Giáo án lớp 4 - Tuần 25

1. Kiến thức:

- Biết được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút:

+ Từ thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái. Đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài.

+ Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước là do cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến.

+ Cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến khiến cuộc sống của ND ngày càng khổ cực: đời sống đói khát, phải đi lính và chiến trận, sản xuất không phát triển.

- Dùng lược đồ Việt nam chỉ ra ranh giới chia cắt Đàng Ngoài, Đàng Trong.

 

doc13 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 25
Thø hai ngµy 23 th¸ng 2 n¨m 2015
Tiết 3 KHOA HỌC
Tiết 49: ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT.
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS 
- Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật phát ra truyền tới mắt. 
- Ánh sáng cần cho sự sống của con người.
- Tránh để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt.
- Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng tyruyeenf qua một phần, vật cản sáng để bảo vệ mắt.
- Tránh đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu.
I. Mục tiêu
- Tránh để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt; không nhìn thẳng vào mặt trời, không chiếu đèn pin vào mắt nhau
- Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng để bảo vệ mắt.
- Tránh đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu.
- Kĩ năng quan sát, làm thí nghiệm.
II. Đồ dùng dạy học.
- Sưu tầm tranh, ảnh về các trường hợp ánh sáng quá mạnh không được chiếu thẳng vào mắt; đọc, viết ở nới ánh sáng không hợp lí.
III. Các hoạt động dạy, học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
+ Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người?
- 2 HS nêu.
+ Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật?
- Nhận xét chung, ghi điểm.
- Lớp NX, trao đổi.
2.Hoạt động 1: Những trường hợp ánh sáng quá mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng. 
- Tổ chức HS thảo luận theo N2
+ Yêu cầu quan sát hình minh họa 1; 2 trang 98 và dựa vào kinh nghiệm của bản thân, trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi sau:
- N2 thảo luận
- Tìm hiểu và ghi vào nháp.
- Quan sát hình và dựa vào kinh nghiệm thực tế để trả lời.
+ Tại sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào mặt trời hay ánh lửa hàn?
+ Lấy ví dụ về trường hợp ánh sáng quá mạnh khôn g để chiếu vào mắt.
- Trình bày
- Lần lượt HS nêu, lớp trao đổi, bổ sung.
- Chiếu đèn thẳng vào mắt; mặt trời chiếu thẳng vào mắt; hàn,xì...không có kính bảo hiểm; bóng điện chiếu thẳng vào mắt....
- NX chung và giải thích: Mắt có 1 bộ phận tương tự như kính lúp. Khi nhìn trực tiếp vào mặt trời, ánh sáng tập trung lại ở đáy mắt có thể làm tổn thương mắt. Năng lượng mặt trời chiếu xuống ở dạngsóng điện từ, trong đó có tia tử ngoiaj là tia sóng ngắn, mắt thường không thể nhìn thấy hay phân biệt được. Tia tử ngoại gây đọc cho cơ thể sinh vật, đặc biệt là ảnh hưởng đến mắt. Trong đó ánh lửa hàn có chứa nhiều bụi, khí đọc do quá trình nóng chảy sinh ra và ánh sáng quá mạng nếu chiếu vào mắt sẽ làm hỏng mắt. Do vậy chúng ta không nên để ánh sáng chiếu quá mạnh vào mắt.
- Lắng nghe
3. Hoạt động 2: Một số việc nên và không nên làm để đảm bảo đủ ánh sáng khiađọc, viết. 
- Tổ chức HS trao đổi N3
- N3 thảo luận.
+ Quan sát tranh, ảnh, hình sgk/98,99 và trả lời: Nêu trường hợp cần tránh để không gây hại cho mắt?
+ Tại sao khi viết bằng tay phải không nên đặt đèn chiếu sáng ở phía tay phải?
+ Trường hợp cần tránh: học đọc sách ở nới ánh sáng quá mạnh hay quá yếu; nhìn lâu vào tivi; máy tính;
+ Tay che ánh sáng từ đèn phát ra làm ảnh hưởng tới độ ánh sáng cho việc học.
