Giáo án lớp 4 - Tuần 20

I. Mục tiêu

 - Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn (tập trung vào trận Chi Lăng):

+ Lê Lợi tập hợp binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh (KN Lam Sơn). trận Chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của KN Lam Sơn.

+ Diễn biến của trận Chi Lăng: Quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng; kị binh ta nghênh chiến, nhử Liễu Thăng và kị binh giặc vào ải. Khi kị binh của giặc vào ải, quân ta tấn công, Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy.

+ Ý nghĩa: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hàng và rút về nước.

- Nắm được việc nhà hậu Lê được thành lập: thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh phải đầu hàng rút về nước. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (năm 1428), mở đầu thời Hậu Lê.

- Nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi.

 

doc9 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 970 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 20 Thø hai ngµy12 th¸ng 1 n¨m 2015
Tiết 3 ( S¸ng) KHOA HỌC
Tiết 39: KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS:
- Không khí có những thành phần nào.
- Không khí có những tính chất gì.
- Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn.
I. Mục tiêu
- Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: khói, khí độc, 
- Biết phân biệt KK bị ô nhiễm và KK không bị ô nhiễm
- Có ý thức bảo vệ KK nơi mình ở
II. Đồ dùng dạy học
- Sưu tầm hình vẽ, tranh ảnh thể hiện bầu không khí trong sạch, bầu không khí bị ô nhiễm.
III. Các hoạt động dạy- học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
+ Nêu tác hại do bão gây ra?
+ Nêu một số cách phòng chống bão mà địa phương em đã áp dụng?
- 2,3 em trả lời. Lớp nx, trao đổi.
- Nhận xét chung, đánh giá.
- Lớp nhận xét.
2. HĐ 1: Không khí ô nhiễm và không khí sạch. 
- Mục tiêu: Phân biệt không khí sạch (trong lành) và không khí bẩn 
( không khí bị ô nhiễm).
- Cách tiến hành: 
- Tố chức HS qs hình sgk và nx:
- Trao đổi theo nhóm 2.
+ Hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch? Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm?
+ Đại diện các nhóm trả lời, lớp trao đổi theo từng hình:
+ Hình 2 cho biết nơi có không khí trong sạch, cây cối xanh tươi, không gian thoáng đãng...
+Hình 1: Không khí bị ô nhiễm, nhiều nhà máy, những lò phản ứng hạt nhân đang nhả khói.
+ Hình 3: Ô nhiễm do chất thải ở nông thôn.
+ Hình 4: Ô nhiễm do nhiều ô tô, xe máy đi lại xả khí thải và tung bụi...
+ Thế nào là không khí sạch, không khí bẩn?
- Kết luận: Không khí sạch là không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, chỉ chứa khói bụi, khí độc, vi khuẩn với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khoẻ con người.
+ Không khí bẩn hay ô nhiễm là không khí có chứa 1 trong các loại khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn quá tỉ lệ cho phép, có hại cho sức khẻo con người và các sinh vật khác.
+ Nhiều em nêu: (Dựa vào mục bạn cần biết).
- Lắng nghe
3. HĐ 2: Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí. 
- Mục tiêu: Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí.
- Cách tiến hành: 
+ Nêu những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm?
+ Nêu tác hại của không khí bị ô nhiễm?
+ Do khí thải của các nhà máy; khói, khí độc, bụi, do các phương tiện ôtô thải ra; khí độc, vi khuẩn; do các rác thải sinh ra...
+ Không khí bị ô nhiễm có hại cho sức khoẻ con người...
+ Tổ chức cho học sinh liên hệ ở địa phương?
+ HS trao đổi theo N4. Trình bày trước lớp, lớp trao đổi chung.
- NX, khen nhóm liên hệ tốt.
- Kết luận: Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm:
+ Do bụi: Bụi tự nhiên; bụi do hoạt động của con người...
+ Do khí độc: Sự lên men thối rữa của các sinh vật, rác thải, sự cháy của than đá, dầu mỏ, khói tàu, xe, nhà máy,...
4. Củng cố, dặn dò 
- Đọc phần ghi nhớ của bài? (HS đọc sgk/79).
