Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021

Chính tả

HOẠ SĨ TÔ NGỌC VÂN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài dưới dạng văn xuôi

- Làm đúng BT2a phân biệt âm đầu tr/ch ; giải được câu đố về các chữ bài 3

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.

3. Thái độ:

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết

4. Góp phần phát triển năng lực:

- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

 - GV: giấy khổ to ghi nội dung BT 2

 - HS: Vở, bút,.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc38 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 72 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uộc sống của chúng ta tốt hơn.
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
- Nhóm trưởng điều hành các thành viên kể chuyện trong nhóm 
- Các nhóm cử đại diện kể chuyện trước lớp
- HS lắng nghe và đánh giá theo các tiêu chí
VD:
+ Nhân vật chính trong câu chuyện của bạn là ai?
+Nhân vật đó đã có những việc làm gì để góp phần bảo vệ môi trường
..................
+ Cần phải luôn có ý thức bảo vệ môi trường
- HS lắng nghe
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Sưu tầm các bài thơ, bài hát về chủ đề bảo vệ môi trường
Toán
(Cô Bích dạy)
_________________________________
Khoa học
ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức 
- Biết được các tác hại do ánh sáng quá mạnh, quá yếu gây ra cho mắt
2. Kĩ năng
- Biết bảo vệ đôi mắt bằng cách tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh, quá yếu gây ra cho mắt.
3. Thái độ
- Có ý thức học tập, làm việc ở nơi có ánh sáng đủ để bảo vệ đôi mắt
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác,...
*KNS: - Trình bày về các việc nên, không nên làm để bảo vệ đôi mắt
 - Bình luận về các quan điểm khác nhau liên quan tới việc sử dụng ánh sáng
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: +Hình minh họa tranh 98, 99 SGK (phóng to).
 + Kính lúp
- HS: Đèn pin
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành thí nghiệm.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1. Khởi động (4p)
 Trò chơi: Hộp quà bí mật 
+ Em hãy nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống của: con người? động vật?
+ Em hãy nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống của thực vật?
- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.
- HS chơi trò chơi dưới sự điều hành của GV
+ Ánh sáng giúp con người có thức ăn, sưởi ấm và có sức khoẻ.
+ Ánh sáng giúp động vật di chuyển, tìm thức ăn, nước uống, phát hiện ra nguy hiểm, ảnh hưởng tới quá trình sinh sản của động vật
+ Ánh sáng giúp cây xanh quang hợp và duy trì sự sống,...
2. Bài mới: (30p)
* Mục tiêu: 
- Biết được các tác hại do ánh sáng quá mạnh, quá yếu gây ra cho mắt
- Biết bảo vệ đôi mắt bằng cách tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh, quá yếu gây ra cho mắt.
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm – Lớp
HĐ1: Những ánh sáng quá mạnh gây hại cho mắt và cách phòng tránh 
- Quan sát hình minh hoạ 1, 2 trang 98 dựa vào kinh nghiệm của bản thân, trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Tại sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt trời hoặc ánh lửa hàn?
+ Lấy ví dụ về những trường hợp ánh sáng quá mạnh cần tránh không để chiếu vào mắt.
- GV kết luận: Ánh sáng trực tiếp của Mặt Trời hay ánh lửa hàn quá mạnh nếu nhìn trực tiếp sẽ có thể làm hỏng mắt. Năng lượng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất ở dạng sóng điện từ, trong đó có tia tử ngoại là tia sóng ngắn, mắt thường ta không thể nhìn thấy hay phân biệt được. Tia tử ngoại gây độc cho cơ thể sinh vật, đặc biệt là ảnh hưởng đến mắt. Trong ánh lửa hàn có chứa nhiều bụi, khí độc do quá trình nóng chảy sinh ra. Do vậy, chúng ta không nên để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt.
- Yêu cầu: quan sát hình minh hoạ 3, 4 trang 98 SGK cùng nhau xây dựng đoạn kịch có nội dung như hình minh hoạ để nói về những việc nên hay không nên làm để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra.
- GV đi giúp đỡ các nhóm bằng các câu hỏi:
 + Tại sao chúng ta phải đeo kính, đội mũ hay đi ô khi trời nắng?
 + Đeo kính, đội mũ, đi ô khi trời nắng có tác dụng gì?
 + Tại sao không nên dùng đèn pin chiếu thẳng vào mắt bạn?
 + Chiếu đèn pin vào mắt bạn có tác hại gì?
- Gọi HS các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. GV nên hướng dẫn HS diễn kịch có lời thoại.
- Dùng kính lúp hướng về ánh đèn pin bật sáng. Gọi vài HS nhìn vào kính lúp và hỏi:
 + Em đã nhìn thấy gì?
- GV giảng: Mắt của chúng ta có một bộ phận tương tự như kính lúp. Khi nhìn trực tiếp vào ánh sáng Mặt Trời, ánh sáng tập trung vào đáy mắt, có thể làm tổn thương mắt. Cần bảo vệ mắt khỏi những ánh sáng quá mạnh.
 HĐ2: Nên và không nên làm gì để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc. 
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 2.
- Yêu cầu quan sát hình minh hoạ 5,6,7,8 trang 99, trao đổi và trả lời câu hỏi:
 + Những trường hợp nào nên, những trường hợp nào cần tránh để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết? Tại sao?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- GV kết luận: Khi đọc, viết tư thế phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách giữ cự li khoảng 30 cm. Không được đọc sách khi đang nằm, đang đi trên đường hoặc trên xe chạy lắc lư. Khi viết bằng tay phải, ánh sáng phải được chiếu từ phía trái hoặc từ phía bên trái phía trước để tránh bóng của tay phải, đảm bảo đủ ánh sáng khi viết.
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)

