Giáo án Lớp 4 - Vũ Thị Thúy Ninh - Tuần 10

Bài tập 1

- GV viết tên bài, số trang 5 tiết MRVT lên bảng để HS tìm nhanh

- Cho HS làm bài theo nhóm 4

- GV hướng dẫn cả lớp soát lại, sửa sai. Tính điểm thi đua

* Hệ thống hóa vốn từ thuộc 3 chủ điểm đã học.

Bài tập 2

- GV dán phiếu đã liệt kê sẵn những thành ngữ, tục ngữ

- Làm rõ yêu cầu của bài

- GV nhận xét, chữa bài.

* Chốt lại các thành ngữ, tục ngữ thuộc 3 chủ điểm đã bọc

 

doc45 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Vũ Thị Thúy Ninh - Tuần 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hanh, phát biểu
Cả lớp nhận xét 
HS thi đọc diễn cảm, thể hiện rõ sự khác biệt về giọng đọc ở mỗi đoạn
Tập đọc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 2)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Lời hứa. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả.
Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng.
Bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết.
II.CHUẨN BỊ:
VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
30’
5’
A.Kiểm tra bài cũ:
? Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí VN? nước ngoài? Lấy VD.
- GV nhận xét, đánh giá.
B.Bài mới: 
Giới thiệu bài
Hướng dẫn HS nghe – viết 
GV đọc bài Lời hứa, giải nghĩa từ trung sĩ.
? Nêu nội dung chính của bài chính tả?
- GV nhắc nhở HS chú ý những chữ dễ viết sai trong bài.
GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết
GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt
GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
GV nhận xét chung
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1 ( VBT - 63)
 - Gv làm rõ yêu cầu của bài
* Chốt về tác dụng và cách dùng dấu ngoặc kép
Bài tập 2 ( VBT - 63)
- GV nhắc HS xem lại kiến thức các tiết LTVC tuần 7, tuần 8 để làm bài cho đúng.
* Chốt lại quy tắc viết tên người, tên địa lí VN, nước ngoài.
C.Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài: Ôn tập giữa kì I (tiết 3) 
- 2 HS yếu trả lời và lấy VD
- HS đọc thầm lại bài văn.
- HS nêu nội dung bài chính tả.
- HS chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai và cách trình bày bài, cách viết các lời thoại
HS nghe – viết
HS soát lại bài
HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả 
1 HS đọc nội dung bài
Từng cặp HS trao đổi, trả lời các câu hỏi a, b, c, d
HS phát biểu. Cả lớp nhận xét
HS đọc yêu cầu của bài
HS làm bài vào VBT
Hs đọc bài làm 
Cả lớp nhận xét, chữa bài.
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
Luyện từ và câu
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 3)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 
Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
Hiểu nội dung chính, nhân vật, giọng đọc của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng.
II.CHUẨN BỊ:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc, các bài HTL trong 9 tuần đầu sách TV 4, tập 1
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
2’
33’
5’
Giới thiệu bài
Nội dung
HĐ1: Kiểm tra tập đọc & HTL
(1/3 số HS trong lớp) 
GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc
GV cho điểm. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc lại trong tiết học sau
HĐ2: Bài tập 2( VBT - 64)
GV viết tên bài lên bảng lớp:
Tuần 4: Một người chính trực / 36
Tuần 5: Những hạt thóc giống / 46
Tuần 6: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca / 55
 Chị em tôi / 59
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, dán phiếu đã ghi lời giải, mời 1 – 2 HS đọc bảng kết quả 
GV mời vài HS thi đọc diễn cảm 1 đoạn văn, minh hoạ giọng đọc phù hợp với nội dung bài mà các em vừa tìm được. 
3. Củng cố - Dặn dò: 
? Những truyện kể mà các em vừa ôn có chung một lời nhắn nhủ gì?
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
- Nhắc HS đọc trước, chuẩn bị cho tiết ôn tập sau 
Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1 – 2 phút)
HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài (theo chỉ định trong phiếu)
HS đọc yêu cầu của bài
HS đọc tên bài
HS đọc thầm các truyện trên, suy nghĩ, trao đổi theo cặp
Đại diện nhóm trình bày kết quả 
Cả lớp nhận xét
1 – 2 HS đọc lại kết quả đúng
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
