Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021

Kể chuyện

LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG

I. Mục tiêu

Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện: Lời ước dưới trăng (do GV kể)

-Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người .

II. Đồ dùng dạy học

Tranh minh hoạ câu chuyện .

III. Các hoạt động dạy học

1.Giới thiệu câu chuyện (3')

2.GV kể chuyện (6')(HĐ cả lớp)

-GV kể lần 1 - HS nghe. Sau đó giải nghĩa một số từ khó

-GV kể lần 2,vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ - HS nghe .

3.Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (22')

 * Kể chuyện theo nhóm .

HS kể từng đoạn của câu chuyện theo nhóm 4 em và nêu ý nghĩa câu chuyện.

Bước 1: Cá nhân đọc hoặc nghe yêu cầu bài

 Bước 2: Nhóm trưởng kiểm tra thành viên trong nhóm đã đọc được chưa

 Bước 3: Cá nhân lần lượt kể chuyện. Các thành viên trong nhóm góp ý, bổ sung cho bạn. Nêu một só câu hỏi liên quan đến bài kể chuyện.

 Bước 4: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp

 * Thi kể chuyện trước lớp .

+Một vài nhóm HS nối tiếp nhau kể chuyện theo từng đoạn .

+Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện .

+HS kể thêm kết cục vui cho câu chuyện.

+HS trao đổi ý nghĩa câu chuyện : Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người .

+Cả lớp và GV nhận xét , bình chọn bạn kể chuyện hay nhất , bạn hiểu câu chuyện nhất

4.Củng cố- dặn dò (4')

Qua câu chuyện, em hiểu điều gì?:

( Những diều ước mơ cao đẹp mang lại niềm vui , hạnh phúc cho mọi người)

-GV khen ngợi những em kể chuyện hay.

- GV nhận xét tiết học

 

