Giáo án lớp 4 - Tuần 19

I. Mục tiêu.

- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:

+ Vua quan ăn chơi sa đọa; trong triều một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước.

+ Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.

- Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần lập nên nhà Hồ: Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly- một đại thần của nhà Trần đã truất ngôI nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu.

II. Đồ dùng dạy học.

- GV: Tranh trong SGK

- HS: Xem bài ở nhà

2. PP dạy học:

- Quan sát, đàm thoại, luyện tập.

III. Các hoạt động dạy – học

 

doc10 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 832 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 19 
Thứ hai ngày 5 tháng 1 năm 2015
Tiết 3 KHOA HỌC
Tiết 37 TẠI SAO CÓ GIÓ
Những KT, HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những KT mới cần được hình thành cho HS:
- Không khí cần cho sự cháy
- Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió
- Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi vào biển.
I. Mục tiêu.
- Biết Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.
- Biết giải thích tại sao có gió?
- Biết giải thícch tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi vào biển.
- Có khả năng giải thích về một hiện tượng thiên nhiên.
- Ham tìm hiểu tự nhiên.
II. Chuẩn bị:
- GV: Hộp đối lưu
+ Nến, diêm, miếng giẻ hoặc vài nén hương.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: Hát (3')
2. HĐ 1: Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió 
- Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức hướng dẫn
 Kiểm tra HS mang đủ chong chóng đến lớp không? có quay được không? Sau đó giao nhiệm vụ cho HS trước khi đưa HS ra sân chơi.
- Trong quá trình chơi, tìm hiểu xem:
+ Khi nào chong chóng không quay?
+ Khi nào chong chónh quay?
- kLớp hát một bài
+ Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?
Bước 2: Chơi ngoài sân theo nhóm
Bước 3: Làm việc trong lớp
+ Tại sao chong chóng quay?
+ Tại sao chong chóng quay nhanh hay
 quay chậm?
- Vì có gió thổi vào cánh của chong chóng làm nó quay
- Khi có gió mạnh thì chong chóng quay
nhanh. Khi có gió nhẹ thì chong chóng quay chậm?
 Kết luận: Khi ta chạy, không khí xung quanh ta chuyển động, tạo ra gió. Gió thổi làm chong chóng quay. Gió thổi làm mạnh chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm. Không có gió thì chong chóng không quay.
3. HĐ2: Nguyên nhân gây ra gió 
 Mục tiêu: HS biết giảI thích tại sao có gió
 Cách tiến hành:
- Chia nhóm, đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng làm TN
- Cho các nhóm thực hành
- Thực hành làm TN như HD trong SGK. Quan sát hiện tượng sảy ra và ghi lại.
- Các nhóm báo các kết quả thu được.
KL: Khi chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo hành gió.
4. HĐ 3: Tìm hiểu NN gây ra sự chuyển động của KK trong TN
Mục tiêu: Giải thích được tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
Cách tiến hành: 
- Vài HS nêu lại
+ Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?
- Làm việc theo cặp:
+ Quan sát, đọc thông tin trong mục “Bạn cần biết” 
- Vài em nêu ý kiến giải thích của mình
- lớp NX, bổ sung
KL: Do sự chênh lệch nhiệt độ vào ban đêm và ban ngày giữa biển với đất liền đã làm cho gió thay đổi giữa ngày và đêm
5. Củng cố - dặn dò:
- Nêu mục bạn cần biết - SGK?
