Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2012-2013

2 Tập đọc:

 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

I.MỤC TIÊU:

 1. Đọc lưu loát toàn bài thơ. Đọc đúng nhịp thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc vui, hóm hỉnh , thể hiện tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe.

 2. Hiểu ý nghĩa bài thơ: Qua hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kính vì bom giật bom rung, tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước.

 GD hs về tình yêu quê hương,đất nước.

 3. HTL bài thơ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Ảnh minh họa bài đọc trong SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 1/ Khởi động :

 2/ Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên đọc bài “Khuất phục tên cướp biển”, và trả lời câu hỏi: truyện này giúp em hiểu điều gì?

 3/ Bài mới:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: HS quan sát ảnh minh họa bài đọc: Tấm ảnh chụp bộ đội ta đang băng băng trên đường Trường Sơn đầy khói lửa đạn bom.

 GV giới thiệu bài“Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

- HS tranh

- Học sinh nhắc lại đề bài.

Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc:

- GV cho HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ. GV kết hợp sửa lỗi đọc cho HS lưu ý việc ngắt nghỉ hơi

- GV đọc diễn cảm toàn bài- Nhập vai đọc của các chiến sỹ lái xe nói về bản thân mình, về những chiếc xe không có kính, về ấn tượng cảm giác của họ trên chiếc xe đó.

b) Tìm hiểu bài:

GV cho HS đọc và gợi ý các em trả lời các câu hỏi:

  HS đọc thầm 3 khổ đầu của bài thơ, trả lời câu hỏi: Những hình ảnh nào trong bài nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?

  HS đọc thầm khổ thơ 4 , trả lời: tình đồng chí , đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào?

  HS đọc thầm cả bài và trả lời: Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghỉ gì?

GV hỏi về nội dung bài thơ:

GV chốt ý chính: Qua hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kính vì bom giật bom rung, tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống mỹ cứu nước

- Học sinh đọc tiếp nối 2-3 lượt

- HS luyện đọc theo cặp

- HS đọc -1-2 HS đọc cả bài

- HS lắng nghe

- Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi .

- Gặp bạn bè suốt đọc đường đi tới, Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi .

- Các chú bộ đội lái xe rất vất vả, rất dũng cảm

- HS trả lời

 

