Giáo án Lớp 4 - Tuần 30

I. Mục tiêu:

Giúp học sinh:

- Ôn luyện về giải bài toán : “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” và “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.

- Rèn cho HS nắm chắc nội dung bài, vận dụng vào làm đúng bài tập.

- Giáo dục HS: tính cẩn thận, chu đáo khi học toán; kĩ năng: quản lí thời gian, đặt mục tiêu, tư duy,

II. Chuẩn bị:

- Bảng phụ, sách BT cuối tuần.

 

doc26 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 30, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống KT.
- Nx tiết học. 
- VN hoàn thành bài vào vở, chuẩn bị bài 60.
Toán (tiết 147):
Tỉ lệ bản đồ
I. Mục tiêu:
- Bước đầu nhận biết được ý nghĩ và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì .
- Các bài tập HS cần làm ra kết quả, không cần trình bày bài giải.
- Giáo dục HS kĩ năng: tự nhận thức, hợp tác, lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin, …
II. Chuẩn bị:
- Bản đồ thế giới, bản đồ VN, bản đồ một số tỉnh thành, ...
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: 
- Nêu cách giải bài toán tìm 2 số khi biết hiệu (tổng) và tỉ số của 2 số ?
- 2, 3 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
2. Bài mới. 
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ1. Giới thiệu tỉ lệ bản đồ:
- Gv treo các bản đồ đã chuẩn bị:
- Hs đọc tỉ lệ bản đồ.
- Gv kết luận:
- Các tỉ lệ 1:10 000 000;... ghi trên bản đồ gọi là tỉ lệ bản đồ.
- Tỉ lệ bản đồ VN: 1 : 10 000 000 cho biết gì?
- Cho biết hình nớc VN thu nhỏ 10 triệu lần.
- Độ dài 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài bao nhiêu trên thực tế?
- ..... 10 000 000 cm hay 100 km trên thực tế.
- Tỉ lệ bản đồ có thể viết dưới dạng phân số , tử số và mẫu số cho biết gì?
- TS cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị đo độ dài (cm, dm, m,...) và mẫu số cho biết độ dài thật tương ứng là 
10 000 000 đơn vị độ dài đó (10 000 000 cm, 10 000 000dm, 10 000 000m,...)
HĐ2. HD HS luyện tập: 
Bài 1:
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs nêu miệng:
- Trên bản đồ tỉ lệ 1:1000, mỗi độ dài 1mm; 1cm; 1dm, ứng với độ dài thật lần lượt là: 1000mm; 1000cm; 1000 dm.
Bài 2:
- Hs đọc yêu cầu bài, lớp làm bài vào vở.
- Gv thu một số bài chấm.
- Một số hs lên điền.
- Gv cùng hs nx, chữa bài:
- Độ dài thật: 1000cm; 300dm; 
10 000mm; 500m.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống KT bài học.
- Nx tiết học.
- Vn làm bài tập VBT Tiết 147.
Kể chuyện:
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu:
- Dựa vào gợi ý SGK chọn và kể lại được câu chuyện, đoạn truyện đã nghe, đã đọc về du lịch hay thám hiểm.
- Hiểu ND chính của câu chuỵện đã kể và biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (đoạn chuyện).
- Giáo dục HS kĩ năng: tự nhận thức, hợp tác, lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin, …
II. Chuẩn bị:
- Sưu tầm truyện viết về du lịch hay thám hiểm;
- Phiếu viết dàn ý bài kể chuyện; tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Kể câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng? Nêu ý nghĩa chuyện?
- 2, 3 Hs kể nối tiếp, nêu ý nghĩa.
2. Bài mới: 
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài
HĐ2.	Hướng dẫn học sinh kể:
a. Hướng dẫn hs tìm hiểu yêu cầu bài.
- Gv viết đề bài lên bảng:
- 1 Hs đọc đề bài.
- Gv hỏi để học sinh gạch chân những từ quan trọng :
*Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe được đọc về du lịch hay thám hiểm.
- Đọc 2 gợi ý :
- 2 Hs đọc nối tiếp.
