Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2015-2016

Hoạt động của GV

1. KTBC:

- GV chấm VBT của HS, nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài.

b. Hướng dẫn:

HĐ1: Hướng dẫn giải các bài toán.

a) Bài toán 1:

- Nêu bài toán, phân tích, vẽ sơ đồ đoạn thẳng ở bản.

- Hướng dẫn giải theo các bước:

 + Tìm hiệu số phần bằng nhau.

 + Tìm giá trị 1 phần.

 + Tìm số bé.

 + Tìm số lớn.

b) Bài toán 2:

- Nêu bài toán, phân tích, vẽ sơ đồ đoạn thẳng ở bảng.

- Hướng dẫn giải theo các bước:

+Vẽ sơ đồ.

+ Tìm hiệu số phần bằng nhau.

+ Tìm số bé.

+ Tìm số lớn.

HĐ2: Thực hành.

Bài 1:

+ Vẽ sơ đồ.

+ Tìm hiệu số phần bằng nhau.

+ Tìm số bé.

+ Tìm số lớn.

- GV nhận xét chữa bài.

* Học sinh trên chuẩn

Ba nói với Bốn: năm nay em tôi 6 tuổi, mẹ tôi 32 tuổi. Không biết mấy năm nữa thì lúc đó tuổi em tôi bằng 13 tuổi mẹ tôi?

c. Cùng cố- Dặn dò:

- Nêu lại các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.

- Nhận xét tiết học.

- Tiết sau: Luyện tập.

 

