Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2011-2012

Tiết 1 Toán

 Hình bình hành

I. MỤC TIÊU: Giúp HS :

 Hình thành biểu tượng về hình bình hành.

 Nhận biết một số đặc điểm về hình bình hành.

 Phân biệt hình bình hành với các hình đã học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 GV kẻ sẵn bảng phụ các hình: hình vuông ,hình chữ nhật, hình thang, hình tứ giác hình bình hành.

 Thước thẳng.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1.KTBC: Luyện tập.

 2 HS đồng thời lên bảng làm biến đổi 1,2 SGK.

 GV nhận xét, ghi điểm.

2.Bài mới:

Giới thiệu bài: Hình bình hành.

HĐ1: Giới thiệu hình bình hành.

Mục tiêu: Giúp HS biết được hình bình hành.

Cách tiến hành:

 GV cho HS quan sát hình bình hành và vẽ lên bảng hbh ABCD, giơí thiệu đây là hbh.

HĐ2: Đặc điểm của hình bình hành

Mục tiêu: Nhận biết một số đặc điểm về hình bình hành

Cách tiến hành:

 HS quan sát hình bình hành ABCD trong SGK/102.

 GV ghi đặc điểm của hình bình hành.

 Tìm trong thực tế các đồ vật có mặt là hình bình hành.

HĐ3: Luyện tập thực hành

Mục tiêu: HS phân biệt hình bình hành với các hình đã học.

Cách tiến hành:

 Bài 1: 1 HS đọc đề.

 HS quan sát các hình trong bài tập và chỉ rõ đâu là hình bình hành.

 Bài2: GV vẽ lên bảng hình tứ giác ABCD và hình bình hành MNPQ

+ Hình nào có cặp cạnh song song và bằng nhau?

Bài 3: 1 HS đọc đề bài

 HS lên bảng vẽ

3.Củng cố- Dặn dò:

 Nêu một số đặc điểm của hình bình hành?

 Chuẩn bị: diện tích hình bình hành.

 Tổng kết giờ học.

 2 HS lên bảng làm BT.

 Quan sát và hình thành biểu tượng về hình bình hành

 Quan sát hình theo yêu cầu của GV.

 HS phát biểu ý kiến.

 HS chỉ hình bình hành.

 HS trả lời

 1 HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ bảng con.

 