- Gv gợi ý HSKG tìm kể câu chuyện ngoài SGK
- Giới thiệu tên câu chuyện định kể?
- Hs lần lượt giới thiệu.
- Dàn ý bài kể chuyện:
- Hs đọc.
+ Giới thiệu tên câu chuyện, nhân vật; Mở đầu, diễn biến, kết thúc câu chuyện; trao đổi với các bạn nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
b. Hs kể và trao đổi nội dung câu chuyện:
- Từng cặp hs kể cho nhau nghe câu chuyện của mình.
- GV dán tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện: Nội dung, cách kể, cách dùng từ:
- Hs đọc tiêu chuẩn đánh giá.
- Thi kể:
- Nhiều học sinh kể:
- Gv cùng hs nx, dựa vào tiêu chí đánh giá. Khen ghi điểm hs kể tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu ND bài.
- Nx tiết học.
- vn kể lại cho người thân nghe câu chuyện em đã kể.
Khoa học (tiết 59):
Nhu cầu chất khoáng của thực vật
I. Mục tiêu: 
- Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.
- Giáo dục HS kĩ năng: tự nhận thức, lắng nghe tích cực, hợp tác, …
II. Chuẩn bị:
- Sưu tầm tranh ảnh cây thật hoặc lá cây, bao bì quảng cáo các loại phân bón.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Giải thích tại sao trong mỗi thời điểm khác nhau các loài cây có nhu cầu nước khác nhau?
- 2, 3 Hs lên nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx, ghi điểm.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài
HĐ2. Vai trò của chất khoáng đối với thực vật:
- Tổ chức hs làm việc theo N3:
- N3 hoạt động.
- Quan sát cây cà chua Ha,b,c,d:
- Hs quan sát và trao đổi theo câu hỏi:
- Các cây cà chua ở hình b, c, d thiếu các chất khoáng gì? Kết quả ra sao?
- Cây b: Thiếu ni tơ, cây còi cọc, lá bé, thân mềm, rũ xuống.
- Cây c: Thiếu ka li, thân gầy, lá bé, quả ít, còi cọc.
- Cây d: Thiếu phốt pho thân gầy, lùn, lá bé, quả ít, còi cọc, chậm lớn.
- Trong số các cây cà chua a, b, c, d cây nào phát triển tốt nhất? Tại sao? Rút ra kết luận gì?
- Cây a vì cây đợc bón đủ chất khoáng. Chất khoáng rất cần cho cây trồng.
- Cây cà chua nào phát triển kém nhất? Tại sao? Điều đó rút ra kết luận gì?
- Cây b. Thiếu ni tơ, 
- Ni-tơ có vai trò quan trọng đối với cây.
* Kết luận: Gv tóm tắt ý chính trên, (dựa vào mục bạn cần biết )
HĐ3. Nhu cầu chất khoáng của thực vật:
- Những loại cây nào cần đợc cung cấp nhiều Ni-tơ hơn?
- Lúa, ngô, cà chua, đay, rau muống, rau dền, bắp cải, ...
- Những loại cây nào đợc cung cấp nhiều Phôt pho hơn?
- Cây lúa, ngô, cà chua,... càn nhiều phốt pho.
- Những loại cây nào cần nhiều Ka li hơn?
- Cà rốt, khoai lang, khoai tây, cải củ,...
- Em có nhận xét gì về nhu cầu chất khoáng của cây?
- Mỗi loài cây khác nhau có một nhu cầu về chất khoáng khác nhau.
- Giải thích vì sao giai đoạn lúa vào hạt không nên bón nhiều phân?
- ... vì trong phân đạm có nhiều phân lân có ni tơ, Ni tơ cần cho sự phát triển của lá. Nếu lá lúa quá tốt sẽ dẫn đến sâu bệnh, thân nặng, khi gặp gió to dễ bị đổ.
- Quan sát hình 2 em thấy có gì đặc biệt?
- Bón vào gốc, không cho lên lá, bón phân giai đoạn cây sắp ra hoa.
* Kết luận: Mục bạn cần biết sgk/119.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu ND bài.
- Nx tiết học.
- Vn học thuộc bài, chuẩn bị bài 60
Buổi chiều:
Toán:
Ôn luyện
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh:
- Ôn luyện về giải bài toán : “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” và “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Rèn cho HS nắm chắc nội dung bài, vận dụng vào làm đúng bài tập.
- Giáo dục HS: tính cẩn thận, chu đáo khi học toán; kĩ năng: quản lí thời gian, đặt mục tiêu, tư duy, …