doc34 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
guyễn Huệ liền lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra bắc đánh quân Thanh. Việc Nguyễn Huệ lên ngôi là cần thiết vì trước hoàn cảnh đất nước lâm nguy cần có người đứng đầu lãnh đạo nhân dân, chỉ có Nguyễn Huệ mới đảm đương được nhiệm vụ ấy.
2. Vua Quang Trung tiến quân đến Tam Điệp (Ninh Bình) vào ngày 20 tháng chạp năm Kỉ Dậu (1789). Tại đây, ông đã cho quân lính ăn tết trước rồi chia thành 5 đạo quân để tiến đánh Thăng Long. Việc nhà vua cho quân lính ăn tết trước làm lòng quân thêm hứng khởi, quyết tâm đánh giặc.
3. Đạo quân thứ nhất do vua Quang Trung trực tiếp chỉ huy thẳng hướng Thăng Long. Đạo thứ hai và thứ ba do đô đốc Long, đô đốc Bảo chỉ huy đánh vào Tây Nam Thăng Long. Đạo thứ tư do đô đốc Tuyết chỉ huy tiến ra Hải Dương. Đạo thứ 5 do đô đốc Lộc chỉ huy tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang) chặn đường rút lui của địch.
4. Trận đánh mở màn là trận Hạ Hồi cách Thăng Long 20 km diễn ra vào đêm mùng 3 tết Kỉ Dậu. Quân Thanh hoảng sợ xin hàng.
5. Học sinh thuật lại như SGK (trận Ngọc Hồi do vua Quang Trung trực tiếp chỉ huy).
6. HS thuật lại như SGK (trận Đống Đa do đô đốc Long chỉ huy).
- Các nhóm cử đại diện tham gia cuộc thi, khuyến khích các nhóm thuật lại diễn biến theo hình thức nối tiếp để nhiều HS được tham gia.
 - GV gợi ý:
 + Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long đánh giặc.
 + Thời điểm nhà vua chọn để đánh giặc là lúc nào? Theo em, việc chọn thời điểm ấy có lợi gì cho ta, có hại gì cho địch? Trước khi cho quân tiến vào Thăng Long, nhà vua đã làm gì để động viên tinh thần quân sĩ? 
+ Tại trận Ngọc Hồi, nhà vua đã cho quân tiến vào đồn giặc bằng cách nào? Làm như vậy có lợi gì cho ta.
 - Vậy theo em, vì sao quân ta thắng được 29 vạn quân Thanh.
 c. Củng cố- Dặn dò: 
- GV: Vì quân ta đoàn kết một lòng đánh giặc lại có nhà vua sáng suốt chỉ huy nên đã đại thắng. Trưa mùng 5 tết, vua Quang Trung ngồi trên lưng voi, áo bào sạm đen khói súng, đi đầu đại quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn ngàn tiếng reo hò:
 Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiếnTrăm học chật đường vui tiếp nghêng...
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập tự đánh giá kết quả học (nếu có) và chuẩn bị bài sau: “Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung”.
- HS trao đổi với nhau theo hướng dẫn của GV
 + Nhà vua phải cho quân hành quân bộ từ nam ra bắc để đánh giặc, đó là đoạn đường dài gian lao nhưng nhà vua và quân sĩ vẫn quyết tâm đi để đánh giặc.
 + Nhà vua chọn đúng tết Kỉ Dậu để đánh giặc. Trước khi vào Thăng Long, nhà vua cho quân ăn tết trước ở Tam Điệp để quân sĩ thêm quyết tâm đánh giặc. Còn đối với quân Thanh, xa nhà lâu ngày, vào dịp tết, chúng sẽ uể oải nhớ nhà, tinh thần sa sút.
 + Vua cho quân ta ghép các mảnh ván thành tấm lá chắn, lấy rơm dấp nước quấn ngoài, rồi cứ 20 người một tấm tiến lên. Tấm lá chắn này giúp quân ta tránh được mũi tên của địch, rơm ứơt khiến địch không thể dùng lửa đánh quân ta.
- Vì quân ta đoàn kết một lòng đánh giặc, lại có nhà vua sáng suốt chỉ huy.
****************************
Tiết 4 KĨ THUẬT
BÀI: LẮP XE NÔI
I. MỤC TIÊU:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi.
- Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe chuyển động được.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 Giáo viên:
 - Mẫu xe nôi đã lắp sẵn; Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
 Học sinh:
- SGK, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
I.Khởi động:
II.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
Nêu từng bộ phận và cách lắp ráp cái đu. 
III.Bài mới: ( 30 phút )
1.Giới thiệu bài:
LẮP XE NÔI (tiết 1)
2.Phát triển:
*Hoạt động 1:Gv hướng dẫn hs quan sát và nhận xét mẫu:
-Gv cho hs quan sát mẫu xe nôi đã lắp sẵn.
-Hướng dẫn hs quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi:cần bao nhiêu bộ phận để lắp xe nôi?
-Gv nêu tác dụng của xe nôi trong thực tế. 
*Hoạt động 2:Gv hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
a)Gv hướng dẫn hs chọn các chi tiết theo sgk:
