Giáo án Lớp 4 - Tuần 23, Thứ 5 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Văn Phường

B/ Dạy-học bài mới:

1) Giới thiệu bài: Tiết TLV trước đã giúp các em biết viết các đoạn văn tả lá, thân, gốc của cái cây mình yêu thích. Tiết học hôm nay, cô sẽ giúp các em biết cách tả các bộ phận hoa và quả.

2) HD HS luyện tập:

Bài 1: Gọi hs đọc nội dung

- Các em hãy đọc thầm đoạn văn, trao đổi nhóm 4, nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả trong mỗi đoạn văn.

- Gọi hs phát biểu.

- GV dán tờ phiếu đã viết tóm tắt những điểm đáng lưu ý trong cách miêu tả của tác giả ở mỗi đoạn.

a) Đoạn tả hoa sầu đâu (Vũ Bằng)

 Tả cả chùm hoa, không tả từng bông, vì hoa sầu đâu nhỏ, mọc thành chùm, có cái đẹp của cả chùm.

 - Đặc tả mùi thơm đặc biệt của hoa bằng cách so sánh (mùi thơm mát mẻ hơn cả hương cau, dịu dàng hơn cả hương hoa mộc); cho mùi thơm huyền dịu đó hòa với các hương vị khác của đồng quê (mùi đất ruộng, mùi đậu già, mùi mẹ non, khoai sắn, rau cần).

 - Dùng từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả: hoa nở như cười; bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu yêu thương, khiến người ta cảm thấy như ngấy ngất, như say say một thứ men gì.

Bài tập 2: Gọi hs đọc y/c.

- Các em hãy suy nghĩ, chọn tả một loài hoa hay thứ quả mà em yêu thích.

- Y/c hs tự làm bài

- Gọi hs đọc bài của mình

- Nhận xét, chấm điểm những đoạn viết hay.

 

