Giáo án Lớp 4 - Tuần 29

- GV phát phiếu học tập cho các nhóm đánh dấu vào các cây có thiếu những điều kiện sống khác nhau và ghi kết quả mà HS nhận biết được.

- Gv cùng HS NX chung khen nhóm có sản phẩm theo đúng yêu cầu.

- Trong 5 cây đậu đó, cây nào sống và phát triển bình thường? Vì sao?

 

doc26 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1781 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 29, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờ học. 
- Về nhà học bài, làm lại bài tập.
Toán (tiết 142):
Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách giải bài toán " Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó".
- Rèn kĩ năng tính toán và trình bày.
- GD HS KN: lắng nghe tích cực, tự nhận thức, hợp tác, tìm kiếm và xử lý thông tin, …
II. Chuẩn bị :
 - GV+ HS: sgk
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Nêu bài giải bài 5/149.
- Gv nx chữa bài, ghi điểm.
- Một số Hs nêu miệng, lớp nx, bổ sung.
2. Bài mới :
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài
HĐ2. Hướng dẫn HS:
Bài toán 1: Gv chép bài toán lên bảng.
- Hs đọc đề toán.
- Gv hỏi Hs để vẽ được sơ đồ bài toán:(như sgk)
- Tổ chức HsS suy nghĩ tìm cách giải bài :
- HS trao đổi theo cặp.
- Nêu các bước giải bài toán?
- GV tổ chức HS nêu bài giải:
- Tìm hiệu số phần bằng nhau; tìm giá trị một phần; Tìm số bé, tìm số lớn.
	 Bài giải
Ta có sơ đồ
Số lớn:
Số bé : 	 24
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
 5 - 3 = 2 (phần)
 Số bé là: 24 : 2 x 3 = 36
 Số lớn là: 36 + 24 = 60
 Đáp số : Số bé: 36; Số lớn: 60.
Bài toán 2: GV ghi đề toán lên bảng
- HS đọc đề.
- Trao đổi theo nhóm 2.
- Nêu cách giải bài toán: (sgk)
- Tìm hiệu số phần bằng nhau; Tìm chiều dài, chiều rộng hcn.
- GV cùng Hs nx chữa bài và trao đổi, tìm cách giải bài toán 
- Cả lớp làm bài, 1 HS lên bảng giải bài.
Hđ3. Luyện tập:
Bài 1 (151):
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào vở:
- Cả lớp, 1 Hs lên bảng chữa bài, lớp đổi chéo nháp trao đổi bài.
- GV cùng Hs nx, chữa bài.
Nêu các bước giải bài toán?
Bài giải
Ta có sơ đồ:
Số bé: 123
Số lớn:
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
 5 - 2 = 3 (phần)
Số bé là: 123 : 3 x 2 = 82 
Số lớn là: 123 + 82 = 205
 Đáp số: Số bé: 82; Số lớn: 205.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống KT.
- Nx tiết học.
- VN làm bài tập tiết 142 VBT.
Kể chuyện:
Đôi cánh của ngựa trắng
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nói: Dựa lời kể của gv và tranh minh hoạ, Học sinh kể lại được toàn bộ câu chuyện, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt tự nhiên.
- Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Rèn kĩ năng nghe: Nghe thầy cô kể, nhớ chuyện, nghe bạn kể những đúng lời kể của bạn, kể tiếp lời kể của bạn.
- Giáo dục HS kĩ năng: tự nhận thức, hợp tác, lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin, …
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài đọc (TBDH), câu hỏi trong chuyện viết sẵn vào bảng phụ, SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị SGK của HS.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2. GV kể chuyện:
- YC HS QS tranh minh hoạ, đọc thầm các YC của bài học.
- GV kể lần 1.
- GV kể chuyện lần 2 kết hợp chỉ tranh.
- Nghe giảng.
- QS tranh và đọc các câu hỏi.
- Nghe kể.
- Gv kể lần 1: 
- Học sinh nghe.
HĐ3. Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- Treo tranh minh hoạ chuyện: YC trao đổi và kể lại chi tiết mỗi tranh bằng 1, 2 câu.
- GV kết luận , thống nhất nội dung.
- Làm việc theo cặp.
- 6 HS nối tiếp nhau nêu ý kiến của mình về 6 tranh, lớp bổ xung.