HS thi đọc diễn cảm
… chúng em cần sống trung thực, tự trọng, ngay thẳng như măng luôn mọc thẳng
Tập làm văn
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 4)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Hệ thống hoá & hiểu sâu thêm các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ.
- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm & dấu ngoặc kép.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
30’
5’
Giới thiệu bài
? Từ đầu năm học tới nay, các em đã được học những chủ điểm nào?
- GV ghi tên các chủ điểm lên bảng lớp, giới thiệu hôm nay sẽ hệ thống lại vốn từ ngữ, ôn lại kiến thức về dấu câu.
 Nội dung 
Bài tập 1
GV viết tên bài, số trang 5 tiết MRVT lên bảng để HS tìm nhanh
Cho HS làm bài theo nhóm 4
GV hướng dẫn cả lớp soát lại, sửa sai. Tính điểm thi đua
* Hệ thống hóa vốn từ thuộc 3 chủ điểm đã học.
Bài tập 2 
GV dán phiếu đã liệt kê sẵn những thành ngữ, tục ngữ
- Làm rõ yêu cầu của bài
GV nhận xét, chữa bài.
* Chốt lại các thành ngữ, tục ngữ thuộc 3 chủ điểm đã bọc
Bài tập 3 
GV nhắc HS khi nói tác dụng của dấu hai chấm & dấu ngoặc kép, cần viết ra ví dụ.
GV nhận xét, chữa bài.
* Chốt lại tác dụng của dấu hai chấm, dấu ngoặc kép
3. Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
- Nhắc HS đọc trước, cbị bài sau.
HS nêu 
 HS đọc yêu cầu của bài 
Cả lớp đọc thầm, thảo luận các việc cần làm để giải đúng bài tập 
HS mở SGK, xem lướt lại 5 bài MRVT thuộc 3 chủ điểm trên và làm việc 
Các nhóm cử đại diện đọc bài làm 
HS nêu yêu cầu của bài tập
Vài HS nhìn bảng đọc lại các thành ngữ, tục ngữ
HS chọn 1 thành ngữ hoặc tục ngữ, đặt câu với thành ngữ hoặc tục ngữ đó
Cả lớp nhận xét 
HS đọc yêu cầu của bài
HS làm vào VBT. 
HS trình bày kết quả làm việc
Cả lớp nhận xét 
Kể chuyện
 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 5)
I. MỤC TIÊU:
 	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
 	- Hệ thống được một số điều cần nhớ về thể loại, nội dung chính, nhân vật chính, tính cách, cách đọc bài tập đọc thuộc chủ điểm “ Trên đôi cánh ước mơ”.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Sgk, Vbt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN:
Tg
2’
33’
5’
 Hoạt động của giáo viên
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích yêu cầu tiết học
2. Kiểm tra đọc và học thuộc lòng:
- Gv yêu cầu hs bốc bài, đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
Bài tập 2:
- Yêu cầu hs kể tên các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ.
- Yêu cầu hs ghi tên các bài đó vào vở bài tập, nêu nội dung, nhân vật, .
- Gv theo dõi, nhắc nhở các em làm bài tốt.
- Yêu cầu hs trình bày rõ ràng, sạch đẹp.
Bài tập 3:
- Yêu cầu hs làm bài vào Vbt
- Em thích nhân vật nào nhất?
- Gv nhận xét, củng cố
4. Củng cố, dặn dò.
- Các bài tập đọc trên đều có chung điểm gì?
- Gv nhận xét giờ học.
- Hs về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Hoạt động của học sinh
- Hs chú ý lắng nghe
- Hs lên đọc bài.
- 1 hs đọc yêu cầu bài
- Hs kể tên các bài
- Lớp nhận xét.
- Hs tự làm bài vào vở bài tập
- Hs trình bày bài làm
- Lớp nhận xét.
Đáp án:
Tên bài
Thể loại
Nội dung
Giọng đọc
Trung thu độc lập
Văn xuôi
Mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai của đất nước, thiếu nhi
Nhẹ nhàng, tình cảm
ở vương
quốc
tương lai
Kịch
Mơ ước của các bạn về thế
giới đầy đủ, hạnh phúc.
Hồn nhiên
Nếu chúng mình có
phép lạ
Thơ
Mơ ước của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để
làm cho c /s tốt đẹp hơn.
Hồn nhiên, vui vẻ.
Đôi giày ba ta màu xanh
Văn xuôi
Để vận động Lái - một cậu bé lang thang đi học, ...
Chậm rãi, nhẹ nhàng
Thưa chuyện với mẹ
Văn
Cương mơ ước làm thợ rèn để giúp mẹ ...
Lễ phép, thiết tha
Điều ước của vua Mi - đát
Văn xuôi
ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người
Khoan thai
- 1 hs đọc yêu cầu bài
- Hs làm bài
- Hs đọc bài làm của mình
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Lịch sử
TIẾT 10:CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC 
LẦN THỨ NHẤT (NĂM 981)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:HS biết:
Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước & hợp với lòng dân