Nhóm 2/Nhóm 4 – Lớp
+ Chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời hoặc ánh lửa hàn vì: ánh sáng được chiếu sáng trực tiếp từ Mặt Trời rất mạnh và còn có tia tử ngoại gây hại cho mắt, nhìn trực tiếp vào Mặt Trời ta cảm thấy hoa mắt, chói mắt. Ánh lửa hàn rất mạnh, trong ánh lửa hàn còn chứa nhiều: tạp chất độc, bụi sắt, gỉ sắt, các chất khí độc do quá trình nóng chảy kim loại sinh ra có thể làm hỏng mắt.
 + Những trường hợp ánh sáng quá manh cần tránh không để chiếu thẳng vào mắt: dùng đèn pin, đèn laze, ánh điện nê- ông quá mạnh, đèn pha ô- tô, 
- HS nghe.
- HS thảo luận nhóm 4, quan sát, thảo luận, đóng vai dưới hình thức hỏi đáp về các việc nên hay không nên làm để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra.
- Các nhóm lên trình bày, cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
+ HS nhìn vào kính và trả lời: Em nhìn thấy một chỗ rất sáng ở giữa kính lúp.
- HS nghe.
Nhóm 2 – Lớp
+ H5: Nên ngồi học như bạn nhỏ vì bàn học của bạn nhỏ kê cạnh cửa sổ, đủ ánh sáng và ánh Mặt Trời không thể chiếu trực tiếp vào mắt được.
 + H6: Không nên nhìn quá lâu vào màn hình vi tính. Bạn nhỏ dùng máy tính quá khuya như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, có hại cho mắt.
 + H7: Không nên nằm đọc sách sẽ tạo bóng tối, làm các dòng chữ bị che bởi bóng tối, sẽ làm mỏi mắt, mắt có thể bị cận thị.
 + H8: Nên ngồi học như bạn nhỏ. Đèn ở phía bên trái, thấp hơn đầu nên ánh sáng điện không trực tiếp chiếu vào mắt, không tạo bóng tối khi đọc hay viết.
- HS lắng nghe.
- Biết cách bảo vệ đôi mắt khỏi tác động xấu của ánh sáng.
- Tập bài tập rèn luyện cơ mắt cho đôi mắt khoẻ mạnh
Địa lí
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hồ Chí Minh:
 + Vị trí: nằm ở đồng bằng Nam Bộ, ven sông Sài Gòn.
 + Thành phố lớn nhất cả nước.
 + Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn: các sản phẩm công nghiệp của thành phố đa dạng; hoạt động thương mại rất phát triển.
2. Kĩ năng
- Chỉ được thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ (lược đồ).
- Dựa vào bảng số liệu so sánh diện tích và dân số thành phố Hồ Chí Minh với các thành phố khác.
3. Thái độ
- HS học tập nghiêm túc, tự giác.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ
 *TKNL: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước ta.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: + Các BĐ hành chính, giao thông VN.
 + BĐ thành phố HCM (nếu có).
- HS: Tranh, ảnh về thành phố HCM (sưu tầm)
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thuyết trình
- KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: (2p)
+ Kể tên các sản phẩm công nghiệp của ĐB NB?
+ Mô tả chợ nổi trên sông ở ĐB Nam Bộ?
- GV nhận xét chung, giới thiệu bài mới
- LPHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Linh kiện máy tính điện tử, bột ngọt, phân bón,
+ Chợ nổi trên sông là nét độc đáo của đồng bằng Nam Bộ

