Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2015-2016 - Đậu Thị Kim Liễu

Hoạt động của GV

1. Ổn định:

2. Bài cũ: Tiếng cười là liều thuốc bổ

- GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài, trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- GV nhận xét

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài

b. Hướng dẫn luyện đọc

 - Gv đọc mẫu bài, hướng dẫn cách đọc và chia đoạn.

- Gọi hs đọc nối tiếp đoạn

- Luyện đọc từ khó

- Đọc nối tiếp lần 2

- Luyện đọc trong nhóm

- HS đọc toàn bài

- Gọi hs đọc chú giải SGK

c. Tìm hiểu bài

1. Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món “mầm đá”?

2.Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào?

3.Cuối cùng chúa có ăn được mầm đá không? Vì sao?

4.Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng?

5.Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh?

d. Hướng dẫn đọc diễn cảm

- GV gọi 3 HS đọc theo cách phân vai

- GV giúp HS tìm đúng giọng đọc lời nhân vật & thể hiện biểu cảm.

- GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Thấy chiếc lọ để hai chữ . . . thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ.)

- GV sửa lỗi cho các em

3. Củng cố

- Qua bài này, em học hỏi được điều gì? (liên hệ thực tế)

4.Dặn dò:

- GV nhận xét giờ học

Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Ôn tập (tiết 1)

 