Một vài HS nêu lại
Tiết 4 LỊCH SỬ
Tiết 19: NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
Những KT HS đã biết liên quan đến bài học:
Những KT HS cần biết liên quan đến bài học:
- Đặc điểm hình bình hành
- Biết cách tính diện tích hình bình hành
- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần.
- Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôI vua Trần lập nên nhà Hồ.
I. Mục tiêu.
- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:
+ Vua quan ăn chơi sa đọa; trong triều một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước.
+ Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
- Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần lập nên nhà Hồ: Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly- một đại thần của nhà Trần đã truất ngôI nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Tranh trong SGK
- HS: Xem bài ở nhà
2. PP dạy học:
- Quan sát, đàm thoại, luyện tập.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: KT bài cũ 
+ Nêu các chính sách quản lí đất nước của nhà Hậu Lê?
- NX 
- 2 em nêu, lớp nhận xét
2. HĐ1: Tình hình nước ta cuối thời Trần 
- HS đọc thầm nội dung SGK
- Các nhóm thảo luận theo sự gợi ý sau:
+ Vào nửa sau TK XIV, tình hình nứơc ta ntn?
+ Vua quan nhà Trần ntn?
+ Những kẻ có quyền thế đối xử với dân?
+ Cuộc sống của nhân dân ntn?
+ Thái độ của nhân dân với triều đình ra sao?
+ Nguy cơ ngoại xâm ntn?
- Các nhóm thảo luận ghi kết quả ra giấy
- Đại diện nhóm trình bày
-Lớp , GV nhận xét
Kết luận.
- Từ giữa TK XIV tình hình đất nước ta ngày càng xấu đi.
- Vua quan ăn chơi sa đoạ(dẫn chứng về việc làm của Trần Dụ Tông).
- Những kẻ có quyền thế ngang nhiên vơ vét của dân để làm giàu.
- Đê điều không được quan tâm, nhiều năm xảy ra lũ lụt, mất mùa®cuộc sống của nhân dân thêm cơ cực.
- Tầng lớp nô tì, nông dân dã nổi dậy đấu tranh.
- Các thế lực bên ngoài đang lăm le xâm chiếm
3. HĐ2: Nhà Hồ thay thế nhà Trần 
+ Hồ Quý Ly là người như thế nào?
- Lớp nhận xét bổ sung
+ Hồ Quý Ly đã làm gì sau khi lên ngôi?
+Theo em Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần tự xưng làm vua là đúng hay sai? Vì sao?
- Hồ Quý Ly là quan đại thần có tài của nhà Trần.
- Thực hiện cải cách: Thay thế các quan cao cấp của nhà Trần bằng những người thực sự có tài, đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân. Quy định lại số ruộng đất, nô tỳ của quan lai và quý tộc, nếu thừa phải nộp cho nhà nước. Những năm có nạn đói nhà giàu phải bán thóc và tổ chức nơi chữa bệnh cho nhân dân.
- Đúng. Vì cuối thời Trần vua quan ăn chơi hưởng lac, không quan tâm đến pt đất nước, nhân dân đói khổ, giặc ngoại xâm lăm le xâm lược. Cần có triều đại khác thay thế.
+ Vì sao nhà Hồ lai không chống lại được quân xâm lược nhà Minh?
Kết luận
- Vì nhà Hồ chỉ dựa vào quân đội, chưa đủ thời gian thu phục lòng dân, dựa vào sức mạnh đoàn kết của toàn xh.
4. Củng cố - dặn dò 
- HS nêu bài học SGK (44).
- GV nhận xét chung tiết học
- Một vài HS nêu trước lớp
- Lắng nghe và thực hiện.
Thứ tư ngày 7 tháng 1 năm 2015
Tiết 4: KHOA HỌC
Tiết 38: GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH. PHÒNG CHỐNG BÃO
Những KT HS đã biết liên quan đến bài học
Những KT mới cần được hình thành cho HS
- Biết không khí chuyển động tạo thành gió 
- Nêu được một số tác hại của bão: Thiệt hại về người và của.
- Nêu cách phòng chống.
I. Mục tiêu