doc10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 23, Thứ 5 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Văn Phường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm, ngày 25 tháng 02 năm 2016
Toán
Phép cộng phân số (tt)
I/ Mục tiêu:
Phép cộng hai phân số khác mẫu số. (Bài 1 a, b, c bài 2 a, c).
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - SGK, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Phép cộng phân số:
- Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta làm sao? 
- Gọi hs lên bảng thực hiện cộng các phân số. 
- Nhận xét, cho điểm. 
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Các em đã biết cách cộng hai phân số cùng mẫu. Vậy cộng hai phân số khác mẫu ta làm sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
2) Cộng hai phân số khác mẫu
- Gọi hs đọc ví dụ trên bảng lớp (chuẩn bị sẵn) 
- Để tính số phần băng giấy hai bạn đã lấy ta làm tính gì? 
- Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số này? 
- Ta làm cách nào để có thể cộng được hai phân số khác mẫu số này? 
- YC hs quy đồng mẫu số, rồi cộng hai phân số 
- Bạn nào nêu lại các bước tiến hành cộng hai phân số khác mẫu số? 
Kết luận: Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm như sau: 
. Qui đồng mẫu số hai phân số
. Cộng hai phân số đã qui đồng mẫu số. 
- Gọi hs đọc bài học SGK/127.
3) Thực hành:
Bài 1: Gọi hs phát biểu cách cộng hai phân số khác mẫu số. 
- Y/c hs làm vào vở nháp. 
- Gọi hs nói cách làm và kết quả, HS khác nhận xét kết quả bài làm của bạn 
Bài 2: Ghi bài tập mẫu lên bảng 
- Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số này? 
- Nên ta chọn MSC là mấy? 
- GV vừa thực hiện vừa nêu cách làm: Giữ nguyên phân số thứ nhất, ta qui đồng phân số thứ hai, sau đó ta cộng hai phân số mới với nhau. 
- YC hs tự làm bài 
- Gọi hs lên bảng thực hiện, hs khác nhận xét các kết quả 
Bài 3: Gọi hs đọc đề bài/
- Muốn biết sau 2 giờ ô tô chạy được bao nhiêu phần của quãng đường chúng ta làm như thế nào?
- Gọi 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở nháp.
- Y/c hs nhận xét bài của bạn 
- Y/c hs đổi vở nhau kiểm tra 
C/ Củng cố, dặn dò: 
- Muốn cộng hai phân số khác mẫu ta làm sao?
- Bài sau: Luyện tập 
- Nhận xét tiết học 
- Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số, ta cộng hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số. (TB,K)
a) b) 
c) 
- Lắng nghe.
- 1 hs đọc to trước lớp. 
- Để tính số giấy hai bạn đã lấy, ta làm tính cộng. (HT)
- Hai phân số này có mẫu số khác nhau 
- Ta phải quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi thực hiện cộng hai phân số cùng mẫu. (CHT)
- 1 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp
+ Quy đồng mẫu số:
+ Cộng hai phân số cùng mẫu số:
- 1 hs nêu 
- Lắng nghe 
- Vài hs đọc.
- 1 hs phát biểu 
- Tự làm bài, 1 hs lên bảng thực hiện 
a) 
. Qui đồng mẫu số: 
. Cộng hai phân số: (HT)
b) (Nộp vở)
- HS nói cách làm và nêu kết quả 
- Mẫu số thứ hai nhân với 3 sẽ bằng mẫu số thứ nhất. 
- Chọn MSC là 21.
- Tự làm bài.
- 4 hs lần lượt lên bảng thực hiện 
a) 
b) (HT)
- 1 hs đọc to trước lớp 
- Chúng ta thực hiện phép tính cộng phần đường đã đi của giờ thứ nhất với giờ thứ hai. 
- Tự làm bài , 1 hs lên bảng thực hiện 
 Sau hai giờ ô tô đi được là:
 ũang đường)
 Đáp số: quãng đường (chấm)
- Nhận xét.
- Đổi vở nhau kiểm tra 
- 1 hs nêu trước lớp 
- HS lặp lại.
- Lắng nghe.