doc24 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 46 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cái đầu câu, tên riêng của người, tên địa danh)
 Vậy quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam như thế nào cô mời cả lớp cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
GV ghi bảng, HS ghi mục bài vào vở.
2 Phần nhận xét (14') (Hoạt động cặp đôi)
- GV gắn bảng phụ ghi sẵn nội dung phần nhận xét.
-HS đọc nội dung bài tập .Cả lớp đọc thầm lại 
-HS thảo luận theo cặp: nhận xét cách viết tên người tên địa lí đã cho. 
Bước 1: Cá nhân nêu yêu cầu
Bước 2: Kiểm tra chéo nhau đã nắm vững yêu cầu chưa?
Bước 3: HS tự làm việc cá nhân
Bước 4: chia sẻ trong cặp thống nhất kết quả.
Bước 5: 1 cặp báo cáo hoạt động.
Lưu ý: Trước khi báo cáo GV nêu lại yêu cầu để cả lớp lắng nghe.
GV hỏi: Tên riêng gồm mấy tiếng? Mỗi tiếng cần được viết như thế nào? (Tên riêng thường gồm một, hai hoặc ba tiếng trở lên. Mỗi tiếng được viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng)
 Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam ta cần phải viết như thế nào? (Khi viết tên người và tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó)
2 HS nhắc lại. 
GV kết luận.
3 Phần ghi nhớ (3')
-HS đọc thầm phần ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ và nêu ví dụ.
-GV lấy thêm ví dụ minh hoạ và giải thích một số trường hợp đặc biệt (ví dụ từ Ba-na, Y-a-li, ... chúng ta sẽ học ở tiết sau)
4.Phần luyện tập (12')
Bài 1: (Hoạt động cá nhân)
-HS đọc thầm yêu cầu của bài 
-HS làm bài vào vở. 
- HS kiểm tra chéo lẫn nhau.
Mỗi em viết tên mình và tên địa chỉ gia đình, hai em viết ở bảng lớp, GV kiểm tra.
 Ví dụ: Hồ Quốc Trung
 xóm Cây Tắt- xã Sơn Tây - Hương Sơn- Hà Tĩnh
-HS nhận xét.
GV nhận xét. 
Bài 2: (Hoạt động cá nhân)
-HS đọc thầm yêu cầu của bài 
-HS làm bài vào vở. 
- HS kiểm tra chéo lẫn nhau.
Mỗi em viết tên một số xã phường, huyện nơi em ở, hai em viết ở bảng lớp, 
GV kiểm tra dưới lớp.
 Ví dụ: xã Sơn Tây, xã Sơn Lĩnh, xã Sơn Kim... -huyện Hương Sơn, huyện Đức Thọ, huyện Can Lộc...
-HS nhận xét bài viết của các bạn.
GV nhận xét, HS chữa bài 
Bài 3: (Hoạt động nhóm)
-GV phát phiếu có bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh, HS quan sát. 
Bước 1: Cá nhân nêu yêu cầu
Bước 2: Nhóm trưởng kiểm tra các thành viên trong nhóm đã nắm vững yêu cầu chưa?
Bước 3: HS tự làm việc cá nhân
Bước 4: chia sẻ trong nhóm thống nhất kết quả.
- Các nhóm tự tìm trên bản đồ và ghi vào bảng phụ tên các quận huyện, thị xã, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của mình.
Bước 5: Các nhóm trình bày :
a.Hương Khê, Can Lộc, Hồng Lĩnh, Kì Anh, Đức Thọ, Thành phố Hà Tĩnh....
b. Bãi biển Thiên Cầm, bến Tam Soa,....
GV nhận xét, tuyên dương nhóm tìm được nhiều nhất. 
5 Củng cố dặn dò (4')
-GV nhận xét tiết học 
-Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ.
Toán
BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ 
I. Mục tiêu:
 Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa hai chữ.
-Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ
- BT cần làm : BT1, BT2(a,b) BT3 (hai cột) 
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ: 
HS làm bài tập 2 VBT 	
+ GV nhận xét.
B. Bài mới: 
1.HĐ1: Giới thiệu bài 
- Ghi mục bài lên bảng 
2. HĐ2: Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ. - (Hoạt động nhóm) 
 Bước 1: Cá nhân nghe yêu cầu bài
 Bước 2: Nhóm trưởng kiểm tra các thành viên trong nhóm đó nắm vững được yêu cầu bài chưa
  Bước 3: HS tự làm việc cá nhân
  Bước 4: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm trao đổi, thống nhất kết quả
  Bước 5: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp
- GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ.
- GV nêu lần lượt các câu hỏi để khai thác nội dung.
- Từ đó GV giới thiệu: a + b được gọi là biểu thức có chứa hai chữ.
3. HĐ3: Giá trị của biểu thức có chứa hai chữ. 
 - GV hỏi và viết lên bảng: Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b bằng bao nhiêu? 
 GV: Ta nói 5 là một giá trị của biểu thức a + b
GV làm tương tự với a = 4 ; 0 và b = 0 ; 1