-Gv cùng hs chọn từng loại chi tiết đúng đủ.
-Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
b)Lắp từng bộ phận:
-Lắp tay kéo:hs quan sát và trả lời câu hỏi:dể lắp được tay kéocần chọn chi tiết nào và số lượng bao nhiêu?Gv tiến hành lắp tay kéo xe theo sgk.
-Lắp giá đỡ trục bánh xe:
 -Lắp thanh đỡ giá đỡ trục bánh xe:gv gọi một hs gọi tên và số luợng các chi tiết lắp thanh đỡ giá bánh xe,trả lời câu hỏi nhận xét và bổ xung.
-Lắp thành với mui xe:gv nêu chú ý vị trí của tấm nhỏ nằm trong tấm chữ U.
-Lắp trục bánh xe:
c)Lắp ráp xe nôi:gv lắp ráp xe nôi theo quy trình sgk, dặt câu hỏi hoặc gọi 1,2 em lên lắp,Gv kiểm tra sự chuyển động của xe.
d)Gv hướng dẫn hs tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp. 
IV.Củng cố: ( 3 phút )
Nhắc lại các chi tiết để lắp xe nôi.
V.Dặn dò: ( 2 phút )
Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
-Quan sát xe mẫu.
-Chọn các chi tiết cần dùng.
-Theo dõi các thao tác của giáo viên và nêu ý kiến.
- HS quan sát mẫu.
- HS lên lắp và nhận xét, bổ xung;thục hiện lắp giá đỡ trục bánh xe thứ hai.
- HS lắp trục bánh xe thao thứ tự các chi tiết trong hình6.
************************************
TIẾT 5 Thể dục:
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
NHẢY DÂY
I- MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức
- Học sinh Biết cách thực hiện được động tác đá cầu, nhảy dây
2. Kỹ năng
- HS thực hiện được tương đối đúng động tác đi tác đá cầu, nhảy dây
 3.Giáo dục
- Giáo dục cho học sinh ý nghĩa và tầm quan trọng của bài tập để áp dụng vào tập luyện và thực tiễn cuộc sống
- Giáo dục cho học sinh cách thức tập luyện , các tư thế cơ bản 
- Giúp cho học sinh hiểu được luật, cách thức thực hiện trò chơi qua đó chỉ ra cho học sinh ý nghĩa , mục đích của bài tập
- Giáo dục tình thấn đồng đội , kỹ năng vận động , trong các bài tập và khi chơi trò chơi
II- ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: Sân trường sạch và mát
- Phương tiện: Còi, vạch trò chơi.
III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Ổn định tổ chức lớp 
Nội dung
Phương pháp tổ chức
A- Mở đầu: 
- Ổn định: - Báo cáo sĩ số
- Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giáo án: Hôm nay các em sẽ ôn luyện Nhảy dây kiểu chụm hai chân
- Nghe HS báo cáo và phổ biến nhiệm vụ giáo án 
Khởi động: Tập động tác khởi động làm nóng cơ thể, để cơ thể thích ứng bài sắp tập.
- Cho HS khởi động nhanh, gọn và trật tự
* Kiểm tra bài cũ: 
Gọi vài em tập lại kĩ thuật nhảy dây
- Nhận xét ghi kết quả mức hoàn thành động tác cho HS
B- Phần cơ bản
2 . Phần cơ bản
Ø Đá cầu: Tập tâng cầu bằng đùi :
 -GV làm mẫu, giải thích động tác: 
 TTCB : Đứng chân thuận phía sau hơi co gối, nửa trước bàn chân chạm đất, trọng tâm dồn vào chân trước. Tay cùng bên với chân thuận cầm cầu, tay kia buông tự nhiên, mắt nhìn cầu. 
 Động tác: Tung cầu lên cao khoảng 0,3 – 0,5m, cách ngực 0,2 – 0,4m, mắt nhìn theo cầu để dự đoán hướng cầu rơi. Di chuyển về phía cầu rơi, co gối chân thuận, dùng đùi tâng cầu lên cao. Tiếp theo di chuyển theo hướng cầu rơi để tâng cầu lên. 
Ø nhảy dây
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau 
- Cho các tổ luyện tập dưới hình thức thi đua: Danh hiệu “ Vô địch tổ ” do cán sự điều khiển. Khi có lệnh các em cùng bắt đầu nhảy, ai để dây vướng chân thì dừng lại, người để vướng dây cuối cùng là người vô địch tổ đó
- Cả lớp cùng thực hiện dưới sự chỉ huy của GV hoặc cán sự lớp. 
C- Kết thúc:
Hồi tĩnh: Tập động tác thả lỏng cơ thể, để cơ thể sớm hồi phục. 
Củng cố:Hôm nay các em ôn luyện những nội dung gì ?
 - Nhận xét tiết học và nhắc nhở các em về cần tập lại kĩ thuật đã học 
- Thả lỏng và nghỉ ngơi tích cực
- Cho hs nhắc lại nội dung vừa được ôn luyện. 
- Nhận xét và giao bài cho HS về tập luyện thêm ở nhà.
Thứ tư, ngày 6 tháng 4 năm 2016.
Tiết 1: Tập đọc: TRĂNG ƠI TỪ ĐÂU ĐẾN?
I. MỤC TIÊU 
 	- Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ.
 	- Hiểu nội dung bài: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ với trăng và thiên nhiên đất nước.
 	- Hiểu nghĩa các từ ngữ: lửng lơ, diệu kì, chớp mi ... 
 	II. CHUẨN BỊ 