2. Bài mới: (30p)
* Mục tiêu: Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hồ Chí Minh về vị trí địa lí, dân cư, sự phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm-Lớp
 Hoạt động 1: Thành phố lớn nhất cả nước 
- GV yêu cầu HS chỉ vị trí thành phố HCM trên BĐ VN 
- Dựa vào tranh, ảnh, SGK, bản đồ. Hãy nói về thành phố HCM : 
+ Thành phố nằm trên sông nào ?
+ Thành phố đã có bao nhiêu tuổi ?
+ Thành phố được mang tên Bác vào năm nào ?
+ Thành phố HCM tiếp giáp với những tỉnh nào ?
+ Từ TP có thể đi đến tỉnh khác bằng những loại đường giao thông nào?
+ Dựa vào bảng số liệu hãy so sánh về diện tích và số dân của TP HCM với các TP khác.
 - GV theo dõi sự mô tả của các nhóm và nhận xét, chốt KT
Hoạt động 2: Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn: 
- Cho HS dựa vào tranh, ảnh, BĐ và vốn hiểu biết, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: 
+ Kể tên các ngành công nghiệp của thành phố HCM?
+ Nêu những dẫn chứng thể hiện TP là trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
+ Nêu dẫn chứng thể hiện TP là trung tâm văn hóa, khoa học lớn?
+ Kể tên một số trường Đại học, khu vui chơi giải trí lớn ở TP HCM?
- GV nhận xét và kết luận: Đây là TP công nghiệp lớn nhất; Nơi có hoạt động mua bán tấp nập nhất; Nơi thu hút được nhiều khách du lịch nhất; Là một trong những TP có nhiều trường đại học nhất 
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
- GD TKNL: Các ngành CN ở thành phố Hồ Chí Minh cũng như các ngành CN trên cả nước cần sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng dể tạo ra sản phẩm có giá thành tốt, có tính cạnh tranh cao.
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
Nhóm 4 – Lớp
- 1 HS lên chỉ, nêu vị trí thành phố thuộc vùng đồng bằng Nam Bộ
- HS làm việc nhóm và chia sẻ kết quả:
 + Sông Sài Gòn.
 + Trên 300 tuổi.
 + Năm 1976.
 +Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, BR Vũng Tàu, Tiền Giang.
 + Đường sắt, ô tô, thủy.
 + Diện tích và số dân của TPHCM lớn hơn các TP khác.
Nhóm 2 – Lớp
+ Điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hoá chất, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, 
+ Nơi nay tập trung các ngành công nghiệp, hoạt động thong mại cũng rất phát triển với nhiều chợ và siêu thị lớn, có sân bay quốc tế Tân Sân Nhất và cảng Sài Gòn lớn vào bậc nhất nước ta.
+ Có nhiều viện nghiên cứu, trường đaih học, có nhiều rạp haut, rạp chiếu phim, có nhiều khu vui chơi giải trí hấp dẫn
+ Trường đại học luật, đại học sư phạm, khu vui chơi giải trí, Thảo Cầm Viên, Đầm Sen, Suối Tiên
- HS lắng nghe
- HS nêu nội dung bài học
- HS lắng nghe
- Trưng bày tranh ảnh sưu tầm được về thành phố Hồ Chí Minh