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, sách BT cuối tuần.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Nêu các bước giải dạng toán: Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó?
- NX, đánh giá.
- Hs trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài
HĐ2. HD HS luyện tập (trang 43 – 44):
Phần I: Trắc nghiệm
- HS tự làm bài và nêu KQ
- GV cùng lớp NX, chốt KQ đúng
- Một số HS giải thích cách làm.
Bài 1 (43): 
Các số lần lượt cần điền:
+ Số bé: 30; 105; 105; 444.
+ Số lớn: 105; 126; 175; 555.
Bài 2: Câu D: đúng.
Bài 3: Câu D: đúng.
Bài 4: 
Các số lần lượt cần điền:
+ Số bé: 10; 125; 84; 50.
+ Số lớn: 20; 200; 189; 275.
Phần II: 
Bài 1: 
- Đọc, phân tích bài
- Gv cùng lớp NX, chữa bài
- Làm vở và bảng phụ
Chiều rộng
 Bài giải
Nửa chu vi thửa ruộng hình chữ nhật là:
108 : 2 = 54 (m)
Ta có sơ đồ:
54m
Chiều dài
Tổng số phần bằng nhau là:
 4 + 5 = 9 (phần)
Chiều rộng thửa ruộng đó là:
 54 : 9 x 4 = 24 (m)
Chiều dài thửa ruộng đó là:
 54 – 24 = 30 (m)
Diện tích thửa ruộng đó là:
 30 x 24 = 720 (m2)
 Đáp số: 720m2
3. Củng cố, dặn dò:
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
- Nhắc HS về nhà ôn bài.
Tiếng Việt:
Ôn luyện
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Tìm được thành ngữ trái nghĩa với thành ngữ đã cho.
- Tìm được bộ phận CN điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu trong bài.
- HS biết cảm thụ một đoạn thơ trong bài ca dao.
- HS biết viết một bài văn miêu tả chiếc đồng hồ treo tường.
- Giáo dục HS kĩ năng: quản lí thời gian, hợp tác, giải quyết vấn đề, …
II. Chuẩn bị: Sách bồi dưỡng TV lớp 4
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ học.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2. HD HS làm bài tập:
Bài 1: Sách bồi dưỡng TV (T27)
- GV chép đề bài lên bảng
a) Tìm thành ngữ trái nghĩa với thành ngữ sau: Khoẻ như voi; Nhanh như sóc.
b) Đặt câu với mỗi thành ngữ trái nghĩa tìm được.
- YC HS làm bài, chữa bài, nhận xét
Bài 2: Sách bồi dưỡng TV(T27)
- GV chép đề bài lên bảng: 
Điền CN thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau.
a) …chấm bài cho chúng em thật kĩ, sửa từng lỗi nhỏ.
b) Từ sáng sớm,…đã dậy cho lợn, gà ăn và thổi cơm, đun nước.
c) Cày xong gần nửa đám ruộng,… mới nghỉ giải lao.
d) Sau khi ăn cơm xong,… quây quần sum họp trong căn nhà ấm cúng.
- Cho HS làm bài vào vở
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: Sách bồi dưỡng TV (T27)
- GV chép đề bài lên bảng 
Đọc bài ca dao sau:
 Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng
 Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Hình ảnh bông sen trong bài ca dao trên gợi cho em nghĩ đến điều gì sâu sắc?
- Cho HS làm bài
- HS đọc bài, nhận xét.
- HS đọc YC bài 
- Làm bài vào vở
a) Các thành ngữ trái nghĩa:
- Khoẻ như voi - Yếu như sên
- Nhanh như sóc - Chậm như rùa
b) Đặt câu :
- Anh áy yếu như sên, không lao động chân tay được.
- Vì đường trơn nên chiếc ô tô bò chậm như rùa. 
- HS đọc YC bài
- Làm bài vào vở
a) Cô chấm bài cho chúng em thật kĩ, sửa từng lỗi nhỏ.
b) Từ sáng sớm, bà tôi đã dậy cho lợn, gà ăn và thổi cơm, đun nước.
c) Cày xong gần nửa đám ruộng, bác nông dân mới nghỉ giải lao.
d) Sau khi ăn cơm xong, gia đình em quây quần sum họp trong căn nhà ấm cúng.
- HS đọc và tự làm bài
