Giáo án Lớp 4 Tuần 19 - GV: Trần Thị Hương Giang

Tập làm văn

 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒVẬT

I/ Mục Tiêu:

 Giúp học sinh:

 - Củng cố nhận xét về hai kiểu mở bài( trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật.

 - Thực hành viết đoạn mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật theo hai kiểu trên.

 II/ Đồ dùng dạy học:

1/ Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

 - Tiết TLV trước chúng ta đã được học bài gì?

 - Có mấy cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật? Đó là những cách nào?

 - Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp?

* GV nhận xét ghi điểm.

 

doc31 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1020 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 19 - GV: Trần Thị Hương Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cải cách gì để đưa nước ta thoát khỏi tình hình khó khăn?
+ Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không? Vì sao?
- HS trả lời lần lượt từng câu.
- GV nhận xét, kết luận: Năm 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ. Nhà Hồ đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ , đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn. Tuy nhiên, do chưa đủ thời gian đoàn kết được nhân dân nên nhà Hồ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Nhà Hồ sụp đổ, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.
* Củng cố, dặn dò :
GV hỏi: Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của triều đại nhà Trần? (Do vua quan lao vào ăn chơi sa đọa, không quan tâm đến đời sống nhân dân, phát triển đất nước).
GV nhận xét giờ học
 Dặn HS ôn lại phần “Nước Đại Việt thời Trần”.
 ________________________
Toán
Hình bình hành
 I. Mục tiêu: 
 Giúp HS :
	- Hình thành một số biểu tượng về hình bình hành.
	- Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành, từ đó phân biệt được hình bình hành với một số hình đã học.
 II.Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ đã vẽ sẵn một số hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình tứ giác. 
IiI.Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: GV đưa ra các hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình tứ giác. Yêu cầu HS chỉ từng hình và nói đó là hình gì?
B. Dạy bài mới:
1. Hình thành bểu tượng về hình bình hành 
- HS quan sát hình vẽ trong phần bài học của SGK
- Yêu cầu HS nhận xét hình dạng của hình, từ đó hình thành biểu tượng về hình bình hành.
- GV giới thiệu tên gọi của hình, đó là hình bình hành
2. Nhận xét một số đặc điểm của hình bình hành 
- Yêu cầu HS dùng thước đo độ dài của các cặp cạnh đối diện để giúp HS thấy hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện bằng nhau.
- Hướng dẫn HS phát biểu thành lời đặc điểm của hình bình hành
 A B
 D C
Hình bình hành ABCD có : AB và CD là hai cặp cạnh đối diện 
AD và CB là hai cặp cạnh đối diện 
Cạnh AB // với cạnh CD 
Cạnh AD// với cạnh CB 
Cạnh AB = cạnh CD 
Cạnh AD = cạnh CB 
GVKL: Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- HS nhắc lại (nhiều em)
- HS nêu một số ví dụ về các đồ vật trong thực tiễn có hình dạng là hình bình hành và nhận dạng một số hình vẽ trên bảng phụ.
3. Thực hành (16’) 
a. GV tổ chức cho HS làm các bài tập ở VBT:
Bài 1: Viết tên mỗi hình vào chỗ chấm.
-HS đọc yêu cầu, quan sát từng hình, kiểm tra các cặp cạnh và kết luận.
Hình 1 ; Hình2; Hình 5 là hình bình hành 
- GV theo dõi và giúp đỡ học sinh yếu.
Bài 2 Kiểm tra đặc điểm về góc, cạnh của các hình
- HS tự kiểm tra và điền vào bảng. GV chữa bài.
Bài 3: Vẽ thêm hai đoạn thẳng để được một hình bình hành hoặc hình chữ nhật
HS tự đọc yêu cầu, suy nghĩ làm bài. Sau đó, GV gọi HS lên thực hành vẽ trên bảng (mỗi HS vẽ một hình). GV và cả lớp nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: 
- HS chỉ và nói tên các hình (ở bảng phụ mà GV đã chuẩn bị).
- HS nhắc lại đặc điểm của hình bình hành.
- GV nhận xét tiết học
 ________________________
Kể chuyện
Bác đánh cá và gã hung thần
I.Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS biết thuyết minh nội dung mỗi tranh bằng 1- 2 câu; kể lại được câu chuyện, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
- Nắm được nội dung câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện (ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác)
2. Rèn kĩ năng nghe