- Chia nhóm 6 HS. Yc nối tiếp nhau kể lại từng đoạn truyện và trao đổi về nội dung câu chuyện.
- Kể lại từng đoạn và cả chuyện.
- Gọi HS thi kể: NX, đánh giá.
- Cá nhân, nhóm thi kể.
- Trao đổi nội dung câu chuyện:
+ VD: Vì sao Ngựa Trắng xin mẹ được đi xa cùng Đại Bàng?
+ Chuyến đi mang lại cho Ngựa Trắng điều gì?
- Nêu ND chuyện:
+ Ngựa trắng biết được thêm nhiều điều và khám phá được sức mạnh của bốn vó khiến nó chạy nhanh chẳng kém gì cánh bay của đại bàng.
3. Củng cố, dặn dò:	
- Có thể dùng câu tục ngữ nào để nói về chuyến đi của Ngựa Trắng? (Đi một ngày đàng học một sàng khôn).
- VN tiết học.
- VN kể lại chuyện cho người thân nghe.
Khoa học (tiết 57):
Thực vật cần gì để sống?
I. Mục tiêu: Sau bài học, Hs biết:
- Nêu những điều kiện cần để duy trì sự sống của thực vật: nước không khí, nhiệt độ,ánh sáng và chất khoáng.
- Vân dụng kiến thức để chăm sóc cây trồng ở nhà, ở trường.
- Giáo dục HS kĩ năng: tự nhận thức, lắng nghe tích cực, hợp tác, …
II. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị theo dặn tiết trước, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Nêu ví dụ về một vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt?
- 2,3 HS nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài
HĐ2. Mô tả thí nghiệm : Thực vật cần gì để sống:
- Tổ chức kiểm tra việc chuẩn bị cây trồng của học sinh:
- Tổ trưởng kiểm tra và báo cáo.
- Báo cáo thí nghiệm trong nhóm:
- Hoạt động N4.
- Quan sát cây bạn mang đến mô tả cách trồng, chăm sóc cây của mình:
- Các thành viên trong nhóm nêu, cử thư kí ghi lại kết quả, dán bảng ghi tóm tắt điều kiện sống cuả từng cây.
(SGK/114).
- Báo cáo kết quả trước lớp:
- Thí nghiệm trên nhằm mục đích gì?
- Em dự đoán xem thực vật cần gì để sống?
* Kết luận: Trên đây là thí nghiệm tìm ra điều kiện sống của cây.
- Đại diện cuả 1,2 nhóm trình bày.
- Để biết xem thực vật cần gì để sống.
- Hs dự đoán các điều kiện sống cuả cây;
HĐ3. Điều kiện để cây sống và phát triển bình thường:
- Gv phát phiếu học tập cho các nhóm đánh dấu vào các cây có thiếu những điều kiện sống khác nhau và ghi kết quả mà Hs nhận biết được.
- Gv cùng Hs nx chung khen nhóm có sản phẩm theo đúng yêu cầu.
- Các nhóm tiến hành trao đổi theo sự chuẩn bị cây thí nghiệm của các nhóm và nêu kết quả trên phiếu.
- Lấy cây của 1 nhóm lên bàn mẫu.
- Trong 5 cây đậu đó, cây nào sống và phát triển bình thường? Vì sao?
- Cây số 4 vì nó được cung cấp đầy đủ các yếu tố cần thiết cho cây: ánh sáng, nước, không khí, chất khoáng.
- Các cây khác như thế nào và vì sao cây đó phát triển không bình thường và chết nhanh?
- Vì các cây không có đủ điều kiện sống như cây 1: thiếu ánh sáng, cây 2: Thiếu không khí; Cây 3 thiếu nước; cây 5: Thiếu chất khoáng.
- Để cây sống và phát triển bình thường cần đủ những điều kiện nào?
... cần phải có đủ điều kiện về nước, không khí, ánh sáng, chất khoáng, 
* Kết luận: Mục bạn cần biết.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu ND bài.
- Nx tiết học. 
- VN: Ghi nhớ điều học vào thực tế cuộc sống trồng cây và chăm sóc cây.
Buổi chiều:
Toán:
Ôn luyện
I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn kĩ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của chúng”.
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị:
- BT cuối tuần, bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Nêu cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó?
- NX, cho điểm.
- 1, 2 HS nêu.
2. Bài mới: 
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2. HD HS luyện tập: (tuần 28)
-Nghe giảng.
