Giáo án lớp 4 - Tuần 13

I. Mục tiêu:

- Biết được nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt ( Sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệtvà bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt).

+ Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt .

+ Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công.

+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ bất ngừ đánh thẳng vào doanh trại giặc.

+ Quân địch không trống cự nổi ,tìm đường tháo chạy.

- Khái quát được vài nét về công lao Lý Thường Kiệt : Người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi.

- Khâm phục lòng yêu nước ý chí quyêt tâm giết giặc của ông cha ta.

 

doc11 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ hai ngày 10 tháng 11 năm 2014
Tiết 3 ( Sáng ) KHOA HỌC
Tiết 25: NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS.
- Nêu một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật.
- Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát vào thí nghiệm.
- Giải thích tại sao nước sông, hồ thường đục và không sạch
I. Mục tiêu:
- Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát vào thí nghiệm.
- Giải thích tại sao nước sông, hồ thường đục và không sạch.
- Nêu đặc điểm của nước sạch và nước bị ô nhiễm.
- Nắm được nguyên nhân và tác hại cùa việc ô nhiễm nguồn nước.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh ảnh, Một chai nước sông, ao, hồ đã qua sử dụng, một chai nước giếng hoặc nước máy.
- Hai vỏ chai, phễu, 2 miếng bông.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
- Điều gì sẽ sảy ra nếu người, động vật, thực vật thiếu nước ?
+ Con người cần nước vào những việc gì ?
- NX cho điểm.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên. 
- Mục tiêu: Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm.
- Giải thích tại sao nước sông, hồ thường đục và không sạch.
Cách tiến hành:
- Một vài HS trả lời trước lớp.
- NX bổ sung.
- Tổ chức thảo luận nhóm 4.
- Cho HS đọc yêu cầu thí nghiệm 
- Tiến hành thí nghiệm chứng minh chai nước sông, chai nước giếng.
- QS giúp đỡ các nhóm.
- Cho các nhóm trình bày.
- Qua thí nghiệm chứng tỏ nước sông hay hồ, ao hoặc nước đã sử dụng thường bẩn, có nhiều tạp chất như cát, đất, bụi... nhưng ở sông, ao, hồ còn cố những thực vật hoặc sinh vật nào sống ?
+ Đó là những thực vật và sinh vật mà bằng mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy với chiếc kính núp này chúng ta sẽ biết được những điều lạ ở sông, hồ, ao.
- Cho HS quan sát nước ao, hồ, sông sối qua kính hiển vi và đưa ra những gì em nhìn thấy trong nước đó .
- NX kết luận: Nước sông, hồ, ao, hoặc nước đã dùng rồi thường lẫn nhiều đất, cát và có vi khuẩn sinh sống. Nước sông có nhiều phù sa nên có màu đục, nước ao , hồ có nhiều sinh vật sống như rong, rêu, tảo... nên thường có màu xanh. Nước giếng, nước mưa, nước máy không bị lẫn nhiều đất, cát....
- Thảo luận làm việc theo nhóm 4.
- HS đọc sgk, làm theo mục quan sát và thực hành.
- Làm thí nghiệm
- Đại diện nhóm trình bày.
+ Miếng bông lọc chai nước mưa, nước mấy sạch nkhoong có mà hay mùi lạ.
+ Miếng bông lọc chai nước sông, hồ, ao hay nước đã sử dụng có màu vàng, có nhiều đất bụi , chhaats bẩn nhỏ đọng lại vì nước này bẩn, bị ô nhiễm.
- Lắng nghe
+ Những thực vật và sinh vật sống ở ao, hồ, sông , suối là : cá, tôm, cua, ốc, rong, rêu, bọ gậy...
- Quan sát và nêu ra những gì mình thấy.
- Lắng nghe
Hoạt động 2: Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch.
- Mục tiêu: nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm.
- Cách tiến hành:
+ Phát phiếu bài tập và tổ chức thảo luận nhóm.
- Yêu cầu HS thảo luận và đưa ra các đặc điểm tiêu chuẩn của từng loại nước theo tiêu chuẩn đặt ra. Kết luận cuối cùng sẽ do thư kí ghi vào phiếu.
- Quan sát giúp đỡ các nhóm
- Cho các nhóm trình bày.
+ Thảo luận làm bài theo nhóm 4
+ HS làm thí nghiệm, báo cáo kết quả. 
+ Chai nước đục hơn là chai nước sông.
+ Vì nó chứa nhiều chất không tan.
- Hoàn thành bảng, báo cáo kết quả.
Tiêu chuẩn đánh giá
Nước bị ô nhiễm
Nước sạch
1 Màu
Có màu, vẩn đục
Không màu, trong suốt
2 Mùi
Mùi hôi
Không mùi
3 Vị
Không vị
4 Vi sinh vật
Nhiều quá mức cho phép
Không có hoặc ít không đủ để gây hại
5. Các chất hoà tan
Có chất hoà tan, có hại cho sức khoẻ
Không hoặc có các chất khoáng có lợi và tỉ lệ thích hợp.
- Kết luận: Mục bạn cần biết sgk T55
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. 
+ Để nguồn nước của chúng ta không bị ô nhiễm các em cần phải làm gì ?
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà học bài và xem trước bài mới.
- Nhóm khác NX bổ sung.
- Một vài HS đọc trước lớp
- Trả lời
- Lắng nghe và thực hiện
Tiết 4 ( Sáng ) LỊCH SỬ
Tiết 13: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG
XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1075 – 1077)
Những kiến thức HS đã biết có liên đến bài học: 
Những kiến thức mới cần được hình thành cho :
- Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật Thời Lý
+ Nhiều vua nhà Lý theo đạo phật
- Biết được nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt ( Sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệtvà bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt).
I. Mục tiêu:
- Biết được nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt ( Sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệtvà bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt).
+ Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt .
+ Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công.
+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ bất ngừ đánh thẳng vào doanh trại giặc.
+ Quân địch không trống cự nổi ,tìm đường tháo chạy.
- Khái quát được vài nét về công lao Lý Thường Kiệt : Người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi.
- Khâm phục lòng yêu nước ý chí quyêt tâm giết giặc của ông cha ta.
II. Chuẩn bị: 
- Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt.
- Phiếu học tập.
- Tìm tư liệu liên quan đế trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt.
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động 
- Nêu sự khác nhau giữa chùa và đình thời Lý?
- NX cho điểm
- 1 vài HS nêu trước lớp
- NX bổ sung
Hoạt động 1: Lý Thường Kiệt chủ động tấn công quân xâm lược Tống.
- Cho HS đọc thông tin trong SGK
- Đọc sgk từ đầu...rút về nước
+ Khi biết quân Tống đang xúc tiến việc xl nước ta lần thứ 2 Lý Thường Kiệt có chủ trương gì?
+ Chủ trương : Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc.? 
+ Ông dã thực hiện chủ trương đó như thế nào? 
+ Cuối năm 1075 Lý Thường Kiệt chia thành 2 cánh quân bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân Lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu rồi rút về nước.
+ Việc đó có tác dụng gì?
- Lý Thường Kiệt chủ động tấn công quân Tống không phải để xâm lược mà để phá tan âm mưu của nhà Tống.
Hoạt động 2: Trận chiến trên sông Như Nguyệt.
- Cho HS quan sát lược đồ kháng chiến sau đó trình bày trước lớp.
- Đưa ra một số câu hỏi gợi ý: 
+ Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc?
- Quan sát
+ Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt.
+ Thời gian nào quân Tống tiến đánh nước ta?