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Nhận biết được một số đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong những đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả một loài hoa (hoặc một thứ quả) mà em yêu thích (BT2).
- Viết được một đoạn văn miêu tả hoa hoặc quả.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Một tờ phiếu viết lời giải BT1 (tóm tắt những điểm đáng chú ý trong cách tả của tác giả ở mỗi đoạn văn.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
- Gọi hs lên bảng thực hiện lại BT2 và nói về cách tả của tác giả trong đoạn văn Bàng thay lá hoặc cây tre.
- Nhận xét, cho điểm.
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Tiết TLV trước đã giúp các em biết viết các đoạn văn tả lá, thân, gốc của cái cây mình yêu thích. Tiết học hôm nay, cô sẽ giúp các em biết cách tả các bộ phận hoa và quả.
2) HD HS luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc nội dung 
- Các em hãy đọc thầm đoạn văn, trao đổi nhóm 4, nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả trong mỗi đoạn văn. 
- Gọi hs phát biểu.
- GV dán tờ phiếu đã viết tóm tắt những điểm đáng lưu ý trong cách miêu tả của tác giả ở mỗi đoạn. 
a) Đoạn tả hoa sầu đâu (Vũ Bằng) 
 Tả cả chùm hoa, không tả từng bông, vì hoa sầu đâu nhỏ, mọc thành chùm, có cái đẹp của cả chùm.
 - Đặc tả mùi thơm đặc biệt của hoa bằng cách so sánh (mùi thơm mát mẻ hơn cả hương cau, dịu dàng hơn cả hương hoa mộc); cho mùi thơm huyền dịu đó hòa với các hương vị khác của đồng quê (mùi đất ruộng, mùi đậu già, mùi mẹ non, khoai sắn, rau cần).
 - Dùng từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả: hoa nở như cười; bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu yêu thương, khiến người ta cảm thấy như ngấy ngất, như say say một thứ men gì.
Bài tập 2: Gọi hs đọc y/c.
- Các em hãy suy nghĩ, chọn tả một loài hoa hay thứ quả mà em yêu thích.
- Y/c hs tự làm bài 
- Gọi hs đọc bài của mình 
- Nhận xét, chấm điểm những đoạn viết hay.
C. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn tả một loài hoa hoặc thứ quả. Đọc 2 đoạn văn: Hoa mai vàng, Trái vải tiến vua, nhận xét cách tả của tác giả trong mỗi đoạn văn.
- Bài sau: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
- HS 1 đọc đoạn văn tả lá, thân hay gốc của cái cây em yêu thích 
- HS2 nói về cách tả của tác giả.
. Bàng thay lá: Tả lá bàng ở đúng thời điểm thay lá, với hai lứa lộc. Tả màu sắc khác nhau của hai lứa lộc, hình dáng lộc non. Các từ so sánh: dáng của lộc rất lạ...như đêm qua có ai đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chi chít; lá non lớn nhanh...cuộn tròn như những chiếc tai nhỏ. (HT)
. Cây tre: Tả thực một bụi tre rậm rịt, gai góc. Hình ảnh so sánh: trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cách tay vươn dài; những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu...được mẹ chăm chút. (HT)
- Lắng nghe.
- 2 hs nối tiếp nhau đọc nội dung BT1 với 2 đoạn văn: Hoa sầu đâu, Quả cà chua
- Làm việc nhóm 4
- Đại diện nhóm lần lượt phát biểu 
- 1 hs nhìn phiếu, nói lại. 
b) Đoạn tả quả cà chua (Ngô Văn Phú)
 - Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đế khi kết quả, từ khi quả còn xanh đến khi quả chín. 
- Tả cà chua ra quả, xum xuê, chi chít với những hình ảnh so sánh (quả lớn quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con - mỗi quả cà chua chín là một mặt trời bé nhỏ hiền dịu), hình ảnh nhân hóa (quả leo nghịch ngợm lên ngọn - cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây. 
(HT)
- 1 hs đọc y/c. (CHT)
