Giáo án lớp 4 - Tuần 13

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức: Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn.

2. Kĩ năng: Làm đúng các bài tập 2a/b hoặc 3a/b ( phân biệt các âm đầu l / n , các âm chính i / iê) .

 3. Thái độ: Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 -GV: Bút dạ + Phiếu khổ to viết nội dung BT2a hoặc b .

 1 tờ giấy trắng khổ A4 để HS làm BT3a hoặc b .

 -HS: viết từ khó

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cu : (3) Người chiến sĩ giàu nghị lực .

 3. Bài mới : (27) Người tìm đường lên các vì sao .

 a) Giới thiệu bài :

 b) Các hoạt động :

 

doc50 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 951 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 13, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Hs làm vở –thi sửa tiếp sức
- Bài 3 : 
Cho HS phân tích đề 
 Nêu cách giải 
Hoạt động lớp , nhóm .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
a) 34 x 11 = 374
b) 11 x 95 = 1045
c) 82 x 11 = 902
- Tự nêu tóm tắt rồi giải và chữa bài .
GIẢI
 Khối lớp 4 có :
 11 x 17 = 187 (bạn)
 Khối lớp 5 có :
 11 x 15 = 165 (bạn)
 Cả hai khối có tất cả :
 187 + 165 = 352 (bạn)
 Đáp số : 352 bạn
 4. Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi đua tính nhanh các phép tính ở bảng .
	- Nêu lại cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập 2, 4
	- Chuẩn bị: Nhân với số có 3 chữ số.
v Rút kinh nghiệm:
Toán (tiết 62)
NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Biết cách nhân với số có ba chữ số .
	2. Kĩ năng: Tính được giá trị của biểu thức.
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	-GV: Bảng phụ cho HS thi đua sửa bài tập.
 - HS: Oân lại cách nhân với số có hai chữ số.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Nhân với số có ba chữ số .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu cách nhân với số có ba chữ số .
MT : Giúp HS nắm cách nhân với số có 3 chữ số .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
a) Tìm cách tính : 164 x 123 
- Đặt vấn đề : 164 x 123 = ?
b) Giới thiệu cách đặt tính và tính :
- Giúp HS nhận ra cách tính : Để tính 164 x 123 , ta phải thực hiện 3 phép nhân và một phép cộng 3 số . Do đó , ta nghĩ đến việc viết gọn các phép tính này trong một lần đặt tính .
- Hướng dẫn HS đi đến cách đặt tính và tính ở bảng : 164 x 123 = 20 172
- Giới thiệu : 492 là tích riêng thứ nhất , 328 là tích riêng thứ hai , 164 là tích riêng thứ ba .
- Lưu ý : Phải viết tích riêng thứ hai lùi sang trái 1 cột so với tích riêng thứ nhất ; phải viết tích riêng thứ ba lùi sang trái 2 cột so với tích riêng thứ nhất .
Hoạt động lớp .
- Cả lớp đặt tính và tính : 
164 x 100 ; 164 x 20 ; 164 x 3
- Cả lớp thực hiện :
164 x 123 = 164 x ( 100 + 20 + 3 )
 = 164 x 100 + 164 x 20 + 164 x 3
 = 16 400 + 3280 + 492
 = 20 172
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 3 : 
Hoạt động lớp .
- Đặt tính rồi tính và chữa bài .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
GIẢI
 Diện tích mảnh vườn là :
 125 x 125 = 15 625 (m2)
 Đáp số : 15 625 m2 
 4. Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi đua tính các phép tính ở bảng .
	- Nêu lại cách nhân với số có ba chữ số .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập bài 2
	- Chuẩn bị: Nhân với số có 3 chữ số (tt).
v Rút kinh nghiệm:
Toán (tiết 63)
NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tt)
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0 .
	2. Kĩ năng: Thực hành tính toán nhanh , chính xác , trình bày phép tính đúng .
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	-GV: Nội dung bài dạy.
 - HS: Oân cách nhân với số có ba chữ số.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Nhân với số có ba chữ số .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27) Nhân với số có ba chữ số (tt) .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu cách đặt tính và tính .
MT : Giúp HS nắm cách đặt tính và tính phép nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0 .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Hướng dẫn HS đặt tính với dạng viết gọn , lưu ý viết 516 lùi sang bên trái 2 cột so với tích riêng thứ nhất .
Hoạt động lớp .
- Cả lớp đặt tính và tính : 258 x 203 , 1 em làm ở bảng .