doc21 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HS lên bảng tìm câu kể Ai là gì?,xác định vị ngữ trong câu.
 2. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài “ Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?”
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ Ai là gì? 
1/ Phần nhận xét:
- 1 HS đọc nội dung bài tập
- Lớp đọc thầm các câu văn, thơ, làm bài vào vở lần lượt thực hiện từng yêu cầu trong SGK, phát biểu ý kiến
- GV viết 4 câu kể Ai là gì?
2/ Phần ghi nhớ:
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ
- HS đọc
- HS thực hiện.
-4 HS lên bảng gạch dưới bộ phận chủ ngữ trong mỗi câu 
-3-4 HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 3: Phần Luyện tập
Bài tập 1:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1 
- GV giao việc
- Cho HS làm bài
- Cho HS trình bày kết quả lên bảng
GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu của bài
- GV hướng dẫn và giao việc
- HS làm bài
- HS suy nghĩ phát biểu ý kiến 
 GV nhận xét và chốt lại ý đúng ( mời 2 HS đọc lại kết quả làm bài)
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu của bài tập 
- GV gợi ý và giao việc
- HS suy nghĩ tiếp nối đặt câu
 GV nhận xét 
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe
- HS làm vào vở
- 2 HS lên trình bày- Lớp nhận xét 
- 1 HS đọc to, cả lớp 
- HS phát biểu-Lớp nhận xét
- HS đọc to, lớp lắng nghe
- Cả lớp suy nghĩ, làm việc cá nhân 
- HS tiếp nối đặt câu- Lớp nhận xét
Hoạt động 4: 
Củng cố- Dặn dò
 - HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ
- Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở các câu văn vừa đặt ở BT3
Tiết 4 Khoa học
ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS có thể :
- Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng,để bảo vệ đôi mắt.
- Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt.
- Biết tránh không đọc, viết ở nơi có ánh sáng quá yếu.
 - Hs nhận thức được việc tự bảo vệ bản thân là rất cần thiết.
*GDKNS: -Kĩ năng trình bày về việc nên, không nên làm để bảo vệ mắt.
-Kĩ năng bình luận về các quan điểm khác nhau liên quan tới việc sử dụng ánh sáng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 98, 99 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 60 VBT Khoa học. 
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Tìm hiểu những trường hợp ánh sáng qua mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng
Mục tiêu :
Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- Yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2 và trả lời câu hỏi trang 98 SGK.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 98SGK.
Bước 2 :
- Yêu cầu HS quan sát các hình 3, 4 và trả lời câu hỏi : Để tránh tác haị do ánh sáng quá mạnh gây ra, ta nên và không nên làm gì?
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình và trả lời câu hỏi.
Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 99 SGK.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về một số việc nên / không nên làm để đản bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết
Mục tiêu: 
Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng,để bảo vệ đôi mắt. Biết tránh không đọc, viết ở nơi có ánh sáng quá yếu.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- Yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 99 SGK.
- Làm việc theo nhóm. Yêu cầu HS nêu lí do cho lựa chọn của mình.
Bước 2 : 
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận: 
- HS thảo luận theo nhóm.
+ Tại sao khi viết bằng tay phải, không nên đặt đèn chiếu sáng ở phía tay phải?
- Gọi các nhóm trình bày. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
- GV cho một số HS thực hành về vị trí chiếu sáng (ngồi đọc, viết sử dụng đèn bàn để chiếu sáng).
- HS thực hành.
Bước 3 : 
- GV cho HS làm việc theo phiếu. Nội dung phiếu học tập như SGV trang 170.
- HS làm việc cá nhân.
- GV giải thích : Khi đọc viết, tư thế phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách giữ ở cự li khoảng 30 cm. Không được đọc sách, viết chữ ở nơi có ánh sáng yếu hoặc nơi ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Không đọc sách khi đang nằm, đang đi trên đường hoặc trên xe chạy lắc lư. Khi đọc sách bằng tay phải, ánh sáng phải được chiếu tới từ phía trái hoặc từ phía bên trái phía trước để tránh bóng của tay phải.
Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 99 SGK.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết.
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại phần Bạn cần biết, làm bài tập ở VBT và chuẩn bị bài mới.
Thứ tư ngày 06 tháng 03 năm 2013
Tiết 1 Toán
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
Nhận biết được một số tính chất của phép nhân phân số: Tính chất giao hoán, kết hợp, nhân một tổng hai phân số với một phân số.
Bước đầu vận dụng các tính chất trên các trường hợp đơn giản.
- Hs có thái độ nghiêm túc trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.KTBC:
2 HS đồng thời làm bài 1,4/133
GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài: Luyện tập
HĐ1: Giới thiệu một số tính chất của phép nhân phân số
Mục tiêu: Biết được tính chất giao hoán, kết hợp, nhân một tổng hai phân số với phân số thứ ba.
Cách tiến hành:
A/ Tính chất giao hoán của phép nhân phân số
GV viết bảng: 2/3 x 4/5 = ?; 4/5 x 2/3 =?
HS tính và so sánh.
Vậy khi thay đổi các phân số trong một tích thì tích đó có thay đổi không?
KL: Đó chính là tính chất giao hoán của phép nhân.
B/ Tính chất kết hợp:
GV viết hai biểu thức sau và yêu cầu HS tính:
( 1/3 x 2/5 ) x 3/4 = ?; 1/3 x ( 2/5 x 3/4) =?
Qua bài toán trên hãy cho biết, muốn nhân một tích hai phân số với phân số thứ ba chúng ta có thể làm thế nào?
KL: Đó chính là tính chất kết hợp của phép nhân.
C/ Tính chất một tổng hai phân số với phân số thứ ba.
GV viết lên bảng hai biểu thức và yêu cầu HS tính.
Khi thực hiện nhân một tổng hai phân số với phân số thứ ba chúng ta làm thế nào?
KL: Đó chính là tính chất nhân một tổng hai phân số với phân số thứ ba
HĐ2: Luyện tập thực hành
Mục tiêu: HS biết vận dụng một số tính chất của phép nhân trong trường hợp đơn giản
Cách tiến hành:
Bài 1: 1 HS đọc đề.
BT yêu cầu gì?
HS làm bài.
GV theo dõi và nhận xét.
Bài 2: 1 HS đọc đề.
BT yêu cầu gì?
Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật?
HS tự làm bài.
GV theo dõi và nhận xét.
Bài 3: 1 HS đọc đề.
BT yêu cầu gì?
HS tự làm bài.
GV theo dõi và nhận xét.
3.Củng cố- Dặn dò:
Nêu tính chất kết hợp của phép nhân?
Chuẩn bị: Tìm phân số của một số.
Tổng kết giờ học.
2 HS lên bảng làm.
HS lên bảng tính ,cả lớp tính nháp.
HS so sánh
HS trả lời.
HS tính, cả lớp làm nháp.
HS trả lời
HS tính, cả lớp làm nháp.
HS trả lời
3 HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con.
1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở BT
1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở BT
Tiết 2 Tập đọc:	
	BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
I.MỤC TIÊU:
 1. Đọc lưu loát toàn bài thơ. Đọc đúng nhịp thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc vui, hóm hỉnh , thể hiện tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe.
 2. Hiểu ý nghĩa bài thơ: Qua hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kính vì bom giật bom rung, tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước.
 GD hs về tình yêu quê hương,đất nước.
 3. HTL bài thơ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Ảnh minh họa bài đọc trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1/ Khởi động :
 2/ Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên đọc bài “Khuất phục tên cướp biển”, và trả lời câu hỏi: truyện này giúp em hiểu điều gì? 
 3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: HS quan sát ảnh minh họa bài đọc: Tấm ảnh chụp bộ đội ta đang băng băng trên đường Trường Sơn đầy khói lửa đạn bom.
 GV giới thiệu bài“Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
- HS tranh
- Học sinh nhắc lại đề bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc: 
- GV cho HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ. GV kết hợp sửa lỗi đọc cho HS lưu ý việc ngắt nghỉ hơi
- GV đọc diễn cảm toàn bài- Nhập vai đọc của các chiến sỹ lái xe nói về bản thân mình, về những chiếc xe không có kính, về ấn tượng cảm giác của họ trên chiếc xe đó.