+ cuối năm 1076.
+ Lực lượng quân Tống do ai chỉ huy?
+ 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu, do Quách Quỳ chỉ huy.
+ Trận chiến diễn ra ở đâu? Vị trí quân giặc, quân ta?
+ Diễn ra trên phòng tuyến sông Như Nguyệt, quân giặc ở phía bắc của sông, quân ta ở phía nam.
+ Kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt?
- Khi đã đến bờ sông Như Nguyệt, Lý Qùy nóng nòng chờ quân thủy tiến vào phối hợp vượt sông, nhưng quân thủy của chúng đã bị quân ta chặn đứng ngoài bở biển.Quách Qùy liều mạng cho quân đóng bè tổ chức tấn công quân ta. Hai bên giao chiến ác liệt, phòng tuyến Như Nguyệt có lúc tưởng chùng như sắp vỡ. Lý Thường Kiệt cho quân đến tiêu diệt kẻ thù. Quân giặc bị phản công bất ngờ không kịp chống đỡ vội tìm đường tháo chạy. Trận Như Nguyệt đại thắng.
Hoạt động 3: Kết quả và nguyên nhân. 
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk từ : Sau hơn 3 tháng...nền đọc lập của nước ta được giữ vững.
+ Trình bày kết quả?
- 1 HS đọc trước lớp, lớp đọc thầm.
+ Quân Tống chết quá nửa, phải rút về nước. Nền đọc lập của nước Đại Việt được giữ vững.
+ Vì sao nhân dân ta giành được chiến thắng vẻ vang đó? 
Hoạt động 4 Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
+ Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm...
- Lắng nghe và thực hiện.
Thứ tư ngày 12 tháng 11 năm 2014
Tiết 2 ( Sáng ) KHOA HỌC
Tiết 26: NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS.
- Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát vào thí nghiệm.
- Giải thích tại sao nước sông, hồ thường đục và không sạch
- Tìm ra những nguyên nhân làm nước ở sông, hồ, kênh, rạch, biển,...bị ô nhiễm
I. Mục tiêu: 
- Tìm ra những nguyên nhân làm nước ở sông, hồ, kênh, rạch, biển,...bị ô nhiễm.
- Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương.
- Nêu tác hại của việc ô nhiễm nguồn nước và việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người.
- Có ý thức bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
II. Chuẩn bị: 
- Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
+ Thế nào là nước bị ô nhiễm?
+ Thế nào là nước sạch?
- Nhận xét chung, ghi điểm. 
Hoạt động 1: Một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
 - Mục tiêu: Phân tích các nguyên nhânh làm nước ở sông, hồ, kênh, rạch, biển,... bị ô nhiễm
- Một vài HS trả lời trước lớp
- NX bổ sung
+ Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương.
- Cách tiến hành:
+ Ch HS quan sát từ hình 1- đến hình8. 
VD:+ Hình nào cho biết nước sông/ hồ/ kênh rạch bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì?
+ Hình nào cho biết nước máy bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? 
+ Hình nào cho biết nước biển bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được
mô tả trong hình đó là gì?
+ Hình nào cho biết nước mưa bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì?
+ Hình nào cho biết nước ngầm bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì
- Cho các nhóm trình bày:
- NX kết luận: Có rất nhiều việc làm của con người gây ô nhiễm nguồn nước. Nước rất quan trọng đối với đời sống của con người, thực vật và động vật, do đó chúng ta cần phải hạn chế những việc làm có thể gây ô nhiễm nguồn nước.
- Đọc cho HS nghe một vài thông tin về nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước đã sưu tầm.
Hoạt động 2: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước.
- Mục tiêu: Nêu tác hại của việc ô nhiễm nguồn nước và việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người. Có ý thức bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