- Nhận xét về các tích riêng để rút ra :
+ Tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0 .
+ Có thể bỏ bớt , không cần viết tích riêng này mà vẫn dễ dàng thực hiện phép cộng .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : Giúp HS thực hiện thành thạo cách đặt tính và tính .
- Bài 2 : Cho HS thảo luận nhóm đôi, Trình bày .giải thích 
Hoạt động lớp .
- Tự đặt tính rồi tính .
- Tự phát hiện phép nhân đúng , sai và giải thích vì sao sai 
 4. Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi đua tính các phép tính ở bảng .
	- Nêu lại cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0 .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập Bài 3, 5
	- Chuẩn bị: Luyện tập
v Rút kinh nghiệm:
Toán (tiết 64)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Thực hiện được nhân với số có hai chữ số , ba chữ số
	2. Kĩ năng: Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính. Biết công thức tính( bằng chữ) và tính được diện tích hình chữ nhật.
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV: nội dung bài dạy.
HS: Oân lại cách nhân với số có hai, ba chữ số.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Nhân với số có ba chữ số (tt) .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính .
MT : Giúp HS nắm vững cách đặt tính , tính thành thạo các phép tính nhân .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
 Cho hs nhắc lại cách thực hiện.
 Lưu ý các trường hợp có chữ số 0.
 Bài 3 : Tổ chức trăc`1 nghiệm về dạng toán một số nhân với một tổng , nhân với một hiệu.
Hoạt động lớp , nhóm .
- Cả lớp đặt tính và tính , làm xong phép tính này mới chuyển sang phép tính khác . Có thể tổ chức thi tính nhanh giữa các nhóm HS .
- Tính theo cách thuận tiện :
a) 142 x 12 + 142 x 18 = 142 x ( 12 + 8 )
 = 142 x 30 
 = 4260
b) 49 x 365 – 39 x 365 = ( 49 – 39 ) x 365
 = 10 x 365
 = 3650
c) 4 x 18 x 25 = 4 x 25 x 18
 = 100 x 18
 = 1800
Hoạt động 2 : Củng cố giải toán .
MT : Giúp HS nắm cách giải các bài toán lời văn liên quan đến phép nhân .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
 -Bài 5 : Yêu cầu HS nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật.
Hoạt động lớp .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
a) Với a = 12 cm , b = 5 cm thì S = 12 x 5 = 60 (cm2)
 Với a = 15 m , b = 10 m thì S = 15 x 10 = 150 (m2) 
b) Nếu chiều dài a gấp lên 2 lần thì chiều dài mới là a x 2 và diện tích hình chữ nhất là mới là a x 2 x b = 2 x a x b = 2 x ( a x b ) = 2 x S
Vậy : Khi chiều dài gấp lên 2 lần và giữ nguyên chiều rộng thì diện tích hình chữ nhật gấp lên 2 lần .
 4. Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cửa đại diện thi đua làm các phép tính ở bảng .
	- Nêu lại cách nhân với số có hai chữ số , ba chữ số .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập bài 2, 4.
	- Chuẩn bị: Luyện tập chung
v Rút kinh nghiệm:
Toán (tiết 65)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng; diện tích(cm, dm, m).Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.
	2. Kĩ năng: Biệt vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính, tính nhanh.
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV: bảng phụ cho hs thi đua sửa bài.
HS: Oân lại bảng đơn vị đo khối lượng,nhân với số có 3 chữ số.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập chung .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Củng cố cách đặt tính , thực hiện phép tính , tính nhanh , đổi số đo .
MT : Giúp HS nắm vững cách đặt tính , thực hiện phép tính , tính nhanh , đổi số đo .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 :Hs làm –thi sửa tiếp sức 
- Bài 2 : 
- Bài 3 : 
Hoạt động lớp .
- Tự làm tính rồi chữa bài .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
a) 268 x 235 = 62980.
 b) 475 x 205 = 97375.
 c) 45 x 12 + 8 = 548.
- Tự làm bài rồi chữa bài .
a) 2 x 39 x 5 = 39 x (2 x 5) 
 = 39 x 10 
 = 390.
 4. Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi đua làm các phép tính ở bảng .
	- Nêu lại cách nhân với số có hai chữ số , ba chữ số .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập bài 4, 5
	- Chuẩn bị: Chia một tổng cho một số.
Khoa học (tiết 26)
NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước.