doc21 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úng đoạn văn Kim tự tháp Ai Cập
* Làm đúng các bài tập phân biệt từ ngữ có âm , vần dễ lẫn: s/x, iêc/iêt. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Ba tờ phiếu viết nội dung bài tập 2. 3 băng giấy viết nội dung bài tập 3a hay 3b.
VBT Tiếng Việt 4, tập 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1/ Khởi động : Ổn định tổ chức
 2/ Kiểm tra bài cũ:
 3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:Giới thiệu bài “ Kim Tự Tháp Ai Cập” 
- Học sinh nhắc lại đề bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe viết
 GV đọc bài chính tả
 Hỏi: Đoạn văn nói điều gì?
 Nhắc nhở HS cách trình bày, tư thế ngồi
 GV đọc chính tả HS viết bài
 GV đọc lại toàn bài chính tả một lần
 GV chấm sửa sai từ 7 đến 10 bài 
 Nhận xét chung
- HS theo dõi SGK
- Đọc thầm đọc văn( chú ý những chữ cần viết hoa, những từ ngữ thường viết sai và cách trình bày)
- Ca ngợi Kim tự tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại
- Học sinh viết bài
- HS soát bài
- Đổi vở soát lỗi cho nhau tự sửa những chữ viết sai
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
 Bài tập 2/6SGK
 Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
 Tổ chức trò chơi “ Thi tiếp sức “ theo nhóm
 GV chốt lại lời giải đúng: Sinh vật- biết-biết- sáng tác- tuyệt mỹ- xứng đáng 
 Bài tập 3: Lựa chọn
 Gv gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
 Tổ chức hoạt động nhóm
 Gọi HS nhận xét- GV chốt
Từ ngữ viết đúng chính tả TN viết sai chính tả
 sáng sủa sắp xếp
 Sản sinh Tinh sảo
 Sinh động Bổ sung
 Thời tiết Thân thiếc 
 Công việc Nhiệc tình
 Chiết dành Mải miếc 
Nêu yêu cầu 
 Đọc thầm đoạn văn làm vào vở bài tập 
 HS thi
 HS sửa bài
HS nêu
Hs làm việc theo nhóm trình bày
Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò
Gọi HS đọc lài bài tập 2
Dặn HS về nhà làm bài tập 3 vào vở 
HS đọc
Tiết 4 Luyện từ và câu:
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I.MỤC TIÊU:
 Giúp học sinh :
	* Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ (CN) trong câu kể Ai làm gì?
	* Biết xác định bộ phận CN trong câu, biết đặt câu với bộ phận CN có sẵn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Một số tờ phiếu viết đoạn văn ở phần nhận xét, đoạn văn ở bài tập 1( phần luyện tập)
Vở bài tập TV 4, tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài “ Chủ ngữ trong câu kể ai làm gì?”
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ Ai làm gì? 
1/ Phần nhận xét:
- 1 HS đọc nội dung bài tập
- GV giao việc
- Cho HS làm bài
- HS lên bảng trình bày kết quả
* GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng
2/ Phần ghi nhớ:
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ
- GV mời 1 HS lên phân tích 1 ví dụ minh hoạ nội dung ghi nhớ
- Cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi trong SGK
- Đại diện lên trình bày- Lớp nhận xét 
-3-4 HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1 
- GV giao việc
- Cho HS làm bài
- Cho HS trình bày kết quả lên bảng
* GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu của bài
- GV giao việc
- HS làm bài
- HS trình bày
* GV nhận xét và chốt lại ý đúng
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu của bài tập 
- HS khá, giỏi làm mẫu
- HS trình bày kết quả
* GV nhận xét 
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe
- HS làm vào vở
- 2 HS lên trình bày- Lớp nhận xét 
- 1 HS đọc to, cả lớp 
- HS tiếp nối nhau đọc những câu văn đã đặt- Lớp nhận xét
- HS đọc to, lớp lắng nghe
- Cả lớp suy nghĩ, làm việc cá nhân 
- HS tiếp nối đọc kết quả- Lớp nhận xét
Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò
 - HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn (bài tập 3), viết lại vào vở
Tiết 4 Khoa học
Bài 37: TẠI SAO CÓ GIÓ
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS biết:
Làm thí nghiệm để chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.
Giải thích tại sao lại có gió ?
Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình vẽ trang 75, 75 SGK.
Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3, 4 / 47 (VBT) 
