Giáo án lớp 4 - Tuần 9

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.

 - Sau khi Ngô Quyền mất đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, do các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực gây ra chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

 - Đinh Bộ Lĩnh đã có công tập hợp nhân dân dẹp loạn, thống nhất lại đất nước vào

năm 968.

2. Kỹ năng:

- Chỉ bản đồ:

3. Thái độ:

 

doc12 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1003 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 9 
Thø hai ngµy 13 th¸ng 10 n¨m 2014
 Tiết 3( Sáng ) KHOA HỌC
Tiết 17: PHÒNG CHỐNG TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS.
- Nhận biết người bệnh cần ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ
 - Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước
- Biết một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
2. Kỹ năng: 
 - Biết một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi.
3. Thái độ: 
- Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước, vận động các bạn cùng thực hiện.
 III. Hoạt động dạy học
1. Đồ dùng dạy - học:
- Hình trang 36, 37 SGK.
 2. Phương pháp: 
- Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
- Nêu chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường?
- Một vài em nêu trước lớp
- NX cho điểm
2. Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước
- Mục tiêu: Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
	- Cách tiến hành:
- Lớp nhận xét bổ sung
+ Cho HS làm việc theo nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy miêu tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ: 1, 2, 3. Theo em việc nào nên làm và không nên làm? Vì sao ?
+ Theo em chúng ta cần làm gì để phòng tránh duối nước?
+ Nên và không nên làm gì để phòng tránh duối nước trong cuộc sống hàng ngày?
+ HS thảo luận nhóm đôi.
+ Hình 1: Các bạn nhỏ đang chơi gần ao, đây là việc không nên làm vì chơi gần ao có thể bị ngã xuống ao.
+ H2: Vẽ một cái giếng. Thành được xây cao và có nắp đậy rất an toàn đối với trẻ em. Việc làm này nên làm để phòng tránh tai nạn cho trẻ em.
+ H3: Các bạn đang ngịch nước khi ngồi trên thuyền. Việc làm này không nên vì như vậy là rất nguy hiểm dễ bị ngã xuống sông và chết đuối.
- Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối. Giếng nước phải được xây dựng thành cao, có nắp đậy. Chum vại, bể nước phải có nắp đậy.
- Cho đại diện nhóm trình bày.
- Hướng dẫn HS việc nào nên và không nên.
- Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thuỷ. Tuyệt đối không lội qua suối khi trời mưa lũ, dông bão.
- Đại diện các nhóm trỡnh bày
- Nhóm khác nhận xét bổ xung.
- Lắng nghe và thực hiện theo.
- Kết luận: chốt ý.
3. Hoạt động 2: Một số nguyên tắc khi tập bơi và đi bơi 
- Mục tiêu: Nêu một số nguyên tắc khi tập bơi và đi bơi.
- Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát các hình và thảo luận trả lời một số câu hỏi sau:
+ Hình minh họa cho em biết điều gì ?
- Quan sát thảo luận nhóm đôi.
+ H4: Các bạn đang bơi ở bể bơi đông người.
+ H5: Các bạn nhỏ đang bơi ở bờ biển.
+ Nên tập bơi và đi bơi ở đâu?
+ Ở bể bơi.
+ Nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
+ Khi tập bơi hoặc đi bơi các em cần lưu ý điều gì?
+ Không xuống nước bơi lội khi đang ra mồ hôi.
+ Trước khi xuống nước phải vận động cơ thể để tránh cảm lạnh "chuột rút".
+ Đến bể bơi phải tuân thủ điều gì?
+ Phải tuân thủ nội quy của bể bơi: Tắm sạch trước và sau khi bơi để giữ vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân.
+ Để đảm bảo sức khoẻ khi đi bơi em cần làm gì?
+ Không bơi khi vừa no hoặc quá đói.
Kết luận
+ Nêu một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi.
- NX kết luận: Các em nên bơi ở nơi có người lớn và có phương tiện cứu hộ. Trước khi bơi cần vận động , tập các bài theo hướng dẫn để tránh cảm lạnh, chuột rút. Không nên bơi khi người đang ra mồ hôi, ăn no hoặc khi đói để tránh tai nạn khi tập bơi.
+ Chỉ tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định về bể bơi, khu vực bơi.
- Lắng nghe và thực hiện
4. Hoạt động 3: Thảo luận (hoặc đóng vai 
- Mục tiêu: Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các em cùng thực hiện.
- Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành 2 nhóm trả lời các tình huống.
- HS thảo luận theo nhúm 3
a) Lan thấy em mình đánh rơi đồ chơi vào bể nước và đang cúi xuống để lấy. Nếu bạn là Lan bạn sẽ làm gì?
b) Trên đường đi học về trời đổ mưa ta và nước suối chảy xiết. Mỵ và các bạn của Mỵ nên làm gì?
- Cho HS trình bày
- NX chốt ý
- Các nhóm thảo luận và nêu ra mặt lợi và hại của các phương án để tìm ra các giải pháp an toàn phòng tránh tai nạn sông nước.
- Đại diện nhóm trình bày
- Lớp nhận xét bổ sung.
5. Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
- Nên và không nên làm gì để phòng tránh đuối nước trong cuộc sống?
- Nhận xét tiết học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
- Một số em trả lời, lớp nhận xét
- Lắng nghe và thực hiện
Tiết 4 ( Sáng )	LỊCH SỬ
 Tiết 9 : ĐINH BỘ LĨNH DẸP 12 SỨ QUÂN 
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS.
- Biết được nguyên nhân, diễn biến , Kêt quả của cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng, chiến thắng Bạch Đằng. 
- Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
 - Sau khi Ngô Quyền mất đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, do các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực gây ra chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
 - Đinh Bộ Lĩnh đã có công tập hợp nhân dân dẹp loạn, thống nhất lại đất nước vào
năm 968.
2. Kỹ năng:
- Chỉ bản đồ:
3. Thái độ:
- Chăm chỉ học tập, ham học hỏi tìm hiểu lịch sử dân tộc
II.Chuẩn bị: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Việt Nam.
2. Phương pháp dạy học: 
- Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm, chỉ bản đồ..
 III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
+ Nêu tên 2 giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử nước ta. Mỗi giai đoạn bắt đầu từ năm nào đến năm nào?
+ Khởi nghĩa hai Bà Trưng nổ ra vào thời gian nào và ý nghĩa ntn đối với lịch sử dân tộc.
- NX cho điểm
2. Hoạt động 1: Tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất 
- Cho HS tìm hiểu thông tin trong sgk và cho biết:
+ Sau khi Ngô Quyền mất tình hình đất nước như thế nào?
- NX kết luận chốt ý chính
3.Hoạt động 2: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân: 
- 2 em trả lời trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung
- Đọc sgk
+ Triều đình lục đục nhau tranh ngai vàng. Các thế lực phong kiến nổi dậy chia đất nước thành 12 vùng đánh nhau liên miên. Dân chúng đổ máu vô ích, quân thù lăm le ngoài bờ cõi.
- Mục tiêu: HS nêu được Đinh Bộ Lĩnh đã có công tập hợp nhân dân dẹp loạn, thống nhất lại đất nước. (Năm 968
- Cách tiến hành: 
+ Cho HS thảo luận nhóm
+ Đinh Bộ Lĩnh là người như thế nào?
+ Thảo luận nhóm 2,3.
+ Là người cương nghị, có mưu cao, chí lớn, là người chỉ huy quân sự có tài, được nhân dân yêu mến
+ Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì?
+ Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lực lượng ở quê nhà (Hoa Lư)
+ Đem quân đi đánh dẹp 12 sứ quân.
+ Thống nhất được giang sơn.
+ Sau khi thống nhất đất nước Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì?
+ Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng.
+Đóng đô ở Hoa Lư, Đặt tên nước là Đại Cồ Việt niên hiệu là Thái Bình
- Giải nghĩa các từ:
+ Hoàng: Hoàng Đế
+ Đại Cồ Việt: Nước Việt lớn.
+ Thái Bình: yên ổn, không có loạn lạc, chiến tranh.
- Lắng nghe
- Cho HS quan sát hình 2 và bản đồ.
- Quan sát cảnh Hoa Lư ngày nay.
- Kết luận chốt ý
4. Hoạt động 3: Cho HS lập bảng so sánh về tình hình đất nước trước và sau khi thống nhất.
- Cho HS thảo luận nhóm và làm vào phiếu
- Trao đổi theo nhóm 4, lập bảng và cử đại diện trỡnh bày.
Thời gian
Các mặt
Trước khi thống nhất
Sau khi thống nhất
- Đất nước
- Bị chia thành 12 vùng 
- Đất nước quy về một mối.
- Triều đình
- Lục đục
- Được tổ chức lại quy củ.
-Đời sống của nhân dân
- Làng mạc, đồng lúa bị tàn phá.
- Đồng ruộng trở lại xanh tươi, ngược xuôi buôn bán.
- NX chốt ý đúng
5. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò
- Cho HS đọc ghi nhớ.
- NX tiết học. 
- Nhắc HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Các nhóm NX chéo
