Giáo án lớp 4 - Tuần 27

I. Mục tiêu: Kiểm tra việc:

- Nhận biết khái niệm ban đầu về PS, tính chất cơ bản của PS, PS bằng nhau, rút gọn, so sánh PS

- Cộng, trừ, nhân, chia PS

- Tính giá trị của các PS, tìm thành phân chưa biết trong phép tính

- Nhận biết hình bình hành. Tính chu vi, diện tích HBH, HCN. Giải bài toán tìm phân số của một số.

II. Đồ dùng dạy học:

- Đề kiểm tra.

 III.Các hoạt động dạy, học:

 

doc101 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 27, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu khiến. 
- Biết chuyển câu kể thành câu khiến.
- Bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp trong các tình huống giao tiếp. Biết đặt câu với từ cho trước theo cách đã học. 
I. Mục tiêu: 
 - Hs nắm được cách đặt câu khiến. 
 - Biết chuyển câu kể thành câu khiến.
 - Bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp trong các tình huống giao tiếp. Biết đặt câu với từ cho trước theo cách đã học. 
II.Chuẩn bị.
 1. Đồ dùng. - Bảng phụ viết câu phần nhận xét. 
 2. Phương pháp ;- Thảo luận, động não, quan sát...
 - KN lắng nghe phản hồi tích cực. 
III. Các hoạt động dạy học.
HĐ1: Kiểm tra bài cũ.
? Câu khiến dùng để làm gì? Lấy ví dụ câu khiến và phân tích?
- 2 Hs trả lời, lấy ví dụ, lớp nx, bổ sung, trao đổi.
- Gv nx chung, ghi điểm.
HĐ 2. Phần nhận xét.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Chuyển câu kể theo 4 cách đã nêu trong sgk. Treo bảng phụ.
- Hs làm bài vào nháp, 4 Hs lên bảng điền theo bảng phụ.
- Trình bày: 
- Hs lần lượt nêu miệng,
- Gv cùng hs nx, chữa bài trên bảng và bài hs trình bày.
- Cách 1: Nhà vua hãy (nên, phải, đừng, chớ) hoàn gươm lại cho Long Vương!
- Cách 2: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi. (thôi/ nào).
- Cách 3: Xin/ Mong nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.
- Cách 4: Chuyển nhờ giọng điệu phù hợp với câu khiến.
- Lưu ý: Với những câu yêu cầu, đề nghị nhẹ cuối câu nên đặt dấu chấm. Với những câu yêu cầu, đề nghị mạnh ( có hãy, đừng, chớ ở đầu câu), cuối câu nên đặt dấu chấm than.
HĐ3. Phần ghi nhớ.
- 3,4 Hs đọc.
HĐ4. Phần luyện tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Đọc mẫu:
- 1 Hs đọc.
- Tổ chức hs trao đổi theo cặp những câu còn lại.
- Từng cặp trao đổi và nêu miệng.
- Trình bày:
- Nam chớ ( đừng, hãy, phải) đi học!
- Nam đi học đi. ( thôi, nào,)
( Câu còn lại làm tương tự)
- Gv cùng hs nx, trao đổi.
Bài 2. 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu thực hiện 1 trong 3 phần.
 ( Theo giảm tải).
- Lớp thực hiện phần a.
- Lớp viết câu cầu khiến vào nháp, 2 Hs lên bảng viết bài.
- Trình bày: 
- Gv nx chung, chốt câu đúng.
- Nhiều hs nêu miệng, lớp nx, trao đổi chữa bài trên bảng.
- VD: Nam cho tớ mượn cái bút nào!
 Hoặc Tớ mượn cậu cái bút nhé!
Bài 3. Tương tự bài 2. 
- Yêu cầu thực hiện 1 trong 3 phần.
 ( Theo giảm tải).
- Gv cùng hs nx, chữa bài, gv ghi điểm một số bài làm tốt.
- Hs thực hiện phần a, làm bài vào vở:
- VD: Hãy chỉ giúp mình cách giải bài toán này nhé!
+ Hãy giúp mình giải bài toán này với!...
Bài 4.
- Hs đọc yêu cầu.
- Nêu miệng tình huống dùng câu khiến nói trên:
- Nhiều học sinh nêu và nêu lại câu khiến bài 3.
- Gv cùng hs nx, trao đổi chữa bài.
HĐ5. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học. VN làm vào vở đặt 5 câu khiến. 
 ___________________________
Tiết3: Kĩ thuật:
 Bài27; Lắp cái đu (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
	- Hs biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu.
	- Biết cách lắp từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kĩ thuật, đúng quy trình kĩ thuật.