HS nêu được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược & ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến
HS tự hào về chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng & người anh hùng dân tộc Lê Hoàn cùng toàn dân đã làm nên những chiến thắng vang dội đó.
II.CHUẨN BỊ:
Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất 
HS: SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
30’
5’
A.Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất?
? Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì sau khi thống nhất đất nước?
GV nhận xét.
B.Bài mới: 
Giới thiệu: 
Nội dung:
1.Tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược
HĐ1: Hoạt động cả lớp
? Hoàn cảnh nước ta trước khi nhà Tống sang xâm lược?
? Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?
? Việc Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không?
* Chốt về tình hình nước ta trước khi quan Tống xâm lược và việc Lê Hoàn lên làm vua đã mở ra 1 triều đại mới ( Tiền Lê) với 1 nhiệm vụ vô cùng cấp bách 
- GV giảng về hành động cao đẹp của Dương Vân Nga trao áo long cổn cho Lê Hoàn: đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích của dòng họ, của cá nhân.
2. Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược
HĐ2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
? Quân Tống sang xâm lược nước ta vào năm nào?
? Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào?
? Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu & diễn ra như thế nào?
? Cuộc kháng chiến kết thúc ra sao?
* Chốt lại diễn biến và kết quả của 2 trận đánh lớn qua lược đồ
3. ý nghĩa của thắng lợi
HĐ3: Làm việc cả lớp
? Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta?
- GV chốt lại về ý nghĩa của thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.
C.Củng cố - Dặn dò: 
- Liên hệ dòng sông Bạch Đằng lịch sử 
- Chuẩn bị bài: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
2 HS trả lời
HS nhận xét
HS trao đổi nhóm đôi và trình bày kết quả
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
HS dựa vào phần chữ & lược đồ trong SGK để thảo luận
Đại diện nhóm lên bảng thuật lại cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhân dân trên lược đồ.
Giữ vững nền độc lập dân tộc, đưa lại niềm tự hào & niềm tin sâu sắc ở sức mạnh & tiền đồ của dân tộc.
- HS đọc ghi nhớ( sgk)
Địa lí
TIẾT 10:THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Chỉ được thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.
Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của Đà Lạt: vị trí, khí hậu, phóng cảnh, các công trình, các sản phẩm rau quả...
Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
Giair thích được vì sao Đà Lạt lại trồng được nhiều rau, quả xứ lạnh.
Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Tranh ảnh về Đà Lạt.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
30’
5’
A.Kiểm tra bài cũ: 
Người dân ở Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì?
Mô tả hai loại rừng: rừng rậm nhiệt đới & rừng khộp ở Tây Nguyên?
Tại sao cần phải bảo vệ rừng & trồng lại rừng?
GV nhận xét
B.Bài mới: 
Giới thiệu: 
Nội dung:
1. Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước
HĐ1: Hoạt động cá nhân
Đà Lạt nằm ở cao nguyên nào?
Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu?
Với độ cao đó, Đà Lạt sẽ có khí hậu như thế nào?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV giải thích thêm về vị trí của Đà Lạt với khí hậu ở đây
2. Đà Lạt - thành phố du lịch và nghỉ mát
HĐ2: Thảo luận nhóm
Tại sao Đà Lạt lại được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát?
Đà Lạt có những công trình kiến trúc nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch?
Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
3. Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt
HĐ3: Hoạt động nhóm
Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa, trái & rau xanh?
Kể tên các loại hoa, trái & rau xanh ở Đà Lạt?
Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, trái & rau xanh xứ lạnh?
Hoa & rau của Đà Lạt có giá trị như thế nào?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
C.Củng cố - Dặn dò: 
GV hệ thống bài bằng BT1 (VBT- 20)
GV nhận xét giờ học.
Dặn HS chuẩn bị bài: Ôn tập
