Giáo án Lớp 4 - Tuần 23, Thứ 6 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Văn Phường

Hoạt động của thầy

* Giới thiệu :

-Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về cách trồng cây con rau, hoa.

* Hoạt động 1 : GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu quy trình kĩ thụât trồng cây con:

- GV hướng dẫn học sinh đọc nội dung bài trong SGK.

- Tại sao phải chọn cây khoẻ không chọn cây cong quẹo, gầy yếu, và không bị sâu bệnh, đứt rễ, gãy ngọn?

- Nêu lại cách chuẩn bị đất trước khi gieo hạt?

+ GV hướng dẫn học sinh quan sát hình trong SGK để nêu các bước trồng cây con và trả lời các câu hỏi.

- GV giải thích một số yêu cầu khi trồng cây con.

+ Giữa các cây trồng trên luống cần phải có một khoảng cách nhất định.

+ Hốc trồng cây: Đào hốc trồng những cây to có bầu đất bằng cuốc,

* Hoạt động 2 : GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.

- GV hướng dẫn học sinh chọn đất cho đất vào bầu và trồng cây con trên bầu đất .

+ Ta nên chọn đất như thế nào ?

- GV hướng dẫn cách trồng cây con các bước trong SGK.

- Cần làm mẫu chậm và giải thích kĩ các yêu cầu kĩ thuật từng bước một.

IV. CỦNG CỐ - dặn dò:

- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.

- Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Thao tác các bước làm đất .

 