	- Học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Mẫu cái đu lắp sẵn.
	- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học.
 A, Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.
 B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1. Quan sát và nhận xét mẫu.
- Tổ chức hs quan sát mẫu cái đu lắp sẵn.
- Cả lớp quan sát.
? Cái đu có những bộ phận nào?
- Có 3 bộ phận: giá đỡ đu, ghế đu, trục đu.
? Tác dụng của cái đu trong thực tế?
- Cho các em nhỏ ngồi chơi ở công viên, trường mầm non.
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a. Chọn các chi tiết:
- Hs nêu các chi tiết để lắp cái đu.
- Gọi hs lên chọn chi tiết:
- 2 Hs lên chọn
- Lớp hs tự chọn theo nhóm 2.
b. Lắp từng bộ phận.
* Lắp giá đỡ đu:
- Hs quan sát hình 2.
? Để lắp giá đỡ đu cần chọn chi tiết 
nào?
- 4 cọc đu, thanh thẳng 11 lỗ, giá đỡ 
trục đu.
? Khi lắp giá đỡ đu em cần chú ý gì?
- Chú ý vị trí trong ngoài của các thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài.
* Lắp ghế đu:
? Lắp ghế đu cần chọn chi tiết nào?
- Chọn tấm nhỏ, 4 thanh thẳng 7 lỗ, 1 thanh chữ U dài.
- Tổ chức hs quan sát hình 3 sgk/83.
* Lắp trục đu vào ghế đu.
- Hs quan sát hình 4 sgk/84.
? Để cố định trục đu cần bao nhiêu vòng hãm?
- ...cần 4 vòng hãm.
c. Lắp ráp cái đu.
- Hs quan sát hình 1 để lắp ráp cái đu.
- Gv cùng hs lắp hoàn chỉnh cái đu.
- Gv cùng hs kiểm tra sự dao động của cái đu.
d. Tháo các chi tiết.
? Nêu cách tháo? 
- Tháo rời từng bộ phận, rồi tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược trình tự lắp.
- Tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp.
IV. Nhận xét, dặn dò.
	- Nx tiết học. Chuẩn bị giờ sau thực hành lắp cái đu.
__________________________________
Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2011
Tiết 1: Toán:
 Bài 135: Luyện tập.
Những điều HS đã biếtcó liên quan đến bài học
HS biết một số đặc điểm của hình thoi, tìm VD là hình thoi, biết tính diện tích hình thoi. 
Những kiến thức cần hình thành
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh:
	- Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.
 - Tính được diện tích hình thoi.
 - GDHS có ý thức học toán. 
II.Chuẩn bị.
 1. Đồ dùng. - Bộ đồ dùng dạy học toán. Bìa hình thoi, kéo , thước kẻ. 
 2. Phương pháp ;- Thảo luận, động não, quan sát...
 - KN lắng nghe phản hồi tích cực. 
III. Các hoạt động dạy học.
HĐ1: Kiểm tra bài cũ.
? Muốn tính diện tích hình thoi ta làm như thế nào? Nêu ví dụ chứng minh?
- 2 Hs trả lời, nêu ví dụ, lớp thực hiện ví dụ.
- Gv cùng hs, nx, chữa ví dụ hs nêu và ghi điểm.
HĐ2. Bài tập.
Bài 1. Làm miệng
- Cả lớp đọc yêu cầu bài, làm vào nháp, nêu miệng kết quả.
- Gv cùng hs nx kết quả, trao đổi cách làm và chốt kết quả đúng:
a. Diện tích hình thoi là 114 cm2.
b. Diện tích hình thoi là: 1050 cm2.
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức hs trao đổi cách làm bài.
- Hs nêu cách làm bài.
- Lớp làm bài vào vở, 1 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv thu một số bài chấm:
- Gv cùng hs nx, trao đổi chữa bài.
Bài giải
Diện tích miếng kính là:
 (14 x10 ) : 2 = 70 (cm2).
 Đáp số: 70 cm2.
Bài 3. Tổ chức hs thực hành trên bìa.
- Lớp thực hành theo N2:
- Cắt 4 hình tam giác như hình bên:
- Hs cắt:
- Xếp 4 hình tam giác đó thành hình thoi:
- Trình bày trước lớp:
- Hs suy nghĩ và xếp thành hình thoi: Như hình trên.
- Một số nhóm trình bày.
- Tính diện tích hình thoi:
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
- Cả lớp tính vào nháp, 1 Hs lên bảng chữa bài.
Bài giải 