HS trả lời
HS nhận xét
Dựa vào lược đồ Tây Nguyên, tranh ảnh, mục 1 trang 93 & kiến thức bài trước, trả lời các câu hỏi.
- HS quan sát hình 1, 2 và mô tả về Hồ Xuân Hương , Thác Cam Li rồi chỉ 2 địa điểm đó vào lược đồ H3
Dựa vào vốn hiểu biết, hình 3 & mục 2, các nhóm thảo luận theo gợi ý của GV
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp
HS trình bày tranh ảnh về Đà Lạt mà mình sưu tầm được
Quan sát tranh ảnh về hoa, trái, rau xanh của Đà Lạt, các nhóm thảo luận theo gợi ý của GV
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
HS làm miệng
- HS đọc phần ghi nhớ ( sgk - 96)
Khoa học
TIẾT 19: ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (TIẾP THEO) 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về:
Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng
Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá
Áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hệ thống câu hỏi ôn tập về chủ đề Con người và sức khoẻ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
30’
5’
A. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu quá trình trao đổi chất của cơ thể người với môi trường bên ngoài?
? Nêu cách phòng tránh bệnh do thừa chất, thiếu chất?
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài mới:
Giới thiệu bài
Nội dung 
HĐ1: Trò chơi Ai chọn thức ăn hợp lí 
* Mục tiêu: HS biết áp dụng các kiến thức đã học vào việc lựa chọn thức ăn hằng ngày
* Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS sử dụng những thực phẩm mang theo, tranh ảnh, mô hình về thức ăn đã sưu tầm để trình bày một bữa ăn ngon & bổ 
GV nhận xét, tuyên dương nhóm có bữa ăn ngon, bổ
? Làm thế nào để có bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng 
* Chốt về cách lựa chọn thực phẩm để có được bữa ăn ngon, bổ
HĐ2: Ghi lại & trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí 
*Mục tiêu: Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Bộ y tế 
* Cách tiến hành:
- GV giúp đỡ HS hoàn thành
- Yêu cầu HS về nói với bố mẹ những điều đã học và treo bảng này ở chỗ thuận tiện, dễ đọc. 
3. Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài: Nước có tính chất gì? 
- 2 HS trả lời.
HS làm việc theo nhóm 4. Nếu có nhiều thực phẩm, HS có thể trình bày các bữa ăn khác nhau. 
Các nhóm trình bày bữa ăn của nhóm mình. 
HS nhóm khác nhận xét. 
HS tự suy nghĩ, phát biểu 
HS làm việc cá nhân theo hướng dẫn ở mục “Thực hành” (SGK- 40)
Một số HS trình bày sản phẩm của mình với cả lớp 
Khoa học
TIẾT 19: ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (T2)
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về : Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường ; các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng ; cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa .
	- Có khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày ; hệ thống hóa những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí của Bộ Y tế .
	- Có ý thức ăn uống hợp vệ sinh để có sức khỏe tốt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Các phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề Con người và sức khỏe .
	- Phiếu ghi lại tên thức ăn , đồ uống của bản thân mình trong tuần qua .
	- Các tranh , ảnh , mô hình hay vật thật về các loại thức ăn .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
4p
1p
15p
15p
5p
A. Bài cũ : Ôn tập : Con người và sức khỏe .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
B. Bài mới On tập : Con người và sức khỏe (tt) .
1,Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
2, Hoạt động 1 :Trò chơi Ai chọn thức ăn hợp lí ? 
- Yêu cầu HS về nói lại với cha mẹ và người lớn trong nhà những gì đã học được qua hoạt động này .
3, Hoạt động 2 : Thực hành : ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí .
- Dặn HS về nhà nói với bố mẹ những điều đã học và treo bảng này ở chỗ thuận tiện , dễ đọc .
C. Củng cố Dặn dò:
	- Nêu lại các nội dung vừa thực hành .
 	- Xem trước bài Nước có những tính chất gì ?
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm sử dụng những thực phẩm mang đến , tranh , ảnh , mô hình về thức ăn đã sưu tầm để trình bày mọt bữa ăn ngon và bổ .
- Các nhóm trình bày bữa ăn của nhóm mình .
