tiếng Việt
MỞ RỘNG VỐN TỪ HOÀ BÌNH.
I. Mục tiêu:
- Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức về chủ đề : Hoà bình.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng dùng từ để đặt câu viết thành một đoạn văn ngắn.
- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: Cho HS tìm từ trái nghĩa với các từ: béo, nhanh, khéo?
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Tìm từ đồng nghĩa với từ :
Hoà bình.
Bài giải:
- Từ đồng nghĩa với từ Hoà bình là:
bình yên, thanh bình, thái bình.
Bài tập 2: Đặt câu với mỗi từ tìm được ở bài tập 1.
Bài giải:
- Bình yên: Ai cũng mong muốn có được cuộc sống bình yên.
- Thanh bình: Cuộc sống nơi đây thật thanh bình.
- Thái bình: Tôi cầu cho muôn nơi thái bình
Bài tập 3: Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 - 7 câu miêu tả cảnh thanh bình của quê em.
Gợi ý:
Quê em nằm bên con sông Hồng hiền hoà. Chiều chiều đi học về, chúng em cùng nhau ra bờ sông chơi thả diều. Cánh đồng lúa rộng mênh mông, thẳng cánh cò bay. Đàn cò trắng rập rờn bay lượn. Bên bờ sông, đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Nằm trên bờ sông mượt mà cỏ xanh thật dễ chịu, nhìn những con diều giấy đủ màu sắc, đủ hình dáng và thầm nghĩ có phải cánh diều đang mang những giấc mơ của chúng em bay lên cao, cao mãi.
- Cho một số em đọc đoạn văn.
4. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên hệ thống bài.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
u ăn và ăn uống trong gia đình. - Có ý thức bảo quản, giữ vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ đun, nấu, ăn uống. II. Đồ dùng dạy học : - Một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống thường dùng trong gia đình - Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình. - Một số loại phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học : 1. Giới thiệu bài :2' 2. Hoạt động 1 :(15'') Xác định các dụng cụ đun, nấu, ăn uống thông thường trong gia đình. GV nêu câu hỏi để HS nêu tên một số dụng cụ thường dùng để đun, nấu, ăn uống trong gia đình. - GV ghi tên các dụng cụ mà HS nêu theo nhóm (sgk) - Nhận xét và nhắc lại tên các dụng cụ. 3. Hoạt động 2 :(15') Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia dình - GV chia HS theo 5 nhóm thảo luận về đặc điểm, cách sử dụng, cách bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình. - Mỗi nhóm sẽ thảo luận về một loại dụng cụ : Bếp đun, dụng cụ nấu, dụng cụ để bày thức ăn và ăn uống, dụng cụ cắt thái thực phẩm, các dụng cụ khác. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. GV và các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV dùng tranh minh họa để kết luận từng nội dung theo SGK. 4. Hoạt động 3 : (6') Đánh giá kết quả học tập. - GV sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS. 5. Nhận xét - Dặn dò :2' - GV nhận xét thái độ học tập của HS. - Dăn HS sưu tầm tranh ảnh về các thực phẩm thường được dùng trong nấu ăn để học bài sau : Cuẩn bị nấu ăn. Hoạt động ngoài giờ lên lớp Vệ sinh cá nhân; RỬA TAY I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được khi nào cần phải rửa tay. - kể ra những thứ có thể dùng để rửa tay. 2. Kỹ năng - Biết cách rửa tay sạch sẽ và rửa tay đúng khi cần thiết. 