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : CHƠI CHONG CHÓNG
Mục tiêu :
Làm thí nghiệm để chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV yêu cầu nhóm trưởng kiểm tra xem HS có đem đủ chong chóng đên lớp không, chong chóng có quay được không.
- Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng cho hoạt động này.
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn nhóm mình chơi có tổ chức. Trong quá trình chơi, tìm hiểu xem :
+ Khi nào chong chóng không quay?
+ Khi nào chong chóng quay?
+ Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?
Bước 2 :
- Yêu cầu HS ra sân chơi theo nhóm. GV kiểm tra bao quát hoạt động của các nhóm.
- HS chơi theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển các bạn chơi.
Bước 3 :
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Đại diện các nhóm báo cáo xem trong khi chơi chong chóng của bạn nào quay nhanh và giải thích:
+ Tại sao chong chóng quay?
+ Tại sao chong chóng quay nhanh hay chậm?
Kết luận: Như kết luận hoạt động 1 trong SGV trang 137 
Hoạt động 2 : TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÂY RA GIÓ
Mục tiêu: 
HS biết giải thích tại sao có gió.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm những thí nghiệm này.
- Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm những thí nghiệm.
- Yêu cầu các em đọc các mục Thực hành, thí nghiệm trang 74 SGK để biết cách làm.
- HS đọc các mục Thực hành, thí nghiệm trang 74 SGK để biết cách làm.
Bước 2 :
- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm, GV theo dõi và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
- HS làm thí nghiệm và thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý trong SGK.
- GV cho HS liên hệ đến việc làm thế nào để dập tắt ngọn lửa.
- Một vài HS trả lời.
Bước 3 :
- GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Đại diện các nhóm báo cáo làm việc của nhóm mình. 
Kết luận: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí . Không khí chuyển động tạo thành gió.
Hoạt động 3 : TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÂY RA SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA KHÔNG KHÍ TRONG TỰ NHIÊN
Mục tiêu: 
Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV yêu cầu các em quan sát, đọc thông tin ở mục Bạn cần biết trang 75 SGK và những kiến thức đã thu được qua hoạt động 2 để giải thích câu hỏi : Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển ?
- HS làm việc theo cặp.
Bước 2 :
- GV gọi đại diện một số nhóm báo cáo kết quả.
- Đại diện một số nhóm báo cáo làm việc của nhóm mình. 
Kết luận: Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ban ngày và ban đêm.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết.
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại phần Bạn cần biết, làm bài tập ở VBT và chuẩn bị bài mới.
Thứ tư ngày 04 tháng 01 năm 2012
Tiết 1 Toán
 Hình bình hành	
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
Hình thành biểu tượng về hình bình hành.
Nhận biết một số đặc điểm về hình bình hành.
Phân biệt hình bình hành với các hình đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV kẻ sẵn bảng phụ các hình: hình vuông ,hình chữ nhật, hình thang, hình tứ giác hình bình hành.
Thước thẳng.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.KTBC: Luyện tập.
2 HS đồng thời lên bảng làm biến đổi 1,2 SGK.
GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài: Hình bình hành.
HĐ1: Giới thiệu hình bình hành.
Mục tiêu: Giúp HS biết được hình bình hành.
Cách tiến hành:
GV cho HS quan sát hình bình hành và vẽ lên bảng hbh ABCD, giơí thiệu đây là hbh.
HĐ2: Đặc điểm của hình bình hành
Mục tiêu: Nhận biết một số đặc điểm về hình bình hành
Cách tiến hành:
HS quan sát hình bình hành ABCD trong SGK/102.
GV ghi đặc điểm của hình bình hành.
Tìm trong thực tế các đồ vật có mặt là hình bình hành.
HĐ3: Luyện tập thực hành
Mục tiêu: HS phân biệt hình bình hành với các hình đã học.
Cách tiến hành:
Bài 1: 1 HS đọc đề.
HS quan sát các hình trong bài tập và chỉ rõ đâu là hình bình hành.