Phần I:
Bài 1: Câu A: đúng
Bài 2: Câu B
Bài 3: Tỉ số của số thứ hai với số thứ nhất (lần lượt cần điền) là: 
Bài 4: Câu C
Bài 5: Câu C. 24m và 3m
Phần II:
Bài 1 (trang 40):
- Gọi HS đọc bài và phân tích bài.
- Thực hiện.
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.
- YC nêu các bước giải.
- HS nêu, lớp NX.
- YC HS làm bài và chữa bài.
- Làm VBT và bảng phụ.
- NX, cho điểm.
 Bài giải
 Diện tích của hình vuông là:
 9 x 9 = 81 (cm2)
Vì diện tích hình thoi bằng diện tích hình vuông nên diện tích hình thoi là 81 cm2.
Đường chéo thứ hai của hình thoi là:
 81 x 2 : 9 = 18 (cm)
 Đáp số: 18cm
Bài 2 (trang 40): Viết số thích hợp vào ô trống.
- YC HS phân tích bài và nêu cách làm.
- Làm VBT, 1 HS làm bảng phụ
- Chấm một số bài và chữa bài.
Bài giải
 Đổi: 7m2dm = 72dm
Nửa chu vi của cái chiếu đó là:
 72 : 2 = 36 (dm)
Biểu thị chiều rộng chiếu là 4 phần bằng nhau thì chiều dài chiếu bằng 7 phần như thế.
Tổng số phần bằng nhau là:
 4 + 5 = 9 (phần)
Chiều rộng của chiếu là:
 36 : 9 x 4 = 16 (dm)
Chiều dài của chiếu là:
 26 – 16 = 20 (dm)
Diện tích của cái chiếu hoa đó là:
 20 x 16 = 320 (dm2)
 Đáp số: 320dm2
3.Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống KT bài học.
- Nhận xét giờ.
- VN hoàn thành bài trong VBT.
Tiếng Việt:
Ôn luyện
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Củng cố cấu tạo và tác dụng của câu cảm.
- Nhận diện được câu cảm, biết chuyển các câu kể thành câu cảm.
- Biết sử dụng câu cảm trong các tình huống cụ thể.
- Giáo dục HS kĩ năng: quản lí thời gian, đặt mục tiêu, tư duy, …
II. Chuẩn bị:
- Sách Tiếng Việt nâng cao, bảng phụ.
III. Các hoạt dộng dạy học:
1. Kiểm tra:
- YC đọc ghi nhớ bài câu cảm ?
- 1, 2 HS đọc.
- YC đặt 2 câu cảm.
- 1, 2 đặt câu. Lớp NX.
- NX, cho điểm.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
- Nghe giảng.
HĐ2. HS HS luyện tập:
Bài 1 (trang 124): Tìm câu cảm trong các đoạn trích sau.
- Đọc YC bài.
- YC HS tự làm bài.
- Thảo luận cặp và nêu KQ.
- NX, chốt KQ đúng:
Câu cảm có dấu gạch ngang ở đầu câu.
- Câu cảm dùng để làm gì?
Nhờ dấu hiệu nào em có thể nhận biết được câu cảm?
-Trả lời.
Bài 2 (trang 125): Đặt câu cảm trong đó có: a) Một trong các từ: ôi, ồ, chà đứng trước.
b)Một trong các từ lắm , quá , thật đứng cuối câu.
- Đọc YC bài.
- HD mẫu:
VD: a)Ôi ! Biển đẹp quá!
 b)Bích Hường hát hay thật!
- Theo dõi.
- YC HS tự làm bài.
- Làm vở .
- Gọi HS trình bày bài, GV kết hợp ghi bảng.
- Một số HS đọc bài trước lớp.
- GV cùng lớp NX, chữa bài và cho điểm.
Bài 3 (trang 125): Chuyển các câu kể sau thành câu cảm.
- Đọc YC bài.
- HD mẫu a):
VD: Bông hồng này đẹp quá!
 Ôi, bông hồng này đẹp quá!
- 1, 2 HS làm mẫu.
- Yc hS tự làm bài.
- Làm vở và đọc câu trước lớp.
- NX, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- VN học bài và chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 26 / 3 / 2014
Ngày dạy: Thứ tư ngày 2 tháng 3 năm 2014
Tập đọc:
Trăng ơi ... Từ đâu đến?