b) Tìm hiểu bài:
GV cho HS đọc và gợi ý các em trả lời các câu hỏi:
 Ÿ HS đọc thầm 3 khổ đầu của bài thơ, trả lời câu hỏi: Những hình ảnh nào trong bài nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?
 Ÿ HS đọc thầm khổ thơ 4 , trả lời: tình đồng chí , đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào? 
 Ÿ HS đọc thầm cả bài và trả lời: Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghỉ gì?
GV hỏi về nội dung bài thơ: 
GV chốt ý chính: Qua hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kính vì bom giật bom rung, tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống mỹ cứu nước
- Học sinh đọc tiếp nối 2-3 lượt
- HS luyện đọc theo cặp 
- HS đọc -1-2 HS đọc cả bài
- HS lắng nghe
- Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi .
- Gặp bạn bè suốt đọc đường đi tới, Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
- Các chú bộ đội lái xe rất vất vả, rất dũng cảm
- HS trả lời
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL bài thơ
 Gọi 4 HS đọc tiếp nối 4 khổ thơ- GV có thể chọn hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm khổ thơ 1 và 3
 HS nhẩm HTL bài thơ
HS đọc tiếp nối 
HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm
Thi đọc TL từng khổ, cả bài thơ
Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò
GV hỏi HS về ý nghĩa của bài thơ là gì? 
Dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ
GV nhận xét tiết học.
HS trả lời
Tiết 3 Lịch sử
 TRỊNH – NGUYỄN PHÂN TRANH
I/ MỤC TIÊU: 
 Sau bài học, Hs nêu được:
Từ thế kỉ thứ 16, triều đình nhà Lê suy thoái. Đất nước ta từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong, Đàng Ngoài.
Nhân dân 2 miền bị đẩy vào cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến, đời sống vô cùng cực khổ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Phiếu học tập cho từng Hs.
Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi gợi ý cho hoạt động thảo luận nhóm.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Giới thiệu bài mới:
- Gv giới thiệu: sau gần 100 năm cai trị đất nước, triều Hậu Lê đã có nhiều công lao trong việc củng cố và phát triển nền tự chủ của đất nước. Tuy nhiên, bước sang thế kỉ 16, triều đình Hậu Lê đi vào giai đoạn suy tàn, các thế lực phong kiến họ Mạc, họ Trịnh, họ Nguyễn nổi dậy tranh giành quyền lợi gây ra chiến tranh liên miên, đất nước bị chia cắt, nhân dân cực khổ. Bài học hôm nay giúp em hiểu rõ hơn về giai đoạn lịch sử này.
Hoạt động 1:
Sự suy sụp của triều Hậu Lê
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Gv yêu cầu Hs đọc SGK và tìm những biểu hiện cho thấy sự suy sụp của triều đình Hậu Lê từ đầu thế kỉ XVI?
- Gv tổng kết ý của Hs sau đó giải thích về từ “vua quỉ” và “vua lợn” để hs thấy rõ sự suy sụp của nhà Hậu Lê: 
 + Vua Lê Uy Mục ngay từ khi mới lên ngôi đã lao vào ăn chơi xa xỉ, thích rượu chè, cờ bạc, gái đẹp đặc biệt thích trò giết người nên dân gian gọi là “vua quỉ”.
 + Vua Lê Tương Dực cũng không kém phần so với Lê Uy Mục, ông vua này đặc biệt thích hưởng lạc không lo việc triều chính nên dân gian mỉa mai gọi là “vua lợn”
- Trước sự suy sụp của nhà Hậu Lê, nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê. Chúng ta cùng tìm hiểu về sự ra đời của nhà Mạc.
- Hs đọc thầm SGK, sau đó nối tiếp nhau trả lời (mỗi hs chỉ cần nêu một biểu hiện).
Sự suy sụp của nhà Hậu Lê:
 + Vua chỉ bày trò ăn chơi xa xỉ suốt ngày đêm.
 + Bắt nhân dân xây thêm nhiều cung điện.
 + Nhân dân gọi vua Lê Uy Mục là “vua quỉ”, gọi vua Lê Tương Dực là “vua Lợn”
 + Quan lại trong triều đánh giết lẫn nhau tranh giành quyền lực.
- Hs nghe giảng.
Hoạt động 2:
Nhà Mạc ra đời và sự phâ chia Nam – Bắc triều:
- Gv tổ chức hs thảo luận với định hướng như sau:
Hãy đọc SGK và trả lời câu hỏi sau:
Mạc Đăng Dung là ai?
2. Nhà Mạc ra đời ntn? Triều đình nhà Mạc được sử cũ gọi là gì?
3. Nam triều là triều đình của dòng họ phong kiến nào? Ra đời ntn?
4. Vì sao có chiến tranh Nam – Bắc triều.
5. Chiến tranh Nam – Bắc triều kéo dài bao nhiêu năm? Kết quả như thế nào ?
- Gv yêu cầu đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.
