Giáo án lớp 4 - Tuần 20

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa truyện : Ca ngợi sức khỏe , tài năng , tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh , cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây .

2. Kĩ năng: Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện.

 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức làm việc nghĩa .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa bài đọc SGK .

 - Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cu : (3) Chuyện cổ tích về loài người .

 3. Bài mới : (27) Bốn anh tài (tt) .

 a) Giới thiệu bài :

 b) Các hoạt động :

 

doc54 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 917 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 20, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỗi em được mấy quả cam ?
- Kết quả phép chia này là loại số nào ?
- Nêu tiếp : 3 cái bánh chia đều cho 4 em . Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần của cái bánh ?
- Kết quả phép chia này là loại số nào ?
- Em kết luận điều gì qua hai phép chia nêu trên ?
Hoạt động lớp .
- Nêu : 8 : 4 = 2 (quả cam) 
- Là một số tự nhiên .
- Nêu : 3 : 4 = (cái bánh) 
- Là một phân số .
- Thương của phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số , tử số là số bị chia , mẫu số là số chia .
- Tự nêu thêm các ví dụ .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
- Bài 3 : 
Hoạt động lớp .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
- Làm bài theo mẫu rồi chữa bài .
- Làm bài theo mẫu rồi chữa bài . 
- Tự nêu : Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số bằng 1 .
 4. Củng cố : (3’) 
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Các nhóm cử đại diện thi đua viết các thương dưới dạng phân số ở bảng .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
v Rút kinh nghiệm:
Toán (tiết 98)
PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN (tt)
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Nhận biết được kết quả của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0 có thể viết thành phân số trong trường hợp tử số lớn hơn mẫu số .
	2. Kĩ năng: Bước đầu biết so sánh phân số với 1 .
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Mô hình , hình vẽ SGK .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Phân số và phép chia số tự nhiên .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Phân số và phép chia số tự nhiên (tt) .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Nêu vấn đề và hướng dẫn HS tự giải quyết vấn đề .
MT : Giúp HS nắm thương của phép chia có thể là một phân số .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Nêu vấn đề như 2 dòng đầu của phần a bài học . Hướng dẫn để HS tự nêu cách giải quyết vấn đề .
- Nêu vấn đề như dòng đầu của phần b bài học . Hướng dẫn để HS tự nêu cách giải quyết vấn đề .
- Nêu câu hỏi giúp HS nhận biết :
+ quả cam là kết quả của phép chia đều 5 quả cam cho 4 người . Ta có : 5 : 4 = .
+ quả cam gồm 1 quả cam và quả cam , do đó quả cam nhiều hơn 1 quả cam . Ta viết : > 1 .
- Tương tự , giúp HS nêu tiếp .
Hoạt động lớp .
- Aên 1 quả cam tức là ăn 4 phần hay quả cam ; ăn thêm quả nữa tức là ăn thêm 1 phần ; như vậy , Vân đã ăn tất cả 5 phần hay quả cam .
- Chia đều 5 quả cam cho 4 người thì mỗi người nhận được quả cam .
- Nhận xét : Phân số có tử số lớn hơn mẫu số , phân số đó lớn hơn 1 .
- Nêu : Phân số có tử số bằng mẫu số , phân số đó bằng 1 .
- Nêu tiếp : Phân số có tử số bé hơn mẫu số , phân số đó bé hơn 1 .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 3 : 
Hoạt động lớp .
- Cho HS làm bài rồi chữa bài .
- Cho HS làm bài rồi chữa bài .
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Các nhóm cử đại diện thi đua so sánh các phân số với 1 ở bảng .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập 2.
v Rút kinh nghiệm:
Toán (tiết 99)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Biết đọc, viết phân số.
	2. Kĩ năng: Biết quan hệ qiữa phép chia số tự nhiên và phân số.
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Phân số và phép chia số tự nhiên (tt) .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập
MT : Giúp HS biết đọc và viết các phân số.
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
Hoạt động lớp .