3. Thái độ - Có ý thức giữ sạch đôi bàn tay. II. Đồ dùng dạy học - Xà phòng. - Khăn hoặc giấy sạch. - Phiếu theo dõi việc thực hiện giữ đôi tay sạch sẽ. III. Hoạt động dạy học * Hoạt động 1: Khi nào cần phải rửa tay. Bước 1: Cả lớp hát bài "Em có đôi bàn tay trắng tinh". Để giữ đôi bàn tay sạch sẽ chúng ta phải làm gì? - Không nghịch đất cát, rửa tay,... Bước 2: Học sinh thảo luận. - Chúng ta cần rửa tay khi nào? - Đại diện các nhóm trình bày. - Để giữ đôi bàn tay sạch sẽ chúng ta cần: + Rửa tay trước khi ăn hoặc trước khi cầm vào đồ ăn. + Rửa tay sau khi đi tiêu, đi tiểu. + Rửa tay sau khi chơi bẩn hoặc chơi với các con vật * Hoạt động 2: Thực hành rửa tay. - Chia lớp thành các nhóm. - Giáo viên làm mẫu. - Các nhóm thực hành. - Giáo viên nhận xét kết quả thực hành * Kết luận: + Rửa tay trước khi ăn hoặc trước khi cầm vào đồ ăn. + Rửa tay sau khi đi tiêu, đi tiểu. + Rửa tay sau khi chơi bẩn hoặc chơi với các con vật. IV. Củng cố, dặn dò - Khi nào chúng ta cần rửa tay? - Nhắc nhở học sinh vân dụng vào cuộc sống hàng ngày. Thứ năm ngày 5 tháng 10 năm 2017 Toán ĐỀ – CA – MÉT VUÔNG, HÉT TÔ MÉT VUÔNG I. Mục tiêu: Giúp HS : - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích : đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông. - Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông. - Biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi đơn vị đo diện tích. Trường hớp đơn giản. HS làm BT 1,2,3; HSNK làm BT 4 II. Đồ dùng: - GV chuẩn bị hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài1dam,1hm thu nhỏ. III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: Nêu các đơn vị đo diện tích đã học. 2' B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. - GV yêu cầu HS nêu các đơn vị đo diện tích đó học. 2. Giới thiệu đơn vị đo diện tích đề ca mét vuông. a. Hình thành biểu tượng về đề ca mét vuông. - GV treo trên bảng hình biểu diễn của hình vuông có cạnh 1dam như SGK.( chưa chia thành các ô vuông nhỏ) - Hình vuông có cạnh dài 1 dam, em hãy tính diện tích của hình vuông - GV giới thiệu 1 dam x 1 dam = 1dam2, đề ca mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dam2 - Đề ca mét vuông viết tắt là dam2, đọc là đề ca mét vuông. b. Tìm mối quan hệ giữa đề ca mét vuông và mét vuông. - 1dam bằng bao nhiêu mét. - Hãy chia cạnh hình vuông 1 dam thành 10 phần bằng nhau, sau đó nối các điểm để tạo thành các hình vuông nhỏ. - Mỗi hình vuông nhỏ có cạnh dài bao nhiêu mét? + 100 hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu mét vuông? + Vậy 1 dam2 bằng bao nhiêu mét vuông. + Đề ca mét vuông gấp bao nhiêu lần mét vuông. 3. Giới thiệu đơn vị đo diện tích hec tô mét vuông. a. Hình thành biểu tượng về héc tô mét vuông. - GV treo lên bảng hình biểu diễn của hình vuông có cạnh 1hm như SGK.