Khi biết giá trị cụ thể của a và b, muốn tính giá trị của biểu thức a + b ta làm thế nào?.
4. HĐ4: Luyện tập.
Bài1: (HĐ cá nhân- chéo vở kiểm tra)
Cho HS đọc yêu cầu và tự làm
- GV chữa bài và nhận xét
Bài 2: (HĐ cá nhân- trao đổi với bạn bên cạnh)
Viết vào ô trống.
- GV nhận xét chữa bài
Bài3: (HĐ cá nhân- trao đổi với bạn bên cạnh)
Cho HS tự làm, 1 HS làm bảng phụ.
GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
5.Củng cố,dăn dò: 
- Yêu cầu HS nêu ví dụ về biểu thức có chứa 2 chữ?
- Nhận xét giờ học.
Thể dục
Giáo viên bộ môn dạy
BUỔI CHIỀU
GV đặc thù dạy
Thứ Tư, ngày 04 tháng 11 năm 2020
Toán
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG
I. Mục tiêu: 
 - Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.
- Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính
* BT Cần làm: BT1, BT 2.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: 
Yêu cầu HS làm bài 4 SGK trang 42.
- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng .
HĐ2: ( 13’)Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng. (HĐ cặp đôi)
 Bước 1: Cá nhân nêu yêu cầu
Bước 2: Kiểm tra chéo nhau đã nắm vững yêu cầu chưa?
Bước 3: HS tự làm việc cá nhân
Bước 4: chia sẻ trong cặp thống nhất kết quả.
Bước 5: 1 cặp báo cáo hoạt động.
Lưu ý: Trước khi báo cáo GV nêu lại yêu cầu để cả lớp lắng nghe.
 ? Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a (lần lượt với các số)
HS trả lời GV chốt: Ta có thể viết a + b = b + a
- Em nhận xét gì về các số hạng trong 2 tổng? ( giống nhau)
- GV nhận xét cho HS đọc lại kết luận SGK: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
HĐ3: Luyện tập .
Bài1: (HĐ cá nhân- chéo vở kiểm tra) Viết số thích hợp vào ô trống.
- GV cho HS làm rồi trình bày.GV nhận xét.
 Bài2: (HĐ cá nhân- trao đổi với bạn bên cạnh) Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:
Yêu cầu HS đọc kết quả. 
 m + n = n + m
 84 + 0 = 0 + 84
 a + 0 = 0 = a = a
Bài 3 (HĐ cá nhân) Dành cho HS NK
 GV hướng dẫn HS cách so sánh để điền dấu. 
HS lên bảng chữa bài.
b. 8264 + 927 < 927 + 8300
 8264 + 927 > 900 + 8264 
 927 + 8264 = 8264 + 927 
GV nhận xét bài của HS
C. Củng cố, dặn dò: 
HS nhắc lại công thức và quy tắc tính chất giao hoán của phép cộng
Kể chuyện
LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
I. Mục tiêu 
Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện: Lời ước dưới trăng (do GV kể)
-Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người .
II. Đồ dùng dạy học 
Tranh minh hoạ câu chuyện .
III. Các hoạt động dạy học 
1.Giới thiệu câu chuyện (3')
2.GV kể chuyện (6')(HĐ cả lớp)
-GV kể lần 1 - HS nghe. Sau đó giải nghĩa một số từ khó 
-GV kể lần 2,vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ - HS nghe . 
3.Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (22')
 * Kể chuyện theo nhóm .
HS kể từng đoạn của câu chuyện theo nhóm 4 em và nêu ý nghĩa câu chuyện. 
Bước 1: Cá nhân đọc hoặc nghe yêu cầu bài
 Bước 2: Nhóm trưởng kiểm tra thành viên trong nhóm đã đọc được chưa
  Bước 3: Cá nhân lần lượt kể chuyện. Các thành viên trong nhóm góp ý, bổ sung cho bạn. Nêu một só câu hỏi liên quan đến bài kể chuyện.
  Bước 4: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp
 * Thi kể chuyện trước lớp .
+Một vài nhóm HS nối tiếp nhau kể chuyện theo từng đoạn .
+Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện .
+HS kể thêm kết cục vui cho câu chuyện. 
+HS trao đổi ý nghĩa câu chuyện : Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người .
+Cả lớp và GV nhận xét , bình chọn bạn kể chuyện hay nhất , bạn hiểu câu chuyện nhất 
4.Củng cố- dặn dò (4')
Qua câu chuyện, em hiểu điều gì?: 
( Những diều ước mơ cao đẹp mang lại niềm vui , hạnh phúc cho mọi người)
-GV khen ngợi những em kể chuyện hay. 
- GV nhận xét tiết học 
Tập đọc
Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
I.Mục tiêu
1 Biết đọc rành mạch trôi chảy một đoạn kịch; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên . 
2.Hiểu nội dung: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc , ở đó các em là những nhà phát minh độc đáo của trẻ em (trả lời được các CH 1,2, trong SGK ( Giảm tải câu hỏi 3 và 4 SGK )