- Chăm chú nghe thầy (cô) kể chuyện, nhớ cốt truyện.
- Nghe bạn kể chuyện; nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh họa truyện trong SGK phóng to.
III. Hoạt động dạy và học:
Giới thiệu truyện 
-Tiết học này các em sẽ được nghe câu chuyện một bác đánh cá đã thắng một gã hung thần. Nhờ đâu bác thắng được gã hung thần, các em nghe cô kể sẽ rõ.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, đọc thầm nhiệm vụ của bài kể chuyện trong SGK.
2. GV kể chuyện 
- GV kể lần 1, kết hợp giải nghĩa từ khó trong truyện (ngày tận số, hung thần, vĩnh viễn)
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa. HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh họa.
3. Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu của BT :
a/ Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh bằng 1- 2 câu
- Một HS đọc yêu cầu của BT1.
- GV đính trên bảng lớp 5 tranh minh họa phóng to.
- HS suy nghĩ nói lời thuyết minh cho 5 tranh. Cả lớp và GV nhận xét. GV viết nhanh dưới mỗi tranh một lời thuyết minh.
b/ Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Một HS đọc yêu cầu của BT2 và BT3.
- Kể chuyện trong nhóm (nhóm 5): HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm sau đó kể cả chuyện. Kể xong, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi KC trước lớp:
+ 2 đến 3 nhóm tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện.
+ Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện. 
+ Mỗi HS, nhóm HS kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện hoặc đối thoại cùng GV và các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất.
4. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe.
- Dặn HS đọc trước yêu cầu và gợi ý của bài tập KC trong SGK, tuần 20 để chuẩn bị một câu chuyện em sẽ kể trước lớp.
 _____________________________
Tập đọc
Chuyện cổ tích về loài người
I. Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát toàn bài:
- Đọc đúng các từ ngữ khó do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. 
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng kể chậm, dàn trải, dịu dàng; chậm hơn ở câu thơ kết bài.
2. Hiểu ý nghĩa bài thơ: Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ: + Kiểm tra hai HS đọc truyện “Bốn anh tài”- Trả lời câu hỏi:
- Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây?
- Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì?
+ GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới: 
1 Giới thiệu bài
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
- HS đọc nối tiếp nhau 7 khổ thơ từ 2 đến 3 lượt. GV kết hợp sữa lỗi về phát âm, cách đọc cho HS; nhắc HS ngắt nhịp đúng 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Hai HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b/ Tìm hiểu bài:
Hoạt dộng của GV 
Hoạt dộng của HS 
- Trong câu chuyện cổ tích này , ai là người được sinh ra đầu tiên?
GV: Các khổ thơ còn lại cho thấy cuộc sống trên trái đất dần dần được thay đổi. Thay đổi là vì ai? Các em hãy đọc và trả lời tiếp câu hỏi.
+ Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời?
+ Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ?
+ Bố giúp trẻ em những gì?
+ Thầy giáo giúp trẻ em những gì?
+ HS đọc thầm lại cả bài thơ, suy nghĩ, nói ý nghĩa của bài thơ này là gì?
+ HS đọc thầm khổ thơ 1, TLCH:
HS đọc thầm các khổ thơ còn lại trả lời lần lượt các câu hỏi:
-Để trẻ nhìn cho rõ
-Vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bế bồng, chăm sóc
-Giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ
-Dạy trẻ học hành
- Bài thơ tràn đầy tình yêu mến đối với con người, với trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Tất cả những gì tốt đẹp nhất đều được dành cho trẻ em. Mọi vật, mọi người sinh ra là vì trẻ em, để yêu mến, giúp đỡ trẻ em.
c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ
- HS tiếp nối nhau đọc bài thơ. GV hớng dẫn HS tìm đúng giọng đọc bài thơ.
- Hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm khổ thơ 4 và 5 theo trình tự: GV đọc mẫu - HS luyện đọc theo cặp - thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS nhẩm HTL bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học.Yêu cầu HS tiếp tục HTL bài thơ.
 _________________________
Buổi chiều
 Kĩ thuật
Lợi ích của việc trồng rau, hoa
I. Mục tiêu:
	- HS biết được lợi ích của việc trồng rau, hoa.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh , ảnh một số loại cây rau, hoa.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Lợi ích của việc trồng rau, hoa.
 GV treo tranh, hướng dẫn HS quan sát và nêu lợi ích của việc trồng rau, hoa.
+ Em hãy nêu lợi ích của việc trồng rau, hoa?
+ Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào làm thức ăn?
+ Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hằng ngày ở gia đình em?
+ Rau còn được sử dụng để làm gì?
HS trả lời. GV chốt.
 Hoạt động 2:Tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta.
HĐ nhóm đôi trong 3 phút.
+ Nêu đặc điểm khí hậu ở nước ta? Thích hợp với loại rau gì?
+ Cho HS liên hệ.
Tổng kết tiết học
Thể dục
Đi vượt chướng ngại vật thấp –Trò chơi "thăng bằng"
 I/ Mục tiêu:
 - Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp - yêu cầu thực hiện thuần thục kĩ năng này ở tương đối chủ động.
 - Học trò chơi " thăng bằng" - yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
 II/ Địa điểm - phương tiện:
 - Sân trường sạch - đảm bảo an toàn tập luyện.
 - Còi - kẻ trước sân chơi, dụng cụ tập luyện.
III/ Nội dung và phương pháp:
1. Phần mở đầu:
 - Phổ biến nội dung, yêu cầu.
- HS chạy chậm thành 1 hàng dọc theo nhịp hô của GV - xung quanh sân tập
 - Trò chơi: Chui qua hầm.
 - Đứng tại chổ xoay các khớp.
2. Phần cơ bản:
 a. Đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện thân thể cơ bản: 
 - Ôn tập hợp thành ngang, dóng hàng, quay sau.
 Lớp trưởng điều khiển - Gv sửa cho HS.
 + Cả lớp tập liên hoàn các động tác trên theo hiệu lệnh của GV.
 - Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp 
 - Mỗi em cách nhau 2m, đi xong quay về cuối hàng, chờ tập tiếp.
b. Trò chơi vận động:
 - Học trò chơi " Thăng bằng".
 + GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.
 + Cho HS khởi động kĩ các khớp cổ chân, đầu gối, khớp hông.
 + 2 HS chơi thử
 + Cho 4 đôi cùng chơi một lượt - hết cả lớp, chọn ra người giỏi nhất thi tiếp một số lần nữa để chọn bạn giỏi nhất.
3. Phần kết thúc:
 - Đi theo hàng dọc thành vòng tròn và hát.
 - Đứng tại chổ thả lỏng, hít thở sâu.
 - GV cùng HS hệ thống lại bài và nhận xét.
 __________________
Tập làm văn
 Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồvật 
I/ Mục Tiêu:
 Giúp học sinh:
 - Củng cố nhận xét về hai kiểu mở bài( trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật.
 - Thực hành viết đoạn mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật theo hai kiểu trên.
 II/ Đồ dùng dạy học:
1/ Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - Tiết TLV trước chúng ta đã được học bài gì?
 - Có mấy cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật? Đó là những cách nào?
 - Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp?
* GV nhận xét ghi điểm.
2/ Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 -ở cuối học kì I các em được học về kiểu bài văn miêu tả, được luyện tập viết các đoạn văn trong bài văn miêu tả. Tiết học hôm nay các em sẽ được thực hành viết đoạn mở bài của bài văn miêu tả đồ vật với hai tính cách mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
 - GV ghi mục bà: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồvật 
3/ Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập
Làm bài tập 1: (Nhận xét). 10 phút. - 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập, lớp theo dõi SGK.
 - Cả lớp đọc thầm lại bài tập 1( T 10/ SGK).
 - Làm theo cặp và trao đổi.
 - Lớp nhận xét.
- GV giao nhiệm vụ: Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa các đoạn mở bài ở bài tập.
 - Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày.
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Điểm giống: Đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả.
+ Điểm khác: Đoạn a, b là điểm mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay đồ vật cần tả
Đoạn c là kiểu mở bài gián tiếp. Nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
4. Hoạt động 4: Làm bài tập 2. (Luyện tập) 15 phút. - 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 2, lớp theo dõi SGK.
- Bài tập yêu cầu em là gì?
 - GV nhắc học sinh: 
 + Chỉ viết đoạn mở bài tả cái bàn học của em( ở trường hoặc ở nhà).
 + Viết 2 đoạn mở bài theo 2 cách mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp
 - GV giao việc.
 - Cho học sinh làm bài.
 - Cho học sinh trình bày.