( chưa chia thành các ô vuông nhỏ) - Hình vuông có cạnh dài 1hm, em hãy tính diện tích của hình vuông. - Gv giới thiệu 1hm x 1hm = 1hm2, héc tô mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1hm. - Héc tô mét vuông viết tắt là hm2, đọc là héc tô mét vuông b. Tìm mối quan hệ giữa héc tô mét vuông và đề ca mét vuông. - GV hỏi: 1hm bằng bao nhiêu đề ca mét . - Hãy chia cạnh hình vuông 1hm thành 10 phần bằng nhau, sau đó nối các điểm để tạo thành các hình vuông nhỏ. - Mỗi hình vuông nhỏ có cạnh dài bao nhiêu đề ca mét ? + Chia hình vuông lớn có cạnh dài 1hm thành các hình vuông nhỏ cạnh 1 dam thì được tất cả là bao nhiêu hình vuông nhỏ. + Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu đề ca mét vuông? + 100 hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu đề ca mét vuông + Vậy 1 hm2 bằng bao nhiêu đề ca mét vuông? + Héc tô mét vuông gấp bao nhiêu lần đề ca mét vuông? - GV yêu cầu HS nêu lại mối quan hệ giữa đề ca mét vuông và mét vuông. Giữa héc tô mét vuông và mét vuông, giữa héc tô mét vuông và đề ca mét vuông. 3. Thực hành:17' Bài 1: Rèn luyện cách đọc số đo diện tích với đơn vị đo dam2, hm2. Bài 2a cột 1: Luyện viết số đo diện tích với đơn vị đo là dam2, hm2. - HS làm bài, một số HS chữa bài ở bảng. Bài 3: Rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo. 2dam2 =.. m2 ta có 1dam2 = 100 m2. Vậy 2dam2 = 200 m2 3 dam215m2 = . m2 Ta có 3 dam2 = 300m2. Vậy 3dam215m2 = 300m2 + 15m2= 315m2 3m2 = .. dam2 Ta có 100m2 = 1dam2 1m2 = dam2 Suy ra 3m2 = dm2 - 3 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài vào vở - Theo dõi bài chữa của GV và kiểm tra lại bài của mình. Bài 4GT- - Chấm, chữa bài, nhận xét. C. Củng cố, dặn dò:1' - GV nhận xét giờ học. Sinh hoạt câu lạc bộ Sinh hoạt câu lạc bộ toán I. Mục tiêu: - Rèn luyện kĩ năng giải các bài toán về tỉ lệ, bài toán tổng hiệu, tổng tỉ, hiệu tỉ. - Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm. II/ Chuẩn bị Giáo viên: bộ đề, chương trình, bảng nhóm, bút dạ. III/Cách tiến hành: - GV giới thiệu buổi sinh hoạt và người dẫn chương trình: - HS giới thiệu chương trình sinh hoạt: - Văn nghệ chào mừng - Các phần thi + Phần I: Ai là nhà toán học nhí? + Phần II: Phần thi chung sức + Tổng kết buổi sinh hoạt và trao giải - Văn nghệ chào mừng: 5 phút Các phần thi: Phần I: Ai là nhà toán học nhí? (Thời gian 15 phút) - HS dẫn chương trình nêu cách thức và qui định của phần thi này.(3 phút) Mỗi bạn sẽ được nhận 1 đề thi gồm 4 câu, trong đó có 3 câu trắc nghiệm và 1 câu tự luận. Các bạn sẽ tự làm bài cá nhân trong vòng 15 phút. Trong khi làm bài tuyệt đối không trao đổi, nhìn bài nhau. Mỗi câu trắc nghiệm chỉ được khoanh và một đáp án đúng, câu nào khoanh và 2 đáp án không tính điểm câu đúng. Hết thời gian làm bài các bạn nối tiếp đổi bài để kiểm tra kết quả đúng theo lệnh của người dẫn chương trình. Sau khi kiểm tra xong đếm số câu làm đúng, điền vào trên giấy và nộp lại cho cô giáo. Các bạn đã rõ cách chơi chưa? - HS làm bài cá nhân trong khoảng thời gian 15 phút. - GV theo dõi. - Sau khi hết thời gian, HS dẫn chương trình cho đổi bài để kiểm tra nhau và ghi số lượng câu đúng ở mỗi bài.