- Gv tổng kết nội dung hoạt động 2 và giới thiệu hoạt động 3: sau khi Nam Triều chiếm được Thăng Long, chiến tranh Nam – Bắc triều chấm dứt, liệu đất nước ta có được thu về một mối? Nhân dân ta có bớt cực khổ? Nội dung tiếp theo của bài sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó
- Hs chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 5 em cùng đọc SGK và thảo luận theo định hướng. Kết quả thảo luận mong muốn là:
1. Mạc Đăng Dung là một quan võ dưới triều Hậu Lê.
2. Năm 1527, lợi dụng tình hình suy thoái của nhà Hậu Lê, Mạc Đăng Dung cầm đầu một số quan lại cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc, sử cũ gọi là Bắc triều (vì ở phía Bắc).
3. Nam triều là triều đình của họ Lê, năm 1533, một quan võ của họ Lê là Nguyễn Kim đã đưa một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên ngôi, lập ra triều đình riêng ở Thanh Hóa.
4. Hai thế lực phong kiến Nam triều và Bắc triều tranh giành quyền lực với nhau gây nên cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều.
5. Chiến tranh Nam – Bắc triều kéo dài hơn 50 năm, đến năm 1592 khi Nam triều chiếm được Thăng Long thì chiến tranh kết thúc.
- Mỗi nhóm Hs phát biểu ý kiến về một câu hỏi, các nhóm khác theo dõi, bổ sung cho bạn
Hoạt động 3:
Chiến tranh Trịnh – Nguyễn
- Gv yêu cầu Hs đọc SGK và thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi:
 + Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh Trịnh Nguyễn?
+ Trình bày diễn biến chính của chiến tranh Trịnh – Nguyễn?
 + Nêu kết quả của chiến tranh Trịnh – Nguyễn?
 + Chỉ trên lược đồ ranh giới Đàng Trong, Đàng Ngoài.
- Gv yêu cầu hs phát biểu ý kiến.
- Gv: vậy là hơn 200 năm, các thế lực phong kiến đánh nhau, chia cắt đất nước ta thành 2 miền Nam Bắc, trước tình cảnh đó, đời sống của nhan dân ta như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài?
- Hs làm việc theo cặp.
 + Khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay nắm toàn bộ triều chính đã đẩy con trai của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hóa, Quảng Nam. Hai thế lực phong kiến Trịnh – Nguyễn tranh giành quyền lực đã gây nên cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn.
 + Trong khoảng 50 năm, hai họ Trịnh – Nguyễn đánh nhau bảy lần, vùng đất miền Trung trở thành chiến trường ác liệt.
 + Hai họ lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước. Đằng Ngoài từ sông Gianh trở ra, Đàng trong từ sông Gianh trờ và làm cho đất nước bị chia cắt hơn 200 năm.
 + Hs chỉ lược đồ trong SGK.
- Hs lần lượt trình bày ý kiến theo các câu hỏi trên, sau đó mỗi lần có Hs trình bày, cả lớp cùng nhận xét và bổ sung ý kiến.
Hoạt động 4:
Đời sống nhân dân ở thế kỉ XVI
- Gv yêu cầu Hs tìm hiểu về đời sống nhân dân ở thế kỉ XVI.
- Hs đọc SGK và trả lời.
Củng cố - Dặn dò:
- Gv hỏi: vì sao nói chiến tranh Nam – Bắc triều và chiến tranh Trịnh – Nguyễn là những cuộc chiến tranh phi nghĩa?
- Gv: Khi nói về thời kì này, nhân dân ta đã có câu tục ngữ “nồi da nấu thịt”, em hãy giải thích câu tục ngữ này?
- Gv tổng kết giờ học, dặn dò Hs về nhà học thuộc bài, và chuẩn bị bài sau “Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong”
- Hs trao đổi và trả lời câu hỏi:
 + Vì cuộc chiến tranh này nhằm mục đích tranh giành ngai vàng của các thế lực phong kiến.
 + Các cuộc chiến tranh này làm cho đất nước bị chia cắt, đời sống nhân dân cực khổ trăm bề.
- Hs trả lời theo suy nghĩ của cá nhân.
Tiết 4 Tập làm văn:
 LUYỆN TẬP TÓM TẮT TIN TỨC
 ( GIẢM TẢI )
 TỰ ÔN LUYỆN
Thứ năm ngày 07 tháng 03 năm 2013
Tiết 1 Toán
 TÌM PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
Biết cách giải bài toán dạng: Tìm phân số của một số.
Hs có thái độ yêu thích môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Vẽ sẵn hình minh hoạ như phần bài học SGK.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.KTBC:
2 HS đồng thời làm bài 1,2/134
GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài: Tìm phân số của một số.
HĐ1: On tập về tìm một phần mấy của một số.
Mục tiêu: Giúp HS biết tìm một phần mấy của một số.
Cách tiến hành:
GV nêu bài toán1.
GV nêu bài toán2.
HĐ2: Hướng dẫn tìm một phần mấy của một số.
Mục tiêu: Giúp HS biết giải bài toán dạng: Tìm một phần mấy của một số.