 - GV nhận xét, chốt lại, khen những học sinh viết hay.
5. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò: (3 phút).
 - Nhận xét tiết học.
Yêu cầu những học sinh viết bài chưa đạt về nhà viết lại 2 đoạn văn mở bài vào vở và chuẩn bị bài học sau.
 __________________________ 
Thứ sáu ngày 18 tháng 1 năm 2008
Toán
Diện tích hình bình hành
I:Mục tiêu: 
Giúp HS
 - Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành.
 - Bớc đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải bài toán liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Mỗi HS chuẩn bị 2 hình bình hành bằng giấy nh nhau, kéo, giấy ô li, ê-ke.
 - GV: phấn màu, thước kẻ.
III. Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS nêu lại đặc điểm của hình bình hành.
 - Yêu cầu HS lên vẽ hình bình hành.
 - GV nhận xét,cho điểm.
B.Bài mới:
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
 *Hoạt động 2: Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành: 
 - Tổ chức trò chơi: Cắt ghép hình
 + Mỗi HS suy nghĩ để tự cắt ghép hình bình hành thành 2 mảnh sao cho khi ghép lại với nhau thì đợc 1 hình chữ nhật.
 - GV kiểm tra HS cắt ghép.
HS thực hành cắt ghép hình như sau:
- Hỏi: Diện tích hình chữ nhật ghép được như thế nào so với diện tích của hình bình hành lúc đầu?
-Yêu cầu HS nêu qui tắc tính diện tích hình chữ nhật.
 - 2HS nêu qui tắc.
Rút ra :- Diện tích hình chữ nhật bằng diện tích hình bình hành.
- Yêu cầu HS lấy hình bình hành thứ 2 (bằng hình ban đầu) giới thiệu cạnh đáy của hình bình hành.
 - Hướng dẫn HS kẻ đường cao hình bình hành.
- Yêu cầu HS đo chiều cao, cạnh đáy của hình bình hành rồi so sánh với chiều rộng, chiều dài của hình chữ nhật.
- HS đo và báo cáo kết quả:
 +Chiều cao=chiều rộng
 + đáy = chiều dài
- Hỏi: Vậy ngoài cách cắt ghép hình để tính diện tích của hình bình hành, chúng ta còn có thể tính theo cách nào khác?( Lấy chiều cao nhân với đáy.)
- GV kết luận: Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao.
- GV: Gọi diện tích là S, chiều cao là h, đáy là a ta có công thức tính như thế nào?
HS phát biểu qui tắc tính diện tích hình bình hành.
 HS nêu công thức:
 S = a x h
Hoạt động 3: Luyện tập 
 Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- 1HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Tính diện tích hình bình hành 
- Hỏi: Bài tập yêu cầu gì?
 GV: Vận dụng qui tắc tính diện tích hình bình hành vừa học để làm bài tập.
- HS làm VBT; 3em lần lượt lên làm ở bảng phụ.
- HS nhận xét, sửa sai (nếu có)
- Nhận xét bài làm trên bảng
Bài 2:
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 1em đọc, cả lớp theo dõi
- 1em làm bảng phụ, lớp làm vào VBT.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập.
 - Theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
-Nhận xét bài làm ở bảng phụ.
- Lớp nhận xét.
Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập- 1em đọc, cả lớp đọc thầm. 
- Hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
 HS: Bài toán cho biết độ dài đáy 14cm, chiều cao 7cm.Tính diện tích.
- 1em làm bảng phụ, cả lớp làm VBT
- HS nhận xét bài ở bảng.
- Yêu cầu HS tự làm bài; GV giúp đỡ HS yếu.
- Chữa bài ở bảng phụ.
Hoạt động 4: 
Củng cố,dặn dò - Gọi HS nhắc lại qui tắc, công thức tính diện tích hình bình hành.
 - Dặn về nhà học thuộc qui tắc, công thức tính diện tích hình bình hành.
 Luyện từ và câu 
Mở rộng vốn từ: Tài năng
I/ Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
 - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo chủ đề trí tuệ, tài năng.
 - Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu và ghi nhớ các từ đó.
 - Hiểu nghĩa các từ đã học, nghĩa của một số câu tục ngữ gắn với chủ điểm. Có khả năng sử dụng các câu tục ngữ được học.
 II/ Đồ dùng dạy- học:
Giấy khổ to, Từ điển Tiếng Việt, vở bài tập Tiếng Việt
 III/ Đồ dùng dạy - học:
 A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút).
 - Gọi 3 học sinh lên bảng đặt và phân tích câu theo kiểu: " Ai làm gì" ?
 - Giáo viên hỏi dưới lớp đọc phần ghi nhớ tiết: " Chủ ngữ trong câu kể Ai 
làm gì?".
 - 1 HS làm bài tập 3 trong SGK.
 - Học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét ghi điểm.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu: Hỏi: Tuần này các em học chủ điểm gì? ( Người ta là hoa đất).
 - Giáo viên giới thiệu - ghi mục bài- 2 học sinh nhắc lại mục bài.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