II. Đồ dùng dạy học 
Tranh minh hoạ SGK.
Bảng phụ ghi câu cần hướng dẫn luyện đọc. 
III. Các hoạt động dạy học 
A.Kiểm tra (5’)
HS đọc bài Trung thu độc lập và nêu nội dung bài . 
B.Dạỵ bài mới 
1.Giới thiệu bài (2’) 
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a.Luyện đọc (HĐ cả lớp)
- GV chia bài văn thành từng màn kịch . 
-HS nối tiếp nhau đọc từng màn kịch lần 1, kết hợp khen những em đọc đúng , sửa lỗi cho HS nếu các em đọc sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng. 
-HS nối tiếp nhau đọc từng màn kịch lần 2, kết hợp giải nghĩa từ .
-HS nối tiếp nhau đọc từng màn kịch lần 3 cho tốt hơn .
-(HĐ cặp đôi) Bước 1: Cá nhân nêu yêu cầu
Bước 2: Kiểm tra chéo nhau đã nắm vững yêu cầu chưa?
Bước 3: HS luyện đọc theo cặp ..
Bước 4: 1 cặp báo cáo hoạt động.
-2 HS đọc cả bài .
-GV đọc diễn cảm cả bài .
b. Tìm hiểu bài (HĐ cặp đôi) 
Bước 1: Cá nhân nêu yêu cầu
Bước 2: Kiểm tra chéo nhau đã nắm vững yêu cầu chưa?
Bước 3: HS tự làm việc cá nhân
Bước 4: chia sẻ trong cặp thống nhất kết quả.
Tin-tin và Mi - tin đến đâu và gặp những ai ?(Đến Vương quốc Tương Lai, trò chuyện với những bạn nhỏ sắp ra đời).
-Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc Tương Lai ? (vì người sống ở đó chưa ra đời)
-Các bạn nhỏ ở công xưởng xanh sáng chế ra những gì ?
+Vật làm cho con người hạnh phúc. 
 +Một loại ánh sáng kì lạ.
Bước 5: 1 cặp báo cáo hoạt động. 
-Các phát minh ấy thể hiện những ước mơ gì của con người ? (được sống hạnh phúc, sống lâu,.)
c.Đọc diễn cảm (HĐ nhóm)
- 4 HS nối tiếp nhau đọc màn kịch. 
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm màn kịch theo cách phân vai .
+GV đọc mẫu .
+HS luyện đọc theo nhóm .
+HS thi đọc .GV theo dõi uốn nắn .
3.Củng cố, dặn dò (5’)
-Vở kịch nói lên điều gì ? (Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sông đầy đủ và hạnh phúc , ở đó các em là những nhà phát minh độc đáo của trẻ em .)
-Nhận xét tiết học .
English 
GV đặc thù dạy
 ____________________
Lịch sử 
CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO
(NĂM 938)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức : 
+ Biết được sơ lược về Trận đánh Bạch Đằng và người lãnh đạo trận Bạch Đằng 
- Kĩ năng : Kể lại được diễn biến của trận Bạch Đằng : Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng lúc thuỷ triều lên xuống trên sông Bach Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt.
- Định hướng thái độ : Tự hào về chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta trong trận đánh Bạch Đằng (năm 938)
- Định hướng năng lực: 
+ Nêu được nguyên nhân dẫn đến trận Bạch Đằng: Kiều Công tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán.
+ Rút ra được ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, và mở ra thời kì độc lập lâu dài của dân tộc
+ Vận dụng kiến thức : Học tập và phát huy truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh ảnh, lược đồ trận đánh Bạch Đằng. 
- Máy chiếu 
- Phiếu học tập của hs 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Khởi động 5'
- Hãy nêu tên một tên phố, tên đường, đền thờ hoặc một địa danh nào đó nhắc ta nhớ đến khởi nghĩa hai Bà Trưng?
- Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa 
- Giới thiệu bài: Cho quan sát hình 1 - hỏi : Cảnh trong tranh mô tả trận đánh nổi tiếng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của nước ta. Vậy đó là trận đánh nào? xẩy ra ở đâu? Kết quả thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1(cặp đôi): Tìm hiểu về nhân vật lịch sử - Ngô Quyền
- HS đọc SGK, thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi sau (GV trình chiếu 3 câu hỏi)
+ Ngô Quyền là người ở đâu?
+ Ngô Quyền là người nh  thế nào?
+ Ngô Quyền là con rể của ai?
Đại diên các nhóm trình bày – Lớp nhận xét, bổ sung
Hoạt động 2(cả lớp): Nguyên nhân và diến biến Trận Bạch Đằng. 15'
- HS đọc SGK, GV nêu câu hỏi 
+ Vì sao có trận Bạch Đằng? (Vì Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ nên Ngô Quyền đem quân đi báo thù)
+ Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu? (trên sông Bạch Đằng ở tỉnh Quảng Ninh)