Bài2: GV vẽ lên bảng hình tứ giác ABCD và hình bình hành MNPQ
+ Hình nào có cặp cạnh song song và bằng nhau?
Bài 3: 1 HS đọc đề bài
HS lên bảng vẽ
3.Củng cố- Dặn dò:
Nêu một số đặc điểm của hình bình hành?
Chuẩn bị: diện tích hình bình hành.
Tổng kết giờ học.
2 HS lên bảng làm BT.
Quan sát và hình thành biểu tượng về hình bình hành
Quan sát hình theo yêu cầu của GV.
HS phát biểu ý kiến.
HS chỉ hình bình hành.
HS trả lời
1 HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ bảng con.
Tiết 2
Tập đọc: 
	CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI VẬT
I.MỤC TIÊU:
 Giúp học sinh :
* Đọc lưu loát toàn bài:
Đọc đúng các từ ngữ khó do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng kể chậm, dàn trãi, dịu dàng; chậm hơn ở câu thơ kết bài.
* Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 HS đọc bài “ Bốn anh tài” và trả lời các câu hỏi trong SGK
 2. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: GV giới thiệu “Chuyện cổ tích về loài người”
- Học sinh nhắc lại đề bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc: 
GV cho HS đọc tiếp nối nhau 7 khổ thơ từ 2 đến 3 lượt. GV kết hợp sửa lỗi về phát âm, cách đọc cho HS hiểu ( nhắc HS đọc ngắt đúng nhịp)
HS luyện đọc theo cặp. 1-2 HS đọc cả bài
Gv đọc diễn cảm toàn bài- giọng kể chậm, dàn trãi, dịu dàng chậm hơn ở câu thơ kết .Nhấn giọng những từ ngữ: Trước nhất, toàn là, sáng lắm, tình yêu, lời ru, biết ngoan, biết nghĩ, thật to.
Tìm hiểu bài:
HS trao đổi nhóm, trả lời các câu hỏi trong SGK
GV cho HS đọc thầm và gợi ý cho HS trả lời lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
 Trong “câu chuyện cổ tích” này, ai là người được sinh ra đầu tiên? 
 Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời? 
 Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ? 
 Bố giúp trẻ em những gì?
 Thầy giáo giúp trẻ em những gì?
 Cho HS đọc thầm cả bài thơ, suy nghĩ, nói ý nghĩa của bài thơ này là gì?
 GV chốt ý: Bài thơ tràn đầy yêu mến đối với con người, với trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ.Tất cả những gì tốt đẹp nhất đều được dành cho trẻ em. Mọi vật, mọi người sinh ra là vì trẻ em, để yêu mên, giúp đỡ trẻ em
- Học sinh đọc tiếp nối 2-3 lượt
- HS đọc 
- HS lắng nghe
- Đại diện các nhóm TL trước lớp
- Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất. Trái đất lúc đó chỉ có toàn là trẻ con, cảnh vật trống vắng, trụi trần, không dáng cây, ngọn cỏ
- Để trẻ nhìn cho rõ
- Vì trẻ cần lời ru và tình yêu, trẻ cần bế bồng, chăm sóc.
- Giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ
- Dạy trẻ học hành
- HS đọc lướt toàn truyện
- HS trả lời.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL bài thơ
 Gọi HS đọc tiếp nối bài thơ- GV kết hợp hướng dẫn để HS tìm đúng giọng đọc của bài thơ, diễn cảm.
 GV đọc mẫu và hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc 
 HS nhẩm HTL bài thơ
HS đọc tiếp nối 
HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm
Thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài
Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò
Nội dung chính của bài thơ là gì? 
Dặn HS về nhà HTL bài thơ
GV nhận xét tiết học.
HS trả lời
Tiết 3 Lịch sử
Bài 15: NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
I/ MỤC TIÊU: 
 Sau bài học, Hs có thể:
Nêu được tình hình nước ta cuối thời Trần.
Hiểu được sự thay thế nhà Trần bằng nhà Hồ.
Hiểu được vì sao nhà Hồ không thắng được quân Minh.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Phiếu học tập cho Hs.
Tranh minh họa như SGK (nếu có).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ – giới thiệu bài mới:
- Gv gọi 3 Hs lên bảng, yêu cầu Hs trả lời 3 câu hỏi cuối bài 14.
- Gv nhận xét việc học bài ở nhà của Hs.
- 3 Hs lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Gv giới thiệu bài: Trong gần hai thế kỉ trị vì nước ta, nhà Trần đã lập được nhiều công lớn, chấn hưng, xây dựng nền kinh tế nước nhà, ba lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên,... Nhưng tiếc rằng, đến cuối thời Trần, vua quan lao vào ăn chơi hưởng lạc, đời sống nhân dân cực khổ trăm bề. Trước tình hình đó, nhà Trần có tồn tại được không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động 1:
TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC CUỐI THỜI TRẦN
Gv tổ chức cho Hs hoạt động theo nhóm:
 + Gv chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 3 đến 5 Hs.
 + Phát phiếu học tập cho Hs và yêu cầu Hs thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu.
- Làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của Gv:
 + Chia nhóm, cử nhóm trưởng điều hành hoạt động.
 + Cùng đọc SGK và thảo luận để hoàn thành nội dung phiếu.
Đáp án:
1. a – ăn chơi sa đọa. e – Chu Văn An.
 b – ngang nhiên vơ vét. g – Chăm Pa.
 c – vô cùng cực khổ. h – Nhà Minh. 
 d – nổi dậy đấu tranh.
2. Nhà Trần suy tàn, không còn đủ sức gánh vác công việc trị vì đất nước, cần có một triều đại khác thay thế nhà Trần.
- Gv yêu cầu đại diện các nhóm Hs phát biểu ý kiến.
- Gv nhận xét sau đó gọi 1 Hs nêu khái quát tình hình của nước ta cuối thời Trần.
- Một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- Hs: Giữa thế kỉ XIV, nhà Trần bước vào thời kì suy yếu. Vua quan ăn chơi sa đọa, bóc lột nhân dân tàn khốc. Nhân dân cực khổ, căm giận nổi dậy đấu tranh. Giặc ngoại xâm lăm le xâm lược nước ta.
Hoạt động 2:
NHÀ HỒ THAY THẾ NHÀ TRẦN
- Gv yêu cầu Hs đọc SGK từ “Trước tình hình phức tạp và khó khăn ... Nước ta bị nhà Minh đô hộ”.
- Gv lần lượt hỏi các câu hỏi:
 + Em biết gì về Hồ Quý Ly?
 + Triều Trần chấm dứt năm nào? Nối tiếp nhà Trần là triều đại nào?
 + Hồ Quý Ly đã tiến hành những cải cách gì để đưa nước ta thoát khỏi tình hình khó khăn?
+ Theo em, việc Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần và tự xung làm vua là đúng hay sai? Vì sao?
 + Theo em vì sao nhà Hồ lại không chống lại được quân xâm lược nhà Minh?
- 1 Hs đọc trước lớp, cả lớp theo dõi nội dung trong SGK.
- Hs trao đổi, thảo luận cả lớp và trả lời:
 + Hồ Quý Ly là quan đại thần có tài của nhà Trần.
 + Năm 1400, nhà Hồ do Hồ Quý Ly đứng đầu lên thay nhà Trần, xây thành Tây Đô (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), đổi tên nước là Đại Ngu.
 + Hs trả lời theo nội dung SGK/43.
 + Việc Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần và tự xưng làm vua là đúng vì lúc đó nhà Trần lao vào ăn chơi hưởng lạc, không quan tâm đến phát triển đất nước, nhân dân đói khổ, giặc ngoại xâm lăm le xâm lược. Cần có triều đại khác thay thế nhà Trần gánh vác giang sơn.
 + Vì nhà Hồ chỉ dựa vào quân đội, chưa đủ thời gian thu phục lòng dân, dựa vào sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp xã hội.
Gv kết luận: Năm 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ. Nhà Hồ đã tiến hành nhều cải cách tiến bộ đưa đất nước thoát khỏi tình trạnh khó khăn. Tuy nhiên, do chưa đủ thời gian đoàn kết được nhân dân nên nhà Hồ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Nhà Hồ sụp đổ, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Gv hỏi: Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của một triều đại phong kiến (Gợi ý: Vì sao các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, ... đều có công lớn với đất nước nhưng đều sụp đổ?)
- Gv tổng kết giờ học, dặn dò Hs về nhà học thuộc bài, làm các bài tập tự đánh giá (nếu có) và chuẩn bị bài sau.
- Hs thảo luận và rút ra câu trả lời: Do vua quan lao vào ăn chơi sa đọa, không quan tâm đến đời sống nhân dân, phát triển đất nước nên các triều đại sụp đổ.
Tiết 4
Tập làm văn:
 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT.
I. MỤC TIÊU:
 - Củng cố nhận thức về 2 kiểu mở bài(trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả đồ vật.
 - Thực hành viết đoạn mở bài cho một bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách trên.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bút dạ, 3-4 tờ giấy trắng để HS làm bt2,VBTTV4 tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi 2 HS nhắc lại kiến thức về 2cách mở bài trong bài văn tả đồ vật( mở bài trực tiếp và gián tiếp).
-Mở bảng phụ đã viết sẵn 2 cách mở bài.