- Nhận xét tiết học. 
- Về học thuộc bài và chuẩn bị sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Một vài em đọc trước lớp.
- Nghe và thực hiện.
Tiết 4 ( S¸ng ) LỊCH SỬ
Tiết 20: CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS:
- Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn.
- Nắm được việc nhà hậu Lê được thành lập.
- Nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi.
I. Mục tiêu
 - Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn (tập trung vào trận Chi Lăng): 
+ Lê Lợi tập hợp binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh (KN Lam Sơn). trận Chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của KN Lam Sơn.
+ Diễn biến của trận Chi Lăng: Quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng; kị binh ta nghênh chiến, nhử Liễu Thăng và kị binh giặc vào ải. Khi kị binh của giặc vào ải, quân ta tấn công, Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy.
+ Ý nghĩa: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hàng và rút về nước.
- Nắm được việc nhà hậu Lê được thành lập: thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh phải đầu hàng rút về nước. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (năm 1428), mở đầu thời Hậu Lê.
- Nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi.
II. Đồ dùng dạy học:
- Lược đồ trận Chi Lăng (TBDH). Phiếu học tập (Diễn biến trận Chi Lăng).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: KT bài cũ 
+ Nêu tình hình nước ta vào cuối thời Trần?
+ Do đâu mà nhà Hồ không chống nổi quân Minh?
- 2,3 HS trả lời, lớp nx, trao đổi.
- GV nx chốt ý, ghi điểm.
2. HĐ 1: Bối cảnh dẫn tới trận Chi Lăng và khung cảnh ải Chi Lăng. 
	Mục tiêu: Hs hiểu được bối cảnh dẫn tới trận Chi Lăng và khung cảnh của ải Chi Lăng.
Cách tiến hành:
- Nêu bối cảnh dẫn tới trận Chi Lăng
- Cuối năm 1406, quân Minh xâm lược nước ta. Nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân nên cuộc kháng chiến thất bại (1407). Dưới ách đô hộ của nhà Minh, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta nổ ra, tiêu biểu là cuộc kn Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng.
- Năm 1418, từ vùng núi Lam Sơn cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngày càng lan rộng ra cả nước. Năm 1426, quân Minh bị quân khởi nghĩa bao vây ở Đông quan (Thăng Long), Vương Thông tướng chỉ huy quân Minh hoảng sợ, một mặt xin hoà, mặt khác bí mật sai người về nước xin quân cứu viện, Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn.
- Nghe.
- Treo lược đồ / 45.
- Quan sát.
+ Thung lũng ải Chi Lăng ở tỉnh nào ?
- Tỉnh Lạng Sơn.
+ Hình thức như thế nào?
- ...hẹp và có hình bầu dục.
+ Hai bên thung lũng là gì?
- Phía tây thung lũng là dãy núi đá hiểm trở. Phía đông thung lũng là dãy núi đất trùng trùng điệp điệp.
+ Lòng thung lũng có gì đặc biệt?
-...có sông, có 5 ngọn núi nhỏ...
+ Với địa thế như trên Chi Lăng có lợi gì cho quân ta, hại gì cho quân địch?
 Kết luận: Tổng kết ý chính trên.
- Tiện cho quân ta mai phục, giặc vào khó mà ra được.
3. HĐ 2: Trận Chi Lăng 
 Mục tiêu: Nêu diễn biến của trận Chi Lăng.
Cách tiến hành: 
- Tổ chức HS thảo luận theo nhóm 4; phát phiếu cho các nhóm.
- Đọc sgk, quan sát lược đồ trả lời câu hỏi theo phiếu.
+ Lê Lợi đã bố trí quân ta ở Chi Lăng ntn?
- ...quân ta mai phục chờ địch ở 2 bên sườn núi và lòng khe.
+ Kị binh của ta đã làm gì khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng?
- Khi quân địch đến kị binh của ta ra nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải.
+ Trước hành động của quân ta kị binh của giặc đã làm gì?
- Kị binh của giặc ham đuổi nên bỏ xa hàng vạn quân bộ ở phía sau đang 
+ Kị binh của giặc thua ntn?
lũ lượt chạy.
- Khi ngựa của chúng...Liễu thăng bị giết tại trận.
+ Bộ binh của giặc thua ntn?
- Trả lời.
- Tổ chức các nhóm báo cáo kết quả
 Kết luận: Chốt lại diễn biến trận đánh Chi Lăng trên lược đồ.
- Lần lượt từng nhóm trả lời các nội dung trên, trao đổi.