- Nêu được một số tác hại của bão: Thiệt hại về người và của.
- Nêu cách phòng chống bão:
+ Theo dõi bản tị thời tiết
+ Cắt điện. Tàu thuyền không ra khơi
+ Đến nơi trú ẩn an toàn.
- Xác định cấp gió, có KN về phòng chống bão
- Biết được mối qua hệ giữa con người với môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV. Phiếu học tập; hình ảnh về các cấp gió, thiệt hại do bão gây ra.
- HS: Câu chuyện về một trận bão mà em biết..
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: KT bài cũ 
- Tại sao có gió?
- Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền còn ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?
- Nhận xét sau KT
- Do không khí chuyển động tạo ra gió
- Vài HS nêu ý kiến
2. HĐ 1: Tìm hiểu về một số cấp gió 
Mục tiêu: Phân biệt gió nhẹ, gió to, gió giữ.
Cách tiến hành: 
Bước1: HS đọc SGK về người đầu tiên ngĩ ra cách phân chia sức gió thổi thành 13 cấp.
- Bước 2: 
+ Chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu. Hãy điền vào ô trống trong bảng dưới đây tên cấp gió phù hợp với đoạn văn mô tả về tác dụng của gió (Phiếu học tập kèm theo)
- Giảng thêm về các cấp gió
- Đọc SGK
+ Quan sát hình vẽ và đọc các thông tin trang 76 SGK hoàn thành bài trong phiếu học tập.
- Một số nhóm trình bày
+ Một số cấp độ gió:
- Cấp 5: Gió khá mạnh
- Cấp 9: Gió dữ
- Cấp 0: Không có gió
- Cấp 7: Gió to (bão)
- Cấp 2: Gió nhẹ
3. HĐ 2: TL về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống 
Mục tiêu: Nói những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão
- Cách tiến hành: 
Làm việc theo nhóm
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 5, 6 và nghiên cứu mục bạn cần biết để trả lời các câu hỏi:
1. Nêu những dấu hiệu đặc trưng của gió?
2. Nêu tác hại do bão gây ra và một số cách phòng chống bão? HS trình bày
- Quan sát hình trong SGK.
- Nêu có kèm theo hình vẽ, tranh ảnh của nhóm mình về thiệt hại do dông bão gây ra
- Lớp nhận xét bổ sung 
- Vài em đọc mục Bạn cần biết trong SGk
4. HĐ 3: Trò chơi Ghép hình vào chữ 
 Mục tiêu: Củng cố những hiểu biết của HS về các cấp đọ của gió.
 Cách tiến hành: Giao cho các nhóm hình vẽ minh họa các cấp gió như trong SGK. Viết lời ghi chú vào các tấm phiếu rời.
- Quan sát, tổng hợp và tuyên bố nhóm thắng cuộc.
- Các nhóm thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp. Nhóm nào làm nhanh và đúng là thắng cuộc.
5.Củng cố - dặn dò:
- Gió được phân làm bao nhiêu cấp, là những cấp nào?
- Nêu tác hại của bão?
- Nhận xét chung giờ học.
- Gió được phân làm 13 cấp, là từ cấp 0 đến cấp 12.
- Một số HS nêu
Tiết 2 ( Chiều ) ĐỊA LÍ 
Tiết 19: THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Những KT HS đã biết liên quan đến bài học:
Những KT HS cần biết liên quan đến bài học:
- Biết được TP Hải Phòng nằm ở khu vực đồng bằng bắc Bộ. 
- Biết được một số đặc điểm chủ yếu của TP Hải Phòng.
- Biết được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng.
+ Vị trí: Ven biển bên bờ sông Cấm.
+ Thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch
I. Mục tiêu. 
- Biết được một số đặc điểm chủ yếu của TP Hải Phòng.
+ Vị trí: Ven biển, bên bờ sông Cấm
+ Thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch.
- Quan sát và mô tả.
- Ham tìm hiểu.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: bản đồ Việt Nam
- HS: Xem trước bài ở nhà
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: Hát 