Cách tiến hành
GV nêu bài toán ở SGK.
GV treo hình minh hoạ đã chuẩn bị yêu cầu HS quan sát và hỏi HS.
GV yêu cầu HS thực hiện phép tính.
HĐ3: Luyện tập thực hành
Mục tiêu: Biết cách giải bài toán dạng: Tìm phân số của một số.
Cách tiến hành:
Bài 1: 1 HS đọc đề.
BT yêu cầu gì?
HS làm bài.
GV theo dõi và nhận xét.
Bài 2: 1 HS đọc đề.
BT yêu cầu gì?
HS tự làm bài.
GV theo dõi và nhận xét.
Bài 3: 1 HS đọc đề.
BT yêu cầu gì?
HS tự làm bài.
GV theo dõi và nhận xét.
3.Củng cố- Dặn dò:
Chuẩn bị: Phép chia phân số.
Tổng kết giờ học.
2 HS lên bảng làm.
HS đọc lại đề và trả lời.
HS trả lời.
1 HS đọc đề.
HS trả lời.
HS thực hiện phép tính.
1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con.
1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở BT
 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở BT
Tiết 2 Luyện từ và câu:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: DŨNG CẢM
I.MỤC TIÊU:
 - Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm .
 - Biết sử dụng các từ đã học để tạo thành những cụm từ có nghĩa, hoàn chỉnh câu văn hoặc đoạn văn.
 - GD tinh thần,ý chí vượt khó cho hs.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 Ba, bốn tờ phiếu viết nội dung bài tập 4
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: 1 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ ở tiết LTVC trước. Nêu 1 ví dụ về câu kể Ai là gì?
 2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Mở rộng vốn từ : Dũng cảm”
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập( trg.73,74)
Bài tập1: 
- HS đọc nội dung yêu cầu bài tập
- HS suy nghĩ, làm bài
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV gợi ý
- HS cả lớp suy nghĩ, làm bài, tiếp nối nhau đọc kết quả.
- Giáo viên nhận xét và chốt ý đúng
Bài tập 3: 
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV gợi ý và hướng dẫn cho HS làm 
- HS suy nghĩ, làm bài, phát biểu ý kiến.
- Giáo viên nhận xét và chốt ý đúng
Bài tập 4: 
- GV nêu yêu cầu của bài- GV gợi ý
- HS làm bài
- HS trình bày
- GV nhận xét - chốt lời giải đúng
- HS thực hiện
- HS phát biểu ý kiến
- HS theo dõi
- Làm và tiếp nối nhau đọc kết quả - Lớp nhận xét
- HS làm và phát biểu ý kiến
- HS ghi vào vở
- HS làm
- HS sinh lên bảng điền từ đúng/nhanh. Từng em đọc kết quả
Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ vừa được cung cấp trong tiết học
Tiết 3 Khoa học
NÓNG LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có thể : 
- Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp.
- Nêu được nhiệt độ bình thường của cơ thể người ; nhiệt độ của hơi nước đang sôi ; nhiệt độ của nước đá đang tan.
- Biết sử dụng từ “nhiệt độ” trong diễn tả sự nóng lạnh.
- Biết cách đọc nhiệt kế và sử dụng nhiệt kế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình vẽ trang 100, 101 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 60 VBT Khoa học. 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự truyền nhiệt
Mục tiêu :
Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp. Biết sử dụng từ “nhiệt độ” trong diễn tả sự nóng lạnh.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV yêu cầu HS kể tên một số vật nóng và vật lạnh thường gặp hằng ngày.
- HS kể tên một số vật nóng và vật lạnh thường gặp hằng ngày.
Bước 2 :
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi trang 100 SGK.
- Một vài HS trả lời.
Bước 3 :
GV : Người ta dùng khái niệm nhiệt độ để diễn tả mức độ nóng lạnh của các vật. GV yêu cầu HS tìm và nêu các ví dụ về nhiệt độ bằng nhau ; vật này có nhiệt độ cao hơn vật kia ; vật có nhiệt độ cao nhất trong các vật
Hoạt động 2 : Thực hành sử dụng nhiệt kế
Mục tiêu: 
HS biết sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ trong những trường hợp đơn giản.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV giới thiệu cho HS về 2 loại nhiệt kế. GV mô tả sơ lược cấu tạo nhiệt kế và hướng dẫn cách đọc nhiệt kế.
- Một vài HS lên thực hành đọc nhiệt kế.
Bước 2 :
- GV cho HS thực hành sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ của cốc nước ; sử dụng nhiệt kế y tế

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUẦN 25.doc