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ giọng tha thiết, đọc đúng những câu hỏi lặp đi lặp lại Trăng ơi..từ đâu đễn? Giọng ngạc nhiên, thân ái, dịu dàng, thể hiện sự ngưỡng mộ của nhà thơ với vẻ đẹp của Trăng.
- Hiểu bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến; sự gần gũi của nhà thơ với trăng. Bài thơ là khám phá rất độc đáo của nhà thơ về Trăng. Mỗi khổ thơ như một giả định về nơi trăng đến để tác giả suy nghĩ của mình về trăng.
- HTL bài thơ.
- Giáo dục HS kĩ năng: lắng nghe tích cực, tự nhận thức, kiểm soát cảm xúc, …
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài đọc sgk, bảng phụ ghi nội dung HD HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra :
-Yêu cầu HS đọc bài Đường đi Sa Pa.
- Vì sao tác giả gọi Sa Pa là món quà tặng kì diệu mà thiên nhiên tặng cho?
- 2 Học sinh đọc, trả lời câu hỏi.
- Gv cùng hs nhận xét, bổ sung, cho điểm.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2. Luyện đọc:
- Gọi HS khá đọc toàn bài
- 1 HS khá đọc , lớp theo dõi .
- GV theo dõi kết hợp sửa lỗi phát âm sai 
- Hướng dẫn đọc câu văn dài và giải nghĩa từ.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ 2- 3 lượt:
+ Luyện đọc phát âm từ khó.
+ Nêu cách đọc ngắt nghỉ một số câu thơ và luyện đọc.
+ 1 HS đọc mục chú giải, lớp theo dõi.
- Luyện đọc bài theo cặp.
- 1, 2 em đọc cả bài.
- Lớp theo dõi.
HĐ3. Tìm hiểu bài:
- Trăng được so sánh với những gì?
- Đọc thầm 2 khổ thơ đầu.
- Trăng hồng như quả chín, trăng tròn như mắt cá.
- Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh?
- Vì trăng hồng như một quả chín treo lơ lửng trước nhà; trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi.
- Vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể đó là những gì và những ai?
- Đọc lướt 4 khổ thơ còn lại.
- Sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, cú Cội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân -những đồ chơi, sự vật gần gũi với trẻ em, những câu chuyện các em nghe từ nhỏ, những con người thân thiết là mẹ, là chú bộ đội trên đường hành quân bảo vệ quê hương...
- Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước ntn?
- Tác giả rất yêu trăng, yêu mến, tự hào về quê hương đất nước, cho rằng không có trăng nơi nào sáng hơn đất nước em.
- Nêu ý chính bài thơ?
+Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng.
HĐ4. Đọc diễn cảm và HTL bài thơ:
- Gọi HS đọc nối tiếp bài thơ.
- 6 Học sinh đọc.
- Tìm giọng đọc bài thơ?
- Đọc diễn cảm giọng tha thiết, câu Trăng ơi...Từ đâu đến? đọc giọng hỏi đầy ngạc nhiên, ngưỡng mộ; khổ cuối giọng thiết tha trải dài, nhấn giọng: hồng như, tròn như, bay, soi, soi vàng, sáng hơn.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1, 2, và 3.
Gv đọc mẫu:
- Học sinh nêu cách đọc đoạn và luyện đọc theo nhóm 3.
+ Gọi HS thi đọc diễn cảm.
- Cá nhân, nhóm thi đọc.
+ Gv cùng học sinh nx,cho điểm, khen nhóm, cá nhân đọc tốt.
- Tổ chức HS HTL bài thơ.
- Cả lớp nhẩm HTL bài thơ.
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Cá nhân thi đọc khổ thơ, cả bài thơ.
- Gv cùng lớp, khen học sinh đọc thuộc bài thơ tại lớp.
3. Củng cố, dặn dò: Hệ thống ND bài.
- Nx tiết học.
- VN HTL bài thơ, chuẩn bị bài 59.
Toán (tiết 143):
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn kỹ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
- Giáo dục HS kĩ năng: quản lí thời gian, hợp tác, giải quyết vấn đề, …
II. Chuẩn bị:
- SGK, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Yêu cầu HS làm bài tập 2 trong VBT trang 70.
- 1 HS làm bảng lớp, lớp và GV NX chữa bài , cho điểm.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
- Nghe giảng.
HĐ2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- Đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng giải.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
?