Diện tích hình thoi đó là:
 ( 6x4) :2 = 12 (cm2)
 Đáp số: 12 cm2.
Bài 4.Tổ chức thực hành gấp và kiểm tra.
- Lớp thực hành theo hướng dẫn sgk/144.
- Trình bày và trao đổi:
- Một số học sinh trình bày gấp và cùng lớp trao đổi kết quả qua việc gấp.
? Nêu đặc điểm của hình thoi?
- Hs nêu.
HĐ3. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học. Vn làm bài tập VBT tiết 134
 ___________________________
Tiết 3: Mĩ thuât
 Bài 27: Vẽ theo mẫu: Vẽ cây.
I. Mục tiêu:
	- Hs nhận biết được hình dáng, màu sắc của một số loại cây quen thuộc.
	- Hs biết cách vẽ và vẽ được một vài cây.
	- Hs yêu mến và có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh.
II. Chuẩn bị:
	- GV; Sưu tầm một số loại cây có hình đơn giản và đẹp.
	 Tranh, ảnh bài vẽ của học sinh có vẽ cây. Hình gợi ý cách vẽ ( TBDH).
	- HS: ảnh một số loại cây, vở, chì, màu, giấy, hồ xé dán.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Gv giới thiệu các hình ảnh về cây:
- Hs quan sát.
? Tên của cây:
- Chuối, đu đủ, khoai mon, cau,...
? Các bộ phận chính của cây?
- Thân, cành, là,
? Màu sắc của cây?
- xanh tươi,...
?Sự khác nhau của một vài loại cây?
- Có nhiều loại cây mỗi loại có hình dáng và màu sắc khác nhau, vẻ đẹp khác nhau....
3. Hoạt động 2: Cách vẽ cây.
- Gv giới thiệu hình gợi ý cách vẽ.
- Hs quan sát.
+ Vẽ hình dáng chung, vẽ phác các nét sống lá cây, vẽ nét chi tiết của thân, lá, cành , vẽ thêm hoa, quả, vẽ màu theo ý thích.
4. Hoạt động 3: Thực hành:
- Gv quan sát giúp đỡ hs lúng túng.
- Vẽ theo mẫu cây xung quanh trường hoặc theo trí nhớ cây đã quan sát.
5. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Hs trưng bày bài vẽ.
- Gv cùng hs nx theo tiêu chí:
-Gv khen và đánh giá hs có bài vẽ tốt.
+ Bố cục, hình dáng cây, các hình ảnh phụ, màu sắc,
6. Dặn dò.
	- Quan sát hình dáng màu sắc của cây. Quan sát lọ hoa có trang trí.
Tiết 4: Tập làm văn:
Bài 54: Trả bài văn miêu tả cây cối.
I. Mục tiêu:
	- Nhận thức đúng về lỗi trong bài văn miêu tả cây cối của bạn và của mình.
	- Biết tham gia sửa lỗi chung: ý, bố cục bài, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tảt; biết tự sửa lỗi theo yêu cầu của cô giáo.
	- Thấy được cái hay của bài văn hay.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Phiếu ghi sẵn lỗi về chính tả, dùng từ, câu, ý cần chữa trước lớp.
	- Một số phiếu phát cho học sinh sửa lỗi, bút màu,...
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Nhận xét chung bài viết của hs:
- Đọc lại các đề bài, phát biểu yêu cầu của từng đề.
- Lần lượt hs đọc và nêu yêu cầu các đề bài tuần trước.
- Gv nhận xét chung:
	* Ưu điểm: 
* Khuyết điểm: 
	* Gv treo bảng phụ các lỗi phổ biến:
Lỗi về bố cục/
Sửa lỗi
Lỗi về ý/
Sửa lỗi
Lỗi về cách dùng từ/ 
Sửa lỗi
Lỗi đặt câu/
Sửa lỗi
Lỗi chính tả/
Sửa lỗi
 - Gv trả bài cho từng hs.
2. Hướng dẫn hs chữa bài.
a. Hướng dẫn học sinh chữa bài.
- Gv giúp đỡ hs yếu nhận ra lỗi và sửa
- Đọc thầm bài viết của mình, đọc kĩ lời cô giáo phê tự sửa lỗi.
- Viết vào phiếu học tập các lỗi trong bài.
- Gv đến từng nhóm, kt, giúp đỡ các nhóm sữa lỗi.
- Hs đổi bài trong nhóm, kiểm tra bạn sửa lỗi.
b. Chữa lỗi chung:
- Gv dán một số lỗi điển hình về chính tả, từ, đặt câu,...
Lỗi chính tả
- Hs trao đổi theo nhóm chữa lỗi.
- Hs lên bảng chữa bằng bút màu.
- Hs chép bài lên bảng.
Lỗi dùng từ
3. Học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
Gv đọc đoạn văn hay của hs:
 +Bài văn hay của hs:
- Hs trao đổi, tìm ra cái hay, cái tốt của đoạn, bài văn: về chủ đề, bố cục, dùng từ đặt câu, chuyển ý hay, liên kết,...
4. Hs chọn viết lại một đoạn trong bài làm của mình.