	2. Kĩ năng: Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người: lan truyền nhiều bệnh, 80 % các bệnh là do sử dụng ngu6n2 nước bị ô nhiễm.
	3. Thái độ: GDMT: Ô nhiễm không khí, nguồn nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	-GV: Hình trang 54 , 55 SGK .
	 Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa 
phương và tác hại do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra .
 -HS: Soạn trước câu hỏi trong sách.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Nước bị ô nhiễm .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm .
MT : Giúp HS phân tích các nguyên nhân làm nước ở sông , ao , hồ , kênh , rạch , biển  bị ô nhiễm . Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Đi tới giúp đỡ các nhóm .
- Kết luận : Như mục Bạn cần biết SGK .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Quan sát hình SGK , tập đặt câu hỏi để trả lời cho từng hình :
+ Hình nào cho biết nước sông , hồ , kênh , rạch bị nhiễm bẩn ? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì ? ( Hình 1 , 4 )
+ Hình nào cho biết nước máy bị nhiễm bẩn ? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì ? ( Hình 2 )
+ Hình nào cho biết nước biển bị nhiễm bẩn ? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì ? ( Hình 3 )
+ Hình nào cho biết nước mưa bị nhiễm bẩn ? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì ? ( Hình 7 , 8 )
+ Hình nào cho biết nước ngầm bị nhiễm bẩn ? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì ? ( Hình 5 , 6 , 8 )
- Quay lại chỉ vào từng hình để hỏi và trả lời nhau như gợi ý trên . 
- Liên hệ đến các nguyên nhân làm ô nhiễm nước ở địa phương .
- Một số em trình bày kết quả làm việc của nhóm . Mỗi nhóm chỉ nói về một nội dung .
Hoạt động 2 : Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước .
MT : Giúp HS nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Yêu cầu HS thảo luận : Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm ?
- Kết luận : Như mục Bạn cần biết SGK .
Hoạt động lớp .
- Quan sát các hình và mục Bạn cần biết SGK , những thông tin sưu tầm được trên sách báo để trả lời .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- GDMT.
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Xem trước bài Một số cách làm sạch nước .
v Rút kinh nghiệm:
Lịch sử (tiết 11)
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG 
XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI
( 1075 – 1077 )
I. MỤC TIÊU : 
	1. Kiến thức: Vài nét về công lao của Lý Thường Kiệt: Người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi.
	 2. kỹ năng: Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt ( có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt.
	3. Thái độ :Tự hào về truyền thống lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	-GV: Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai .Phiếu học tập .
 -HS: Đọc trước nội dung bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Chùa thời Lý .
 3. Bài mới : (27’) Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai .
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : 
MT : Giúp HS nắm được lý do việc đánh sang đất Tống của Lý Thường Kiệt .
PP : Giảng giải , trực quan , đàm thoại .
- Đặt vấn đề cho HS thảo luận : Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có 2 ý kiến khác nhau :
+ Để xâm lược nước Tống .
+ Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống .
Căn cứ vào đoạn vừa đọc , theo em , ý kiến nào đúng ? Vì sao ?
Hoạt động lớp .
- Đọc SGK đoạn : Cuối năm 1072  rồi rút về .
- Thảo luận đi đến thống nhất : Ý kiến thứ hai đúng , bởi vì trước đó , lợi dụng việc vua Lý mới lên ngôi còn quá nhỏ , quân Tống đã chuẩn bị xâm lược ; Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang đất Tống , triệt phá nơi tập trung quân lương của giặc rồi kéo về nước .
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS nắm diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến trên lược đồ .
Hoạt động lớp .
- Theo dõi .
Hoạt động 3 : 
MT : Giúp HS nắm ý nghĩa của cuộc kháng chiến .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Đặt vấn đề : Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến ?
- Kết luận : Nguyên nhân thắng lợi là do quân dân ta rất dũng cảm . Lý Thường Kiệt là một tướng tài , chủ động tấn công sang đất Tống , lập phòng tuyến sông Như Nguyệt .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm thảo luận rồi báo cáo kết quả 