Bài giải:
85
Ta có sơ đồ:
Số lớn: 
?
Số bé:	
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
8 - 3 = 5 (phần)
Số bé là:
(85 : 5) x 3 = 51
Số lớn là:
85 + 51 = 136
Đáp số: Số bé: 51 
Số lớn: 136.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc bài, nêu các bước giải và tự làm bài.
- Đọc đầu bài, tóm tắt vẽ sơ đồ rồi giải.
? bóng
Bài giải
250 bóng
Số bóng đèn màu: 
? bóng
Số bóng đèn trắng:	
- GV cùng lớp NX, chữa bài.
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
 5 - 3 = 2 (phần)
Số bóng đèn màu là:
 250 : 2 x 5 = 625 (bóng)
Số bóng đèn trắng là:
 625 – 259 = 375 (bóng)
 Đáp số:Đèn màu: 625 bóng
 Đèn trắng: 375 bóng
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống KT bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm vở bài tập.
Tập làm văn:
Luyện tập miêu tả cây cối
I. Mục tiêu:
- Hs luyện tập tổng hợp viết hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối tuần tự theo các bước: lập dàn ý, viết từng đoạn, mở bài, thân bài, kết bài.
- Tiếp tục củng cố kĩ năng viết đoạn mở bài (kiểu trực tiếp, gián tiếp); đoạn thân bài; kết bài (kiểu mở rộng, không mở rộng).
- Giáo dục HS kĩ năng: tư duy sáng tạo, giao tiếp, tự nhận thức, quản lí thời gian…
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về một số loài cây, cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa; bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra :
 - Gọi HS đọc đoạn kết bài bài văn tả cây tre, hoặc tràm...
- 2, 3 HS đọc, lớp nx, bổ sung.
- Gv nhận xét chung, cho điểm.
2. Bài mới.
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
a) Tìm hiểu đề bài:
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Gv hỏi hs để gạch chân những từ quan trọng của đề bài:
* Đề bài: Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.
- Gv dán một số tranh ảnh lên bảng.
- Hs quan sát và chọn cây định tả.
- Gọi HS đọc các gợi ý.
- 4 HS đọc nối tiếp.
- Yêu cầu hs viết nhanh dàn ý vào nháp.
- Cả lớp thực hiện.
b) HS viết bài:
- HS lập dàn ý, tạo lập từng đoạn, hoàn chỉnh cả bài vào vở.
- Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm 4.
- Thảo luận nhóm.
- Gọi HS trình bày.
- Gv nhận xét chung, cùng hs nhận xét, khen bài làm tốt. Chấm điểm.
- Hs tiếp nối nhau trình bày bài.
- Lớp nx, trao đổi, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học. 
- VN hoàn chỉnh bài vào vở. Chuẩn bị giấy kiểm tra cho bài sau.
Kĩ thuật (tiết 29):
Lắp xe nôi (tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kĩ thuật, đúng quy trình theo mẫu .Xe chuyển động được.
- Rèn KN tư duy sáng tạo
- Giáo dục HS kĩ năng: Quản lí thời gian, đạt mục tiêu, …
II. Chuẩn bị:
- Mẫu xe nôi đã lắp sẵn
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: 
- Kiểm tra bộ lắp ghép
- Học sinh tự kiểm tra chéo
 2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát theo mẫu:
- Cho HS quan sát mẫu xe nôi đã lắp sẵn
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi :
- Để lắp xe nôi cần bao nhiêu bộ phận?
- GV nêu tác dụng của xe trong thực tế
HĐ3. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
a) Hướng dẫn chọn các chi tiết theo SGK
b) Lắp từng bộ phận
* Lắp tay kéo (H2 sách giáo khoa)
- Cho học sinh quan sát H2 và xác định cần chọn chi tiết nào ? Bao nhiêu ?
