Giáo án lớp 4 - Tuần 13 (buổi chiều)

I. Mục tiêu: Giúp học sinh :

- Củng cố về phép nhân với số có hai ba chữ số.

- Bước đầu biết vận dụng trong thực hành tính.

II. Đồ dùng dạy học:

- Phiếu BT nhỏ.

III. Các hoạt động dạy, học:

 

doc30 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 13 (buổi chiều), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VD trên bảng.
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Luyện tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 a, 1021 x 6 ; b, 2104 x 54 ;
 c, 14257 x 457
Chữa bài tập cho HS.
Bài2: Tính giá trị của biểu thức.
2407 x 32 + 12045 ;
326871 + 114352 x 68 
- Nhận xét chữa bài cho HS.
Bài 3:Khối lớp Bốn xếp thành 16 hàng, môĩi hàng có 11 học sinh. Khối lớp năm xếp thành 11 hàng mỗi hàng có 14 học sinh. Hỏi cả hai khối lớp đó có tất cả bao nhiêuộhc sinh xếp hàng?
-HD HS làm bài rồi chữa.
Làm bài tập trong vở.
Lên chữa bài trên bảng
-Nhận xét bổ sung bài cho bạn.
Làm bài rồi chữa.
2 HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét.
Đọc và xác định y/c của đề bài.
Làm vào vở.
1 em lên bảng làm bài 
- Nhận xét bài của bạn
2.Củng cố – dặn dò: Nhận xét giờ học.
 _____________________
Nhận xét giờ học.
 ______________________
Tiết4: Kể chuyện
Bài 13: Kể chuyện được chứng kiến 
hoặc tham gia
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Rèn kĩ năng nói: 
+ Hs chọn được một câu chuyện mình đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần vượt khó.
+ Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
	- Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể nhận xét đúng lời kể của bạn.
II.Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức.
2, Kiểm tra bài cũ:
? Kể lại câu chuyện mà em đã nghe đã đọc về người có nghị lực?
- 2 hs kể.
- Lớp trao đổi, nx.
- Gv nx, ghi điểm.
3, Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị truyện của hs.
b. Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài:
	Đề bài: Kể một câu chuyện em được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó.	
- Gv hỏi hs để gạch chân được những từ ngữ quan trọng.
- Hs xác định từ ngữ quan trọng.
- Đọc các gợi ý 1,2,3?
- 3 hs nối tiếp đọc, lớp theo dõi.
? Nói tên câu chuyện mình chọn kể?
- Hs nối tiếp nhau nói.
VD: Tôi kể về quyết tâm của một bạn giải bằng được bài toán khó...
* Gv nhắc hs : Lập nhanh dàn ý câu chuyện trước khi kể.
 + Dùng từ xưng hô - tôi.
- Hs chuẩn bị dàn ý vào nháp.
- Gv khen hs chuẩn bị dàn ý tốt.
c. Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Kể chuyện trong nhóm.
- Từng cặp hs kể cho nhau nghe.
- Thi kể trước lớp:
- Tiếp nối nhau kể.
- Cùng các bạn trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp bình chọn câu chuyện hay nhất.
4. Củng cố dặn dò:
- Nx tiết học.
	- Xem trước nội dung bài kể chuyện Búp bê của ai?
________________________
 Tiết5: địa lý
Bài 13: người dân ở đồng bằng bắc bộ
I. Mục tiêu:
 Học xong bài này, hs biết:
	- Người dân sông ở ĐBBB chủ yếu là người Kinh. Đây là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước.
	- Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở ĐBBB:
 + Nhà thường XD xung quanh có sân, vườn, ao
 + Trang phục truyền thống của nam là quần trắng, áo dài the,đầu đội khăn xếp đen, nữ là váy đen, áo dài tứ thân, bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh ảnh về nhà ở
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức.
2, Kiểm tra bài cũ:
? Nêu hình dạng, diện tích sự hình thành, đặc điểm địa hình của ĐBBB ?
- 3 hs lên bảng trả lời. Lớp nx.
- Gv nx chung, ghi điểm.
3, bài mới.
a. Hoạt động 1: Chủ nhân của đồng bằng.
	* Mục tiêu: - Người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là người Kinh, đây là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất.
	- Nêu đặc điểm về nhà ở và làng của người Kinh ở ĐBBB.