doc9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 23, Thứ 6 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Văn Phường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu, ngày 26 tháng 02 năm 2016
Tập làm văn
Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
I/ Mục tiêu:
- Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối (ND ghi nhớ).
- Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của loài cây em biết ( BT1,2, mục III).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh ảnh cây gạo ở bộ ĐDDH.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối:
 Gọi hs lên bảng thực hiện BT2 và BT về nhà.
Nhận xét, cho điểm.
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Trong tiết học trước, các em đã biết cấu tạo của một bài văn tả cây cối; cách quan sát cây cối, cách tả các bộ phận của cây. Tiết học hôm nay, cô sẽ giúp các em xây dựng các đoạn văn tả cây cối. 
2) Tìm hiểu bài: 
Bài 1,2,3: Gọi hs đọc y/c.
- Các em hãy đọc thầm lại bài Cây gạo (SGK/32), trao đổi với bạn bên cạnh tìm các đoạn trong bài văn nói trên và cho biết nội dung chính của mỗi đoạn văn là gì? 
- Gọi hs phát biểu.
Kết luận: Qua tìm hiểu bài Cây gạo, các em thấy trong bài văm miêu tả cây cối mỗi đoạn văn có một nội dung nhất định, chẳng hạn: tả bao quát, tả từng bộ phận của cây hoặc tả theo từng mùa, từng thời kì phát triển,...Hết một đoạn văn thì thường xuống dòng.
- Gọi hs đọc ghi nhớ
3) Luyện tập: 
Bài 1: Gọi hs đọc nội dung.
- Các em hãy đọc thầm lại bài Cây trám đen, xáx định các đoạn và nội dung chính của từng đoạn. 
- Gọi hs phát biểu.
Bài 2: Gọi hs đọc y/c.
- Gợi ý: Trước hết, các em xác định xem mình sẽ viết về cây gì. Sau đó, suy nghĩ về ích lợi mà cây đó mang đến cho con người. 
- Cô sẽ đọc cho các en nghe 2 đoạn kết sau cho các em tham khảo.
Đoạn 1: Cây chuối dường như không bỏ đi thứ gì. Củ chuối , thân chuối để nuôi lợn; lá chuối gói giò, gói bánh; hoa chuối làm gỏi. Còn quả chuối chín ăn vừa ngọt vừa bổ. Còn gì thú vị hơn sau bữa cơm được một quả chuối ngon tráng miệng do chính tay mình trồng.
Đoạn 2: Em rất thích cây phượng, vì phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của trường em. Những trưa hè êm ả, được ngắm hoa phượng rơi thật thích thú biết bao nhiêu. 
- Y/c hs tự làm bài.
- Gọi hs đọc to đoạn văn mình viết trước lớp.
- Cùng hs nhận xét, góp ý. 
- Chấm bài, y/c hs đổi bài, góp ý cho nhau.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại ghi nhớ. 
- Về nhà viết tiếp đoạn văn (nếu chưa hoàn thành)
- Đọc trước tiết TLV tuần tới, quan sát cây chuối tiêu ở nơi em ở hoặc qua tranh, ảnh để chuẩn bị bài sau.
- HS 1 đọc đoạn văn tả một loài hoa hay thứ quả mà em yêu thích. (BT2)
- HS 2 nói về cách tả của tác giả trong đoạn văn Hoa mai vàng hoặc trái vải tiến vua.
* Hoa mai vàng: Tả hoa mai từ khi nó còn là nụ đến khi nở xoè ra mịn màng. Tác giả so sánh hoa mai với hoa đào, sự mềm mại của cánh hoa với lụa, mùi hương thơm với nếp hương. Nhiều từ ngữ được chọn lọc rất chính xác: ngời xanh màu ngọc bích, vàng muốt, thơm lựng,... (HT)
* Trái vải tiến vua: Tả trái vải từ vỏ ngoài đến khi bóc vỏ, thấy cùi vải dày, trắng ngà, hột nhỏ, đặt lên lưỡi cảm thấy vị ngọt sắt, nhai mềm, giòn, nghe như sậm sựt. Từ ngữ miêu tả rất chính xác, gợi cảm. (HT)
- Lắng nghe.
- 3 hs nối tiếp nhau đọc BT1,2,3 (CHT)
- Làm việc nhóm đôi 
- Lần lượt phát biểu. 
+ Bài Cây gạo có 3 đoạn, mỗi đoạn mở đầu có chỗ lùi vào 1 chữ đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng. (HT)
+ Mỗi đoạn tả một thời kì phát triển của cây gạo. (CHT)
. Đoạn 1: Thời kì ra hoa
. Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa
. Đoạn 3: Thời kì ra quả. (HT)
- Lắng nghe 
- Vài hs đọc to trước lớp. 
- 1 hs đọc to trước lớp.
- Tự làm bài.
- Lần lượt phát biểu:
+ Bài Cây trám đen có 4 đoạn, mỗi đoạn mở đầu ở chỗ lùi vào một chữ đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng. (HT)
+ Đoạn 1: Tả bao quát thân cây, cành cây, lá cây trám đen.
+ Đoạn 2: Hai loại trám đen: trám đen tẻ và trám đen nếp.
+ Đoạn 3: Ích lợi của quả trám đen
+ Đoạn 4: Tình cảm của người tả với cây trám đen. (HT)
- 1 hs đọc y/c.
- Lắng nghe, suy nghĩ chọn cây mình sẽ viết.
- Lắng nghe.
- Tự làm bài 
- Vài hs đọc 
- Nhận xét, góp ý cho bài của bạn
- Đổi vở , góp ý cho nhau. 
- 1 hs đọc to trước lớp. 
- Lắng nghe, thực hiện 
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu:
Rút gọn được phấn số.
Thực hiện các phép cộng hai phân số.
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - SGK, bảnh nhĩm.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Phép cộng hai phân số (tt)
- Muốn cộng hai phân số khác mẫu (cùng mẫu) ta làm sao?
- Gọi hs lên bảng thực hiện phép tính cộng hai phân số khác mẫu 
- Nhận xét, cho điểm.
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học 
2) HD luyện tập:
Bài 1: Y/c hs làm vào Bc.
Bài 2: Gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vàovở nháp.
Bài 3: Ghi bảng phép cộng , gọi hs lên bảng thực hiện 