doc34 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2015-2016 - Đậu Thị Kim Liễu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
3. Củng cố 
- Yu cầu HS nêu cách sửa lỗi chính tả của mình.
-GV nhận xét tiết học.
4. Dặn dò:
Yêu cầu HS đọc lại thông tin ở bài tập 2,kể lại cho người thân
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào nháp rồi nhận xét trên bảng.
-HS theo dõi trong SGK
 Lớp đọc thầm lại bài vè
- Nói những chuyện phi lí, ngược đời, không thể nào xảy ra nên tiếng cười 
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.
- HS đọc lại các từ khó viết 
-HS theo dõi.
- HS nghe viết bài
- Soát lỗi, báo lỗi và sửa.
Hs đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở
Sau đó 3 nhóm HS thi tiếp sức.
Đại diện 1 nhóm đọc lại đoạn vănVì sao ta chỉ cười khi người khác cù?
Đáp án: giải – gia – dáng – no – thể 
- HS nối tiếp nêu
- Lắng nghe
---------------------------------–—&–—---------------------------------
Tập làm văn:
Trả bài văn miêu tả con vật
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn tả con vật( đúng ý, bố cục rõ, dùng từ đặt câu và viết đúng chính tả,.. .)
- Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của giáo viên.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Bảng lớp, phần màu để chữa lỗi chung.
 -Phiếu học tập để HS thống kê lỗi và chữa lỗi.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
1. Nhận xét chung về kết quả làm bài 
- Viết lên bảng đề bài tiết TLV tuần 33 (miêu tả con vật)
- Nhận xét: 
+ Ưu điểm: Xác định đúng đề bài, kiểu bài, trình bày đúng, bố cục rõ ràng, một số bài có hình ảnh miêu tả sinh động, có liên kết giữa các phần như bài của: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
+ Hạn chế: Viết sai lỗi chính tả nhiều, chưa có sự sáng tạo, ý chưa nhiều...
- Trả bài cho từng hs
2.HD hs chữa bài
a) HD hs sửa lỗi
- Các em hãy đọc nhận xét của cô, đọc những chỗ cô chỉ lỗi trong bài, sau đó các em sửa lỗi vào vở TV 
- Y/c hs đổi vở cho bạn bên cạnh để kiểm tra 
- Theo dõi, kiểm tra hs làm việc 
b) HD hs chữa lỗi chung 
- Dán lên bảng một số tờ giấy viết một số lỗi của hs
+ Chính tả: tròn soe ve vẫy 
 vênh bộ ria thang băng 
+Từ: em từng thấy chú bắt chuột 
 - khuôn mặt đáng yêu tròn trịa 
- Sửa lại bằng phấn màu (nếu sai) 
3. HD hs học tập những đoạn văn 
- Đọc những đoạn văn, bài văn hay.
- Y/c hs trao đổi nhóm đôi để tìm ra cái hay, cái cần học của đoạn văn, bài văn.
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà viết lại bài (nếu chưa đạt) 
- Về nhà ôn tập để thi giữa kì I
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe 
- Nhận bài làm 
- Sửa lỗi 
- Đổi vở để kiểm tra 
- 1 vài hs lên bảng sửa, cả lớp sửa vào vở nháp 
 tròn xoe ve vẩy
 vểnh bộ ria thăng bằng
- Chú mèo nhà em bắt chuột rất tài tình
- khuôn mặt tròn trịa đáng yêu
- Lắng nghe 
- Trao đổi nhóm đôi 
---------------------------------–—&–—---------------------------------
Toán:
Ôn tập về hình học
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
 - Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật.
 * Bài tập cần làm: bài 1, bài 3, bài 4 
II. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: 
 Gọi 2 HS làm 2 bài 2a, 2b.trang 173.
GV nhận xét
2.Bài mới:
Bài 1/173:
-Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và nhận biết các cặp cạnh song song với nhau, vuông góc với nhau.
 A B
D C
Bài 3/173: Gọi HS đọc đề
3cm
4cm
 3cm
-Yêu cầu HS tính chu vi và diện tích các hình đã cho. So sánh các kết quả tương ứng rồi viết Đ, S 
Bài 4/173:Yêu cầu HS đọc đề, phân tích đề, suy nghĩ tìm ra cách giải.
GV chấm chữa bài.
3. Củng cố
- Nêu cách tính chu vi và diện tích hình vuông, hình chữ nhật
- GV nhận xét tiết học.
4. Dặn dò:
- Hướng dẫn HS làm bài ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 em làm bảng
- HS làm việc theo cặp quan sát hình vẽ trong SGK và nhận biết các cặp cạnh song song với nhau, vuông góc với nhau. 
- Một cặp trình bày trước lớp, lớp Nhận xét.
a. Cạnh AB và DC song song với nhau.
b. Cạnh BA và AD vuông góc với nhau, cạnhAD và DC vuông góc với nhau