* Hình ảnh bông sen trong bài ca dao trên cho ta thấy ở dòng thứ nhất có ý giới thiệu nhưng cũng đồng thời khẳng định sen là loài hoa đẹp nhất trong đầm. Dòng thứ hai, thứ ba. Từ ngữ ở hai dòng hầu như không giống nhau (lá xanh, bông trắng, nhị vàng) nhưng thứ tự diễn đạt trái ngược nhau, gợi cho người đọc liên tưởng đến vẻ đẹp chọn vẹn từ ngoài vào trong , từ trong ra ngoài của loài sen . Dòng thứ tư là câu kết gợi cho ta nghĩ đến một điều sâu sắc :Hoa sen đẹp vươn lên từ bùn đất mà chẳng hề “hôi tanh mùi bùn” Đó chính là vẻ đẹp của phẩm chất cao quí, thanh tao, không hề bị “vẩn đục” hay bị ảnh hưởng bởi những điều xấu xa ngay tại môi trường sống.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài
- Nhận xét giờ học. VN luyện làm lại các BT.
Ngày soạn: 2 / 4 / 2014
Ngày dạy: Thứ tư ngày 9 tháng 4 năm 2014
Tập đọc:
Dòng sông mặc áo
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài. Đọc diễn cảm bài với giọng vui, dịu dàng dí dỏm thể hiện niềm vui, sự bất ngờ của tác giả khi phát hiện sự đổi sắc muôn màu của dòng sông quê hương.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương.
- HTL bài thơ.
- Giáo dục HS kĩ năng: lắng nghe tích cực, tự nhận thức, kiểm soát cảm xúc, …
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài đọc, bảng phụ ghi nội dung HD luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra :
- Gọi HS đọc bài: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất và trả lời câu hỏi nội dung bài đọc?
- 3 Hs đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi.
- Gv cùng hs nx, chovđiểm.
2. Bài mới:
HĐ1.	Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2.	Luyện đọc:
- Nghe giảng.
- Gọi HS khá đọc toàn bài
- 1 HS khá đọc , lớp theo dõi và chia đoạn.
- Chia bài thành 2 đoạn: 
+Đoạn 1 : 8 dòng đầu.
+ Đoạn 2: 6 dòng còn lại.
- GV theo dõi kết hợp sửa lỗi phát âm sai 
- Hướng dẫn đọc ngắt nhịp trong mỗi dòng thơ và giải nghĩa từ.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ 2- 3 lượt:
- Luyện đọc phát âm từ khó.
- Nêu cách đọc ngắt nhịp và luyện đọc.
- 1 HS đọc mục chú giải, lớp theo dõi.
- Luyện đọc bài theo cặp.
- 1, 2 em đọc cả bài.
- Lớp theo dõi.
HĐ3. Tìm hiểu bài:
- Lớp đọc thầm bài và trả lời:
- Vì sao tác giả nói là dòng sông điệu?
- …vì dòng sông luôn thay đổi mùa sắc giống như con người đổi màu áo.
- Tác giả dùng từ ngữ nào tả cái điệu của dòng sông?
- Thướt tha, mới may, ngẩn ngơ, nép, mặc áo hồng, áo xanh, áo vàng, áo đen, áo hoa….
- Ngẩn ngơ nghĩa là gì?
- … là ngây người ra, không chú ý gì đến xung quanh, tâm trí để ở đâu.
- Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày?
- Màu sắc của dòng sông lụa đào, áo xanh, hây hây ráng vàng, nhung tím, áo đen, áo hoa, ứng với thời gian trong ngày: nắng lên, trưa về, chiều tối, đêm khuya, sáng sớm…
- Cách nói dòng sông mặc áo có gì hay?
- …là hình ảnh nhân hoá làm cho con sông trở lên gần gũi với con người…
- Em thích hình ảnh nào trong bài, vì sao?
- Nối tiếp một số HS trả lời.
- Bài thơ nói lên điều gì?
+ Tình yêu dòng sông quê hương tha thiết của tác giả và sự quan sát tinh tế của ông về dòng sông.
HĐ4. Đọc diễn cảm và HTL bài thơ:
- Gọi HS đọc nối tiếp bài thơ.
- 2 Hs đọc
- Nêu cách đọc bài?
- Đọc diễn cảm, giọng nhẹ nhàng, ngạc nhiên. Nhấn giọng: điệu làm sao, thướt tha, bao la, thơ thẩn, hây hây ráng vàng, ngẩn ngơ, áo hoa, nở nhoà,…
- HD luyện đọc diễn cảm đoạn 2 của bài.
+ Gv đọc mẫu.
- Hs nêu cách đọc đoạn và luyện đọc cặp.
- Gọi HS thi đọc.
- Cá nhân, nhóm.
- Gv cùng hs nx tuyên dương hs đọc tốt.
- Tổ chức HS HTL bài .
- Cả lớp nhẩm HTL bài thơ.
- Gọi HS thi HTL bài .
- Thi HTL đoạn, cả bài.