(5 phút) Công bố kết quả :“Ai là nhà toán học nhí?” Mời nhà toán học nhí lên chữa những lỗi HS thường mắc phải (Nếu HS không giải thích được GV có thể giải thích thay) (thời gian 7- 9 phút) Phần II: Phần thi chung sức (Thời gian 15 phút) HS dẫn chương trình nêu cách thức và qui định của phần thi này. Các bạn đến từ đội tổ 1 đâu ạ? Các bạn đến từ đội tổ 2 đâu ạ? Các bạn đến từ đội tổ 3 đâu ạ? Các bạn hãy đứng thành 3 nhóm. Mời các tổ tham gia vào phần thi thứ 2, được mang tên Phần thi chung sức. Luật chơi như sau: Trong thời gian 10 phút các bạn trong nhóm cùng thảo luận, tìm cách giải và trình bày vào bảng nhóm 3 bài toán được ghi trong phiếu. Hết thời gian các đội cử đại diện lên trình bày bài làm của đội mình. Ở phần chơi này tôi mời 2 bạn và thầy giáo làm giám khảo. Các bạn đã biết cách chơi chưa ạ? - Lựa chọn 2 HS và GV làm giám khảo. - Tổ chức cho HS chơi. - Đại diện giám khảo công bố kết quả. - GV hoặc đại diện HS là giám khảo sửa lỗi HS thường mắc phải. Tổng kết: Trao quà cho cá nhân, tập thể xuất sắc. Dặn dò cho chương trình sinh hoạt tháng sau. ĐỀ THI CÁ NHÂN Phần thi: Ai là nhà toán học nhí? (Thời gian làm bài: 15 phút) I. Phần trắc nghiệm. Câu 1: Công thức nào sau đây là đúng A. Số bé = ( Tổng - hiệu ) : 2 B. Số bé = ( tổng + hiệu ) : 2 C. Số bé = Tổng : tổng số phần D. Số bé = Tổng : tổng số phần x số phân số bé Câu 2: Có 500 con trâu và bò. Số bò nhiều hơn số trâu là 150 con. Số bò là: A. 325 con B. 245 con C. 328 con D. 175 con. Câu 3: Một người đi bộ trong 4 giờ được 16km. Hỏi người đó đi bộ như thế trong 2 giờ thì được số ki - lô - mét là: A. 32km B. 8km C. 10km D. 12km II. Phần tự luận. Ba xe ô tô chở 152 học sinh khối 5 đi tham quam. Xe thứ nhất chở ít hơn xe thứ hai 4 học sinh nhưng lại nhiều hơn xe thứ ba 2 học sinh. Hỏi xe thứ ba chở bao nhiêu học sinh ? ĐỀ THI CHUNG SỨC ( Thời gian thi 15 phút) Bài 1: Tổng số mét vải của hai tâm là 145m vải. Tấm vải hoa bằng 2/3 tấm vải trắng. Tính xem mỗi tấm vải dài bao nhiêu mét. Bài 2: Một sân trường hình chữ nhật có chiều rộng kém chiều dài 15m và bằng 5/8 chiều dài. Tính chiều dài và chiều rộng của sân trường hình chữ nhật đó. Bài 3: Một bếp ăn chuẩn bị gạo cho 120 người ăn trong 50 ngày. Nhưng sau đó có một số người đến thêm nên số gạo chỉ đủ ăn trong 30 ngày. Hỏi số người đến thêm là bao nhiêu. Tự học Hoàn thành các bài tập tiếng việt I. Mục tiêu: - Giúp học sinh hoàn thành các bài tiếng việt trong tuần chưa hoàn thành. - Củng cố lại kiến thức liên quan đến bài tập. - Rèn kĩ năng viết văn. II. Các hoạt động dạy học. 1. Hướng dẫn học sinh rà soát các bài tập. - Hs tự ra soát lại các bài tập mình chưa hoàn thành trong tuần. - Hs báo cáo với giáo viên. - Gv chia học sinh lớp thành hai nhóm. + Nhóm 1: Học sinh hoàn thành các bài tập về từ trái nghĩa, mở rộng vốn từ về hòa bình, văn tả cảnh. + Nhóm 2: HSNK hoàn thành các bài tập do giáo viên ra. Bài tập 1: Với mỗi từ gạch chân dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa. a) già - quả già - người già - cân già b) chạy - người chạy - ô tô chạy - đồng hồ chạy Bài tập 2: Dựa vào nghĩa của tiếng hòa, chia các từ sau thành hai nhóm; nêu nghĩa của hòa trong mỗi nhóm: hòa bình, hòa giải, hòa hợp, hòa mình, hòa tan, hòa tấu, hòa thuận, hòa vốn. Bài tập 3: Đêm trăng thật đẹp, mọi vật