2. HĐ1: Hải Phòng – thành phố cảng 
- Treo bản đồ, yêu cầu HS lên chỉ vị trí của TP Hải Phòng trên bản đồ.
- Tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm đôi:
+ TP Hải Phòng nằm bên dòng sông nào?
+ TP Hải Phòng giáp với những tỉnh nào?
+ Từ TP Hải Phòng đi đến những tỉnh khác bằng con đường giao thông nào?
- Tóm tắt ý phần 1.
- Lớp hát một bài
- Vài em lên chỉ.
- Trao đổi nhóm đôi
- TP Hải Phòng nằm bên dòng sông Cấm, cách biển khoảng 20km.
- TP Hải Phòng giáp với tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Quảng Ninh.
-  ô tô, đường sông, đường hàng không, đường biển.
3. HĐ 2: Đóng tàu là ngành công nghiệp quan trọng của Hải Phòng. 
+ Em hãy kể tên các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng?
- Giảng thêm: các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng đã đóng được những chiếc tàu biển lớn không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu...
-  Bạch Đằng, Cơ khí Hạ Long, cơ khí HảI Phòng.
4. HĐ 3: Hải Phòng là trung tâm du lịch 
+ Hãy kể tên những bãi biển nào?
+ Hải Phòng có những điều kiện nào để PT du lịch?
- Giảng thêm: Đến Hải Phòng chúng ta có thể tham gia nhiều HĐ lí thú: nghỉ mát, tắm biển, tham quan danh lam thắng cảnh, lễ hội,.
- Bãi biển Đồ Sơn, đảo Cát Bà với nhiều cảnh đẹp và hang động kì thú.
- Có bãi biển đẹp, nhiều nhà máy đóng tàu.
5. Củng cố – dặn dò 
- Cho HS đọc bài học trong SGK
- Nhận xét chung giờ học
- Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài giờ sau: Đồng bằng nam Bộ.
- Một vài HS đọc trước lớp
- Lắng nghe và thực hiện
Tiết 3 ( Chiều ) KĨ THUẬT
Tiết 19: LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA
I. Mục tiêu.
- HS biết được ích lợi của việc trồng rau, hoa
- Yêu thích công việc trồng rau, hoa
II. Đồ dùng
- Sưu tầm tranh ảnh một số lại cây rau, hoa
- Tranh minh hoạ ích lợi của việc trồng rau, hoa
III. Các hoạt động chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
2. KT bài cũ
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung bài mới
1. Lợi ích của việc trồng rau, hoa
- GV treo tranh, H1- SGK: Hướng dẫn quan sát
+ Em hãy nêu ích lợi của việc trồng rau?
- HS trình bày
- Lớp nhận xét bổ sung
+ Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào làm thứcăn?
+ Rau được sử dụng ntn trong bữa ăn hàng ngày của gia đình em?
+ Rau còn được sử dụng để làm gì?
c. Điều kiện, khả năng phát triển của cây rau và hoa
*Nhóm 4
- HS thảo luận nhóm 4, theo nội dung câu hỏi sau:
+ Nêu đặc điểm khí hậu của nước ta?
+ Với điều kiện tự nhiên ở nước ta thích hợp tròng những loại rau, hoa nào?
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét bổ sung
- GV: Chốt ý đúng
4. Củng cố dặn dò
- Nêu nội dung ghi nhớ
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau
- Hát
* Kết luận:
- Rau có nhiều loại khác nhau: rau cải, su hào, rau muống, rau đay.
- Có các loại rau lấy lá, có loại rau lấy củ, quả
- Trong rau có nhiều vi-ta-min, chất xơ, có tác dụng tốt cho cơ thể con người, giúp việc tiêu hoá được dễ dàng hơn.
Vì vậy: Rau là thực phẩm quen thuộc và không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày.
- HS phát biểu
- Nước ta nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa
- Với diều kiện tự nhiên: nước ta có thể trồng được nhiều loại rau hoa khác nhau.. 
- HS nêu
- Vài em nêu
- Lắng nghe và thực hiện.

File đính kèm:

  • doctuan 19 day thay.doc