 	- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài " Đường đi Sa Pa " và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Hướng dẫn:
HĐ1: Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV phân đoạn đọc nối tiếp.
- Yêu cầu 6 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ của bài (3 lượt HS đọc).
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó trong bài như: lửng lơ, diệu kì ,chớp mi ... 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc.
HĐ 2: Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc 2 đoạn đầu trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Trong hai khổ thơ đầu mặt trăng được so sánh với những gì?
+ Vì sao tác giả lại nghĩ là trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh?
+ Em hiểu "chớp mi" có nghĩa là gì?
+ Đoạn 1 và 2 cho em biết điều gì?
 - Yêu cầu 1 HS đọc tiếp 4 đoạn tiếp theo
 - Trong mỗi khổ thơ này gắn với một đối tượng cụ thể đó là những gì? Những ai?
+ Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước như thế nào? 
HĐ 3: Đọc diễn cảm:
- Giới thiệu các câu thơ cần luyện đọc diễn cảm.
- Yêu cầu HS đọc từng khổ.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng từng khổ rồi cả bài thơ.
- Nhận xét từng HS.
c. Củng cố – dặn dò:
- Hình ảnh thơ nào là phát hiện độc đáo của tác giả khiến em thích nhất?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết học sau: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- 1 HS đọc.
- HS theo dõi.
- HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự.
- Luyện đọc theo cặp.
+ Mặt trăng được so sánh: (Trăng hồng như quả chín, Trăng tròn như mắt cá). 
+ Vì tác giả nhìn thấy mặt trăng hồng như quả chín treo lơ lửng trước nhà; trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi.
+ Mắt nhìn không chớp.
+ Hai đoạn đầu miêu tả về hình dáng, màu sắc của mặt trăng.
- Đó là các đối tượng như sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân....
- Tác giả rất yêu trăng, yêu mến tự hào về quê hương đất nước, cho rằng không có trăng nơi nào sáng hơn đất nước em.
- HS luyện đọc trong nhóm 2 HS.
- HS đọc từng khổ theo hình thức tiếp nối. 
- 2 đến 3 HS đọc đọc thuộc lòng.
********************************
Tiết 2 Toán: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU 
 	- Giải được bài toán” tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó”
 	- BT cần làm: BT1, BT2
II. CHUẨN BỊ
 	- Bảng con. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của giáo viên
1. Kiểm tra
- Nêu các bước khi giải dạng toán “Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó.
- Nhận xét. 
2. Bài mới:
 a. GT bài:
 b. Hướng dẫn:
Bài 1: Các bước giải.
- Vẽ sơ đồ. 
- Tìm hiệu số phần bằng nhau. 
- Tìm số bé. 
- Tìm số lớn. 
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 2: 
- HS nêu các bước giải. 
- Gọi 1 HS lên bảng giải. 
- GV nhận xét.
* Học sinh trên chuẩn
Hiệu hai số là 510. Tìm hai số đó, biết rằng nếu viết thêm chữ số 3 vào bên phải số bị trừ và giữ nguyên số trừ, ta được hiệu mới là 6228.
3.Củng cố- Dặn dò:
- GV hệ thống lại bài.
- GV nhận xét tuyên dương.
- Dăn HS về nhà ôn lại cách giải bài toán 
tìm hai số khi biết hiệu và tỉ.
Hoạt động của học sinh
- 2 HS thực hiện yêu cầu. 
Bài 1:
- HS đọc đề, tự giải vào vở, gọi 1 em lên bảng giải. 
Giải
 Hiệu số phần bằng nhau:
8 - 3 = 5 (phần)
 Số bé là: 85 : 5 x 3 = 51
 Số lớn là: 85 + 51 = 136
 ĐS: Số lớn: 136 
 Số bé : 51
Bài 2:
	Giải:
 Hiệu số phần bằng nhau:
 5 - 3 = 2 (phần)
 Số bóng đèn màu là
250 : 2 x 5 = 625 (bóng)
 Số bóng đèn trắng là:
625 - 250 = 375 ( bóng )
 Đáp số: Đèn màu: 625 bóng
 Đèn trắng: 375 bóng
Giải:
Hiệu hai số bị trừ là :
6228 – 510 = 5718
Hiệu số phần bằng nhau của hai số bị trừ khi bớt số bị trừ mới 3 đơn vị là :
10 -1 = 9 (phần)
Số bị trừ đã cho là :
(5718-3) : 9= 635
Số trừ đã cho là :
635 – 510 = 125
Đáp số : Số bị trừ : 635
 Số trừ : 125 
Tiết 3: Tập làm văn
 LUYỆN TẬP TIN TỨC ( GT: KHÔNG DẠY) 
THAY ÔN: MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU 
- Ôn tập, củng cố về cách viết bài văn miêu tả cây cối theo đề bài GV chọn, biết viết đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Diễn đạt thành câu, đủ ý, tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ 