* Lắp giá đỡ trục bánh xe ( H3 – SGK )
- Cho học sinh quan sát H3 và gọi một em lên lắp
* Lắp thanh giá đỡ trục bánh xe (H4 - SGK)
- Gọi tên và số lượng các chi tiết để lắp
- Gọi một học sinh lên lắp
* Lắp thành xe với mui xe ( H5 – SGK )
- Em phải dùng mấy bộ ốc vít
* Lắp trục bánh xe ( H6 – SGK )
- Gọi học sinh lắp trục bánh như H6
c) Lắp ráp xe nôi ( H1 – SGK )
- Giáo viên lắp ráp theo quy trình SGK và kiểm tra sự chuyển động của xe 
- Hướng dẫn tháo dời các chi tiết và xếp gọn vào hộp
- Học sinh quan sát mẫu và trả lời câu hỏi
- Cần 5 bộ phận : tay kéo, thanh đỡ giá bánh xe, giá đỡ bánh xe, thành xe với mui xe, trục bánh xe.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh quan sát H2
- Cần 2 thanh thẳng 7 lỗ, 1 thanh chữ U dài
- Học sinh quan sát và lên thực hành
- Học sinh quan sát
- Có 2 tấm lớn và 2 thanh chữ U dài
- Học sinh lên lắp thử
- Học sinh quan sát
- Học sinh quan sát
- Học sinh thực hành lắp
- Học sinh quan sát
- Quan sát và theo dõi
3. Củng cố, dặn dò: Nêu ND bài.
- NX giờ.
- VN chuẩn bị bộ lắp ghép giờ sau thực hành.
Thể dục (tiết 57):
Môn thể thao tự chọn. Trò chơi "nhảy dây"
I. Mục tiêu:
- Ôn và học mới một số nội dung môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng những nội dung ôn tập và mới học.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực trong tập luyện.
- Giáo dục HS kĩ năng: hợp tác, ứng phó với căng thẳng, …
II. Chuẩn bị:
- Sân trường, dây nhảy.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
1.Phần mở đầu:
4-5’
- ổn định tổ chức
- Nhận lớp , phổ biến nội dung, YC bài học.
- Tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số.
- Khởi động.
- Tổ chức Hs tập luyện.
- Cả lớp tập:
+ Xoay các khớp khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai.
+ Một số động tác khởi động và phát triển thể lực chung.
2.Phần cơ bản:
a) Môn tự chọn:
24-25’
- Đá cầu.
- Nêu nội dung tập luyện.
- HD HS ôn chuyển cầu bằng mu bàn chân.
- Học chuyển cầu (bằng má trong hoặc mu bàn chân) theo nhóm 2 người.
- Tập theo đội hình 2 hàng ngang:
+ Một số HS làm lại mẫu động tác.
+ Cả lớp tập luyện.
+ HD và làm mẫu động tác.
+ Tổ chức hs tập luyện.
- Tập theo đội hình 2 hàng ngang.
+Theo dõi sửa động tác, NX, đánh giá.
- Ném bóng:
+ Ôn một số động tác bổ trợ.
+ Ôn cách cầm bóng và tư thế đứng chuẩn bị , ngắm đích , ném.
- Nêu nội dung luyện tập.
- HD lại động tác.
- Tổ chức HS tập luyện: Vừa điều khiển vừa quan sát HS ném bóng.
- Một số HS tập mẫu.
- Luyện tập cả lớp: Tập phối hợp: Cầm bóng, đứng chuẩn bị, lấy đà, ném.
b) Nhảy dây:
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
- Nêu ND tập luyện.
- HD lại động tác và cho HS tập mẫu.
- Tổ chức HS tập luyện và thi giữa các tổ: Theo dõi, NX và đánh giá.
- Tập cá nhân theo đội hình hàng ngang do cán sự lớp điều khiển. 
-Thi vô địch tổ tập luyện.
- Thi theo hàng ngang.
3. Phần kết thúc:
4-5’
- Động tác hồi tĩnh: Đi đều và hát.
- Tổ chức HS tập luyện.
- Cả lớp tập.
- Hệ thống bài học.
- GV cùng hS nêu ND bài học.
- NX, đánh giá giờ học.
- Vệ sinh sân tập.
- VN ôn đá cầu và nhảy dây.
- Lên lớp.
Buổi chiều:
Tiếng Việt:
Ôn luyện
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Phân biệt được nghĩa của các từ đã cho.
- Xác định được CN trong câu kể Ai là gì? CN đó do danh từ hay cụm danh từ tạo thành.
- HS biết cảm thụ một đoạn thơ.
- HS biết viết một bài văn miêu tả một cây hoa nở vào dịp tết trên quê hương.
- Giáo dục HS kĩ năng: quản lí thời gian, đặt mục tiêu, tư duy, …
II. Chuẩn bị: Sách bồi dưỡng TV lớp 4
III. Các ho

File đính kèm:

  • docTuan29D.doc