	* Cách tiến hành:
- Đọc thầm sgk, qs tranh ảnh trả lời:
- Cả lớp.
? ĐBBB là nơi đông dân hay thưa dân?
- Là vùng có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước.
? Người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là dân tộc nào?
- Dân tộc Kinh.
? Làng của người Kinh ở ĐBBB có đặc điểm gì?
- Làng của người Kinh có nhiều ngôi nhà quây quần bên nhau.
? Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh?
- Nhà có cửa chính quay về hướng Nam được xây dựng kiên cố, chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao...
? Làng Việt cổ có đặc điểm gì?
-...thường có luỹ tre xanh bao bọc. Mỗi làng có 1 ngôi đình thờ Thành Hoàng...
? Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người Kinh có thay đổi ntn?
- ...có nhiều thay đổi, làng có nhiều nhà hơn trước, nhiều nhà xây có mái bằng hoặc cao tầng, nền lát gạch hoa. Các đồ dùng trong nhà tiện nghi hơn: có tủ lạnh, tivi, quạt điện,...
* Kết luận: Người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là người Kinh. Đây là vùng có dân cư tập trung đông đúc nhất nước ta. Làng ở ĐBBB có nhiều ngôi nhà quây quần bên nhau.
-Cho HS liên hệ, so sánh giữa nhà ở của người dân ở ĐBBB và nhà ở của địa phương mình.
b. Hoạt động 2: Lễ hội.
	* Mục tiêu: Kể tên một số hoạt động trong lễ hội.
	* Cách tiến hành: Thảo luận nhóm.
- Dựa vào tranh, ảnh sưu tầm, sgk, kênh 
- Thảo luận nhóm2,3.
chữ và vốn hiểu biết thảo luận:
? Người dân thường tổ chức lễ hội vào mùa nào? Nhằm mục đích gì?
- Mùa xuân và mùa thu để cầu cho một năm mới mạnh khoẻ, mùa màng bội thu,...
? Trong lễ hội có những hoạt động gì? Kể tên một số hoạt động mà em biết?
- Tổ chức tế lễ và các hoạt động vui chơi, giải trí.
? Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ĐBBB ?
- Hội Lim, hội chùa Hương, Hội Gióng,..
- Trình bày:
- Lần lượt từng nhóm trao đổi nội dung.
- Nhóm khác nx, trao đổi.
- Gv kết luận chung.
* Kết luận:Người dân ở ĐBBB thường mặc các trang phục truyền thống trong lễ hội. Hội Chùa Hương, Hội Lim, Hội Gióng ,... là những lễ hội nổi tiếng ở ĐBBB.
4. Củng cố, dặn dò:
	- Đọc phần ghi nhớ sgk/ 102.
- Vn học thuộc bài.Xem bài Hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBBB.
Thứ tư ngày 10 tháng 11 năm 2010
 Tiết1: toán
Bài 63: nhân với số có ba chữ số ( tiếp theo )
I. Mục tiêu:
- Giúp hs biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0.
II. Đồ dùng dạy học .
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2, Kiểm tra bài cũ:
? Nêu cách nhân với số có ba chữ số?
- 2,3 hs nêu.
- Gv cùng hs nx, chốt nội dung.
3 bài mới:
a. Giới thiệu cách đặt tính và tính.
? Đặt tính và tính: 258 x 203
- Cả lớp tính vào nháp, 1 hs lên bảng.
x
 258
 203
 774
 000
 516
 52374
? Nhận xét về các tích riêng?
- Tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0.
* Có thể bỏ bớt không cần viết tích riêng thứ hai mà vẫn dễ dàng thực hiện phép cộng.
- Lưu ý viết 516 lùi sang trái 2 cột so với tích riêng thứ nhất.
- 1 hs lên bảng thực hiện bỏ tích riêng thứ 2.
b. Thực hành:
x
Bài 1:
- Hs tự đặt tính và tính vào vở, 3 hs chữa.
x
x
 523 563 1309
 305 308 202
 2615 4504 2618
 1569 1689 2618
 159515 173404 264418
- Gv cùng hs nx chữa bài, chốt bài đúng.
Bài 2: Gv chép đề lên bảng.
- Gv yêu cầu hs giải thích, nx chốt bài đúng.