Bảng phụ ghi sẵn đề bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra về sự chuẩn bị các HS chuẩn bị .
- Nhận xét chung.
2. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Hướng dẫn:
- GV ghi đề bài lên bảng.
Đề bài: Tả một cây ăn quả mà em yêu thích.
- Gọi 1 HS nhắc lại dàn bài.
- Cho HS làm bài.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
- GV thu bài, chấm 1 số bài- nhận xét.
c. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- CB quan sát trước các con vật nuôi trong nhà.
- Tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của tổ mình. 
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp thầm bài.
- 2 HS lần lượt nhắc.
- HS làm bài.
HS lắng nghe.
*********************************
Tiết4: Kể chuyện
BÀI: ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG
I.MỤC TIÊU:
- Dựa theo lời kể của GV và tranh minh họa ( SGK), kể lại được từng đoạn và kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng rõ ràng, đủ ý (BT1).
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện (BT2).
* GDMT: Giúp học sinh thấy được nét thơ ngây và đáng yêu của ngựa trắng, từ đó có ý thức bảo vệ các loài vật hoang dã.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Bài mới: ( 35 Phút )
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: HS nghe kể chuyện 
Bước 1: GV kể lần 1
- GV kết hợp vừa kể vừa giải nghĩa từ. 
- Giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng ở đoạn đầu, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của Ngựa Trắng, sự chiều chuộng của Ngựa Mẹ với con, sức mạnh của Đại Bàng Núi; giọng kể nhanh hơn, căng thẳng ở đoạn Sói Xám định vồ Ngựa Trắng; hào hứng ở đoạn cuối – Ngựa Trắng đã biết phóng như bay. 
-Bước 2: GV kể lần 2
- GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ. 
Hoạt động 3: HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- GV mời HS đọc yêu cầu của BT1, 2
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. Kể xong trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất.
 4.Củng cố - Dặn dò: ( 5 Phút )
- Có thể dùng câu tục ngữ nào để nói về chuyến đi của Ngựa Trắng?(GV bổ sung thêm: Đi cho biết đó biết đây – Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.)
- Lắng nghe.
- HS quan sát tranh minh họa, đọc thầm nhiệm vụ của bài KC.
- HS nghe và giải nghĩa một số từ khó 
* GDMT: Giúp học sinh thấy được nét thơ ngây và đáng yêu của ngựa trắng, từ đó có ý thức bảo vệ các loài vật hoang dã.
- Tranh 1: Mẹ con Ngựa Trắng quấn quýt bên nhau.
- Tranh 2: Ngựa Trắng ao ước có cánh để bay được như Đại Bàng Núi. Đại Bàng Núi bảo Ngựa Trắng muốn có cánh thì phải đi tìm, đừng quấn quýt bên mẹ cả ngày.
- Tranh 3: Ngựa Trắng xin phép mẹ đi tìm cánh.
- Tranh 4: Ngựa Trắng gặp Sói Xám và bị Sói Xám dọa ăn thịt.
- Tranh 5: Đại Bàng Núi cứu Ngựa Trắng.
- Tranh 6: Ngựa Trắng chồm lên và thấy bốn chân mình thật sự bay như Đại Bàng.
- HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ.
- HS đọc yêu cầu của bài tập. 
-HS thực hành kể chuyện trong nhóm. Kể xong, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể chuyện trước lớp
+ 2, 3 nhóm HS (mỗi nhóm 2, 3 em) tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện. 
+ Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
+ Mỗi HS hoặc nhóm HS kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện hoặc đối thoại cùng cô và các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện: 
- Phải mạnh dạn đi đây đó mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng.
- Cả lớp nhận xét. 
- HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất.
- Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
 ************************************
 Tiết 5: Khoa học
NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
- Mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
+ Các hình minh hoạ trong SGK trang 116, 117.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.
+ Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi của bài trước:
+ Theo em dụ đoán thì để sống thực vật cần phải có những điều kiện nào?