+ Ngô Quyền dùng kế gì để đánh giặc? Kết quả ra sao? ( chôn cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu của sông Bạch Đằng... quân Nam Hán hoàn toàn thất bại.)
 - GV trình chiếu lược đồ hình trên màn hình cho HS quan sát 
 - HS dựa vào lược đồ kể lại diễn biến trận đánh (3 em)
* Nếu HS kể chưa đầy đủ thì GV kể lại trận đánh 1 lần, Giúp HS ghi nhớ sâu hơn.
Hoạt động 3 (Nhóm 4) : ý nghĩa của trận Bạch Đằng 5'
- GV phát phiếu ghi nội dung câu hỏi 
- HS thảo luận nhúm 4, trả lời các câu hỏi sau
- Sau chiến thắng Bạch Đằng Ngô Quyền đã làm gì ? ( Xưng vương và chọn Cổ Loa làm kinh đô )
- Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương có ý nghĩa gì đối với lịch sử dân tộc? (chấm dứt hoàn toàn .cho dân tộc) 
- GV tổ chức cho HS các nhóm trình bày rồi rút ra kết luận : Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, đất nước độc lập sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ 
- HS nhắc lại ý nghĩa trận Bạch Đằng
C. Hoạt động nối tiếp 
- Hãy so sánh về lực lượng của quân ta và quân Nam Hán ?
- Theo em vì sao quân ta lại thắng lợi trong trận Bạch Đằng ?
- Để tiếp bước truyền thống cha ông chống giặc ngoại xâm thì em sẽ làm gi ?
––––––––––––––––––––––––
Thứ Năm, ngày 05 tháng 11 năm 2020
BUỔI SÁNG
Giáo viên bộ môn dạy
BUỔI CHIỀU
Toán
BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh: 
- Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.
- Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.
*BT cần làm : bài tập 1, 2
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Bài mới: Giới thiêu, ghi mục bài.
HĐ 1: ( 12’) Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ. (HĐ cả lớp)
a/ Biểu thức có chứa ba chữ.
- GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ.
Hỏi: Muốn biết cả 3 bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào? ( ta làm phép tính cộng)
 Sau đó GV treo bảng số và hỏi một số câu tìm hiểu nội dung bài toán.
(HĐ cặp đôi)
- HS HĐ cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi.
- Một số cặp trao đổi trước lớp.
Từ đó giới thiệu: a + b + c được gọi là biểu thức có chứa ba chữ. 
b/ Giá trị của biểu thức chứa ba chữ.
Nếu a = 2, b = 3 và c = 4 thì a + b + c bằng mấy?
GV nêu: Khi đó ta nói 9 là giá trị của biểu thức a + b + c.
- GV làm tương tự với các trường hợp còn lại.
Khi biết giá trị của a, b, c muốn tính giá trị của biểu thức a + b + c ta làm như thế nào?
 ( ta cộng giá trị của a,b,c)
Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số ta tính được gì? ( mỗi lần thay chữ bằng số, ta tính được một giá tri của biểu thức a+ b+c.
HĐ2: ( 20’) Luyện tập
Bài1: Tính giá trị của biểu thức a+b+c: (HĐ cá nhân - Chéo vở kiểm tra)
- HSlàm bài cá nhân, chéo vở kiểm tra
- GV bao quát lớp và hướng dẫn HS chưa hoàn thành làm bài.
Gọi HS đọc bài trước lớp.
Bài 2, (HĐ cá nhân - trao đổi cặp đôi)
B1.HS đọc bài toán.
B2.Yêu cầu HS làm theo mẫu ở SGK,GV hướng dẫn hs
B3. Hoạt động cá nhân sau đó hoạt động cặp đôi nói cho nhau nghe kết quả làm được. HS lên bảng chữa bài.
-Nếu a = 9, b = 5, c = 2 thì giá trị của biểu thức a x b x c = 9 x 5 x 2 = 45 x 2 = 90.
Bài 3, (Dành cho HSNK)
GV hướng dẫn HS làm bài .
GV bao quát lớp và hướng dẫn HS.
HS chữa bài trước lớp.
Bài 4, (Dành cho HSNK)
 HS nêu cách tính chu vi hình tam giác .( tính tổng của 3 cạnh)
 P = a + b + c 
HS làm bài gọi HS đọc kết quả trước lớp.
GV chấm, chữa bài cho HS.
. GV nhận xét .
 3. Củng cố, dặn dò.( 3') 
Nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN.
 I. Mục tiêu: 
- Dựa vào hiểu biét về đoạn văn đã học bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của một câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện).
II. Đồ dùng dạy học :
VBT
III. Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: 5p
Kể lại câu chuyện Ba lưỡi rìu.
Nhận xét
B.Dạy bài mới:28p
1)Giới thiệu bài: Trong tiết học này, các em sẽ tiếp tục luyện tập xây dựng các đoạn văn hoàn chỉnh của một câu chuyện.
2)Hướng dẫn HS làm bài tập:
a-Bài tập1: -Một em đọc cốt truyện vào nghề. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV giới thiệu tranh minh hoạ truyện.