- HS làm cá nhân và nêu kết quả.
a. Chu vi hình 1 bằng chu vi hình 2: Sai
b. Diện tích hình 1 bằng diện tích hình 2: sai
c. Diện tích hình 2 lớn hơn diện tích hình 2: Sai
d. Chu vi hình 1 lớn hơn hình chu vi hình 2: Đúng
- HS đọc đề, phân tích đề , suy nghĩ tìm ra cách giải.1 hS làm trên bảng lớp.
Bài giải
Diện tích phòng học:
5 x 8 = 40(m 2)= 400 000(cm 2)
Diện tích 1viên gạch dùng lát phòng:
20 x 20 = 400 ( cm2 )
Số viên gạch cần dùng để lát toàn bộ 
phòng học:
400000 :400 = 1 000(viên)
Đáp số : 1 000 viên gạch
2 HS nối tiếp nêu 
- Lắng nghe
---------------------------------–—&–—---------------------------------
Lịch sử
Ôn tập
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Hệ thống những sự kiện tiêu biểu từ thời Hậu Lê - thời Nguyễn.
II/ Đồ dùng học tập:
 Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Kiểm tra bài cũ:
+ Văn học Thời Hậu Lê phát triển ra sao?
+ Khoa học Thời Hậu Lê phát triển ntn?
- Nhận xét
HOẠT ĐỘNG 1
Các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 938 đến thế kỉ XV.
- Gọi hs đọc nội dung phiếu bài tập.
- Hướng dẫn cách làm bài.
- Gọi hs lần lượt trình bày trình bày, bổ sung kết quả.
- Kết luận kết quả đúng.
HOẠT ĐỘNG 2
Thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học.
- Nêu yêu cầu hoạt động.
- Tổ chức cho hs thi kể trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương, ghi điểm nhữ hs kể tốt.
 HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC
- Tổng kết bài. Nhận xét giờ học, dặn Hs chuẩn bị bài sau.
- 3 em trả lời. Lớp nhận xét.
- Quan sát và nghe giới thiệu.
* Hoạt động cá nhân.
- 1 em đọc. Lớp đọc thầm.
- Làm việc cá nhân và báo cáo kết quả.
1. Các giai đoạn lịch sử Từ năm 938 đến thế kỉ XV: 
Năm 938 1009 1226 1400 TK XV
 Buổi đầu độc lập. 
Nước Đại Việt thời Lý,
Nước Đại Việt thời Trần
Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê.
2. Các triều đại Việt nam từ năm 938 đến thế kỉ XV: 
Thời gian
Triều đại
Tên nước
Kinh đô
968-980
Nhà Đinh
Đại Cồ Việt
Hoa Lư
981- 1009
Nhà Tiền Lê
Đại Cồ Việt
Hoa Lư
1009- 1226
Nhà Lý
Đại Việt
Thăng Long
1226 - 1400
Nhà Trần
Đại Việt
Thăng Long
1400- 1407
Nhà Hồ
Đại Ngu
Tây Đô
1428- cuối thế kỉ XV
Nhà Hậu Lê
Đại Việt
Thăng Long
3. Các sự kiện tiêu biểu:
Thời gian
Tên sự kiện
Năm 938
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. 
Năm 981
Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.
Năm 1010
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
Năm 1075-1077
Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai.
Năm 1226
Nhà Trần thành lập
Năm 1258; 1285; 1287-1288
Kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông.
1426
Chiến thắng Chi Lăng.
* Hoạt động cả lớp
- Thi kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử mà mình đã chọn.
- Lớp theo dõi, nhận xét, tuyên dương.
---------------------------------–—&–—---------------------------------
Thứ tư ngày 4 tháng 5 năm 2016
Tập đọc:
Ăn “mầm đá”
I. Yêu cầu cần đạt: 
 - Bước đầu biết đọc với giọng kể vui, hóm hỉnh; đọc phân biệt lời nhân vật và lời người dẫn câu chuyện.
 - Hiểu ND: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo giúp chúa thấy được một bài học về ăn uống (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II.Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoa; Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Tiếng cười là liều thuốc bổ 
GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
GV nhận xét 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn luyện đọc
 - Gv đọc mẫu bài, hướng dẫn cách đọc và chia đoạn.
- Gọi hs đọc nối tiếp đoạn
- Luyện đọc từ khó
Đọc nối tiếp lần 2
Luyện đọc trong nhóm
- HS đọc toàn bài
- Gọi hs đọc chú giải SGK
c. Tìm hiểu bài
1. Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món “mầm đá”?
2.Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào?
3.Cuối cùng chúa có ăn được mầm đá không? Vì sao?
4.Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng?
5.Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh?
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm
GV gọi 3 HS đọc theo cách phân vai
GV giúp HS tìm đúng giọng đọc lời nhân vật & thể hiện biểu cảm.
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Thấy chiếc lọ để hai chữ . . . thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ.)
GV sửa lỗi cho các em
3. Củng cố 
Qua bài này, em học hỏi được điều gì? (liên hệ thực tế)
4.Dặn dò: 
GV nhận xét giờ học
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Ôn tập (tiết 1)
HS nối tiếp nhau đọc bài
HS trả lời câu hỏi
HS nhận xét
- HS lắng nghe.
+ Đoạn 1: 3 dòng đầu (giới thiệu về Trạng Quỳnh)
+ Đoạn 2: Tiếp theo . . . đến ngoài đề hai chữ “đại phong” (câu chuyện giữa chúa Trịnh với Trạng Quỳnh)
+ Đoạn 3: Tiếp theo . . . đến khó tiêu (chúa đói)
+ Đoạn 4: còn lại (bài học dành cho chúa)
- Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc.
- HS tìm từ khó và luyện đọc
- 3 em đọc 3 đoạn
- Hs luyện đọc nhóm đôi
- 2 nhóm đọc nối tiếp
- 1 HS đọc lại toàn bài
- 1 em đọc
Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, thấy “mầm đá” là món lạ thì muốn ăn.
Trạng cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì chuẩn bị một lọ tương đề bên ngoài hai chữ “đại phong”. Trạng bắt chúa phải chờ cho đến lúc đói mèm.
Chúa không được ăn món “mầm đá” vì thật ra không hề có món đó.
Vì đói thì ăn gì cũng thấy ngon miệng.
HS nêu. 
Một tốp 3 HS đọc diễn cảm toàn truyện theo cách phân vai (người dẫn chuyện, nhà vua, Trạng quỳnh) 
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
HS nêu 
---------------------------------–—&–—---------------------------------
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Lạc quan – Yêu đời
I. Yêu cầu cần đạt: 
 - Biết thêm một số từ ohức chứa tiếng vui vá phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa (BT1) 
 - Biết đặt câu với từ ngữ nói về chủ điểm lạc quan, yêu đời. (BT2, BT3) 
II.Đồ dùng dạy học:
Phiếu khổ rộng kẻ bảng phân loại các từ phức mở đầu bằng tiếng vui (BT2).
Bảng phụ viết tóm tắt cách thử để biết một từ phức đã cho chỉ hoạt động, cảm giác hay tính tình (BT1).
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ:
Gọi 2 HS viết 2 VD về trạng ngữ chỉ mục đích.và trả lời 
- Trạng ngữ chỉ mục đích có tác dụng gì ?
- Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi gì ?
- GV nhận xét
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung
Bài 1/155:Gọi HS đọc nội dung bài 1.
- GV hướng dẫn HS làm phép thử để biết một từ phức đã cho chỉ hoạt động, cảm giác hay tính tình.
a. Từ chỉ hoạt động trả lời cho câu hỏi làm gì ?
b. Từ chỉ cảm giác trả lời cho câu hỏi cảm thấy thế nào ?
c. Từ chỉ tính tình trả lời cho câu hỏi là người thế nào ?
d. Từ vừa chỉ cảm giác vừa chỉ tính tình có thể trả lời đồng thời 2 câu hỏi cảm thấy thế nào ? là người thế nào ?
-Gv nhận xét chốt lại lời giải đúng..
Bài 2/155: Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
- Yêu cầu HS tự đặt câu, gọi một số HS nêu câu mình đặt trước lớp.GV nhận xét 
Bài 3/155 Gọi HS đọc yêu cầu bài 3.
.- Gv nhắc HS chỉ tìm những từ miêu tả tiếng cười( không tìm các từ miêu tả nụ cười )
- Cho HS trao đổi với bạn để tìm được nhiều từ.
Gọi HS phát biểu,GV ghi nhanh lên bảng những từ ngữ đúng, bổ sung thên những từ ngữ mới.
3.Củng cố 
- Nêu lại các từ ngữ đ học ở BT2
Nhận xét tiết học 
4. Dặn dò
Dặn HS học thuộc bài . Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS thực hiện yêu cầu
- HS đọc nội dung bài 1.
- HS thảo luận nhóm 3, hoàn thành phiếu. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét` bổ sung.
a. Từ chỉ hoạt động : vui chơi, góp vui, mua vui.
b. Từ chỉ cảm giác : vui thích , vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui.
c. Từ chỉ tính tình: vui tính, vui nhộn, vui tươi.
d. Từ vừa chỉ cảm giác vừa chỉ tính tình: vui vẻ.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2.
- HS tự đặt câu, gọi một số HS nêu câu mình đặt trước lớp.
- HS đọc yêu cầu bài 3.
HS trao đổi với bạn để tìm được nhiều từ.
- HS nối tiếp phát biểu, mỗi HS nêu một từ đồng thời đặt một câu.