- Hs suy nghĩ tự làm vào sgk, 3 hs lên bảng ghi Đ, S : 
 - 2 cách đầu là sai, cách thứ ba là đúng.
- Lớp nx, trao đổi.
Bài 3: Đọc, tóm tắt, phân tích bài toán.
- Hs 
- Tự giải bài toán vào vở:
- Cả lớp, 1 hs lên bảng chữa bài.
- Gv chấm 1 số bài, nx.
Bài giải
Số thức ăn cần trong một ngày là:
104 x 375 = 39 000 ( g )
 39 000 g = 39 kg
Số thức ăn cần trong 10 ngày là:
39 x 10 = 390 ( kg )
Đáp số : 390 kg
- Gv cùng hs lớp nx, chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học. Vn học và chuẩn bị bài sa
 Tiết2: Tập đọc
 Bài 26: văn hay chữ tốt
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể từ tốn, đổi giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với nội dung ca ngợi quyết tâm và sự kiên trì của Cao Bá Quát.
	- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
	- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu của Cao Bá Quát. Sau khi hiểu chữ xấu rất có hại, CBQ đã dốc sức rèn luyện, trở thành người nổi danh văn hay chữ tốt.
II. Đồ dùng dạy học.
Tranh minh hoạ	 
 Một số vở sạch chữ đẹp của hs trong lớp, trong trường.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức.
2, Kiểm tra bài cũ:
? Đọc bài : Người tìm đường lên các vì sao? Nêu ý nghĩa bài?
- 2 hs đọc tiếp nối.
- Gv cùng hs nx, ghi điểm.
3, Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp, kết hợp qs tranh.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
*. Luyện đọc:
- Đọc toàn bài:
- 1 hs khá đọc, lớp theo dõi.
- Chia đoạn:
-3 Đoạn: Đ1: Từ đầu...cháu xin sẵn lòng
 Đ2: tiếp....viết chữ sao cho đẹp
 Đ3: Phần còn lại.
- Đọc nối tiếp, kết hợp sửa phát âm, giải nghĩa từ. ( Chú giải )
- 3 hs đọc nối tiếp, đọc cả bài 2 lần.
+ Đ1: khẩn khoản. 
+ Đ2: huyện đường, ân hận
- Gv nêu cách đọc: Đọc đúng, ngắt nghỉ hơi đúng : Thởu đi học,...bài văn dù hay/ vẫn bị thầy cho điểm kém.
- Hs nghe.
- Đọc toàn bài:
- 1 hs đọc, lớp nghe, nx cách đọc.
- Gv đọc mẫu.
*- Tìm hiểu bài:
- Đọc lướt đoạn 1, trả lời:
- Cả lớp đọc:
? Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
- Vì chữ viết rất xấu, dù bài văn của ông viết rất hay.
? Thái độ của CBQ như thế nào khi nhận lời giúp bà cụ hàng xóm viết đơn?
CBQ vui vẻ nói: Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.
? Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- ý 1: CBQ thường bị điểm xấu vì chữ viết, rất sẵn lòng giúp đỡ hàng xóm.
- Đọc thầm, trao đổi trả lời.
- Trao đổi nhóm 2,3.
? Sự việc gì xảy ra đã làm CBQ phải ân hận?
- Lá đơn của CBQ vì chữ quá xấu, quan không đọc được nên thét lính đuổi bà cụ về, khiến bà cụ không giải được nỗi oan.
? Theo em, khi bà cụ bị quan thét lính đuổi về, CBQ có cảm giác ntn?
- CBQ rất ân hận và dằn vặt mình. Ông nghĩ ra dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì.
? Nội dung đ2?
- CBQ ân hận vì chữ mình xấu làm bà cụ không giải oan được.
- Đọc lướt đoạn còn lại, trả lời:
? CBQ quyết chí luyện viết chữ ntn?
- Sáng sáng , ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi tối viết xong 10 trang rồi mới đi ngủ; mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu; luyện viết liên tục suốt mâý năm trời.
? Nêu ý đoạn 3? 
- ý 3: CBQ trở thành người văn hay chữ tốt nhờ kiên trì tập luyện suốt mười mấy năm.
- Đọc lướt toàn bài, đọc câu hỏi 4?
- Hs đọc. Trao đổi câu hỏi để trả lời.
 + Mở bài: 2 dòng đầu.