*Hoạt động 1: Làm bài tập1
Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1.
- 2 học sinh đọc to yêu cầu và nội dung bài tập 1- Lớp đọc thầm.
Tổ chức cho học sinh trao đổi thảo luận theo cặp( 1 phút).
- Thảo luận yêu cầu theo cặp N2 
- Theo dõi học sinh làm bài 
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 1 học sinh làm bài ở giấy khổ to - lên bảng làm
- 1 học sinh đọc bài của mình.
- Lớp nhận xét.
- Giáo viên kết luận đúng:
Tài có nghĩa là: " Có khả năng hơn người bình thường" 
ví dụ: Tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài năng.
Tài có nghĩa là: " Tiền của"
 ví dụ: tài nguyên, tài trợ, tài sản.
 - Giáo viên dựa vào hiểu biết của học sinh để giải nghĩa các từ trên. Nếu học sinh không hiểu nghĩa thì giáo viên giải thích.
 VD: Em hiểu tài hoa là gì?
Hoạt động 2: Bài tập 2. ( 15 phút).
 - Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập. - 1 học sinh đọc thành tiếng yêu cầu- lớp đọc thầm.
- Yêu cầu học sinh tự làm.
- Tỏ ra có tài về nghệ thuật, văn chương.
- Suy nghĩ đặt câu vào vở.
- Nối tiếp đọc nhanh câu văn của mình.
- Nhận xét
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi về câu, dùng từ (nếu có).
Hoạt động 3: Bài tập 3 ( 5 phút).
 - Đánh dấu (x) vào ô trống trước câu tục ngữ ca ngợi tài trí của con người.
- Thảo luận nhóm 4.
- Cả lớp là ở vở bài tập.
- 1 em làm ở bảng phụ.
- Treo bảng - nhận xét
 - Bài tập yêu cầu gì?
 (Giáo viên viết sẵn bài tập 3 ở bảng phụ)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh từ nghĩa đen...... tìm hiểu nghĩa bóng của các câu tục ngữ).
- Giáo viên kết luận đúng: 
Câu a: Người ta là hoa đất.
 Câu b: Nước lã mà vã nên hồ.
 Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan
 Hoạt động 4: Bài tập 4( 10 phút).
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 4. Lớp đọc thầm.
- Nhiều học sinh nói câu tục ngữ mình thích ở bài tập 3.
- 1 số em nêu vì sao em thích.
- Nhận xét.
- Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa bóng của từng câu.
- Giáo viên nhận xét- Tuyên dương học sinh trả lời tốt.
Củng cố dặn dò: ( 2 phút) 
1học sinh đọc câu tục ngữ ở bài tập 3.
 Nhận xét giờ học.
 ___________________________
Địa lí
Đồng bằng Nam Bộ
I:Mục tiêu: 
Sau bài học, HS có khả năng:
- Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ Việt Nam: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau.
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Tranh, ảnh về thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ.
III. Hoạt động dạy và học:
Giới thiệu bài : 
Các em đã được tìm hiểu một số đặc điểm về tự nhiên cũng như hoạt động sản xuất của đồng bằng Bắc Bộ. Tiết học này các em sẽ được tìm hiểu những đặc điểm đó ở đồng bằng Nam Bộ. 
1. Đồng bằng lớn nhất của nước ta 
 Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi:
- Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên?
- Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu? (Diện tích, địa hình, đất đai) 
- Tìm và chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí đồng bằng Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau và một số kênh rạch.
- GV chỉ lại trên bản đồ và hệ thống cho HS rõ.
2. Mạng lới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân 
Bước 1: - HS quan sát hình trong SGK và TLCH:
+ Tìm và kể tên một số sông lớn, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ.
+ Nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ (nhiều hay ít sông?)
+ HS dựa vào SGK để nêu đặc điểm của sông Mê Công, giải thích vì sao sông lại có tên là Cửu Long?
Bước 2:- HS trình bày kết quả, chỉ vị trí các sông lớn và một số kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ (kênh Vĩnh Tế, kênh Phụng Hiệp) trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- GV chỉ lại vị trí sông Mê Công, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, kênh Vĩnh Tế  trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân 
Bước 1 : HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết của bản thân, TLCH:
- Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ, người dân không đắp đê ven sông?
- Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì?
- Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, người dân nơi đây đã làm gì?
Bước 2: HS 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_19.doc