hiện lên dưới ánh trăng mở ảo. Em hãy tả lại cảnh một đên trăng ở quê mình. - Hs tự đọc lại đề bài và tự hoàn thành bài tập. - Gv yêu cầu Hs nhắc lại kiến thức có liên quan đến hệ thống bài tập. - Gv theo dõi giúp đỡ học sinh còn khó khăn. 2. Chữa bài theo nhóm. - Gv yêu cầu Hs đổi chéo vở cho bạn soát lỗi. - Gv chữa bài theo nhóm. - HS nhắc lại kiến thức liên quan đến bài tâp. - Gv kết luận lại nội dung kiến thức có liên quan. * Củng cố, dặn dò. - Gv nhận xét tiết học. Thứ năm ngày 6 tháng 10 năm 2016 Luyện Tiếng Việt MỞ RỘNG VỐN TỪ HOÀ BÌNH. I. Mục tiêu: - Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức về chủ đề : Hoà bình. - Rèn cho học sinh có kĩ năng dùng từ để đặt câu viết thành một đoạn văn ngắn. - Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn. II. Chuẩn bị: Nội dung bài. III. Hoạt động dạy học: 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: Cho HS tìm từ trái nghĩa với các từ: béo, nhanh, khéo? - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Cho HS làm các bài tập. - Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập1: Tìm từ đồng nghĩa với từ : Hoà bình. Bài giải: - Từ đồng nghĩa với từ Hoà bình là: bình yên, thanh bình, thái bình. Bài tập 2: Đặt câu với mỗi từ tìm được ở bài tập 1. Bài giải: - Bình yên: Ai cũng mong muốn có được cuộc sống bình yên. - Thanh bình: Cuộc sống nơi đây thật thanh bình. - Thái bình: Tôi cầu cho muôn nơi thái bình Bài tập 3: Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 - 7 câu miêu tả cảnh thanh bình của quê em. Gợi ý: Quê em nằm bên con sông Hồng hiền hoà. Chiều chiều đi học về, chúng em cùng nhau ra bờ sông chơi thả diều. Cánh đồng lúa rộng mênh mông, thẳng cánh cò bay. Đàn cò trắng rập rờn bay lượn. Bên bờ sông, đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Nằm trên bờ sông mượt mà cỏ xanh thật dễ chịu, nhìn những con diều giấy đủ màu sắc, đủ hình dáng và thầm nghĩ có phải cánh diều đang mang những giấc mơ của chúng em bay lên cao, cao mãi. - Cho một số em đọc đoạn văn. 4. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên hệ thống bài. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau Đọc sách Đọc sách chủ điểm: Cánh chim hòa bình I. MỤC TIÊU: - Giúp HS tìm đọc những câu chuyện về chủ điểm: " Cánh chim hòa bình" - HS nêu lại được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện mình vừa đọc. - Giáo dục ý thức tự học và tự tìm tòi. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên nêu nhiệm vụ và yêu cầu của tiết học. - Gv yêu cầu Hs tìm những câu chuyện nói về chủ đề " Cánh chim hòa bình" " để đọc và ghi tóm tắt nội dung câu chuyện và ý nghĩa của câu chuyện. - Gv hướng dẫn học sinh tìm sách ở các nguồn: Như truyện đọc lớp 4, truyện cổ tích Việt Nam. - Gv nhắc nhở học sinh cần thực hiện nội quy của thư viện 2. HS tiến hành tìm và đọc sách. - Gv hướng dẫn, giúp các em tìm sách và tìm chuyện. - Theo dõi nhắc nhở các em thực hiện nghiêm túc. 3. Nêu vắn tắt nội dung câu chuyện và nêu ý nghĩa của câu chuyện. - HS nối tiếp nhau nêu nội dung câu chuyện mình vừa đọc. - HS đặt câu hỏi cho bạn và yêu cầu bạn nêu ý nghĩa