- Lần lượt phát biểu:
. Em muốn tả cây mít vào mùa ra quả.
. Em muốn tả một loài hoa rất đặc biệt là hoa hướng dương.
. Em muốn tả khóm hoa hồng trước sân trường. .- HS tự làm bài.
- Lần lượt đọc bài của mình.
- Nhận xét.
- Lắng nghe, thực hiện. 
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Cái đẹp
I/ Mục tiêu:
- Biết được một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp (BT1), nêu được một trường hợp cĩ sử dụng một câu tục ngữ đã biết (BT2); dự theo mẫu để tìm được một vài từ ngữ tả mức độ cao của cái đẹp (BT3); đặt câu với một từ tả mức độ cao của cái đẹp (BT4).
II/ Đồ dùng dạy-học:
Bảng phụ ghi sẵn nội dung bảng BT1. Một số tờ giấy khổ to để HS làm bài 3,4
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Dấu gạch ngang.
- Gọi hs lên báng đọc lại đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa em và bố mẹ... có dùng dấu gạch ngang. 
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của giờ học
2) HD hs làm bài tập
Bài tập 1: Gọi hs đọc YC của BT
- YC hs tự làm bài 
- Gọi hs phát biểu ý kiến.
- Mở bảng phụ đã kẻ bảng ở BT1, mời hs hs có ý kiến đúng lên bảng đánh dấu + vào cột chỉ nghĩa thích hợp với từng câu tục ngữ. 
- Yc hs nhẩm các câu tục ngữ
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng các câu tục ngữ 
Bài tập 2: Gọi hs đọc y/c.
- Gọi hs làm mẫu: nêu một trường hợp có thể dùng câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- Các em hãy suy nghĩ, tìm những trường hợp có thể sử dụng 4 câu tục ngữ nói trên
- Gọi hs phát biểu ý kiến
Bài tập 3,4: Gọi hs đọc Y/c
- Như ví dụ, các em thảo luận nhóm 4 tìm thêm những từ ngữ có thể đi kèm với từ đẹp. (phát phiếu cho 3 nhóm). Sau đó đặt câu với mỗi từ tìm được.
- Gọi các nhóm làm xong lên dán phiếu 
- Cùng hs nhận xét.
- YC hs làm vào vở BT, mỗi em viết 8 từ ngữ và 3 câu. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà HTL 4 câu tục ngữ trong BT1
- Bài sau: Mang đến lớp ảnh gia đình để học bài: Câu kể, Ai là gì?
- Nhận xét tiết học.
- 2 hs lên bảng thực hiện YC.
- Lắng nghe. 
- 1 hs đọc y/c.
- Tự làm bài.
- Lần lượt phát biểu. 
- Lần lượt lên bảng thực hiện. (HT)
- HS tự nhẩm.
- Vài hs thi đọc thuộc lòng trước lớp.
- 1 hs đọc y/c.
- 1 HSG thực hiện: Bà dẫn em đi mua cặp sách. Em thích một chiếc cặp có màu sắc rực rỡ, nhưng bà lại khuyên em chọn một chiếc có quai đeo chắc chắn, khóa dễ đóng mở và có nhiều ngăn. Em còn đang chần chừ thì bà bảo: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, cháu ạ. Cái cặp kia màu sắc vui mắt đấy, nhưng ba bảy hai mưới mốt ngày là hỏng thôi. Cái này không đẹp bằng nhưng bền và tiện lợi." (HT)
- Tự làm bài 
- Lần lượt phát biểu:
+ Bạn Linh ớ lớp em học giỏ, ngoan ngoãn, nói năng rất dễ thương. Một lần bạn đến chơi nhà em, khi bạn về, mẹ em bảo: "Bạn con nói năng thật dễ nghe. Đúng là : Người thanh nói tiếng cũng thanh. Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu." (HT)
+ Em thích ăn mặc đẹp và rất hay ngắm vuốt trước gương. Bà thấy vậy thường cười bảo em: "Cháu của bà làm đỏm quá! Đừng quên là Cái nết đánh chết cái đẹp đấy nhé. Phải chịu rèn luyện để có những đức tính tốt của người con gái cháu ạ!" (HT)
+ Em theo mẹ ra chợ mua cam. Cô bán cam mời mẹ: "Chị mua cho em đi. Những quả cam đẹp thế này , không mua cũng hoài." Mẹ cười: "Cam đẹp thật, nhưng chẳng biết có ngon không?" Cô bán hàng nhanh nhảu: "Ngon chứ chị. Trông mặt mà bắt hình dong. Con lợn có béo thì lòng mới ngon mà chị." (HT)
- 1 hs đọc Y/c.