+ Em có đọc viết dưới ánh sáng quá yếu bao giờ không?
+ Lần lượt trả lời: thỉnh thoảng, thường xuyên hay không bao giờ.
+ Em đọc viết dưới ánh sáng quá yếu khi nào?
- Trả lời
+ Em làm gì để tránh việc đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu?
+ Tại sao chúng ta phải đeo kính, đội mũ, hay đi ô khi trời nắng?
+ Tại sao không nên chiếu thẳng đèn pin vào mắt bạn? 
- Kết luận: Mắt của chúng ta là một bộ phận tương tự kính lúp. Khi nhìn vào trực tiếp ánh sáng mặt trời, ánh sáng tập chung vào đáy mắt có thể làm hỏng hoặc tổn thương mắt.
4. Hoạt động 3: Nen và không nên làm gì để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết?
- Cho HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa 5,6,7,8, T99, trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Những trường hợp nào cần tránh để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc , viết? Tại sao ?
- NX kết luận: Khi đọc, viết tư thế phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách giữ cự li khoảng 30cm. không nên đọc , viết ở nơi ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh như vậy sẽ ảnh hưởng tới mắt.
- Cho HS đọc mục bạn cần biết.
- Hs trả lời...
+ Để tạo bóng râm thì cần vật cản ánh sáng hay vật cho ánh sáng truyền qua một phần mà mũ, ô , kính râm là những vật như vậy nên chúng ngăn không cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào cơ thể chúng ta. 
- Vì như vậy thì ánh sáng đèn pin sẽ quá mạnh và sẽ làm hỏng mắt bạn.
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm đoi.
+ Quan sát thảo luận và trả lời.
+ Hình 5: Nên ngồi học như bạn vì bàn học của bạn kê cạnh cửa sổ, đủ ánh sáng và ánh sáng mặt trời không thể chiếu trực tiếp vào mắt được.
+ Hình 6: Không nên nhìn quá lâu vào màn hình ti vi. Bạn nhỏ sử dụng máy tính quá khuya như vậy là không nên vì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và hại mắt.
+ Hình 7: Không nên nằm đọc sách vì bóng của bạn sẽ làm tối các dòng chữ, sẽ làm mỏi mắt bạn và có thể bị cận thị.
+ Hình 8: Nên ngồi học như bạn nhỏ. Đèn ở phía bên trái, thấp hơn đầu nên ánh sáng điện không trực tiếp chiếu vào mắt, không tạo bóng tối khi đọc, khi viết.
- NX bổ sung
- Lắng nghe
- Nêu mục bạn cần biết sgk/99.
5. Hoạt động : Củng cố, dặn dò 
- Củng cố ND kiến thức bài.
- NX tiết học. 
- Về nhà học thuộc bài, chuẩn bị theo nhóm cho bài 50: 1phích nước sôi, nước đá, nhiệt kế, 3 chiếc cốc.
- Lắng nghe và thực hiện.
Tiết 4 ( S¸ng ) LỊCH SỬ
Tiết 25: TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS :
- Tình hình đất nước thời Hậu Lê
- Biết được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút.
- Dùng lược đồ Việt nam chỉ ra ranh giới chia cắt Đàng Ngoài, Đàng Trong.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Biết được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút:
+ Từ thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái. Đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài.
+ Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước là do cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến.
+ Cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến khiến cuộc sống của ND ngày càng khổ cực: đời sống đói khát, phải đi lính và chiến trận, sản xuất không phát triển.
- Dùng lược đồ Việt nam chỉ ra ranh giới chia cắt Đàng Ngoài, Đàng Trong.
II. Đồ dùng dạy học.
- Lược đồ trong SGK, pbt
III. Các hoạt động dạy, học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
+ Kể lại một vài sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước?
- 2 HS kể trước lớp
- Lớp NX , bổ sung.
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Hoạt động 1: Sự suy sụp của triều Hậu Lê. 
- Đọc sgk từ đầu ...loạn lạc:
- Lớp đọc thầm, 1 HS đọc trước lớp.