- Đọc từng số đo đại lượng .
- Tự viết các phân số rồi chữa bài .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) .
MT : Giúp HS biết viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1.
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 3 : 
Hoạt động lớp .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Các nhóm cử đại diện thi đua đọc , viết , so sánh các phân số ở bảng .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập 4, 5.
v Rút kinh nghiệm:
Toán (tiết 100)
PHÂN SỐ BẰNG NHAU
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Giúp HS bước đầu nhận biết được tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau.
	2. Kĩ năng: So sánh được 2 phân số với nhau .
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Phân số bằng nhau .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS hoạt động để nhận biết và tự nêu được tính chất cơ bản của phân số .
MT : Giúp HS nhận biết tính chất cơ bản của phân số .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Hướng dẫn HS quan sát 2 băng giấy SGK và nêu câu hỏi giúp HS nhận ra hai băng giấy này bằng nhau .
- Giới thiệu : Phân số bằng phân số 
- Làm thế nào để biết phân số bằng phân số ?
- Giới thiệu cho HS biết : Đó là tính chất cơ bản của phân số .
Hoạt động lớp .
- Tự viết : 
- Tự nêu kết luận như SGK , nhắc lại nhiều lần .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
- Bài 3 : 
Hoạt động lớp .
- Tự làm bài rồi đọc kết quả .
- Tự làm bài rồi nêu nhận xét của từng phần a hoặc b hoặc nêu nhận xét gộp cả hai phần .
- Tự làm bài rồi chữa bài . 
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Các nhóm cử đại diện thi đua tìm các phân số bằng nhau ở bảng .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
v Rút kinh nghiệm:
Khoa học (tiết 39)
KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn
	2. Kĩ năng: Phân biệt được không khí sạch và không khí bẩn .
	3. Thái độ: GDMT: Ô nhiễm không khí, nguồn nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình trang 78 , 79 SGK .
	- Sưu tầm các hình vẽ , tranh ảnh về cảnh thể hiện bầu không khí trong sạch , bầu không khí bị ô nhiễm .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Gió nhẹ , gió mạnh – Phòng chống bão .
 3. Bài mới : (27’) Không khí bị ô nhiễm .
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về không khí ô nhiễm và không khí sạch .
MT : Giúp HS phân biệt không khí sạch và không khí bẩn .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Kết luận : 
+ Không khí sạch là không khí trong suốt , không màu , không mùi , không vị ; chỉ chứa khói , bụi , khí độc , vi khuẩn với một tỉ lệ thấp ; không làm hại đến sức khỏe con người .
+ Không khí bẩn hay ô nhiễm là không khí có chứa một trong các loại khói , khí độc , các loại bụi , vi khuẩn quá tỉ lệ cho phép ; có hại cho sức khỏe con người và các sinh vật khác .
Hoạt động nhóm đôi .
- Quan sát hình SGK và chỉ ra hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch , hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm ?
- Một số em trình bày kết quả làm việc :
+ Hình 2 : Không khí sạch .
+ Hình 1 , 3 , 4 : Không khí bẩn .
- Nhắc lại một số tính chất của không khí , từ đó rút ra nhận xét , phân biệt không khí sạch và không khí bẩn .
Hoạt động 2 : Thảo luận những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí .
MT : Giúp HS nêu được những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
Kết luận : Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm là do bụi , do khí độc .
 - GDMT:
Hoạt động lớp .
- Liên hệ thực tế và phát biểu : Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm là do khí thải của các nhà máy ; khói , bụi , khí độc do các phương tiện giao thông thải ra ; khí độc , vi khuẩn do rác thải sinh ra  
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK . 
	- Giáo dục HS có ý thức giữ bầu không khí trong sạch .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
v Rút kinh nghiệm:
Khoa học (tiết 40)
BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Nêu được một số biện pháp bỏ vệ bầu không khí trong sạch: thu gom, xử lý phân, rác hợp lý,; giảm khí thải, bảo vệ rừng và trồng cây,..
	2. Kĩ năng: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch . Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch . Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong sạch .