- Yc hs nhận xét cách làm và kết quả. 
- Bạn nào có cách làm khác?
- Mỗi phân số có nhiều cách rút gọn, tuy nhiên trong BT này, các em rút gọn để thực hiện pháp cộng các phân số, vì thế trước khi rút gọn các em nên nhẩm thử để chọn rút gọn có kết quả là hai phân số cùng mẫu 
- Y/c hs tự làm phần b,c 
Bài 4: Gọi hs đọc đề bài.
- Muốn biết số đội viên tham gia hai hoạt động trên bằng bao nhiêu phần số đội viên chi đội tà làm sao? 
- Gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp. 
- Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
C/ Củng cố, dặn dò;
- Muốn cộng hai phân số cùng mẫu (khác mẫu) ta làm sao?
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Luyện tập 
- 2 hs thực hiện
1) Muốn cộng hai phân số khác mẫu, ta qui đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng hai phân số đó. 
2) 
2) Muốn cộng hai phân số cùng mẫu, ta cộng hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số 
Tính: 
- Lắng nghe 
a) (HT)
- Lần lượt hs lên bảng thực hiện, cả lờp làm vào vở nháp.
a) b) 
c) (Nộp vở)
- 1 hs lên thực hiện.
 , qui đồng mẫu số rồi cộng 2 phân số mới với nhau. 
- HS lên bảng thực hiện.
; 
- Lắng nghe.
- 2 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp. 
b) (HT)
c) ; 
Qui đồng ; 
Vậy: (HT)
- 1 hs đọc to trước lớp 
- Thực hiện tính cộng. 
- 1 hs lên bảng thực hiện 
 Số đội viên tham gia tập hát và đá bóng là: 
 số đội viên chi đội)
 Đáp số: số đội viên (Nộp vở)
- 1 hs trả lời.
- Lắng nghe.
Kĩ thuật
Trồng cây rau hoa
A .MỤC TIÊU :
 - Biết cách chọn rau , hoa để trồng .
 - Biết cách trồng cây rau , hoa trên luống và cách trồng cây rau , hoa trong chậu .
 - Trồng được cây rau , hoa trên luống hoặc trong chậu .
HS hồn thành:
- Ở những nơi cĩ đều kiện về đất , cĩ thể xây dựng một mảnh vườn nhỏ để học sinh thực hành trồng cây rau , hoa phù hợp .
- Ở những nơi khơng cĩ điều kiện thực hành , khơng bắt buộc học sinh thực hành trơng cây rau , hoa .
B .CHUẨN BỊ :
- Dụng cụ trồng rau hoa 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
* Giới thiệu :
-Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về cách trồng cây con rau, hoa.
* Hoạt động 1 : GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu quy trình kĩ thụât trồng cây con:
- GV hướng dẫn học sinh đọc nội dung bài trong SGK.
- Tại sao phải chọn cây khoẻ không chọn cây cong quẹo, gầy yếu, và không bị sâu bệnh, đứt rễ, gãy ngọn?
- Nêu lại cách chuẩn bị đất trước khi gieo hạt?
+ GV hướng dẫn học sinh quan sát hình trong SGK để nêu các bước trồng cây con và trả lời các câu hỏi.
- GV giải thích một số yêu cầu khi trồng cây con.
+ Giữa các cây trồng trên luống cần phải có một khoảng cách nhất định. 
+ Hốc trồng cây: Đào hốc trồng những cây to có bầu đất bằng cuốc, 
* Hoạt động 2 : GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- GV hướng dẫn học sinh chọn đất cho đất vào bầu và trồng cây con trên bầu đất .
+ Ta nên chọn đất như thế nào ? 
GV hướng dẫn cách trồng cây con các bước trong SGK. 
Cần làm mẫu chậm và giải thích kĩ các yêu cầu kĩ thuật từng bước một.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Thao tác các bước làm đất .
- Hs quan sát SGK. 
- Để sau khi trồng cây mới nhanh bén rể và phát triển tốt . 
- Đất trồng cây con cẩn được làm nhỏ , tơi xốp , sạch cỏ dại và lên luống .
- Một vài HS nhắc lại .
- Lấy đất ruộng hoạc đất vườn đã phơi khô , đập nhỏ cho vào túi bầu sau đó chọn cây con tiến hành trồng cây con và bầu đất .
Địa lí
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ (tt)
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
 + Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái.
 + Nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
+ Chế biến lương thực.
HS hồn thành: Biết những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thuỷ sản lớn nhất cả nước: đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao đông.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bản đồ công nghiệp Việt Nam.
- Tranh, ảnh về sản xuất công nghiệp, chợ nổi trên sông ở ĐBNB (GV và HS sưu tầm)
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Hoạt động sản xuất của người dân ĐBNB
1) Nêu những thuận lợi để ĐBNB trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thuỷ sản lớn nhất cả nước?
2) Điều kiện nào làm cho ĐBNB đánh bắt được nhiều thuỷ sản? Kể tên một số loại thuỷ sản được nuôi nhiều ở đây? 
- Nhận xét, cho điểm 
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Ngoài hoạt động nông nghiệp là sản xuất và xuất khẩu lúa gạo , trái cây và hoạt động ngư nghiệp là đánh bắt và xuất khẩu nhiều loại thuỷ sản, người dân Nam Bộ còn có hoạt động nào khác? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2) Vào bài:
* Hoạt động 3: Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta.
- Gọi hs đọc SGK mục 3/124
- Treo bản đồ công nghiệp VN. Các em hãy dựa vào thông tin trong SGK , bản đồ công nghiệp VN, tranh ảnh và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận nhóm 4 các câu hỏi sau: (treo bảng phụ viết sẵn 2 câu hỏi)