+ Tìm những biểu hiện cho thấy sự suy sụp của triều đình Hậu Lê từ đầu thế kỉ XVI?
+ Vua chỉ bày trò ăn chơi xa xỉ suốt ngày
+ Bắt nhân dân xây thêm nhiều cung
điện.
+ Nhân dân gọi vua Lê Uy Mục là vua quỷ, gọi vua Lê Tương Dực là vua lợn.
+ Quan lại trong triều đánh giết lẫn nhau để tranh giành quyền lực.
- Kết luận: 
+Vua Lê Uy Mục ngay từ khi lên ngôi đã ăn chơi xa xỉ, thích rượu chè, cờ bạc, gái đẹp, đặc biệt là giết người nê dân gọi là vua “quỷ”
+ Vua Lê Tương Dực thích hưởng lạc không lo việc triều chính nê dân mỉa mai gọi là “ Vua lợn”
- Trước sự suy sụp của nhà Hậu Lê nhà Mạc đã cướp ngôi nhà Lê.
- Lắng nghe.
3. Hoạt động 2: Nhà Mạc ra đời và sự phân chia Nam - Bắc Triều. 
- Tổ chức cho HS đọc thầm sgk và trả lời các câu hỏi theo N4
- N4 thảo luận và cử thư kí ghi vào phiếu
+ Mạc Đăng Dung là ai?
+ Mạc Đăng Dung là một quan võ dưới triều nhà Hậu Lê.
+ Nhà Mạc ra đời như thế nào ? Triều đình nhà Mạc được sử cũ gọi là gì?
+ Năm 1527, lợi dụng tình hình suy thoái của nhà Hậu Lê, Mạc Đăng Dung đã cầm đầu một số quan lại cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc, sử cũ gọi là Bắc triều.
+ Nam triều là triều đình của bọn phong kiến nào? Ra đời như thế nào ?
+ Là triều đình họ Lê. Năm 1553, một quan võ của họ Lê là Nguyễn Kim đã đưa một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên ngôi, lập ra triều đình riêng ở Thanh Hoá.
+ Và sao có chiến tranh Nam- Bắc triều?
+ Hai thế lực phong kiến tranh giành nhau quyền lực gây nên cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều.
+ Chiến tranh N - B triều kéo dài bao nhiêu năm và có kết quả ntn?
+ Hơn 50 năm, đến năm 1592 khi Nam triều chiếm được Thăng Long thì chiến tranh mới kết thúc.
- Trình bày
- Kết luận chốt ý.
- Đại diện các nhòm trình bày lần lượt từng câu
- Lớp NX , trao đôỉ, bổ sung.
4. Hoạt động 3: Chiến tranh Trịnh - Nguyễn. 
+ Nêu nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Trịnh - Nguyễn?
+ Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay nắm toàn bộ triều đình đẩy con trai Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hoá Quảng Nam. Hai thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực đã gây nên cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn.
+ Nêu diễn biến của chiến tranh 
Trịnh - Nguyễn.
+ Trong khoảng 50 năm, hai họ Trịnh- Nguyễn đánh nhau 7 lần, vùng đất miền Trung trở thành chiến trường ác liệt.
+ Nêu kết quả của chiến tranh 
Trịnh - Nguyễn.
+ Hai họ lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước, Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra, Đàng Trong từ sông Gianh trở vào. Làm cho đất nước bị chia cắt hơn 200 năm.
+ Chỉ trên lược đồ ranh giới Đàng Trong và Đàng Ngoài?
- NX Kết luận: Vậy là hơn 200 năm, các thế lực phong kiến đánh nhau, chia cắt đất nước thành hai mền Nam- Bắc.
+ Một số em lên chỉ.
- Lắng nghe
5. Hoạt động 4: Đời sống nhân dân ở thế kỉ XVI
+ Đời sống nhân dân ở thế kỉ XVI như thế nào?
- Kết luận: Đời sống nhân dân ở thế kỉ XVI vô cùng cực khổ.
+ Đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, đàn ông thì phải ra trận chém giết lẫn nhau, đàn bà, con trẻ thì ở nhà sống cuộc sống đói rách. Kinh tế đất nước suy yếu.
- Lắng nghe
6. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò 
+ Vì sao nói chiến tranh Nam triều và chiến tranh Bắc triều là chiến tranh phi nghĩa?
- Đọc ghi nhớ.
- NX tiết học. 
- Về nhà học thuộc bài, chuẩn bị bài 22.
- Vài em trả lời
- Vài em đọc
- Nghe và thực hiện.
Thø t­ ngµy 25 th¸ng 2 n¨m 2015
Tiết 3 ( S¸ng ) KHOA HỌC
Tiết 50: NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ.
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học :
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS :
- Nêu được ví dụ về vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
- Biết được nhiệt độ bình thường của cơ thể, nhiệt độ của hơi nước đang sôi, nhiệt độ của nước đá đang tan.
- Hiểu “nhiệt độ” là đại lượng chỉ độ nóng lạnh của một vật.
- Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.
I. Mục tiêu
- Nêu được ví dụ về vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
- Biết được nhiệt độ bình thường của cơ thể, nhiệt độ của hơi nước đang sôi, nhiệt độ của nước đá đang tan.
- Hiểu “nhiệt độ” là đại lượng chỉ độ nóng lạnh của một vật.
- Kĩ năng quan sát, làm thí nghiệm.
- Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.
II. Đồ dùng dạy học.
- 1phích nước sôi, nước đá, nhiệt kế.
- Chuẩn bị theo nhóm : 3 chiếc cốc
III. Các hoạt động dạy, học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
+ Tại sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào mặt trời hoặc lửa hàn?
- Một vài HS nêu trước lớp
+ Để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra, ta nên và không nên làm gì?
- Nhận xét, ghi điểm.
- Lớp NX , bổ sung.
2.Hoạt động 1: Sự nóng, lạnh của vật. 
- Nêu: Nhiệt độ là đại lượng chỉ độ nóng lạnh của một vật. 
- Lắng nghe
+ Kể tên một số vật nóng và vật lạnh thường gặp hàng ngày?
- Nhiều em kể VD: 
+ Nóng: Nước đun sôi, nồi đang nấu thức ăn, bếp đang đun, hoi nước khi sôi bốc lên.
+ Vật lạnh: Nước đá, tủ lạnh khi cắm điện, đồ trong tủ lạnh, kem
- Quan sát H1 và trả lời: Cốc nước nào có nhiệt độ cao nhất, cốc nước nào có nhiệt độ thấp nhất? Vì sao em biết ?
- Cho HS trình bày
- Quan sát hìn và trả lời.
- HS trình bày ý kiến: Cốc a nóng hơn cốc c và lạnh hơn cốc b, vì cốc a là nước nguội, cốc b là nước nóng, cốc c là nước đá.
- NX bổ sung.
+ Nêu các ví dụ về các vật có nhiệt độ bằng nhau, cao hơn, thấp hơn...
- NX kết luận: Một vật có thể là vật nóng so với vật này nhưng lại lạnh so với vật kia. Điều đó phụ thuộc vào nhiệt độ ở mỗi vật. Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh. Nên người ta dùng nhiệt độ để để diễn tả mức độ nóng, lạnh của các vật.
- Một số em nêu
- Lắng nghe
3. Hoạt động 2: Thực hành sử dụng nhiệt kế.
- Giới thiệu 2 nhiệt kế: nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể và nhiệt kế đo nhiệt độ không khí.
- HS quan sát.
- Đọc nhiệt kế
- Một số em lên đọc: Cần nhìn mức chất lỏng trong ống theo phương vuông góc với ống nhiệt kế.
- Tổ chức HS làm thí nghiệm : lấy 4 cốc nước như nhau: Đổ ít nước sôi vào cốc 1, ít nước đá vào chậu 4. Nhúng hai tay vào cốc 1, 4 chuyển nhanh sang cốc 2, 3.
- Các nhóm thực hành và NX :
+ Ta cảm thấy thế nào?