- Các nhóm khác nhận xét .
- Cả lớp thảo luận xem làm thế nào để có bữa ăn đủ chất dinh dưỡng .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Làm việc cá nhân như hướng dẫn mục Thực hành SGK .
- Một số em trình bày sản phẩm của mình với cả lớp
Khoa học
TIẾT 20: NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ? 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 
HS có khả năng phát hiện ra một số tính chất của nước bằng cách:
Quan sát để phát hiện màu, mùi và vị của nước.
Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và có thể hoà tan vào các chất khác.
Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
2 cốc thuỷ tinh giống nhau, một đựng nước, 1 đựng sữa.Chai và một số vật chứa nước có thể nhìn được bên trong.
Một mặt phẳng không thấm nước và một khay đựng nước.Một miếng vải, bông, giấy thấm bọt biển … Một ít đường, muối, cát… và thìa
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
25'
5’
A. Kiểm tra bài cũ:
? Làm thế nào để có bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng 
? Nêu 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Bộ y tế 
- GV nhận xét, đánh giá.
B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài
 2. Nội dung
HĐ1: Phát hiện màu, mùi, vị của nước 
Mục tiêu: HS sử dụng các giác quan để nhận biết t/c ko màu, ko mùi, ko vị của nước.Phân biệt nước & các chất lỏng khác. 
Cách tiến hành:
GV phát cho mỗi nhóm nhiều cốc đựng chất lỏng khác nhau: nước, chè, sữa…
? Vì sao có thể nhận biết được các loại chất lỏng đó 
GV nhận xét và lưu ý HS trong thực tế khi gặp một cốc nước lạ thì không nên nếm, ngửi vì như thế sẽ rất nguy hiểm. 
? Qua h.động này em thấy nước có t/c gì?
*Nước trong suốt, ko màu, ko mùi, ko vị 
HĐ2: Phát hiện hình dạng của nước 
Mục tiêu: 
HS hiểu khái niệm “hình dạng nhất định”
Biết dự đoán, nêu cách tiến hành & tiến hành làm TNo tìm hiểu hình dạng của nước. 
Cách tiến hành:
GV nhắc nhở Hs để các đồ thí nghiệm nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh
? Khi ta thay đổi vị trí, tư thế thì hình dạng của chúng có thay đổi không? 
* Chốt: Chai, cốc là những vật có hình dạng nhất định 
? Vậy nước có hình dạng nhất định không? 
- GV giao cho mỗi nhóm làm 1 thí nghiệm
GV theo dõi, hướng dẫn thêm 
* Chốt :Nước không có hình dạng nhất định 
HĐ3: Tìm hiểu xem nước chảy ntn ? 
Mục tiêu: HS biết làm thí nghiệm để rút ra t/c chảy từ cao ->thấp, lan ra khắp mọi phía của nước. Nêu ứng dụng thực tế của t/c này.
Cách tiến hành:
GV kiểm tra các vật liệu để làm thí nghiệm do các nhóm mang đến lớp 
GV yêu cầu các nhóm đề xuất cách làm thí nghiệm rồi thực hiện & nhận xét kết quả. 
GV ghi bảng báo cáo của các nhóm 
* Nước chảy từ cao -> thấp, lan ra mọi phía
Yêu cầu HS nêu lên những ứng dụng thực tế liên quan đến tính chất trên của nước. 
HĐ4: Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đối với một số vật 
Mục tiêu: HS biết làm TN để phát hiện nước thấm & không thấm qua một số vật.
Nêu được ứng dụng thực tế của t/c này.
Cách tiến hành:
GV nêu nhiệm vụ và kiểm tra đồ dùng để làm thí nghiệm 
GV theo dõi cách làm của HS & giúp đỡ 
GV ghi bảng báo cáo của các nhóm 
* Chốt: Nước thấm qua một số vật và hoà tan được 1 số chất.
Yêu cầu HS nêu lên những ứng dụng thực tế liên quan đến tính chất trên của nước. 
C.Củng cố – Dặn dò:
- Hệ thống bài
- GV nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài: Ba thể của nước 
- 2 HS trả lời
- HS trao đổi trong nhóm 4 theo ý 1 & 2 của phần quan sát và trả lời (SGK- 42)
Đại diện nhóm trình bày những gì nhóm mình đã phát hiện ra ở bước 2
HS nêu 
- Vài HS nêu lại
HS lấy đồ dùng đã chuẩn bị để làm thí nghiệm đặt lên bàn 
- Các nhóm quan sát cái chai hoặc cốc ở nhiều tư thế và trả lời. 
Các nhóm tiến hành:
+ Thảo luận để đưa ra dự đoán về hình dạng của nước.
+ Làm TN để k. tra dự đoán của nhóm
+ Quan sát & rút ra nhận xét về hình dạng của nước 
Đại diện nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm & nêu kết luận về hình dạng của nước. 
HS lấy đồ dùng chuẩn bị làm thí nghiệm
 Các nhóm thực hiện thí nghiệm của nhóm mình theo & nêu nhận xét 
Đại diện 

File đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 10 o o.doc
Giáo án liên quan