+Từ ngữ miêu tả tiếng cười: Cười ha hả, hi hí, hơ hơ, khanh khách, sằng sặc, sặc sụa, khúc khích .
- HS nối tiếp nêu
---------------------------------–—&–—---------------------------------
Toán
Ôn tập về hình học (tt)
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc. 
- Tính được diện tích hình bình hành.
* Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 4 (chỉ yêu cầu tính diện tích của hình bình hành)
II. Ñoà duøng daïy-hoïc:
- Bảng phụ vẽ sẵn một số hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình tứ giác
- HS chuẩn bị giấy kẻ ô li.
III. Các hoạt động dạy-học:
	Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
 1. Bài cu : Ôn tập về đại lượng (tt) .
- Sửa các bài tập về nhà .
 2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung: 
Bài 1/174: Gọi 1 HS đọc đề bài, GV vẽ hình lên bảng, yu cầu HS quan sát
A B
 C
 D E
- Đoạn thẳng nào song song với đoạn thẳng AB?
- Đoạn thẳng nào vuông góc với đoạn thẳng BC?
Bài 2/174:Gọi 1 HS đọc đề bài
- Để biết được số đo chiều dài hình chữ nhật chúng ta phải biết được gì?
- Làm thế nào để tính được diện tích của hình chữ nhật?
-Yêu cầu HS tự làm bài để tính chiều dài hình chữ nhật.
-Vậy chọn đáp án nào?
Bài 4/174:Gọi 1 hs đọc đề bài
(chỉ yêu cầu tính diện tích của hình bình hnh)
- Diện tích hình H là tổng diện tích của hình nào?
- Vậy ta có thể tính diện tích của hình H như thế nào?
3.Củng cố 
- Yêu cầu HS nêu cách tính diện tích hình vuơng, hình chữ nhật, hình bình hnh
- Nhận xt tiết học
4. Dặn dò
- Về nhà xem bài học
- Chuẩn bị bài ôn tập về số trung bình cộng 
- 1 HS đọc
- Quan sát và lần lượt trả lời câu hỏi
- Đoạn thẳng DE song song với đoạn thẳng AB
- Đoạn thẳng CD song song với đoạn thẳng BC
- 1 HS đọc
- Biết diện tích của hình chữ nhật, sau đó lấy diện tích chia cho chiều rộng để tìm chiều dài
- Diện tích của hình chữ nhật bằng diện tích của hình vuông nên ta có thể tính diện tích của hình vuông, sau đó suy ra diện tích của hình chữ nhật
Diện tích của hình vuông hay hình chữ nhật là:
 8 x 8 = 64(cm)
 Chiều dài hình chữ nhật là:
 64 : 4 = 16 cm
- Chọn đáp án c
- 1 HS đọc đề bài
Diện tích hình H là tổng diện tích của hình bình hành ABCD và hình chữ nhật BEGC
- Tính diện tích hình bình hành ABCD
- Tính diện chữ nhật BEGC
- Tính tổng diện tích hình bình hành và diện tích hình chữ nhật
Bài giải
Diện tích hình bình hành ABCD:
3 x 4 = 12(cm)
Diện tích hình chữ nhật BEGC:
3 x 4 = 12(cm)
Diện tích hình H:
12 + 12 = 24(cm)
Đáp số : 24 cm
- HS nối tiếp nêu
---------------------------------–—&–—---------------------------------
Thứ năm ngày 5 tháng 5 năm 2016
Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu (BT1, mục III). 
- Bước đầu viết được đoạn văn ngắn tả con vật yêu thích, trong đó có ít nhất 1 câu dùng trạng ngữ chỉ phương tiện (BT2).
II.Đồ dùng dạy học:	
 - Bảng lớp. 2 băng giấy để HS làm BT. Tranh, ảnh một vài con vật.
III.Hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài :GV nêu MĐ,YC của tiết học
2. Bài mới: 
d. Luyện tập
Bài 1: Gọi 1 hs đọc y/c của bài, hs tự làm bài
- Nhận xét sửa chữa
Bài 2: Gọi 1 hs đọc đề bài, hs quan sát các con vật trong sgk (lợn, gà, chim), ảnh những con vật khác, viết một đoạn văn tả con vật, trong đó có ít nhất 1 câu có TN chỉ phương tiện
-Y/c hs nối tiếp nhau đọc đoạn văn miêu tả con vật, nói rõ câu văn nào trong đoạn có TN chỉ phương tiện.
- Nhận xét sửa chữa
3.Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe.
- 1 hs đọc 
- HS tự làm bài
- 2 hs lên bảng sửa bài
a. Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên..
b.Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người hoạ sĩ.
- 1 hs đọc
- Tự làm bài
- Nối tiếp nhau đọc đoạn văn
+ Bằng đôi cánh to rộng, gà mái che chở đàn con.
+ Với cái mõm to, con lợn háu ăn tợp một loáng là hết cả máng cám.
+ Bằng đôi cánh mềm mại, đôi bồ câu bay lên nóc nhà.
- Lắng nghe
---------------------------------–—&–—---------------------------------
Toán
Ôn tập về tìm số trung bình cộng
I. Yêu cầu cần đạt: 
 - Giải được bài toán về tìm số trung bình cộng.
 - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3 
II. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: 
 Gọi 2 HS làm BT1, BT2.trang 174
GV nhận xét
2.Bài mới:
Bài 1/175:
- Muốn tìm trung bình cộng của các số ta làm như thế nào?
-Gv chấm bài nhận xét.
Bài 2/175:
Gọi HS đọc đề, phân tích đề.
-GV nhận xét.
Bài 3/175
Gọi HS đọc đề, phân tích đề.
-GV gợi ý giúp HS tìm ra các bước giải 
-Yêu cầu HS tự làm.
-Gv chấm chữa bài.
3. Củng cố 
- Nêu cách tính trug bình cộng của nhiều số
- GV nhận xét tiết học.
4. Dặn dò:
- Hướng dẫn HS làm bài ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 em làm bảng
.
-HS trả lời.HS áp dụng quy tắc tìm trung bình cộng của các số làm bàivào vở, 2 HS làm bảng.
a) (137 + 248 + 395 ) : 3 = 260
b)( 348 + 219 + 560 + 725 ) : 4 = 463
-1 HS đọc đề,2 phân tích đề.Lớp suy nghĩ nêu bước giải, làm bài , 1 HS làm bảng
Bài giải
Số người tăng trong 5 năm:
158 + 147 +132 + 103+95 =635( người)
Số người tăng trung bình hằng năm;
635 : 5 = 127( người)
Đáp số : 127( người)
-1 HS đọc đề, 2 phân tích đề
Lớp suy nghĩ nêu bước giải, làm bài, 1 HS làm bảng
Bài giải
Tổ Hai góp được số vở:
36 + 2 =38 ( quyển)
Tổ Ba góp được vở:
38 + 2 =40 ( quyển)
Trung bình mỗi tổ góp được số quyển 
vở:
(36 + 38 + 40 ):3 = 38(quyển)
- 1 HS nêu
- Lắng nghe
---------------------------------–—&–—---------------------------------
Khoa học
Ôn tập : Thực vật và động vật (tt)
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật 
- Phân tích được vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên .
II.Đồ dùng dạy-học:
 - Phiếu học tập đủ dùng cho các nhóm
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bi cũ:
Gọi HS nêu lại bài học
2.Ơn tập:
a. Giới thiệu bài :
b. Nội dung
Hoạt động 2:Xác định vai trò của con người trong chuỗi thức ăn tự nhiên
- Y/c hs quan sát hình 136, 137 sgk và kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ?
-Dựa vào các hình trên hãy giới thiệu về chuỗi thức ăn trong đó có người?
- Hiện tượng săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì?
 - Điều gì sẽ xảy ra nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt?
- Chuỗi thức ăn là gì ?
- Nêu vai trò của thực vật đối với sự sống trên trái đất?
3.Củng cố – dặn dò
- Về nhà xem lại bài
- Nhận xét tiết học
- HS thực hiện yều cầu
-Lắng nghe
- HS quan sát 
+ Hình 7: Người đang ăn cơm và thức ăn.
+ Hình 8: Bò ăn cỏ
+ Hình 9: Các loài tảo- cá- cá hộp (thức ăn con người)
- Các loại tảo là thức ăn của cá, cá bé là thức ăn của cá lớn, cá lớn đóng hộp là thức ăn của người.
- Hiện tượng săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng cạn kiệt các loại động vật, môi trường sống của động vật, môi trường sống của động vật, thực vật bị tàn phá.
- Nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt sẽ ảnh hưởng đến sự sống của toàn bộ sinh vật trong chuỗi thức ăn. Nếu không có cỏ thì bò sẽ chết, con người cũng không có thức ăn. Nếu không có cá thì các loài tảo, vi khuẩn trong nước sẽ phát triển mạnh làm ô nhiễm môi trường nước và chính bản thân con người cũng không có thức ăn.
- Chuỗi thức ăn là mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên. Sinh vật này ăn sinh vật kia và chính nó lại là thức ăn cho sinh vật khác
- Thực vật rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. Thực vật là sinh vật hấp thụ các yếu tố vô sinh để tạo ra các yếu tố hữu sinh. Hầu hết các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật.
- HS lắng nghe
---------------------------------–—&–—---------------------------------
Địa lí:
Ôn tập
I. Yêu cầu cần đạt: 
 -Chỉ được trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN:
+ Dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi- păng; đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung; các Cao Nguyên ở Tây Nguyên .
+ Một số thành phố lớn.
+ Biển Đông, các đảo và quần đảo chính.
- Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố chính ở nước ta: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng.
- Hệ thống tê

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_LOP_4_TUAN_34_20152016.doc
Giáo án liên quan