- Cách tiến hành: 
+ Thảo luận nhóm 2. 
+ Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm?
+ Chúng ta đã và sẽ làm gì để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm ?
+ Ở địa phương em nguồn nước có bị ô nhiễm không? Em làm như thế nào để nâng cao ý thức của mọi người về việc bảo vệ môi trường sống đặc biệt là nguồn nước ?
- Vừa nói vừa chỉ vào H9: 
Nguồn nước bị ô nhiễm gây hại cho sức khỏe người, thực vật , động vật,. Đó là môi trường để các sinh vật có hại sinh sống. Chúng là nguyên nhân gây bệnh và lây chue yếu. Trong thực tế cứ 100 người mắc bệnh thì có đến 80 người mắc bệnh liên quan đến nguồn nước. Vì vậy chúng ta phải hạn chế những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước.
- Cho HS đọc mục bạn cần biết sgk trang 55.
- Thảo luận theo nhóm 4. Các nhóm tự đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình.
( H1,4 )
( H2 ) 
( H3 ) 
( H7,8 ) 
 ( H5,6,8 )
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác NX bổ sung
- Lắng nghe.
- Lắng nghe
+ Thảo luận 
+ Nguồn nước bị ô nhiễm là môi trường tốt để các loại vi sinh vật như: rong, tảo, bọ gậy, ruồi, muỗi,... chúng phát triển và là nguyên nhân gây bệnh và lây lan các bệnh : tả lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viê gan...
+ Không vứt rác thải , chất đọc hại bừa bãi. Không sử phân hóa học, thuốc trừ sâu, nước tahir của nhà máy không qua sử lí xả thẳng ra ao , hồ, sông suối...
+ Liên hệ nguyên nhân làm ô nhiễm nước ở địa phương.
+ Tuyên truyền để mọi người hiểu và làm theo.
- Quan sát, lắng nghe
- Đọc mục bạn cần biêt.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- Nx tiết học, Về nhà học thuộc bài, xem trước bài 27.
- Nghe và thực hiện.
Tiết 2 ( Chiều ) ĐỊA LÍ
 Tiết 13 : NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS.
- Chỉ vị trí của ĐBBB trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
- Trình bày một số đặc điểm của ĐBBB hình, sông ngòi), vai trò của hệ thống đê ven sông,
- Người dân sông ở ĐBBB chủ yếu là người Kinh. Đây là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước
I. Mục tiêu: 
- Người dân sông ở ĐBBB chủ yếu là người Kinh. Đây là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước.
- Dựa vào tranh ảnh để tìm kiến thức.
+ Trình bày một số đặc điểm về nhà ở, làng xóm, trang phục và lễ hội của người Kinh ở ĐBBB.
+ Sự thích ứng của con người với thiên nhiên thông qua cách xây dựng nhà ở của người dân ĐBBB.
- Tôn trọng các thành quả lao động của người dân và truyền thống văn hoá của dân tộc.
II.Chuẩn bị: 
- Tranh ảnh về nhà ở truyền thống và ở hiện nay, cảnh làng quê, trang phục lễ hội của người dân ĐBBB ( gv, hs sưu tầm).
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
Khởi động 
+ Nêu hình dạng, diện tích sự hình thành, đặc điểm địa hình của ĐBBB ?
- 3 HS lên bảng trả lời.
- Lớp NX bổ sung .
- Nhận xét chung, ghi điểm.
Hoạt động 1:Người dân vùng ĐBBB.
- Mục tiêu: Người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là người Kinh, đây là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất. Nêu đặc điểm về nhà ở và làng của người Kinh ở ĐBBB.
- Cách tiến hành:
+ Yêu cầu HS đọc thầm sgk, quan sát tranh ảnh trả lời:
- Cả lớp.
+ ĐBBB là nơi đông dân hay thưa dân?
+ Là vùng có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước.
+ Người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là dân tộc nào?
+ Dân tộc Kinh.
+ Làng của người Kinh ở ĐBBB có đặc
+ Làng của người Kinh có nhiều ngôi
 điểm gì?
 nhà quây quần bên nhau.
+ Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh?