Chiều
Tập đọc
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của lao động (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2. Kĩ năng
- Đọc trôi trảy, rành mạch bài thơ, giọng đọc tươi vui với cảm hứng ngợi ca. Học thuộc lòng bài thơ.
3. Thái độ
- Tình yêu quê hương, yêu lao động
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
 * GD BVMT: HS cảm nhận được vẽ đẹp huy hoàng của biển đồng thời thấy được giá trị của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to) 
 Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, luyện tập – thực hành
- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
+ Đọc lại bài Tập đọc: Vẽ về cuộc sống an toàn
+ Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì? 
+ Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào?
- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài
- LPHT điều khiển các bạn chơi trò chơi Hộp quà bí mật
+ 1 HS đọc
+ Chủ đề cuộc sống thi Em muốn sống an toàn.
+ Thiếu nhi cả nước hào hứng tham gia: “Chỉ trong 4 tháng  đã nhận được 50.000 bức tranh ”

2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch bài thơ, giọng đọc sôi nổi mang cảm hứng ngợi ca
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc sôi nổi, nhịp thơ nhanh thể hiện niềm vui và không khí khẩn trương của những đoàn thuyền đánh cá
- GV chốt vị trí các đoạn
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 5 đoạn.
(Mỗi khổ thơ là một đoạn)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (cài then, sập cửa, đoàn thoi, nhịp trăng cao, nuôi lớn, xoăn tay, loé, muôn dặm phơi,...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa các từ: đọc chú giải
- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu ND, ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của lao động (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.
+ Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào? Những câu thơ nào cho biết điều đó?
+ Đoàn thuyền đánh cá trở về vào lúc 
nào? Những câu thơ nào cho biết điều đó?
+ Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biển?
* GDBVMT: Hình ảnh biển trong bài thơ hiện lên thật đẹp. Vậy chúng ta làm gì để giữ gìn vẻ đẹp của biển?
+ Công việc lao động của người đánh cá được miêu tả đẹp như thế nào?
+ Hãy nêu nội dung của bài thơ ?
* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài. 
- 1 HS đọc
- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - LPHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét
+ Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc hoàng hôn. Câu thơ cho biết điều đó là: Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
+ Đoàn thuyền trở về vào lúc bình minh. Những câu thơ cho biết điều đó là: 
 Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng.
 Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông
 Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
 Mặt trời đội biển nhô màu mới.
+ Những câu thơ nói lên vẻ đẹp của biển.
¶ Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
 Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
¶ Mặt trời đội biển nhô màu mới.
 Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
* Đoàn thuyền ra khơi, tiếng hát của những người đánh cá cùng gió làm căng cánh buồm: Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
+ Bảo vệ môi trường biển bằng cách không vứt rác bừa bãi mỗi khi đi biển,...
* Lời ca của họ thật hay, thật vui vẻ, hào hứng: Hát rằng
* Công việc kéo lưới cũng được miêu tả thật đẹp: Ta kéo xoăn tay chùm cá nặngnắng hồng 
* Hình ảnh đoàn thuyền được miêu tả thật đẹp: Câu hát căng buồm với gió khơi, đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. 
- Nội dung: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển và vẻ đẹp của những người lao động trên biển.
- HS ghi nội dung bài vào vở
3. Luyện đọc diễn cảm - Học thuộc lòng (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diễn cả bài. Học thuộc lòng bài thơ
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu các nhóm tự luyện đọc
- Yêu cầu học thuộc lòng bài thơ tại lớp
- GV nhận xét chung
4. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- 1 HS nêu lại
- 1 HS đọc toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển:
+ Đọc diễn cảm trong nhóm
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS học thuộc lòng và thi học thuộc lòng tại lớp
- Ghi nhớ nội dung bài thơ
- Hãy chọn hình ảnh mình thích nhất và bình về hình ảnh đó