Một vài HS đọc trước lơp
- Lắng nghe và thực hiện
Thø t­ ngµy 15 th¸ng 10 n¨m 2014
	Tiết 2 ( Sáng )	KHOA HỌC
Tiết 18: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS:
- Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
 - Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh củng cố và hệ thống các kiến thức về:
- Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
2. Kỹ năng: 
- Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
3. Thái độ:
- í thức bảo vệ và rèn luyện sức khoẻ
II. Chuẩn bị: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ôn tập về chủ đề con người và sức khoẻ.
2. Phương pháp:
- Trò chơi, thảo luận nhóm, hỏi đáp....
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (
- Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh đuối nước.
- Nêu một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi.
- NX cho điểm
2. Hoạt động 1: Thảo luận về chủ đề con người và sức khỏe 
- Mục tiêu: 
 Giúp học sinh củng cố hệ thống các kiến thức về:
 - Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.
 - Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
- Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Cách tiến hành:
- 2 em trả lời trước lớp.
- Lớp nhận xét.
+ Cho HS làm bài theo nhóm và phiếu
HS nhận phiếu và làm bài theo nhóm 4
- Các nhóm làm xong cử đại diện trình bày
C1: Trong quá trình sống con người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?
- Lấy không khí, nước và thức ăn
- Thải ra những chất thừa, cặn bã.
C2: Kể tên các nhóm chất dinh dưỡng mà cơ thể cần được cung cấp đầy đủ và thường xuyên.
- Gồm 4 nhóm:
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm.
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo.
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng.
C3: Kể tên và nêu cách phòng tránh 1 số bệnh do thiếu hoặc thừa dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá?
- Bệnh thiếu đạm: Bị suy dinh dưỡng, thiếu vi-ta-min A mắt nhìn kém, có thể dẫn tới mù loà, thiếu I-ốt cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ, biếu cổ, thiếu vi-ta-min D sẽ bị còi xương.
-Cách phòng: nên điều chỉnh thức ăn cho hợp lí, đến bệnh viện khám và chữa trị. 
- 1 số bệnh lây qua đường tiêu hoá: tiêu chảy, tả, lị.
- Cách phòng: + Giữ vệ sinh ăn uống.
 + Giữ vệ sinh CN.
 + Giữ vệ sinh môi trường.
C4: Nên và không nên làm gì phòng tránh tai nạn đuối nước.
- NX chốt lại ý đúng
3.Hoạt động 2: Trò chơi “Đi chợ ”
- Cho HS chơi theo nhóm
- Không chơi đùa gần hồ ao, sông, suối. Giếng nước phải xây thành cao, các chum vại, bể nước phải có lắp đậy.
- Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thuỷ...
- Nhóm khác NX bổ sung
- Chơi theo nhóm 4
+ Phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Các nhóm chọn những thực phẩm cần sử dụng trong bữa ăn của nhóm làm sao cho đảm bảo đủ chất dinh dưỡng sau đó ghi cách chế biến vào phiếu và gắn lên bảng.
- Lắng nghe
- Các nhóm chuẩn bị
+ Cho các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi.
- HS trao đổi thông tin từ bài học trước.
- Cho các nhóm chơi
- Đánh giá và cho điểm tuyên bố nhóm thắng cuộc.
4. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
- NX tiết học
- Nhắc HS về nhà học bài và xem trước bài mới.
- Các nhóm tiến hành chơi trò chơi.
- Nhận xét - đánh giá.
- Lắng nghe và thực hiện
	Tiết 2 ( Chiều )	ĐỊA LÝ
Tiết 9: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở 
TÂY NGUYÊN (Tiếp)
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS.
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên: Trồng cây công nghiệp lâu năm trên đất Badan và chăn nuôi gia súc lớn trên đồng cỏ
- Biết và trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên: Khai thác sức nước, khai thác sức rừng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết và trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên: Khai thác sức nước, khai thác sức rừng.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng xem, phân tích bản đồ, tranh ảnh.
- Nêu được quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ.
3. Thái độ
- Biết được mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
- Có ý thức bảo vệ nguồn nước và rừng ở VN.