 + Thân bài: tiếp... nhiều kiểu chữ khác nhau.
 + Kết bài: Đoạn còn lại.
? Câu chuyện nói lên điều gì?
* ý nghĩa: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sữa chữ viết xấu của CBQ.
c- Đọc diễn cảm:
- Đọc tiếp nối?
- 3 hs đọc.
? Tìm cách đọc?
- Toàn bài đọc diễn cảm, giọng từ tốn, phân biệt lời nhân vật:
+ Bà cụ khẩn khoản khi nhờ CBQ viết đơn; 
+ CBQ vui vẻ xởi lởi khi nhận lời giúp bà lão.
Đoạn đầu chậm, sau nhanh hơn, 2 câu kết đọc giọng ca ngợi sảng khoái.Nhấn giọng: rất xấu, khẩn khoản, oan uổng, sẵn lòng, thét lính, đuổi, vô cùng ân hận, dồn sức, cứng cáp, mười trang vở, nổi danh, văn hay chữ tốt.
- Luyện đọc đoạn 1:
- Đọc phân vai:( người dẫn truyện, bà cụ, CBQ )
- Gv đọc
- Hs nx cách đọc đoạn.
- Hs luyện đọc.
- Thi đọc:
- Cá nhân, nhóm.
- Gv cùng hs nx, khen hs đọc tốt.
4. Củng cố, dặn dò:
	? Câu chuyện khuyên các em điều gì?
	- Giới thiệu và cho hs liên hệ về việc luyện viết vở sạch chữ đẹp của
Tiết3: Lịch sử
Bài 13: Cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược lần 2 (1075 – 1077)
I. Mục tiêu:
	Sau bài học, hs biết:
	- Nêu được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xl lần thứ hai.
	- Kể đôi nét về anh hùng dân tộc Lí Thường Kiệt.
	- Tự hào về truyện thống chống giặc ngoại xâm, kiên cường, bất khuất của dân tộc ta.
II. Đồ dùng.
	- Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt.
	- Phiếu học tập.
	- Tìm tư liệu liên quan đế trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt.
III. Hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu sự khác nhau giữa chùa và đình thời Lý?
3. Bài mới.
* Hoạt động 1: Lý Thường Kiệt chủ động tấn công quân xâm lược Tống.
- Hs đọc sgk từ đầu...rút về nước.
? Khi biết quân Tống đang xúc tiến việc xl nước ta lần thứ 2 LTK có chủ trương gì?
- Chủ trương : Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc.? 
? Ông dã thực hiện chủ trương đó như thế nào? 
- Cuối năm 1075 LTK chia thành 2 cánh quân bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân Lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu rồi rút về nước.
? Việc đó có tác dụng gì?
- ...Không phải để xâm lược mà để phá tan âm mưu của nhà Tống.
* Hoạt động 2: Trận chiến trên sông Như Nguyệt.
? LTK đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc?
- XD phòng tuyến sông Như Nguyệt.
? Thời gian nào?
- cuối năm 1076.
? Lực lượng quân Tống do ai chỉ huy?
- 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu, do Quách Quỳ chỉ huy.
? Trận chiến diễn ra ở đâu? Vị trí quân giặc, quân ta?
- Diễn ra trên phòng tuyến sông Như Nguyệt, quân giặc ở phía bắc của sông, quân ta ở phía nam.
? Kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt?
- Hs kể.
* Hoạt động 3: Kết quả và nguyên nhân.
? Trình bày kết quả?
- Quân Tống chết quá nửa, phải rút về nước. Nền đọc lập của nước Đại Việt được giữ vững.
? Vì sao nd ta giành được chiến thắng vẻ vang đó?
- Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm...
4. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học.
Học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết4: Tập làm văn
bài 25: Trả bài văn kể chuyện
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Hiểu được nhận xét chung của cô giáo về kết quả viết bài văn KC của các bạn để liên hệ với bài làm của mình.
	- Biết sữa lỗi cho bạn và sửa lỗi của mình.
	- Có tinh thần học hỏi những câu văn hay, đoạn văn hay của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về: chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp,... cần chữa chung cho cả lớp.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
a. Nhận xét chung bài làm của hs:
- Đọc lại các đề bài, phát biểu yêu cầu của từng đề.
- Lần lượt hs đọc và nêu yêu cầu các đề bài tuần trước.