1) Nguyên nhân nào làm cho ĐBNB có công nghiệp phát triển mạnh?
2) Nêu dẫn chứng thể hiện ĐBNB có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Quan sát các hình trong SGK và vốn hiểu biết, các em thảo luận nhóm đôi kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng của ĐBNB cùng các sản phẩm công nghiệp của ĐBNB 
Kết luận: Nhờ có nguồn nguyên liệu và lao động, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên ĐBNB đã trở thành vùng có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta với một số ngành nghề chính như: khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm.
* Hoạt động 4: Chợ nổi trên sông
- Các em hãy nhắc lại cho cô phương tiện giao thông đi lại chủ yếu của người dân Nam Bộ là gì? 
- Vậy các hoạt động sinh hoạt, mua bán, trao đổi ... của người dân thường diễn ra ở đâu? 
- Giới thiệu: Chợ nổi - một nét văn hóa đặc trưng của người dân ĐBNB (vừa nói vừa chỉ tranh minh họa về chợ nổi). Các em sẽ dựa vào SGK, tranh minh họa và vốn hiểu biết thảo luận nhóm 4 mô tả về chợ nổi trên sông ở ĐBNB. (chợ họp ở đâu? Người dân đến chợ bằng phương tiện gì? hàng hóa bán ở chợ gồm những gì? Loại hàng nào có nhiều hơn? 
- Tổ chức thi kể chuyện về chợ nổi ở ĐBNB.
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm kể hấp dẫn về chợ nổi
Kết luận: Chợ nổi trên sông là một nét văn hóa độc đáo của ĐBNB, cần được tôn trọng và giữ gìn. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/126
- Nếu bạn nào có đi chợ nổi trên sông, nhớ quan sát kĩ về nhà kể cho các bạn nghe.
- Bài sau: Thành phố Hồ Chí Minh
- 2 hs trả lời
1) Nhờ có đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động nên ĐBNB đã trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước. (HT)
2) Mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng với vùng biển rộng lớn là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi và đánh bắt thuỷ hải sản. Tôm hùm, cá ba sa, mực là một số loại thuỷ sản được nuôi nhiều ở đây. (HT)
- Lắng nghe.
- 1 hs đọc to trước lớp.
- Làm việc nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
1) Nhờ có nguồn nguyên liệu (vùng biển có dầu khí, sông ngòi có thác ghềnh, có đất phù sa màu mỡ) và nguồn lao động dồi dào, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên ĐBNB đã trở thành vùng có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta. (HT)
2) Hàng năm ĐBNB tạo ra được hơn một nửa giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. (HT)
- Thảo luận nhóm đôi và nối tiếp nhau trả lời: Các ngành công nghiệp và các sản phẩm công nghiệp nổi tiếng ở ĐBNB là: khai thác dầu khí cho ra sản phẩm là dầu thô, khí đốt; sản xuất điện - điện; phân bón, cao su; chế biến lương thực thực phẩm cho ra sản phẩm gạo, trái cây, hạt điều; sản xuất linh kiện máy tính điện tử; sản xuất bột ngọt, ...
- Lắng nghe.
- Xuồng, ghe.
- Diễn ra ở chợ trên sông.
- Thảo luận nhóm 4, mô tả chợ nổi.
 - Vài nhóm thi mô tả về chợ nổi
 - Chợ nổi thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của xuồng, ghe từ nhiều nơi đổ về. người dân buôn bán đủ thứ, nhưng nhiều nhất là hoa, quả như: mãng cầu, sầu riêng, chôm chôm, ... Các hoạt động mua bán, trao đổi diễn ra ngay trên sông tại các xuồng, ghe, tạo một khung cảnh rất nhộn nhịp và tấp nập. 
- Nhận xét.
- Lắng nghe
- Vài hs đọc to trước lớp. 
- Lắng nghe, ghi nhớ 
SINH HOẠT LỚP
----------------------
	Ổn định: Hát (hoặc trị chơi)
	Lần lượt các tổ báo cáo:
	Ngày nghỉ: ...............................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
	Chào cờ: ..................................................................................................
............................................................................................................................
...........................................................................................................................
	Thể dục:...................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
	Anh văn:..................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
	Sinh hoạt đội:..........................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
	Vệ sinh:...................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
	Đồng phục:................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
	Nĩi tục:....................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
	Tuyên dương:
	Cá nhân:...................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
	Tập thể: ....................................................................................................
	Hoạt động tuần sau:..................................................................................
............................................................................................................................
...........................................................................................................................

File đính kèm:

  • doc23-6.doc