 II. Chuẩn bị: 
1 Đồ dùng dạy học:
- Lược đồ các sông chính ở Tây Nguyên.
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về nhà máy thuỷ điện, rừng ở Tây Nguyên.
2. Phương pháp dạy học: 
- Quan sát, Thảo luận nhóm, đàm thoại, thực hành
 III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
- Nêu đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của con người ở Tây Nguyên
- NX bổ sung
2. Hoạt động 1: Khai thác sức nước.
- Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm tiêu biểu về khai thác sức nước của người dân Tây Nguyên.
- Cách tiến hành:
-Một vài em trả lời.
- Lớp nhận xét
+ Cho HS quan sát lược đồ các sông chính ở Tây Nguyên.
- Quan sát.
+ Nêu tên một số con sông chính ở Tây Nguyên.
+ Các con sông chính: Xê Xan; Ba Đồng Nai.	
+ Đặc điểm dòng chảy của các con sông ở đây ntn? Điều đó có tác dụng 
gì?
+ Các sông chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác nhiều ghềnh. Người 
dân đã tận dụng sức nước chảy để chạy tua bin sản xuất ra điện phục vụ đời sống con người.
+ Ở Tây Nguyên có những nhà máy thuỷ điện nào nổi tiếng?
+ Nhà máy thuỷ điện Y-a-li
+ Cho HS chỉ vị trí nhà máy thuỷ điện và cho biết nó nằm trên con sông nào?
+ Chỉ trên bản đồ.
 Nhà máy điện Y-a-li nằm trên con sông Xê-Xan.
- Kết luận: Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông. Địa hình với nhiều cao nguyên xếp tầng đó khiến cho các dòng sông lắm thác ghềnh, là điều kiện để khai thác nguồn nước, sức nước của các nhà máy thủy điện trong đó có nhà máy thủy điện Y- a- li
- 1 - 2 HS nhắc lại đặc điểm tiêu biểu khai thác sức nước của người dân Tây Nguyên.
3. Hoạt động 2 Rừng và việc khai 
thác rừng ở Tây Nguyên. 
- Mục tiêu:Trình bày được đặc điểm
 tiêu biểu của và việc khai thác rừng
của người dân ở Tây Nguyên.
- Cách tiến hành:
+ Rừng Tây Nguyên có mấy loại? Tại sao có sự phân chia như vậy?
+ Rừng Tây Nguyên có 2 loại: Rừng nhiệt đới và rừng k.hộp vào mùa khô.
Vì điều đó phụ thuộc vào đặc điểm khí hậu của Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt.
+ Rừng Tây Nguyên cho ta những sản vật gì?
+ Cho nhiều sản vật quý, nhiều nhất là gỗ.
- Cho HS quan sát hình 8, 9, 10. Nêu quy trình sản xuất ra đồ gỗ?
- Gỗ được khai thác ®xưởng cưa xẻ®xưởng mộc làm ra sản phẩm đồ gỗ.
+ Việc khai thác rừng nhiệt đới hiện nay ntn?
+ Còn khai thác bừa bãi, ảnh hưởng xấu đến môi trường và sinh hoạ con người.
+ Nguyên nhân chính nào ảnh hưởng đến rừng?
+ Khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy, trồng cây công nghiệp không hợp lí; tập quán du canh, du cư. 
Kết luận: Tây Nguyên có 2 mùa mưa khô rừ rệt nên cũng có 2 loại rừng đặc trưng. Rừng Tây Nguyên cho nhiều sản vật, nhiều nhất là gỗTuy nhiên việc khai thác rừng bừa bói với nhiều nguyên nhân khác nhau đó và đang ảnh hưởng đến môi trường và con người.
- Lắng nghe
- Bài học: (SGK):
4. Hoạt động nối tiếp. 
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà học và chuẩn bị bài sau.
3 - 4 học sinh nhắc lại.
- Lắng nghe và thực hiện
 Tiết 3 ( Chiều ) KĨ THUẬT
Tiết 8: KHÂU ĐỘT THƯA (Tiết 2)
 I. Mục tiêu:
- HS biết cách khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- HS có thói quen kiên trì và cẩn thận.
 II. Đồ dùng dạy - học:
 + GV: -Tranh quy trình khâu mũi đột thưa.
	- Khâu mũi đột thưa bằng len trên bìa
	- Vật liệu cần thiết.
+ HS: - Đồ dùng học tập.
 III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: Kiểm tra bài cũ
- Nêu các thao tác khâu đột thưa?
- Nhận xét.
2. Bài mới:
3. HĐ 1: Thực hành
- Nhắc lại nghi nhớ.
- Nêu các thao tác khâu đột thưa.
- 2 ® 3 học sinh nêu.
- Nhận xét
- Để thực hiện khâu mũi đột thưa ta phải thực hiện qua mấy bước?
- Qua 2 bước:
+ Vạch dấu đường khâu.
+ Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Cho học sinh thực hành
- GV quan sát - hướng dẫn
- HS khâu mũi đột thưa trên vải.
4. HĐ 2: Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Cho học sinh trưng bày sản phẩm.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của các em.
5. Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.Chuẩn bị vật liệu cho giờ học sau.
- HS tự đánh giá theo các tiêu chuẩn GV đưa ra.
- Nghe và thực hiện.

File đính kèm:

  • doctuan 9 day thay.doc