 Tổng số bài: 5 bài
 Điểm 8: 1 bài; Điểm 7: 1bài; 
 Điểm 6 : 2 bài; Điểm 5 : 1 bài.
 * Ưu điểm: - Đa số các em hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề bài văn KC.
 	 - Với các bài làm theo đề kể lại theo lời 1 nhân vật trong truyện, việc dùng đại từ nhân xưng đã có sự nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện.
	- Diễn đạt câu, ý rõ ràng, trọn vẹn.
	- Sự việc, cốt truyện, đã có sự liên kết lôgíc giữa các phần.
	- Đã có sự sáng tạo khi kể theo lời nhân vật.
	- Viết đúng chính tả, trình bày bài văn rõ ràng theo dàn ý bài văn kể chuyện. 
 - Những bài có lời kể hấp dẫn, sinh động:...
 Có sự liên kết giữa các phần:...
 Có mở bài, kết bài hay:...
	* Khuyết điểm: Một số bài còn mắc một số khuyết điểm sau:
	 - Dùng từ, đặt câu còn chưa chính xác:
 - Việc dùng đại từ nhân xưng còn chưa nhất quán: Phần đầu câu chuyện xưng tôi, cuối xưng em, mình...
Cách trình bày bài văn chưa rõ ràng mở bài, thân bài, kết bài.
 - Còn mắc lỗi chính tả: Danh từ riêng không viết hoa,...	
b. Hướng dẫn hs chữa lỗi.
 - Gv trả bài cho từng hs.
- Đọc thầm bài viết của mình, đọc kĩ lời cô giáo phê tự sửa lỗi.
- Gv giúp đỡ hs yếu nhận ra lỗi và sửa lỗi.
- Hs đổi bài trong nhóm, kiểm tra bạn sửa lỗi.
- Gv đến từng nhóm, kt, giúp đỡ các nhóm sữa lỗi.
a. Lỗi dùng từ đặt câu:
- Hs nx – sửa sai
b. Lỗi diễn đạt - ý:
c. Lỗi chính tả:
- Đọc thầm bài viết của mình, đọc kĩ lời cô giáo phê tự sửa lỗi.
- Gv giúp đỡ hs yếu nhận ra lỗi và sửa lỗi.
- Hs đổi bài trong nhóm, kiểm tra bạn sửa lỗi.
- Gv đến từng nhóm, kt, giúp đỡ các nhóm sữa lỗi.
4. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học.
	- Vn viết lại bài văn cho tốt hơn ( Hs viết chưa đạt yêu cầu)...
 Tiết5: khoa học
Bài 26: nguyên nhân làm nước 
bị ô nhiễm
I. Mục tiêu:
Sau bài học hs biết:
	- Tìm ra những nguyên nhân làm nước ở sông, hồ, kênh, rạch, biển,... bị ô nhiễm.
	- Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương.
	- Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức.
2, Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là nước bị ô nhiễm?
? Thế nào là nước sạch?
- 2 Hs trả lời, lớp nx.
- Gv nx chung, ghi điểm.
3, Giới thiệu bài mới. 
a. Hoạt động 1: Một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
	* Mục tiêu: - Phân tích các nguyên nhânh làm nước ở sông, hồ, kênh, rạch, biển,... bị ô nhiễm.
	 - Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương.
	* Cách tiến hành:
- Quan sát từ hình 1- đến hình 8.Trao đổi trong nhóm 2 ( cùng bàn).
- Các nhóm tự đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình.
- VD:
 ? Hình nào cho biết nước sông/ hồ/ kênh rạch bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H1,4 )
? Hình nào cho biết nước máy bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H2 )
? Hình nào cho biết nước biển bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H3 )
? Hình nào cho biết nước mưa bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H7,8 )
? Hình nào cho biết nước ngầm bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H5,6,8 )
- Trình bày:
- Các nhóm lần lượt lên trao đổi trước lớp về 1 nội dung.
- Liên hệ nguyên nhân làm ô nhiễm nước ở địa phương.
	* Kết luận : - Mục bạn cần biết ( trang 55 ).
	- Gv đọc cho hs nghe một vài thông tin về nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước đã sưu tầm.
b. Hoạt động 2: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước.
	* Mục tiêu: - Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người.
	* Cách tiến hành: Thảo luận nhóm 2.
? Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm?