+ Tay ở cốc 2 có cảm giác lạnh còn
tay ở cốc 3 ấm hơn.
+ Giải thích tại sao?
+ Vì ở cốc1 nước ấm hơn cốc 2; Nước ban đầu ở cốc 4 nước lạnh hơn cốc 3.
+ Nhận xét gì về kết luận trên của tay ta?
+ Cốc 3 nước ấm hơn cốc 2 là sai lầm.
- Như vậy cảm giác làm cho ta nhầm lẫn. Mà cần phải đa nhiệt độ bằng nhiệt kế để chính xác.
- Tổ chức HS thực hành đo nhiệt độ
- N4: Sử dụng nhiệt kế thí nghiệm đo nhiệt độ của nước.
- Sử dụng nhiệt kế y tế đo nhiệt độ cơ thể.
- Trình bày
- Đại diện một vài HS lên trình bày và báo cáo kết quả.
- Cho HS đọc mục bạn cần biết trong sgk
- NX Kết luận chốt ý
- Vài em nêu mục bạn cần biết sgk/101.
5. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- Nx tiết học. 
- Về nhà học thuộc bài, chuẩn bị bài 51 theo N4: 2 chậu; 1 cốc; lọ có cắm ống thuỷ tinh.
- Nghe và thực hiện
Tiết 2 ( ChiÒu ) ĐỊA LÍ
Tiết 25: THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS :
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Cần Thơ.
- Chỉ được thành phố Cần Thơ trên bản đồ.
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Cần Thơ
+ Thành phố ở trung tâm ĐBSCL, bên sông Hậu.
+ Trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học của ĐBSCL.
- Chỉ được thành phố Cần Thơ trên bản đồ 
II. Đồ dùng dạy học.
- Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh trong SGK,bảng phụ ghi các câu hỏi.
III. Các hoạt động dạy, học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
+ Kể tên một số ngành công nghiệp chính, một số nơi vui chơi giải trí của TPHCM?
- Một vài HS trả lời, 
- Lớp NX trao đổi, bổ sung.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Hoạt động 1: Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long. 
- Mục tiêu: Chỉ vị trí thành phố Cần Thơ trên bản đồ Việt Nam và biết TP Cần Thơ giáp dòng sông nào, giáp với tỉnh nào?
- Cách tiến hành:
- Tổ chức HS trao đổi theo N2:
- Chỉ TP Cần Thơ trên bản đồ.
- Cho HS lên chỉ bản đồ hành chính
- Một vài em lên chỉ.
+ TP Cần Thơ nằm bên dòng sông nào?
+ TP Cần Thơ giáp với những tỉnh nào?
+ Nằm bên dòng sông Hậu.
+ Tỉnh:Vĩnh Long Đồng Tháp; An Giang; Kiên Giang; Hậu Giang.
- Chỉ trên bản đồ Cần Thơ?
- 3,4 HS lên chỉ và nêu.
+ Từ TP Cần Thơ đi đến các tỉnh khác bằng con đường giao thông nào?
- NX kết luận chốt ý chính
+ Đường ôtô, đường sông, đường hàng không.
- NX bổ sung.
3. Hoạt động 2: Trung tâm văn hoá, kinh tế, khoa học của ĐBSCL. 
- Mục tiêu: HS nêu được những điều kiện thuận lợi để kinh tế phát triển. TP Cần Thơ còn là trung tâm văn hoá, khoa học của cả nớc.
- Cách tiến hành:
- Quan sát hệ thống kênh rạch của TP
- Quan sát và thảo luận nhóm đôi.
Cần Thơ và nêu nhận xét về hệ thống kênh rạch của TP này?
+ Hệ thống kênh rạch của Cần Thơ
chằng chịt, chia cắt thành phố ra nhiều phần.
+ Hệ thống kênh rạch này tạo điều kiện gì cho kinh tế của Cần Thơ?
- NX kết luận: Các tỉnh khác có thể đưa hàng hóa vào thành phố Cần Thơ một các dễ dàng nhờ hệ thống kênh rạch chằng chịt, bằng đường thủy, đường bộ, đường sắt, đường hàng không
+ Cần Thơ tiếp nhận và xuất đi các hàng nông sản, thuỷ sản.