- Hs tự chọn đoạn văn cần viết lại.
- Đoạn có nhiều lỗi chính tả:
- Viết lại cho đúng
- Đoạn viết sai câu, diễn đạt rắc rối :
- Viết lại cho trong sáng.
- Đoạn viết sơ sài:
- Viết lại cho hấp dẫn, sinh động.
5. Củng cố, dặn dò.
- Nx tiết học.
- Vn viết lại bài văn cho tốt hơn ( Hs 
viết chưa đạt yêu cầu)
 ___________________________
Tiết 5: Sinh hoạt lớp
 Nhận xét tuần 27 
I. Yêu cầu.
 - Hs nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong tuần 
 - Phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại.
 II. Lên lớp
 Nhận xét chung;
 - Duy trì tỉ lệ chuyên cao .
 - Đi học đúng giờ, thực hiện tốt nền nếp của trường, lớp.
 - Có ý thức cao trong các giờ truy bài.
 - Đã có tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập.
 - Trong các giờ thể dục giữa giờ xếp hàng nhanh nhẹn, tập tương đối tốt.Múa đều
 - Có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Tồn tại:
Một số em còn lười học,trong lớp chưa chú ý nghe giảng
chưa học bài và làm bài ở nhà.
III. Phương hướng tuần 28
 - Phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại của tuần 27
 - Tiếp tục rèn chữ viết và bồi dưỡng học sinh .
Tiết2 :Luyện từ và câu.
Bài 53: Câu khiến
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến.
	- Biết nhận diện câu khiến, đặt câu khiến.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Bảng phụ viết những câu khiến của bài tập 1- luyện tập.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Học thuộc các thành ngữ bài 4. Giải thích một thành ngữ em thích?
- 2 Hs trả lời, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Phần nhận xét.
Bài tập 1,2.
- Hs đọc yêu cầu bài 1,2.
- Hs suy nghĩ, phát biểu ý kiến:
- Câu khiến:
- Dùng để:
 Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!
 - dùng để nhờ mẹ gọi sứ giả vào.
? Cuối câu in nghiêng có dấu gì?
- Có dấu chấm than cuối câu.
Bài 3.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức hs trao đổi theo nhóm thực hiện yêu cầu bài.
- Hs thực hiện yêu cầu bài.
- Trình bày:
- Lần lượt hs nêu câu nói của mình, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung:
- VD: Làm ơn cho tớ mượn quyển vở của cậu với!...
? Câu khiến dùng để làm gì và khi viết cuối câu khiến có dấu gì?
- Hs trả lời:
3. Phần ghi nhớ:
- 3, 4 hs nêu.
4. Phần luyện tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Đọc thầm nội dung bài và suy nghĩ làm bài:
- Cả lớp, làm bài vào nháp.
- Trình bày:
- Gv cùng hs, nx, trao đổi, bổ sung, chốt câu đúng, treo bảng phụ.
- Lần lượt hs nêu các câu khiến của từng đoạn:
- Đoạn a:
Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!
- Đoạn b:
Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu! 
- Đoạn c:
- Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!
- Con đi nhặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức hs trao đổi, làm bài theo nhóm 2:
- N2 trao đổi, làm bài vào nháp.
- Trình bày:
- Lần lượt đại diện các nhóm nêu, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung, chốt câu đúng:
- VD: Hãy viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây mà em biết.
+ Vào ngay!
+ Dựa theo cách trình bày bài báo"Vẽ về cuộc sống an toàn".
Bài 3.
- Hs đọc yêu cầu bài. 
- Tổ chức hs làm bài vào vở:
- Cả lớp.
- Trình bày:
- Lần lượt hs nêu, lớp nx, bổ sung, trao đổi.
- Gv nx chốt câu đúng ghi điểm.
- VD: Cho mình mượn bút của bạn một tí!
+ Anh cho em mượn quả bóng của anh một lát nhé!
+ Em xin phép cô cho em vào lớp ạ!
5. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học. Vn học thuộc bài và viết vào vở 5 câu khiến.