- Thảo luận nhóm 4.
- Dán phiếu và đại diện nhóm trình bày.
+ Các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp: tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê li, vô cùng, không tả xiết, khôn tả, như tiên, không tưởng tượng được.
+ Đặt câu:
. Phong cảnh nơi đây đẹp tuyệt vời. (tuyệt đẹp, đẹp tuyệt diệu, đẹp mê hồn, đẹp không tả xiết...)
. Bức tranh đẹp mê hồn. (tuyệt trần, vô cùng, không bút nào tả xiết...) 
- Tự làm bài vào VBT. 
- Lắng nghe, thực hiện. 
Khoa học
Bóng tối
I/ Mục tiêu:
- Nªu ®­ỵc bãng tèi xuÊt hiƯn phÝa sau vËt c¶n s¸ng khi ®­ỵc chiÕu s¸ng
 - NhËn biÕt ®­ỵc khi vÞ trÝ cđa vËt c¶n s¸ng thay ®ỉi th× bãng cđa vËt ®ã thay ®ỉi.
II. Đồ dùng dạy học:
- Đèn pin , tấm vải .
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Ánh sáng
1) Khi nào ta nhìn thấy vật?
2) Tìm những vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng mà em biết?
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
- YC hs quan sát hình 1 SGK/92
- Theo em, mặt trời chiếu sáng từ phía nào? vì sao em biết? 
- Bóng của người xuất hiện ở đâu?
- Hãy tìm vật chiếu sáng, vật được chiếu sáng trong hình?
- Trong hình 1, Mặt trời là vật chiếu sáng, con người là vật được chiếu sáng, còn bóng tối ở phía sau người gọi là bóng tối. Bóng tối xuất hiện ở đâu và có hình dạng như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
B/ Vào bài:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về bóng tối
 Mục tiêu: Nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng. Dự đoán được vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản. Biết bóng của vật thay đổi về hình dạng kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
Cách tiến hành:
- Mô tả thí nghiệm: Đặt một tờ bìa to phía sau quyển sách với khoảng cách 5cm. Đặt đèn pin thẳng hướng với quyển sách trên mặt bàn và bật đèn. Các em hãy dự đoán xem:
+ Bóng tối sẽ xuất hiện ở đâu?
+ Bóng tối có hình dạng như thế nào? 
+ Bóng của vật sẽ thay đổi như thế nào khi dịch đèn lại gần quyển sách? 
- Ghi bảng phần dự đoán của hs (ghi vào cột dự đoán) 
- Để biết điều các em dự đoán đúng hay không, các em cùng làm thí nghiệm theo nhóm 6 (Các em tháo tất cả các pha đèn ra) 
- Gọi hs trình bày kết quả (Gv ghi vào cột thứ hai: Kết quả) 
- Các em hãy so sánh dự đoán ban đầu với kết quả của thí nghiệm. 
- Để khẳng định kết quả thí nghiệm các em thay quyển sách bằng vỏ hộp và tiến hành tương tự. 
- Gọi hs trình bày 
- Ánh sáng có truyền qua quyển sách hay vỏ hộp được không?
- Những vật không cho ánh sáng truyền qua gọi là gì?
- Bóng tối xuất hiện ở đâu?
- Khi nào bóng tối xuất hiện?
Kết luận: Phía sau vật cản (khi được chiếu sáng) có bóng của vật đó. Bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi. 
- Gọi hs đọc mục bạn cần biết SGK/93 
* Hoạt động 2: Trò chơi xem bóng đoán vật 
Mục tiêu: Củng cố, vận dụng kiến thức đã học về bóng tối. 
Cách tiến hành:
 Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 2 hs làm trọng tài
- Cô sẽ chiếu bóng của vật lên tường, nhiệm vụ của mỗi đội là nhìn lên tường đoán xem đó là vật gì? Nhóm nào ra hiệu đoán trước, được quyền trả lời. Trả lời đúng tên một vật được 5 điểm, sai trừ 1 điểm. Nhóm nào nhìn về phía sau là phạm luật và bị trừ 5 điểm. Cô có thể xoay đèn chiếu và các em dự đoán xem vật thay đổi thế nào? 
- Cùng hs tổng kết trò chơi
- Tuyên dương nhóm đoán nhanh, đúng.
C/ Củng cố, dặn dò:
 - Về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Ánh sáng cần cho sự sống