- Lắng nghe
+ Nêu dẫn chứng chứng tỏ TP Cần Thơ là trung tâm văn hoá khoa học của ĐB sông Cửu Long?
+ Ở đây có viện nghiên cứu lúa, tạo ra nhiều giống lúa mới cho ĐB sông Cửu Long.
+ Là nơi sản xuất máy nông nghiệp, phân bón thuốc trừ sâu.
+ Có trường ĐH Cần Thơ và nhiều 
trường CĐ và dạy nghề đào tạo nhiều cán bộ khoa học kĩ thuật có chuyên môn giỏi.
+ Các viện nghiên cứu, các trường đào tạo và các cơ sở sản xuất phục vụ cho ngành nào?
+ Phục vụ ngành nông nghiệp.
+ Ở Cần Thơ có thể đến những nơi nào để tham quan du lịch?
+ Chợ nổi, bến Ninh Kiều, vườn cò, 
vườn chim, các khu miệt vườn ven sông và kênh rạch.
- Kết luận: Cần Thơ nổi tiếng có nhiều cảnh quan du lịch. Người dân ở đây rất mến khách. Thiên nhiên phong phú rồi rào để dễ dàng đón khách.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ.
- Lắng nghe
- Vài em đọc ghi nhớ bài.
4. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò 
- Nx tiết học. 
- Về học thuộc ghi nhớ của bài, chuẩn bị bài sau ôn tập.
- Nghe và thực hiện.
Tiết 3 ( ChiÒu ) KĨ THUẬT
Tiết 25: CHĂM SÓC RAU, HOA. (tiết 2)
I. Mục tiêu
- HS biết được mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số việc chăm sóc rau, hoa
- Biết tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh, ảnh một số loại cây rau, hoa bị sâu bệnh.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ:
+ Tại sao phải bón phân cho cây rau, hoa?
+ Nêu cách bón phân cho rau, hoa?
- Hát 
- Một vài HS nêu
- Lớp NX bổ sung.
- NX đánh giá chung.
3- Bài mới:
- Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Mục đích của việc trừ sâu bệnh hại rau, hoa.
+ Kể tên các loại sâu bệnh hại rau, hoa?
- HS nêu
+ Quan sát hình 1 mô tả những biểu hiện cây bị sâu bệnh phá hoại?
+ Sâu ăn lá, hoa, rễ, củ ...rau hoa.
+ Tác hại của sâu bệnh đối với cây rau, hoa?
- Sâu bệnh hại làm cho cây phát triển kém, năng suất thấp, chất lượng giảm. Vì vậy cần thường xuyên theo dõi, phát hiện sâu, bệnh và diệt trừ sâu bệnh hại kịp thời cho cây.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp trừ sâu bệnh .
- Quan sát hình 2 và nêu các biện pháp trừ sâu bệnh?
+ Dùng vợt bắt bướm.
+ Phun thuốc trừ sâu.
+ Bắt sâu.
+ Nêu các ưu, nhược điểm của các cách trừ sâu bệnh hại?
+ HS nêu từng cách trừ sâu bệnh hại.
+ Tại sao không thu hoạch rau, hoa ngay sau khi phun thuốc trừ sâu bệnh hại?
+ Giữ cho rau sạch, người sử dụng không bị ngộ độc.
+ Khi tiếp xúc với thuốc từ sâu người lao động phải mạng những trang bị ntn?
+ Mang gang tay, kính đeo mắt, đeo khẩu trang, đi ủng, mặc quàn áo bảo hộ lao động để tránh bị nhiễm độc.
- Đọc phần ghi nhớ
- Một vài HS đọc trước lớp, lớp đọc thầm.
4- Nhận xét, dặn dò:
+ Tại sao phải trừ sâu bệnh cho rau, hoa?
- NX tiết học. 
- Chuẩn bị bài giờ sau.
- Một số em phát biểu.
- Lắng nghe và thực hiện.

File đính kèm:

  • doctuan 25 day thay.doc