câu chuyện. - HS cả lớp nhận xét câu trả lời của mình. - Gv nhận xét nhanh từng bạn. III. CỦNG CỐ -DẶN DÒ:2’ - Gv nhận xét chung nêu ra những điều các em đã thực hiện tốt và những điều cần khắc phục trong giờ học sau. Thứ tư ngày 7 tháng 10 năm 2015 Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS : - Biết tính diện tích 1 hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông; - Biết cách giải toán với các số đo độ dài, khối lượng và giải các bài toán có liên quan. - HS làm BT 1,3 HS KG làm BT 2,4 II. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ:5' - Nêu các đơn vị đo độ dài, khối lượng đã học. - HS làm bài 4 B. Bài mới:33' Bài 1: Hướng dẫn HS đổi ra đơn vị kg rồi tính số giấy cả hai thùng thu được Đổi: 1 tấn300kg = 1300kg , 2 tấn700kg = 2700kg, sau đó HS tự giải. Bài 2: HSK- G Hướng dẫn HS đổi như bài 1. Đổi : 12kg = 120 000g Vậy đà điểu nặng gấp chim sâu số lần : 120 000 : 60 = 2000 (lần) Đáp số : 2000 lần. Bài 3: H/d HS tính diện tích của hình chữ nhật ABCD và hình vuông CEMN, từ đó tính diện tích của mảnh đất. Bài 4: HS K - G. - Tính diện tích hình chữ nhật ABCD : 4 x 3 = 12 (cm2) - Nhận xét được:12 = 6 = 2 = 12 = 1 Vậy có thể vẽ hình chữ nhật MNPQ có chiều dài 6 cm, chiều rộng 2 cm hoặc có chiều dài 12 cm, chiều rộng1cm. Lúc này diện tích hình chữ nhật MNPQ có diện tích bằng diện tích của hình chữ nhật ABCD nhưng có các kích thước khác với các kích thước của hình chữ nhật ABCD. C. Củng cố, dặn dò:2' - Ôn lại các số đo độ dài, khối lượng đã học. - Hoàn thành các bài tập. Thứ năm ngày 8 tháng 10 năm 2015 Luyện Toán Luyện Đề-ca-mét vuông. Héc-tô-mét vuông. I. Mục tiêu: Giúp HS : - Cũng cố tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích : đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông. - Cũng cố đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông. mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi đơn vị đo diện tích. Trường hớp đơn giản. II. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: Nêu các đơn vị đo diện tích đã học. 2' B. Bài mới: - HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học. - HS tự nêu về dam vuông, cách đọc , cách viết.. - HS rút ra nhận xét : 1dam2 =100m2 2. Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc tô-mét vuông 10' - Tương tự như phần 1. 3. Thực hành:17' : Rèn luyện cách đọc số đo diện tích với đơn vị đo dam2, hm2. Bài 1: Viết số thớch hợp vào chỗ chấm : a) 16ha = .dam2 35000dm2 = m2 8m2 = ..dam2 b) 2000dam2 = ha 45dm2 = .m2 324hm2 = dam2 c) 260m2 = dam2 ..m2 2058dm2 =m2.dm2 Bài 21: Luyện viết số đo diện tích với đơn vị đo là dam2, hm2. - HS làm bài, một số HS chữa bài ở bảng. Bài 3: Rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo. Bài 4 : (HSKG) Để lát một căn phòng, người ta đã dùng vừa hết 200 mảnh gỗ hình chữ nhật có chiều dài 80cm, chiều rộng 20cm. Hỏi căn phòng đó có diện tích là bao nhiêu m2 ? Bài giải: Diện tích một mảnh gỗ là : 80 20 = 1600 (cm2) Căn phòng đó có diện tích là: 1600 800 = 1 280 000 (cm2) = 128m2 Đáp số : 128m2 - Chấm, chữa bài, nhận xét. C. Củng cố, dặn dò:1' - GV nhận xét giờ học. Luyện