Tiết 3:Đạo đức
Tiết 27: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo 
	(tiết 2)
I. Mục tiêu:
Củng cố, luyện tập:
-Thế nào là hoạt động nhân đạo. Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
- Biết thông cảm với những người gặp khó khăn hoạn nạn.
- Tích cực tham gia hoạt động nhân đạo.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Phiếu điều tra theo mẫu bài 5 sgk/39.	
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là hoạt động nhân đạo?
- 1,2 hs nêu, lớp nx.
- Gv nx chung và đánh giá.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi bài tập 4 sgk/39.
	* Mục tiêu: hs nhận biết được những việc làm nhân đạo và những việc làm không phải là hoạt động nhân đạo.
	* Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu bài tập.
- 1 Hs nêu yêu cầu bài tập.
- Tổ hức hs trao đổi theo N4:
- N4 trao đổi bài:
- Trình bày: Gv nêu từng việc làm:
- Đại diện lần lượt các nhóm nêu.
- Lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chốt ý đúng:
+ Việc làm nhân đạo: b,c,e.
+ Việc làm không phải thể hiện lòng nhân đạo: a,d.
3. Hoạt động 2: Xử lí tình huống bài tập 2 sgk/38.
	* Mục tiêu: Hs đưa ra cách ứng xử và biết cách nhận xét cách ứng xử của bạn về các việc làm nhân đạo.
	* Cách tiến hành:
- Chia lớp theo nhóm 4: Nhóm lẻ thảo luận tình huống a, nhóm chẵn thảo luận tình huống b.
- N4 thảo luận: Mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống.
- Trình bày: 
- Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận.
- Gv nx chung, kết luận:
+Tình huống a: Đẩy xe lăn giúp bạn, hoặc quyên góp tiền giúp bạn mua xe.
+ Tình huống b: Thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà những công việc vặt hằng ngày như quét nhà, quét sân, nấu cơm,...
4. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm bài tập 5.
	* Mục tiêu: Nêu được những người có hoàn cảnh khó khăn và những việc làm giúp đỡ họ.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức hs trao đổi theo nhóm 4:
- Gv phát phiếu khổ to và bút cho 2 nhóm:
- N4 trao đổi, cử thư kí ghi kết quả vào phiếu. 2 nhóm làm phiếu.
- Trình bày:
- Đại diện các nhóm nêu, dán phiếu, lớp trao đổi việc làm của bạn.
- Gv nx chung chốt ý:
- Một số hs đọc ghi nhớ bài.
5. Hoạt động tiếp nối.
	- Thực hiện theo kết quả bài tập 5 đã xây dựng trong nhóm
Tiết 4: Kể chuyện:
Bài 27: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
I. Mục đích, yêu cầu.
	+ Rèn kĩ năng nói:
	- Hs chọn được một câu chuyện về lòng dũng cảm mình đã chứng kiến hoặc tham gia. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
	- Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ.
	+Rèn kĩ năng nghe: lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Tranh minh hoạ sgk phóng to (nếu có).
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Kể lại câu chuyện em được nghe hoặc được đọc nói về lòng dũng cảm?
- 2 Hs kể, lớp nx, trao đổi về nội dung câu chuyện của bạn kể.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề bài.
- Gv viết đề bài lên bảng:
- Hs đọc đề bài.
- Gv hỏi học sinh để gạch chân những từ quan trọng trong đề bài:
- Hs trả lời:
*Đề bài: Kể lại một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em được chứng kiến hoặc tham gia.
- Đọc các gợi ý?
- 4 Hs nối tiếp nhau đọc gợi ý 1,2,3,4.
+ Lưu ý : Hs có thể kể cả các câu chuyện đã được chứng kiến qua truyền hình và trên phim ảnh.
Một số em không tìm truyên có thể kể câu chuyện đã nghe, đã đọc.
- Giới thiệu câu huyện mình chọn kể:
- Nối tiếp nhau giới thiệu.
3. Thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Nêu dàn ý câu chuyện:
- Hs nêu gợi ý 2.
- Kể chuyện theo cặp:
- Cặp kể chuyện.
- Thi kể:
- Đại diện các nhóm lên thi, lớp trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Gv cùng hs nx, tính điểm, bình chọn bạn kể câu chuyện hay, hấp dẫn nhất.
4. Củng cố, dặn dò.
	Nx tiết học. VN kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Xem trước bài kể chuyện tuần 29.
Tiết 5: Địa lý:Bài 27
Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải 
miền Trung.
I. Mục tiêu:
	Sau bài học, hs có khả năng:
	- Nêu được đặc điểm dân cư ở ĐBDHMT: tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người Kinh, người Chăm và cùng một số dân tộc khác sống hoà thuận.
	- Trình bày được những đặc điểm của hoạt động sản xuất ở ĐBDHMT, các nghành nghề, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất.
	- Dựa vào tranh ảnh để tìm thông tin.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Bản đồ Việt Nam, 
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Nêu sự khác biệt về khí hậu giữa khu vực phía Bắc và phía Nam ĐBDHMT?
- 1,2 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
 B, Bài mới.
1, Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Dân cư tập trung khá đông đúc.
	* Mục tiêu: Nêu được đặc điểm dân cư ở ĐBDHMT: tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người Kinh, người Chăm và cùng một số dân tộc khác sống hoà thuận.
	* Cách tiến hành:
? Người dân ở ĐBDHMT là người dân tộc nào?
- ...chủ yếu là người Kinh, người Chăm và một số dân tộc khác sống bên nhau hoà thuận.
? Quan sát hình sgk nx trang phục của phụ nữ Kinh?
- Người Kinh mặc áo dài, cao cổ.
Hàng ngày để cho tiện sinh hoạt và sản xuất, người Kinh mặc áo sơ mi và quần dài.
3. Hoạt động 2: Hoạt động sản xuất của người dân.
	* Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm của hoạt động sản xuất ở ĐBDHMT, các nghành nghề, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất.
	- Dựa vào tranh ảnh để tìm thông tin.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức hs quan sát các hình 3-8 sgk/139.
- Cả lớp quan sát.
? Cho biết người dân ở đây có nghành nghề gì?
- Các nghành nghề: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản, và nghề làm muối.
? Kể tên một số laọi cây được trồng?
- Lúa, mía, lạc...
- Ngoài ra còn nhiều cây mía, bông, dâu tằm, nho.
? Kể tên một số con vật được chăn nuôi nhiều ở ĐBDHMT?
- ...bò, trâu,...
? Kể tên một số loài thuỷ sản ở ĐBDHMT?
- cá, tôm,...
? ở ĐBDHMT còn nghề nào nữa?
- Nghề muối là nghề rất đặc trưng của người dân ở ĐBDHMT.
? Giải thích vì sao người dân ở đây laị có những hoạt động sản xuất này?
- Vì họ có đất đai màu mỡ, họ gần biển, khí hậu nóng ẩm, ...
	* Kết luận: Hs đọc ghi nhớ của bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học, vn học thuộc bài, chuẩn bị bài sau tiếp theo.
Thứ tư ngày 10 tháng 3 năm 2010
Tiết 1:toán:
Bài 134: Diện tích hình thoi
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
	- Hình thành công thức tính diện tích hình thoi.
	- Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải các bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Bộ đồ dùng dạy học toán. Bìa hình thoi, kéo , thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Nêu đặc điểm hình thoi?
- 2,3 Hs nêu, lớp nx,
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Công thức tính diện tích hình thoi.
- Gv thao tác trên bìa hình thoi.
- Hs quan sát.
? Chỉ 2 đường chéo của hình thoi?
- 1 số học sinh lên chỉ và kẻ trên bìa hình thoi.
? Cắt hình thoi thành 4 tam giác vuông?
- 1 Hs lên cắt.

File đính kèm:

  • doctuan27 sang.doc