- Gv cùng hs nx, cho điểm hs HTL và đọc bài hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- VN HTL bài thơ, chuẩn bị bài sau.
Toán (tiết 148):
ứng dụng của tỉ lệ bản đồ
I. Mục tiêu:
- Giúp HS: Từ độ dài thu nhỏ và tỉ lệ bản đồ cho trước, biết cách tính độ dài thật trên mặt đất.
- GD HS KN: lắng nghe tích cực, tự nhận thức, hợp tác, tìm kiếm và xử lý thông tin, …
II. Chuẩn bị:
- Bản đồ SGK thu nhỏ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Cho biết tỉ lệ bản đồ là 1: 10 000 cm ; Độ dài thu nhỏ 1cm ứng với độ dài thật là bao nhiêu cm ; dm ; m ?
- NX, cho điểm.
- Một số hs trả lời, lớp nx, bổ sung.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
- Nghe giảng.
HĐ2. Giới thiêụ bài toán 1:
- Gv treo bản đồ, ghi đề toán.
- Quan sát bản đồ trường Mầm non xã Thắng Lợi vẽ theo tỉ lệ 1 : 300 (SGK trang 156) và đọc các thông tin trên bản đồ để trả lời câu hỏi.
- Độ dài thu nhỏ trên bản đồ (đoạn AB) dài mấy cm?
- … dài 2 cm.
- Bản đồ vẽ theo tỉ lệ nào?
- … 1 : 300
- 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu ?
- … là 300 cm.
- 2 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
- … là 2 x 300 cm.
- Yêu cầu hs giải bài toán vào nháp.
- 1 Hs lên bảng giải bài, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chốt bài đúng:
 Bài giải
Chiều rộng thật của cổng trường là:
 2 x 300 = 600 (cm)
 600 cm = 6m
 Đáp số : 6m.
HĐ3. Giới thiệu bài toán 2:
- Gọi HS đọc đề toán.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- HD tìm lời giải bài toán ( tương tự bài 1)
- YC HS trình bày bài toán.
- NX, chốt bài giải đúng.
- Trả lời.
- 1 Hs làm bảng, lớp làm nháp.
Bài giải:
Quãng đường từ Hà Nội - Hải Phòng là:
102 x 1 000 000 = 102 000 000 (m)
= 102 (km)
Đáp số: 102 km.
HĐ4. Thực hành:
Bài 1: 
-YC đọc cột số thứ nhất.
- Đọc bài toán.
+ Hãy đọc tỉ lệ bản đồ? Độ dài thu nhỏ trên bản đồ là bao nhiêu? 
+ Vậy điền mấy vào ô thứ nhất?
- Trả lời.
- Điền 1 000 000.
- YC tự làm các phần còn lại.
- NX, chữa bài.
- Làm nháp và nêu KQ:
 Cột 2: 45 000 dm 
 Cột 3: 100 000 mm.
Bài 2: 
- YC đọc bài và phân tích bài.
- YC HS tự làm bài.
- Đọc đề bài.
- Thực hiện phân tích bài,
- Làm nháp và bảng phụ.
- NX, cho điểm.
Bài giải:
Chiều dài thật của phòng học là:
4 x 200 = 800 (cm)
 800cm = 8m
 Đáp số: 8m.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống KT bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Tập làm văn:
Luyện tập quan sát con vật
I. Mục tiêu:
- Biết quan sát con vật, chọn lọc các chi tiết để miêu tả.
- Biết tìm các từ ngữ miêu tả phù hợp làm nổi bật ngoại hình, hành động của con vật.
- Giáo dục HS kĩ năng: tư duy sáng tạo, giao tiếp, tự nhận thức, quản lí thời gian…
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài đọc và một số tranh, ảnh chó mèo cỡ to.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Nêu cấu tạo bài văn miêu tả con vật?
- 1, 2 Hs nêu, lớp nx.
- Gv nx chung, cho điểm.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
- Nghe giảng.
HĐ2. Hướng dẫn quan sát:
Bài 1:
- Treo tranh minh hoạ.
- Quan sát nêu nội dung tranh.
- 1 Hs đọc to bài văn, lớp đọc thầm bài văn.
Bài 2:
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức trao đổi theo cặp.
- Hs trao đổi nhóm và trả lời trước lớp.
- Gọi HS trình bày.
- Các nhóm nêu miệng, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung ghi bảng tóm tắt:
Các bộ phận
Từ ngữ miêu tả
Hình dáng
Chỉ to hơn cái trứng một tí
Bộ lông
Vàng óng, như màu của những con tơ nõn mới guồng
Đôi mắt
Chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, long lanh đa đi đa lại như có 