Tiếng Việt LUYỆN TỪ ĐỒNG ÂM. I. Mục tiêu: - Củng cố, hệ thống hoá cho HS vốn kiến thức về từ đồng âm. - Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập thành thạo. - Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn. II. Hoạt động dạy học: 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: Cho HS nhắc lại những kiến thức về từ đồng âm. Cho ví dụ? - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Cho HS làm các bài tập. - Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập1: Bài tập 1: Tìm từ đồng âm trong mỗi câu câu sau và cho biết nghĩa của mỗi từ. a.Bác(1) bác(2) trứng. Bài giải: + bác(1) : dùng để xưng hô. bác(2) : Cho trứng đã đánh vào chảo, quấy đều cho sền sệt b.Tôi(1) tôi(2) vôi. + tôi(1) : dùng để xưng hô. tôi(2) : thả vôi sống vào nước cho nhuyễn ra dùng trong việc xây dựng. c.Bà ta đang la(1) con la(2). + la(1) : mắng mỏ, đe nẹt. la(2) : chỉ con la. d.Mẹ tôi trút giá(1) vào rổ rồi để lên giá(2) bếp. e.Anh thanh niên hỏi giá(1) chiếc áo len treo trên giá(2). + giá(1) : đỗ xanh ngâm mọc mầm dùng để ăn. giá(2) : giá đóng trên tường ở trong bếp dùng để các thứ rổ rá. + giá(1) : giá tiền một chiếc áo. giá(2) : đồ dùng để treo quần áo. Bài tập 2: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm : đỏ, lợi, mai, đánh. a. Đỏ: b. Lợi: c. Mai: dĐánh : Bài giải: a) Hoa phượng đỏ rực cả một góc trường. Số tôi dạo này rất đỏ. b) Bạn Nam xỉa răng bị chảy máu lợi. Bạn Hương chỉ làm những việc có lợi cho mình. c) Ngày mai, lớp em học môn thể dục. Bạn Lan đang cầm một cành mai rất đẹp. d) Tôi đánh một giấc ngủ ngon lành. Chị ấy đánh phấn trông rất xinh Bài tập 3 : Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau: đá, là, rải, đường, chiếu, cày, đặt câu với mỗi từ đó và giải thích. a) Đá b) Đường: c) Là: d) Chiếu: . e)Cày: a)Đá :Tay chân đấm đá. Con đường này mới được rải đá. - Đá trong chân đá là dùng chân để đá, còn đá trong rải đá là đá để làm đường đi. b) Đường: Bé thích ăn đường. Con đường rợp bóng cây. - Đường trong ăn đường là đường để ăn còn đường trong con đường là đường đi. c) Là: Mẹ là quần áo. Bé Mai là em của em. - Là trong là quần áo là cái bàn là còn là trong là của em thuộc sở hữu của mình. d) Chiếu: Ánh nắng chiếu qua cửa sổ. Cơm rơi khắp mặt chiếu. - Chiếu trong nắng chiếu, chiếu rộng chỉ hoạt động chiếu toả, chiếu rọi của ánh nắng mặt trời. Còn chiếu trong khắp mặt chiếu là cái chiếu dùng để trải giường. e) Cày: Bố em mới cày xong thửa ruộng. Hôm qua, nhà em mới mua một chiếc cày. - Cày trong cày ruộng là dụng cụ dùng để làm cho đất lật lên còn cày trong chiếc cày là chỉ tên cái cày 4. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên hệ thống bài. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau Đạo đức Có chí thì nên (tiết 1) I. Mục tiêu: HS học xong bài biết Một số biểu hiện cơ bane của người sống có ý chí: -Biết được người có ý chí thì có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. - Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, xã hội. KNS ; trình bày suy nghĩ ý tưởng
File đính kèm:
giao_an_lop_5_buoi_chieu_tuan_5_nam_hoc_2020_2021.doc