4. HĐ 3: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng 
* Mục tiêu: HS nêu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng.
* Cách tiến hành:
+ Nêu lại kết quả của trận Chi Lăng?
- Quân ta đại thắng, quân địch thua. Số sống sót chạy về nước, tướng giặc Liễu Thăng chết ngay tại trận.
+ Vì sao quân ta thắng ở ải Chi Lăng?
- Quân ta anh dũng mưu trí, địa thế Chi Lăng có lợi cho ta.
+ ý nghĩa chiến thắng Chi Lăng?
- ...Nước ta hoàn toàn độc lập, Lê Lợi nên ngôi Hoàng Đế, mở đầu thời Hậu Lê.
 5. Củng cố, dặn dò:
- Đọc cho HS nghe bài viết về Lê Lợi.
- Đọc phần ghi nhớ của bài.
- Nx tiết học. 
- Về học thuộc bài, làm bài tập trong VBT.
- Xem trước bài giờ sau 
- Nghe và thực hiện
Thø t­ ngµy 14 th¸ng 1 n¨m 2015
Tiết 3 ( S¸ng ) KHOA HỌC
Tiết 40: BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS:
- Những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí 
 - Nêu được một số biện pháp bảo vệ không khí trong sạch: thu gom, xử lí phân, rác hợp lý; giảm khí thải, bảo vệ rừng, trồng cây 
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ không khí trong sạch: thu gom, xử lí phân, rác hợp lý; giảm khí thải, bảo vệ rừng, trồng cây 
- Có KN bảo vệ để KK không bị ô nhiễm.
- Có ý thức bảo vệ KK nơi mình ở.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình SGK, giấy A3, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Khởi động: KT bài cũ (3')
+ Nêu những nguyên nhân và tác hại của không khí bị ô nhiễm?
- 2 em trả lời, lớp nx, trao đổi.
- Nhận xét chung.
2 HĐ1: Những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch. (15')
- Mục tiêu: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Cách tiến hành: 
+ Tổ chức cho HS quan sát tranh theo cặp: Chỉ vào từng hình nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí?
+ Từng cặp thực hiện yêu cầu: Nêu nội dung từng hình và kết luận của hình đó nên hay không nên.
- Trình bày
- Đại diện các cặp, lớp nx trao đổi.
- NX chung chốt ý
+ Những việc nên làm ...:
 Hình 1; 2; 3; 5; 6; 7.
+ Việc không nên làm ....: Hình 4.
- Liên hệ bản thân, gia đình, nhân dân làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Kết luận: Chống ô nhiễm không khí bằng cách:
+ Thu gom và sử lý rác, phân hợp lí.
+ Giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng, dầu của nhà máy, giảm khí đun bếp,...
+ Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh để giữ cho bầu không khí trong lành....
- Nhiều em trao đổi và liên hệ.
- Lắng nghe
3 HĐ 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch. (19')
- Mục tiêu: bản thân học sinh tham gia bảo vệ bầu không khí trong sạch và tuyên truyền, cổ động người khác cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Cách tiến hành: 
+ Tổ chức cho HS hoạt động theo N4
+ Thảo luận nhóm 4 .
- Giao nhiệm vụ: Xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu không khí trong sạch.
+ Thảo luận tìm ý cho nội dung tranh.
+ Nhóm trưởng phân công từng thành viên trong nhóm vẽ, viết từng phần.
- Trình bày
- Nhận xét, khen nhóm có nội dung trình bày phong phú.
+ Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình. Đại diện nhóm nêu ý tưởng của nhóm mình, lớp nx trao đổi bổ sung. 
4HĐ 3: Củng cố, dặn dò (3')
- Nêu mục bạn cần biết? 
- NX tiết học. 
- Chuẩn bị theo N4 cho tiết học sau: ống bơ; thước; sỏi; trống nhỏ; giấy vụn; kéo; lược;
Vài em nêu
Lắng nghe và thực hiện.
Tiết 3 ( ChiÒu ) ĐỊA LÝ
Tiết 20: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của ĐB Nam Bộ.
- Chỉ được vị trí của ĐBNB, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ, lược đồ tự nhiên Việt Nam.
- Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của ĐBNB: sông Tiền, sông Hậu.
I. Mục tiêu
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của ĐB Nam Bộ: 
+ ĐBNB là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
+ ĐBNB có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, ĐB còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