	3. Thái độ: GDMT: Bảo vệ, cách thức làm nước sạch, tiết kiệm nước, bảo vệ bầu không khí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình trang 80 , 81 SGK .
	- Sưu tầm các tư liệu , hình vẽ , tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ môi trường không khí .
	- Giấy A0 đủ cho các nhóm , bút màu đủ cho mỗi em .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Không khí bị ô nhiễm .
 3. Bài mới : (27’) Bảo vệ bầu không khí trong sạch .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu khong khí trong sạch .
MT : Giúp HS nêu được những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Kết luận : Chống ô nhiễm không khí bằng cách :
+ Thu gom và xử lí rác , phân hợp lí .
+ Giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng , dầu và của nhà máy ; giảm khói đun bếp  
+ Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh để giữ cho bầu không khí trong lành .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi .
- Hai em quay lại với nhau , chỉ vào từng hình và nêu những việc nên , không nên làm để bảo vệ bầu không khí .
- Một số em trình bày kết quả làm việc theo cặp :
+ Những việc nên làm : Hình 1 , 2 , 3 , 5 , 6 , 7 .
+ Những việc không nên làm : Hình 4 .
Hoạt động 2 : Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch .
MT : Giúp HS cam kết tham gia bảo vệ bầu không khí trong sạch và tuyên truyền , cổ động người khác cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm :
+ Xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu không khí trong sạch .
+ Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch .
+ Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh .
- Đi tới các nhóm kiểm tra , giúp đỡ , đảm bảo rằng mọi HS đều tham gia .
- Đánh giá , nhận xét , chủ yếu tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch ; tranh vẽ đẹp hay xấu không quan trọng .
Hoạt động nhóm .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc .
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình , cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ .
- Các nhóm khác góp ý kiến .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK . 
	- GDMT:
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
v Rút kinh nghiệm:
Lịch sử (tiết 16)
CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
I. MỤC TIÊU : 
	1. Kiến thức: Nắm được một số sự kiện về khỡi nghĩa Lam Sơn (tập trung vào trận Chi Lăng).
	2. Kĩ năng: Nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi ( kể chuyện Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần)
	3. Thái độ: Cảm phục sự thông minh , sáng tạo trong cách đánh giặc của ông cha ta qua trận Chi Lăng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình SGK phóng to .
	- Phiếu học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Nước ta cuối thời Trần .
 3. Bài mới : (27’) Chiến thắng Chi Lăng .
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : 
MT : Giúp HS nắm được bối cảnh dẫn tới trận Chi Lăng .
PP : Giảng giải , trực quan , đàm thoại .
- Trình bày bối cảnh dẫn tới trận Chi Lăng : Cuối năm 1406 , quân Minh xâm lược nước ta . Nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân nên cuộc kháng chiến thất bại ( 1407 ) . Dưới ách đô hộ của nhà Minh , nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra , tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng . Năm 1418 , từ vùng núi Lam Sơn ( Thanh Hóa ) , cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngày càng lan rộng ra cả nước . Năm 1426 , quân Minh bị quân khởi nghĩa Lam Sơn bao vây ở Đông Quan ( Thăng Long ) . Vương Thông , tướng chỉ huy quân Minh hoảng sợ , một mặt xin hòa , mặt khác bí mật sai người về nước xin quân cứu viện . Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn .
Hoạt động lớp .
- Theo dõi .
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS nắm đặc điểm của ải Chi Lăng .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Hướng dẫn HS quan sát lược đồ SGK và đọc các thông tin trong bài để thấy được khung cảnh của ải Chi Lăng .
Hoạt động lớp .
Hoạt động 3 : 
MT : Giúp HS thuật lại được diễn biến trận chiến ải Chi Lăng .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm thảo luận :
+ Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng , kị binh ta đã hành động như thế nào ?
+ Kị binh của nhà Minh đã phản ứng thế nào trước hành động của quân ta ?
+ Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra sao ?
+ Bộ binh của nhà Minh bị thua trận như thế nào ?
- Vài em dựa vào dàn ý trên đẻ thuật lại diễn biến chính của trận Chi Lăng .
Hoạt động 4 : 
MT : Giúp HS nêu được ý nghĩa của trận Chi Lăng .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận để nắm được tài thao lược của quân ta và kết quả , ý nghĩa của trận Chi Lăng :
+ Trong trận Chi Lăng , nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào ?
+ Sau trận Chi Lăng , thái độ của quân Minh ra sao ?
- Tổ chức cho HS trao đổi để thống nhất các kết luận như SGK .
Hoạt động lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS cảm phục sự thông minh , sáng tạo trong cách đánh giặc của ông cha ta qua trận Chi Lăng .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
Địa lí (tiết 17)
ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ.
	2. Kĩ năng: Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu tr6n bản đồ ( lược đồ ) Việt Nam.Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu.
	3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về các thành phố cảng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Các bản đồ : hành chính , giao thông VN , Hải Phòng .
	- Tranh , ảnh về Hải Phòng .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Thủ đô Hà Nội .
 3. Bài mới : (27’) Thành phố Hải Phòng .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hà Nội – thành phố cảng .
MT : Giúp HS xác định được vị trí Hải Phòng trên bản đồ VN , các hoạt động ở cảng Hải Phòng .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm quan sát bản đồ hành chính , giao thông VN ; tranh , ảnh thảo luận theo gợi ý : 
+ Thành phố Hải Phòng nằm ở đâu ?
+ Trả lời các câu hỏi mục I SGK .
+ Hải Phòng có những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào để trở thành một cảng biển ?
+ Mô tả về hoạt động của cảng Hải Phòng .
Hoạt động 2 : Đóng tàu là ngành công nghiệp quan trọng của Hải Phòng .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm ngành công nghiệp đóng tàu của Hải Phòng .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Bổ sung : Các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng đã đóng được những chiếc tàu biển lớn không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu . Hình 3 thể hiện chiếc tàu biển có trọng tải lớn của nhà máy đóng tàu Bạch Đằng đang hạ thủy .
Hoạt động lớp .
- Dựa vào SGK trả lời các câu hỏi sau :
+ So với các ngành công nghiệp khác , công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng có vai trò như thế nào ?
+ Kể tên các nhà máy đóng tàu của Hải Phòng .
+ Kể tên các sản phẩm của ngành đóng tàu ở Hải Phòng .
Hoạt động 3 : Hải Phòng là trung tâm du lịch .
MT : Giúp HS nắm được đặc điểm về du lịch của Hải Phòng .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
- Bổ sung : Đến Hải Phòng , chúng ta có thể tham gia được nhiều hoạt động lí thú : nghỉ mát , tắm biển , tham quan các danh lam thắng cảnh , lễ hội , vườn quốc gia Cát Bà vừa được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm dựa vào tranh , ảnh , SGK và vốn hiểu biết của bản thân , thảo luận theo gợi ý sau : Hải Phòng có những điều kiện nào để phát triển ngành du lịch ?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức tìm hiểu về các thành phố cảng .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
v Rút kinh nghiệm:
Đạo đức (tiết 20)
KÍNH TRỌNG , BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (tt)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
2. Kĩ năng: Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
3. Thái độ: Yêu lao động , phê phán thói chây lười .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	- SGK .
	- Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Thực hành kĩ năng cuối kì I .
 3. Bài mới : (27’) Kính trọng , biết ơn người lao động .
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Thảo luận lớp .
MT : Giúp HS nắm nội dung truyện kể SGK .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Kể chuyện Buổi học đầu tiê

File đính kèm:

  • docTuan 20.doc