+ Nhận xét 
B. Dạy bài mới: 
* Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Mỗi loài thực vật có nhu cầu về nước khác nhau:
+ Mục tiêu:
+ Hiểu mỗi loài thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.
+ Tiến hành:
+ GV tiến hành cho HS hoạt động nhóm bàn .
+ Yêu cầu HS phân loại tranh (ảnh) về các loài cây thành 4 nhóm: cây sống ở nơi khô hạn, nơi ẩm ướt, cây sống dưới nước, cây sống cả trên cạn và dưới nước.
+ Gọi đại diện HS trình bày, yêu cầu các nhóm khác bổ sung.
 GVKL: Các loài cây khác nhau thì có nhu cầu về nước khác nhau, có cây chịu được khô hạn, có cây ưa ẩm, có cây lại vừa sống được ở trên cạn, vưà sống được ở dưới nước.
* Hoạt động 2: Nhu cầu về nước ở từng giai đoạn phát triển của mỗi loài cây
+ Mục tiêu:
- Kể được một số loài cây thuộc loài ưa ẩm, ưa nước, sống nơi khô hạn.
 + Tiên hành:
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 117SGK.
+ Mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ?
+Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước?
+ Tại sao ở giai đoạn mới cấy và làm đòng, cây lúa lại cần nhiều nước?
+ Em còn biết những loại cây nào mà ở những giai đoạn phát triển khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau?
+ Khi thời tiết thay đổi, nhu cầu về nước của cây thay đổi như thế nào?
GV kết luận:
- Cùng một loại cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau. 
- Biết nhu cầu về nước của cây để có chế độ tưới và tiêu hợp lí cho từng loại cây vào từng thời kì phát triển của một cây mới có thể đạt được năng suất cao.
* Hoạt động nối tiếp:
+ Gọi 2 HS đọc lại mục bạn cần biết.
+ Nhận xét giờ học.
- lên bảng trả lời, lớp theo dõi nhận xét.
- Để sống, thực vật cần phải được cung cấp: nước, ánh sáng, không khí, chất khoáng.
+ HS lắng nghe.
- HS hoạt động nhóm bàn; Cùng nhau phân loại cây trong tranh (ảnh) và dựa vào những hiểu biết của mình để tìm thêm các loại cây khác.
 2 nhóm dán phiếu lên bảng, giới thiệu các loài cây mà nhóm mình sưu tầm được, các nhóm khác bổ sung.
Ví dụ:
+ Nhóm cây sống dưới nước: Bèo, rong, rêu, tảo, khoai nước chàm, đước,
+ Nhóm cây sống nơi khô hạn: Xương rồng, thầu dầu, dứa, hành, tỏi, lúa nương,
+ Nhóm cây sống nơi ẩm ướt: Khoai môn, rau má, rêu, dương xỉ,..
Nhóm cây vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước: rau muống, dừa, cỏ,
- HS quan sát tranh, trao đổi và trả lời câu hỏi
+ Hình 2: Ruộng lúa vừa mới cấy, trên thửa ruộng bà con nông dân đang làm cỏ lúa. Bề mặt ruộng lúa chứa nhiều nước.
+ Hình 3: Lúa đã chín vàng, bà con nông dân đang gặt lúa.Bề mặt ruộng lúa khô.
+ Cây lúa cần nhiều nước từ lúc mới cấy đến lúa bắt đầu uốn câu, vào hạt.
+ Giai đoạn mới cấy lúa cần nhiều nước để sống và phát triển, giai đoạn làm đòng lúa cần nhiều nước để tạo hạt .
- Cây ngô: lúc ngô nảy mầm đén lúc ra hoa cần có đủ nước nhưng đến lúc bắt đầu vào hạt thì không cần nước.
- Cây rau cải; rau xà lách; su hào cần phải có nước thường xuyên.
- Các loại cây ăn quả lúc còn non để cây sinh trưởng và phát triển tốt cần tưới nước thường xuyên nhưng đến khi quả chín, cây cần ít nước hơn..
+ Khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời nắng, nhiệt độ ngoài trời tăng cao cũng cần phải tưới nhiều nước cho cây.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại mục bạn cần biết
Thứ năm, ngày 7 tháng 4 năm 2016.
Tiết 1 : Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
 	- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó.
 	- Biết nêu bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó theo sơ đồ cho trước. 
 	- BT cần làm: BT 1, 3, 4.
II. CHUẨN BỊ 
 	- Bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra
- GV chấm VBT, nhận xét.
- Nhận xét. 
2. Bài mới:
 a. GT bài:
 b. Thực hành:
Bài 1: Các bước giải. 
- Vẽ sơ đồ. 
- Tìm hiệu số phần bằng nhau. 
- Số thứ nhất. 
- Số thứ hai. 
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 3: 
- 1 HS lên bảng giải.
- GV chấm vở nhận xét.
Bài 4: 
- Đọc yêu cầu của bài.
- GV vẽ sơ đồ lên bảng.
- Đặt đề toán.
- GV nhận xét chữa bài.
* Học sinh trên chuẩn 
Một hình chữ nhật có

File đính kèm:

  • docGA_4_tuan_29.doc