(HĐ cặp đôi) 
B1. Yêu cầu hs thảo luận cặp đôi trình bày các sự việc chính trong cốt truyện. 
B2. Cùng trao đổi, thống nhất kết quả.
B3. HS trình bày trước lớp.
- HS nêu các sự việc chính trong cốt truyện trên. GV chốt lại: trong cốt truyện trên mỗi lần xuống dòng đánh dấu một sự việc:
+Va-li-a mơ ước trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn.
+Va-li-a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa.
+Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn.
+Sau này Va-li-a trở thành một diễn viên giỏi như em hằng mơ ước.
b-Bài tập2: (HĐ cá nhân - trao đổi cặp đôi)) 
B 1. -GV nêu yêu cầu của bài. 4 em tiếp nối nhau đọc 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của truyện Vào nghề.
B2. HS đọc thầm lại 4 đoạn văn, tự lựa chon để hoàn chỉnh một đoạn viết vào vở bài tập.
- GV: chọn viết đoạn nào, em phải xem kĩ cốt truyện của đoạn đó để hoàn chỉnh đoạn đúng với cốt truyện cho sẵn.
B3. HS làm ở VBT 
B4. Trao đổi với bạn bên cạnh. Trình bày bài làm của mình.
B5. Một số em trình bày bài làm của mình.
- GV kêt luận những đoạn văn viết hay.
VD:Đoạn 3:
-Mở đầu:thế là từ hôm đó Va-li-a đến làm việc trong chuồng ngựa 
-Diễn biến:Những ngày đầu ,Va-li-a rất bỡ ngỡ .Có lúc em nản chí ,nhưng cứ nhớ đến hình ảnh cô diễn viên phi ngựa em lại thấy phấn chấn lên .
-Kết thúc:Cuối cùng em quen việc và thân thiết với chú ngựa ,bạn diễn tương lai của em.
C.Củng cố-dặn dò:2p
GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại đoạn văn đã viết trong vở.
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
 I. Mục tiêu
 Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam trong BT1,viết đúng một vài tên rieng theo yêu cầu BT2
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng ghi bài ca dao, bản đồ địa lí Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ:5p
 - Nhắc lại ghi nhớ cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam, cho ví dụ minh hoạ.
1 em viết địa chỉ gia đình, 1 em viết danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử ở tỉnh em.
B.Dạy bài mới:28p
1)Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2)Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập1: (HĐ CN- Trao đổi cặp đôi)
B1.HS đọc yêu cầu, đọc nội dung, giải nghĩa ở cuối bài
B2.Đọc thầm lại bài ca dao, phát hiện những tên riêng viết không đúng, sửa lại trên vở bài tập, 1 em làm ở bảng.chữa bài ở bảng 
B3. Trao đổi với bạn bên cạnh
B4. Báo cáo kết quả hoạt động. HS lên bảng chữa bài.
GV cùng học sinh chữa từng dòng thơ.
- Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Dày, Hàng Cót, Hàng Mắm,
+ GV: Hàng Hài là tên cũ của một đoạn phố từ ngã tư Hàng Trống đến ngã tư Phủ Doãn. Đoạn phố này bây giờ là phố Hàng Bông.
Bài tập 2: (HĐ nhóm)
Bước 1: - HS đọc yêu cầu của bài.
 Bước 2: GV treo bản đồ giải thích yêu cầu trong trò chơi.
Nhóm trưởng kiểm tra thành viên trong nhóm đã đọc được chưa
  Bước 3: - Học sinh quan sát tranh trả lời câu hỏi. 
Bước 4 : Các thành viên trong nhóm thống nhất kết quả. ghi vào bảng nhóm.
 Bước 5: Đại diện các nhóm trình bày bài làm của mình,
 HS viết vào vở bài tập.
3.Củng cố-dặn dò:2p
 GV nhận xét tiết học, khen những nhà du lịch giỏi.
Ghi nhớ kiến thức đã học.
Thứ Sáu, ngày 06 tháng 11 năm 2020
BUỔI SÁNG
Toán
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
 I. Mục tiêu: 
- Biết tính chất kết hợp của phép cộng.
-Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.
-BT cần đạt : BT1 a) dòng 2,3 b)dòng1,3. Bài2.
 III. Các hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: ( 3’)
- HS làm miệng lại BT4
- GV nhận xét.
 B. Bài mới: 
HĐ 1: ( 15') Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng. (HĐ nhóm)
Bước 1: Cá nhân đọc hoặc nghe yêu cầu bài
 Bước 2: Nhóm trưởng kiểm tra các thành viên trong nhóm đó nắm vững được yêu cầu bài chưa
  Bước 3: HS suy nghĩ trả lời 
HS nêu giá trị cụ thể của a, b, c rồi so sánh kết quả tính để nhận biết giá trị của ( a + b) +c và a + ( b + c)
Giúp HS nhận ra ( a + b) + c = a + ( b + c)
HS rút ra kết luận:
 Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_7_nam_hoc_2020_2021.doc