- Nhận xét tiết học 
 2 hs trả lời:
1) Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt. (HT)
2) Vật tự phát sáng: mặt trời, bóng đèn; vật được chiếu sáng: bàn ghế, quần áo, sách vở,...(HT)
- Quan sát hình 1.
- Mặt trời chiếu sáng từ phía bên phải của hình vẽ. Vì ta thấy bóng người đổ về phía bên trái. (HT)
- Bóng tối của người xuất hiện phía sau người vì có ánh sáng mặt trời chiếu xiên từ bên phải xuống. (HT)
- Mặt trời là vật chiếu sáng, người là vật được chiếu sáng. (HT)
- Lắng nghe 
- Lắng nghe, suy nghĩ
- HS phát biểu:
+ Bóng tối xuất hiện ở phía sau quyển sách. (CHT)
+ Bóng tối có hình dạng giống hình quyển sách. (HT)
+ Bóng sẽ to lên.
- Theo dõi.
- Thực hành thí nghiệm 
- Lần lượt trình bày. 
- Dự đoán giống với kết quả thí nghiệm 
- Tiến hành tương tự
- Vài nhóm hs trình bày
+ Bóng tối xuất hiện ở phía sau vỏ hộp.
+ Bóng tối có hình dạng giống hình vỏ hộp.
+ Bóng tối của vỏ hộp sẽ to dần lên khi dịch đèn lại gần vỏ hộp. (HT)
- Không thể truyền qua được.
- Gọi là vật cản.
- Ở phía sau vật cản sáng
- Bóng tối xuất hiện khi vật cản sáng được chiếu sáng. (HT)
- Lắng nghe
- Vài hs đọc.
- Lắng nghe, cử thành viên lên thực hiện.
- Lắng nghe.
TUẦN 23 (tiết 23)
HỌC HÁT: BÀI CHIM SÁO
Dân ca: Khơ me (Nam Bộ)
Sưu tầm: Đặng Nguyễn
I.Mục tiêu:
	-Học sinh biết đây là bài dân ca
	-Biết hát theo giai điệu và lời ca
	-Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách
II.Chuẩn bị của giáo viên:
-Nhạc cụ: đàn organ 
-Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách
-Tranh ảnh minh họa, bảng phụ
-Đàn giai điệu và đệm hát bài Chim sáo
III.Hoạt động dạy – học chủ yếu:
1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn
2.Kiểm tra bài cũ: Cho cả lớp hát lại bài Bàn tay mẹ
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1: Dạy hát bài Chim sáo
-Giáo viên treo tranh minh họa và bản nhạc đã chép lên bảng, giới thiệu bài hát, tên tác giả. Bài chim sáo cĩ giai điệu vui tươi, lời ca giản dị, miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp của một vùng đất nước.
-Hát mẫu
-Đọc lời ca: Mời 1-2 học sinh đọc lời ca, cả lớp đọc theo tiết tấu lời ca. Nhắc học sinh bài hát chia làm 2 câu
-Tập hát từng câu: Giáo viên đàn giai điệu khoảng 2-3 lần, học sinh lắng nghe, hát nhẩm theo đàn. Giáo viên bắt nhịp 2-3, học sinh hát hịa theo đàn
-Ở những tiếng cĩ dấu luyến, đảo phách lưu ý học sinh hát đúng, ngắt nghỉ đúng nhịp. Đàn nhiều lần để học sinh nghe giai điệu hát cho chính xác.
-Xong hai câu cho học sinh hát nối các câu hát. Tập như vậy đến hết bài. Nhắc học sinh lấy hơi, hát rõ lời, hát diễn cảm bài hát.
-Học sinh hát cả bài, hát nhiều lần để nhớ giai điệu và lời ca
*Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách
-Giáo viên làm mẫu hát và gõ đệm theo phách
-Học sinh hát kết hợp vỗ tay theo phách
-Chia lớp thành hai nhĩm, một nhĩm hát, một nhĩm gõ đệm theo phách, sau đĩ đổi ngược lại.
-Mời cá nhân học sinh hát lại bài hát.
-Nhận xét
-Quan sát, lắng nghe
-Lắng nghe
-Đọc lời ca
-Tập từng câu
-Lắng nghe, ghi nhớ
-Hát nối câu hát
-Hát cả bài
-Quan sát
-Hát và gõ đệm theo phách
-Thực hiện
-Cá nhân hát
-Lắng nghe, ghi nhớ
4.Củng cố - dặn dị:
-Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học, hát hay. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa.
-Dặn dị học sinh về ơn lại bài hát , hát thuộc lời ca và đúng giai điệu. Hát kết hợp vỗ tay theo phách.
-Tìm một vài động tác phụ họa cho bài hát

File đính kèm:

  • doc23-5.doc