Toán
Tiết 118: PHÉP TRỪ PHÂN SỐ (TT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết trừ hai phân số khác mẫu số.
 2. Kĩ năng
- Thực hiện trừ được 2 PS khác MS. Vận dụng giải toán
3. Thái độ
- Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học
4. Góp phần phát triển các kĩ năng
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: Bài 1, bài 3
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: bảng phụ
 - HS: SGK, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi - đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành
- KT: 	đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3p)
- Nêu cách trừ 2 PS cùng MS
- Lấy VD minh hoạ
- GV dẫn vào bài mới
- LPHT điều hành lớp trả lời, nhận xét 
2. Hình thành KT (15p)
* Mục tiêu: Biết cách trừ 2 PS khác MS
* Cách tiến hành
- GV đặt vấn đề: Từ cách cộng 2 PS khác MS, hãy nêu cách trừ 2 PS khác MS.
- GV chốt KT, chốt cách trừ 2 PS khác MS
- Yêu cầu thực hành trừ - 

- HS thảo luận nhóm 2 – Chia sẻ lớp
Muốn trừ 2 PS khác MS, ta chỉ việc quy đồng MS các PS đó rồi trừ như trừ 2 PS cùng MS
- HS thực hành và chia sẻ kết quả:
 - = - = 
- HS lấy VD về trừ 2 PS khác MS và thực hành tính 
3. HĐ thực hành (18p)
* Mục tiêu: HS thực hiện trừ được 2 phân số khác MS. Vận dụng giải toán
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp
Bài 1: Tính.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở.
- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS
- Củng cố cách trừ 2 PS khác MS. Lưu ý rút gọn kết quả tới PS tối giản
Bài 3: 
- GV gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV gọi 1 HS khác yêu cầu tóm tắt bài toán sau đó yêu cầu HS cả lớp làm bài.
- GV nhận xét, chốt đáp án, lưu ý cách viết đơn vị đo
Bài 2 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Lưu ý HS: Trong một số bài toán trừ 2 PS khác MS, có thể thực hiện quy đồng hoặc rút gọn trước khi tính
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
- Làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Lớp
Đáp án: 
a) - = - = 
b) =
c) 
d) 
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- HS tóm tắt bài toán, chia sẻ yêu cầu bài, tự làm cá nhân – Chia sẻ đáp án
Bài giải
 Diện tích trồng cây xanh chiếm số phần là: 
 - = (diện tích)
 Đáp số: diện tích.
- Thực hiện cá nhân vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Đáp án:
a) 
b) 
c) 
d)
- Chữa lại các phần bài tập làm sai
- Tìm các bài tâp cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải

Chính tả
HOẠ SĨ TÔ NGỌC VÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài dưới dạng văn xuôi
- Làm đúng BT2a phân biệt âm đầu tr/ch ; giải được câu đố về các chữ bài 3
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
3. Thái độ: 
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
4. Góp phần phát triển năng lực:
- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: giấy khổ to ghi nội dung BT 2
 - HS: Vở, bút,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p)
- GV dẫn vào bài mới
- LPVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Chuẩn bị viết chính tả: (6p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, tìm được các từ khó viết 
* Cách tiến hành: 
* Trao đổi về nội dung đoạn cần viết
- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết, phần chú giải
+ Nêu nội dung đoạn viết?
- Giới thiệu ảnh chụp hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.

- 1 HS đọc - HS lớp đọc thầm
+ Đoạn văn ca ngợi Tô Ngọc Vân. Ông là một nghệ sĩ tài hoa đã ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- HS quan sát
- HS nêu từ khó viết: tốt nghiệp, Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, dân công hoả tuyến, kí hoạ,....
- Viết từ khó vào vở nháp
3. Viết bài chính tả: (15p)
* Mục tiêu: Hs nghe - viết tốt bài chính tả, trình bày đúng bài viết theo hình thức văn xuôi.
* Cách tiến hành:
- GV đọc bài cho HS viết
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- HS nghe - viết bài vào vở
4. Đánh giá và nhận xét bài: (5p)
* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai
* Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
5. Làm bài tập chính tả: (5p)
* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được tr/ch 
* Cách tiến hành: Cá nhân - Cặp đôi - Chia sẻ trước lớp
Bài 2a: Điền t

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_25_nam_hoc_2020_2021.doc