 2. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài “ Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật”
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1: 
- HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập
- GV giao việc
- HS trình bày 
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Tổ chức cho Hs thực hiện: HS luyện viết mở bài theo hai cách khác nhau cho bài văn.- GV phát giấy cho 3-4 HS 
- Cả lớp và GV nhận xét -chấm điểm
- GV mời những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp , đọc kết quả
- Cả lớp và Gv nhận xét bình chọn những bạn viết mở bài hay nhất
- 2 HS tiếp nối nhau đọc
- HS trao đổi nhóm
- HS phát biểu ý kiến
- 1 HS đọc
- HS tiếp nối đọc nhau đọc bài viết
- 1 vài lên trình bày
Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS viết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh 2 đoạn văn, viết lại vào vở
Thứ năm ngày 05 tháng 01 năm 2012
Tiết 1 Toán
 Diện tích hình bình hành
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành.
Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài toán có liên quan.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mỗi HS chuẩn bị hai hình bình hành.
Phấn màu, thước thẳng.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.KTBC: Hình bình hành.
1 HS đồng thời làm biến đổi bài 3 SGK/ 103
2.Bài mới:
Giới thiệu bài: Diện tích hình bình hành.
HĐ1: Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành.
Mục tiêu: Giúp HS biết công thức tính diện tích hình bình hành.
Cách tiến hành:
GV tổ chức trò chơi cắt ghép hình.
Ngoài cách cắt ghép hình bình hành thành hình chữ nhật để tính diện tích hình bình hành chúng ta có thể tính theo cách nào?
GV: Shbh bằng độ dài đáy nhân với chiều cao cùng một đơn vị đo ?
Công thức : S = a x h
HĐ2: Luyện tập thực hành.
Mục tiêu: HS biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài toán có liên quan.
Cách tiến hành:
Bài 1: Bài tập yêu cầu gì?
HS tự làm.
Gv nhận xét bài làm của HS
Bài 2: HS tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình bình hành , sau đó so sánh diện tích của hai hình với nhau.
Bài 3: HS đọc yêu cầu.
HS tự làm
GV chữa bài và ghi điểm.
3.Củng cố- Dặn dò:
Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm thế nào?
Chuẩn bị: Luyện tập.
Tổng kết giờ học.
1 HS lên bảng vẽ.
HS thực hành cắt ghép hình.
Lấy chiều cao nhân với đáy.
HS phát biểu quy tắc.
3 HS đọc lần lượt đọc kết quả tính của mình, cả lớp theo dõi và kiểm tra.
HS tính và rút ra nhận xét diện tích hình bình hành băng diện tích hình chữ nhật.
1 HS đọc đề.
2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở BT.
Tiết 2: Luyện từ và câu:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TÀI NĂNG
I. MỤC TIÊU:
 - Mở rộng vốn từ của HS thuộc chủ điểm trí tuệ, tài năng. Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu và chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
 -#Biết được một số câu tục ngữ gắn với chủ điểm va biết sử dụng câu tục ngữ trong các tình huống giao tiếp cụ thể. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - 4-5 tờ giấy phiếu khổ to kẻ bảng phân loại từ ở bài tập 1 
 - Vở BTTV 4, tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Kiểm tra bài cũ: 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhơ trong tiết LTVC trước. Cho ví dụ
 1 HS làm bài tập 3
 2. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài “ Mở rộng vốn từ Tài năng”
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1:
- HS đọc nội dung bài tập
- GV giaoviệc. Phát phiếu và 1 vài trang pho to tự điển cho HS làm bài
- HS trình bày kết quả
- GV nhận xét , tính điểm, chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2: 
- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV giao việc
- HS trình bày
- GV nhận xét 
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu của bài
- GV gợi ý bài
- HS làm bài
- GV nhận xét và chốt ý đúng
Bài tập 4:
- GV nêu yêu cầu của bài tập
- HS trình bày
- 1 HS Đọc
- Cả lớp đọc thầm, trao đổi, chia nhanh các từ có tiếng tài vào 2 nhóm
- Đại diện các 

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 19.doc