- Chỉ được vị trí của ĐBNB, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ, lược đồ tự nhiên Việt Nam.
- Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của ĐBNB: sông Tiền, sông Hậu.
- Có KN quan sát, chỉ bản đồ.
- Tình yêu quê hương đất nước ta.
II. Đồ dùng dạy học
 + Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
 + Lược đồ TN đồng bằng Nam Bộ.
 + Bảng phụ trò chơi “Ô chữ kì diệu”
III. Các hoạt động dạy, học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: KT bài cũ
- Nêu những đặc điểm nổi bật của TP Hải Phòng
- Vài em nêu, lớp nhận xét
2. HĐ 1: Đồng bằng lớn nhất của nước ta 
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ địa lí TN Việt Nam và TL các CH:
- Quan sát và TL nhóm đôi
- Đại diện 2 -3 cặp đôI TLCH.
+ ĐBNB do những sông nào bồi đắp nên?
- ĐBNB do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
+ Em có nhận xét gì về diện tích ĐBNB (So sánh với ĐBBB)?
- ĐBNB có diện tích lớn nhất nước ta (DT gấp khoảng 3 lần ĐBBB)
+ Kể tên một số vùng trũng do ngập nước thuộc ĐBNB?
- Một số vùng trũng do ngập nước là: Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau
+ Nêu các loại đất có ở ĐBNB? 
- Ở ĐBNB có đất phù sa, ngoài ra ĐB còn có đất chua và đất mặn.
- Nhận xét câu trả lời của HS
3. HĐ2: Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. 
- Yêu cầu HS quan sát hình 2, thảo luận nhóm các câu hỏi.
- TL nhóm 4 theo các CH của GV
- Tổ chức cho HS TLCH
+ Nêu tên một số sông lớn, kênh rạch ở ĐBNB?
- Sông lớn ở ĐBNB là: Sông Mê Công, sông Đông Nai, kênh Rạch Sỏi, kênh Phụng Hiệp, kênh Vĩnh Tế.
+ Hãy nêu nhận xét về mạng lưới sông, kênh rạch đó?
- Ở nam Bộ có nhiều sông ngòi, kênh rạch nên mạng lưới sông ngòi, kênh rạch rất chằng chịt và dày đặc.
+ Từ những đặc điểm về sông ngòi, kênh rạch như vậy, em có thể suy ra được những gì về đặc điểm đất đai của ĐBNB?
- Nhận xét và giảng thêm.
- Đất đai ở ĐBNB là đất phù sa màu mỡ vì có nhiều sông lớn bồi đắp, thích hợp cho trồng lúa giống như ở ĐBBB.
+ 3 - 4 em nhìn sơ đồ trình bày đặc điểm về sông ngòi, kênh rạch và nêu tên một vài con sông lớn ở ĐBNB.
4. HĐ 3: Trò chơi “Ô chữ kì diệu” 
- Đưa ra ô chữ với những gợi ý, có NDKT bài học
+ Phổ biến luật chơi
+ Tổ chức cho HS chơi
+ Nhận xét
- Tìm ra các ô chữ hàng ngang và hàng dọc. (Bảng phụ)
- Chơi theo hình thức HĐ cả lớp
5. HĐ 4: Củng cố - dặn dò 
- Yêu cầu HS hoàn thiện sơ đồ sau
Tiết 4 ( chiÒu ) KĨ THUẬT
Tiết 20: TRỒNG RAU, HOA TRONG TRẬU (Tiết 2).
I. Mục tiêu:
- Luyện tập củng cố cho học sinh biết cách chuẩn bị chậu và làm đất để trồng cây trong chậu.
- HS thực hành đợc trồng cây rau, hoa trong chậu.
- Ham thích trồng cây.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV : mẫu chậu trồng cây rau hoặc hoa.
Cây rau hoặc cây hoa trồng đợc trong chậu. Đất, phân vi sinh, dầm xới, dụng cụ 
tưới cây.
- HS : Chuẩn bị theo dặn dò tiết trước.
III. Các hoạt động dạy học.
Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn
Ho¹t ®éng cña häc sinh
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho tiết học.
2. Bài mới.
- Giới thiệu bài: Nêu MT tiết học.
3. Hoạt động 1: HS thực hành trồng rau, hoa trong chậu.
- Nêu quy trình thực hiện?
- 1,2 HS nêu.
- Thực hành và giải thích các bước ?
- 1 HS làm, Lớp qs, nx trao đổi bổ sung.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
- Nhóm trưởng kiểm tra báo cáo kết quả.
- Thực hành:
- Theo nhóm chuẩn bị tại lớp.
- GV quan sát, uốn nắn HS còn lúng túng.
4. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập.
- Tiêu chí đánh giá: Sự chuẩn bị vật liệu dụng cụ; Thực hiện thao tác kĩ thuật và quy trình trồng cây trong chậu, cây đứng vững thẳng; thời gian hoàn thành sản phẩm.
- GV đánh giá, khen nhóm có sản phẩm hoàn thành tốt.
4. Nhận xét, dặn dò.
- Nx tiết học. Chuẩn bị vật liệu cho bài : Chăm sóc rau, hoa.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Bầu tổ trọng tài, nx, bình chọn.

File đính kèm:

  • doctuan 20 day thay.doc