nước.
Cái mỏ
Màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ, mọc ngăn ngắn đằng trước
Cái đầu
Xinh xinh vàng nuột
Hai cái chân
Lủn chủn, bé tí, màu đỏ hồng.
Bài 3:
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Viết lại kết quả quan sát vào nháp.
- Cả lớp viết theo trí nhớ đã quan sát.
- Gọi HS trình bày .
- Ghi vắn tắt vào vở kết quả quan sát đặc điểm ngoại hình của con mèo hoặc con chó.
- Nhiều học sinh trình bày, lớp nx trao đổi, bổ sung.
VD: Miêu tả con mèo:
+ Bộ lông: Hung hung có màu sắc vằn đo đỏ.
+ Cái đầu: Tròn tròn.
+ Hai tai: Dong dỏng, dựng đứng, rất thính nhạy.
+ Đôi mắt: Hiền lành, ban đêm sáng long lanh.
+ Bộ ria: Vểnh lên có vẻ oai vệ lắm.
+ Bốn chân: Thon thon, bước đi êm, nhẹ lướt đất.
+ Cái đuôi: Dài thướt tha duyên dáng.
Bài 4:
- Nhớ lại và làm vở.
- Đọc yêu cầu và làm bài cá nhân vào vở
- Gọi HS đọc KQ QS.
- Nối tiếp nhau đọc bài của mình.
- GV và cả lớp nhận xét, cho điểm những em viết hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- VN luyện làm lại BT.
Kĩ thuật (tiết 30):
Lắp xe nôi (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi và chuyển động được .
- Giáo dục HS kĩ năng: Quản lí thời gian, đạt mục tiêu, …
II. Chuẩn bị:
 - Mẫu xe nôi đã lắp sẵn
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ3. Học sinh thực hành lắp xe nôi:
a) Học sinh chọn chi tiết
- Cho học sinh chọn chi tiết và xếp riêng từng loại và nắp hộp
- GV kiểm tra và giúp học sinh chọn đúng
b) Lắp từng bộ phận
- Gọi một em đọc lại phần ghi nhớ
- Cho HS quan sát kĩ hình mẫu:
+ Để lắp được xe nôi cần bao nhiêu bộ phận?
- Cho học sinh thực hành lắp từng bộ phận
- Giáo viên đi đến từng em quan sát và giúp đỡ những em còn lúng túng
c) Lắp giáp xe nôi
- Nhắc học sinh phải lắp theo quy trình trong sách giáo khoa
- Chú ý vặn chặt các mối ghép để xe không bị xộc xệch
- Lắp xong cần phải kiểm tra sự chuyển động của xe
HĐ3. Đánh giá kết quả học tập:
- Cho học sinh trưng bày sản phẩm
- Giáo viên nêu tiêu chuẩn đánh giá
- Cho học sinh tự đánh giá sản phẩm
- Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Cho học sinh tháo các chi tiết xếp gọn vào hộp
- Học sinh tự kiểm tra chéo
- Học sinh chọn các chi tiết và xếp riêng vào nắp hộp
- Vài em nhắc lại ghi nhớ
- Học sinh quan sát
+ Để lắp được xe cần 5 bộ phận : tay kéo, thanh đỡ giá bánh xe, giá đỡ bánh xe, thành xe với mui xe, trục bánh xe.
- Học sinh thực hành lắp giáp từng bộ phận
- Thực hành lắp giáp xe nôi
- Học sinh trưng bày sản phẩm
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đánh giá sản phẩm thực hành
- Tháo các chi tiết và xếp gọn vào
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu ND bài.
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bộ lắp ghép để học bài sau
Thể dục (tiết 59):
nhảy dây
I. Mục tiêu:
- Ôn tập nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu ôn tập đúng và nghiêm túc.
- Giáo dục HS: ý thức tự giác, tích cực trong tập luyện; 
- Giáo dục HS kĩ năng: hợp tác, ứng phó với căng thẳng, …
II. Chuẩn bị:
- Sân trường, còi, dây.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
1. Phần mở đầu:
4-5’
- ổn định tổ chức.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Tập hợp , điểm số, báo cáo sĩ số.
- Khởi động:
+ Xoay khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai
+ Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng và bài thể dục phát triển chung đã học.
-Tổ chức H

File đính kèm:

  • docTuan 30D.doc
Giáo án liên quan