+ Nhà có cửa chính quay về hướng Nam được xây dựng kiên cố, chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao...
+ Làng Việt cổ có đặc điểm gì?
+...thường có luỹ tre xanh bao bọc. Mỗi làng có 1 ngôi đình thờ Thành Hoàng...
+ Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người Kinh có thay đổi ntn?
- Kết luận: Người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là người Kinh. Đây là vùng có dân cư tập trung đông đúc nhất nước ta. Làng ở ĐBBB có nhiều ngôi nhà quây quần bên nhau.
Hoạt động 2: Lễ hội.
- Mục tiêu: Kể tên một số hoạt động trong lễ hội.
- Cách tiến hành: Thảo luận nhóm.
+ ...có nhiều thay đổi, làng có nhiều nhà hơn trước, nhiều nhà xây có mái bằng hoặc cao tầng, nền lát gạch hoa. Các đồ dùng trong nhà tiện nghi hơn: có tủ lạnh, tivi, quạt điện,...
+ Dựa vào tranh, ảnh sưu tầm, sgk, kênh chữ và vốn hiểu biết thảo luận:
+ Thảo luận nhóm 3.
+ Người dân thường tổ chức lễ hội vào mùa nào? Nhằm mục đích gì?
+ Mùa xuân và mùa thu để cầu cho một năm mới mạnh khoẻ, mùa màng bội thu,...
+ Trong lễ hội có những hoạt động gì? Kể tên một số hoạt động mà em biết?
+Tổ chức tế lễ và các hoạt động vui chơi, giải trí.
+ Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ĐBBB ?
+ Hội Lim, hội chùa Hương, Hội Gióng,..
- Cho các nhóm trình bày:
+ Lần lượt từng nhóm trình bày
- Nhóm khác NX , trao đổi.
- Kết luận chung. Người dân ở ĐBBB thường mặc các trang phục truyền thống trong lễ hội. Hội Chùa Hương, Hội Lim, Hội Gióng ,... là những lễ hội nổi tiếng ở ĐBBB.
Hoạt động 3: Giới thiệu lễ hội ở ĐBBB 
- Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A3 và yêu cầu các nhóm kể tên các lleex hội ở ĐBBB mà em biết
- Cho các nhóm trình bày kết quả.
- NX khen ngợi
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Đọc phần ghi nhớ sgk/ 102.
- NX tiết học
 - Nhác HS về nhà học bài và xem trước bài mới.
- Lắng nghe
- Nhận phiếu thảo luận làm việc theo nhóm 4
- Các nhóm gắn phiếu lên bảng và cử đại diện trình bày kết quả.
VD: Hội Lim ở Bắc ninh ngày 11 tháng giêng
+ Hội Cổ Loa ở Đông Anh Hà Nội ngày mùng 6 tết âm lịch
+ Hội Đền Hùng ở Phú Thọ ngày 10/ 3 âm lịch
+ Hội Gióng ở Sóc Sơn Hà Nội
.....
- Một vài HS đọc trước lớp.
- Nghe và thực hiện.
Tiết 3 ( Chiều ) KĨ THUẬT
Tiết 13: THÊU MÓC XÍCH
 I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
+GV: 	- Tranh quy trình thêu móc xích.
- Mẫu thêu bằng tranh trên bài.
 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+HS :	- Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
2. KT bài cũ: 
- KT việc chuẩn bị đồ dùng của HS.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
- Cho HS quan sát mẫu.
+ Nêu đặc điểm của đường thêu móc xích.
- Hát
- HS quan sát cả 2 mặt của đường thêu.
+ Mặt phải là những vòng chỉ nhỏ móc nối tiếp với nhau giống như chuỗi mắt xích (của sợi dây chuyền)
+ Cho HS quan sát quy trình thêu.
- Cho HS so sánh cách vạch dấu đường khâu, đường thêu móc xích và đường thêu lướt vặn.
+ Cho HS quan Sát hình SGK.
- HD2 thao tác.
+ thêu từ phải sang trái
+ Mỗi mũi thêu được bắt đầu bằng cách tạo đường chỉ qua đường dấu.
- Cho HS đọc ghi nhớ 
- Cho HS thực hành trên giấy 
4. Củng cố, Dặn dò :
NX tiết học
 Chuẩn bị giờ sau thực hành trên vải 
+ HS quan sát hình 2 (SGK)
- Số thứ tự đường thêu móc xích ngược lại với đường thêu lướt vặn.
+ HS quan sát H 3a, 3b, 3c.
- HS quan sát
3 - 4 Học sinh đọc trước lớp
- Học sinh tập thêu móc xích
- Dùng trong trang trí hoa, lá, cảnh vật, con giống lên cổ áo, ngực áo. 
- Lắng nghe và thực hiện 

File đính kèm:

  • doctuan 13 them gio.doc
Giáo án liên quan