- Qs các hình, mục bạn cần biêt, thông tin sưu tầm được để trao đổi.
- Trình bày:
- Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác trao đổi, bổ sung.
	* Kết luận: Mục bạn cần biết - trang 55.
4. Củng cố, dặn dò:
	- Đọc mục bạn cần biết.
	- Nx tiết học, Vn học thuộc bài, xem trước bài 27.
 Thứ năm ngày 11 tháng 11 năm 2010
Tiết1: toán
Bài 64: luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp hs:
	- Ôn tập cách nhân với số có hai chữ số, có ba chữ số.
	- Ôn lại các tính chất: nhân một số với một tổng, nhân một số với một hiệu, tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân.
	- Tính giá trị của biểu thức số và giải toán, trong đó có phép nhân với số có 2 hoặc 3 chữ số.
II. Đồ dùng dạy học
II. Các hoạt động dạy học:
1,Ôđtc.
2, Kiểm tra bài cũ.
? Đặt tính rồi tính: 456 x 102; 
 3105 x 108.
- 2 hs lên bảng, lớp làm vào nháp, đổi chéo nháp kt.
x
x
 456 3105
 102 108
 912 24840
 4560 31050
 46512 335340
- Gv cùng lớp nx, chữa bài, ghi điểm.
3, Giới thiệu bài luyện tập:
Bài 1:- Yêu cầu hs tự đặt tính và tính:
- 2 hs lên bảng, lớp làm bài vào vở BT.
a- Nhân nhẩm: 345 x 200 = 69 000.
x
c- 346
 403
 1038
 13840
 139438
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
Bài 2: Tính
- Hs nêu cách tính.
- Hs tự làm bài vào nháp.
- Cả lớp làm bài, 3 hs lên bảng chữa bài.
a. 95 + 11 x 206 = 95 + 2 266 
 = 2 361
b. 95 x 11 + 206 = 1 045 + 206 
 = 1 251
c. 95 x 11 x 206 = 1045 x 206 
 = 215 270.
- Lớp nx, chữa bài.
- Gv nx chung, chốt bài làm đúng.
? Nhận xét gì về các số trong 3 dãy tính và kết quả ?
- Ba số trong mỗi dãy tính là nh nhau.
- Phép tính khác nhau và kết quả khác nhau.
? Nêu cách nhân nhẩm với 11?
- Hs nêu và thực hiện.
Bài 3: Đọc yêu cầu.
- Hs đọc.
- Gv cùng hs làm rõ yêu cầu.
- Cả lớp làm bài vào vở BT, 3 hs lên bảng chữa bài.
a.142 x 12 + 142 x 18 = 142 x ( 12 + 18)
 = 142 x 30 = 4 260
b. 49 x 365 - 39 x 365 =( 49 - 39 ) x 365
 = 10 x 365 = 3650
c. 4 x 18 x 25 = 4 x 25 x 18 
 = 100 x 18 = 1 800.
- Lớp nhận xét, trao đổi cách làm.
- Gv nx chung, chốt bài làm đúng.
Bài 4: Đọc đề bài, tóm tắt, phân tích bài toán.
- Hs thực hiện.
- Tự giải bài toán vào vở.
- Bài toán có thể giải theo nhiều cách khác nhau, hs tự chọn 1 cách giải để làm bài.
- Gv chấm vở 1 số bài.
- Gv nx, chốt bài đúng. Khen hs làm bài tốt.
- Cả lớp làm bài, 1 hs lên bảng chữa bài.
Bài giải
Số bóng điện lắp đủ cho 32 phòng học là:
8 x 32 = 256 ( bóng )
Số tiền mua bóng điện để lắp đủ cho 32 phòng học là:
3 500 x 256 = 896 000 ( đồng )
Đáp số : 896 000 đồng
- Lớp nx, trao đổi và trình bày miệng cách khác nếu hs làm.
Bài 5: a.Đọc yêu cầu.
 2 Hs đọc.
- Gv cùng hs cùng làm rõ yêu cầu của đề bài.
- Hs tự làm bài vào vở, 2 hs lên bảng chữa bài.
a. Với a = 12 cm, b = 5 cm,
 thì S = 12 x 5 = 60 ( cm2 ).
- Lớp nx, trao đổi bài.
- Gv nx chữa

File đính kèm:

  • docTuan 13 chieu.doc