- Tiếp tục trình bày kết quả cuộc kháng chiến .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS tự hào về truyền thống lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta 
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
v Rút kinh nghiệm:
Địa lí (tiết 12)
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Giúp HS biết : Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh . Đây là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước .
	2. Kĩ năng: Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở ĐBBB.
	3. Thái độ: Tôn trọng thành quả lao động của người dân và truyền thống văn hóa của dân tộc .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	-GV: Tranh , ảnh về nhà ở truyền thống và nhà ở hiện nay , cảnh làng quê , trang phục , lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ .
 -HS:Sưu tầm một số tranh ảnh về đồng bằng Bắc Bộ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Đồng bằng Bắc Bộ .
 3. Bài mới : (27’) Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Chủ nhân của đồng bằng .
MT : Giúp HS nắm yếu tố dân cư ở đồng bằng Bắc Bộ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
Hoạt động lớp .
- Dựa vào SGK trả lời các câu hỏi sau :
+ Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân hay thưa dân ?
+ Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào ?
Hoạt động 2 : Chủ nhân của đồng bằng (tt) .
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm nhà ở của người dân đồng bằng Bắc Bộ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Giúp HS hiểu và nắm được các ý chính về đặc điểm của nhà ở và làng xóm của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ , một vài nguyên nhân dẫn đến các đặc điểm đó .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm dựa vào SGK , tranh , ảnh thảo luận theo các câu hỏi sau :
+ Làng của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì ? 
+ Nêu các đặc điểm về nhà ở của Người Kinh . Vì sao nhà ở có những đặc điểm đó ?
+ Làng Việt cổ có đặc điểm gì ?
+ Ngày nay , nhà ở và làng xóm của người dân đồng bằng Bắc Bộ có thay đổi như thế nào ?
- Các nhóm lần lượt trình bày kết quả từng câu hỏi .
Hoạt động 3 : Trang phục và lễ hội .
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm về trang phục , lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Giúp HS chuẩn xác kiến thức .
- Nói thêm : Trang phục truyền thống của nam là quần trắng , áo dài the , đầu đội khăn xếp màu đen ; của nữ là váy đen , áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ , lưng thắt ruột tượng , đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ .
- Kể thêm một số lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm dựa vào tranh , ảnh , nội dung SGK , vốn hiểu biết của mình thảo luận theo các gợi ý :
+ Hãy mô tả về trang phục truyền thống của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ .
+ Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào ? Nhằm mục đích gì ?
+ Trong lễ hội có những hoạt động gì ? Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết .
+ Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ .
- Các nhóm lần lượt trình bày kết quả từng câu hỏi .
- Các nhóm khác bổ sung .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS tôn trọng thành quả lao động của người dân và truyền thống văn hóa của dân tộc .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
Đạo đức (tiết 12)
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ , CHA MẸ (tt)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
2. Kĩ năng: Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng mộy số việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình.
3. Thái độ: Giáo dục HS kính yêu ông bà , cha mẹ .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	-GV: Bài hát Cho con của Phạm Trọng Cầu .
	-HS: Tập trước tiểu phẩm ‘Phần thưởng “
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Tiết kiệm thời giờ (tt) .
 3. Bài mới : (27’) Hiếu thảo với ông bà cha mẹ .
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Đóng vai .
MT : Giúp HS thực hành đóng vai tình huống của bài học .
PP : Thực hành , đàm thoại , giảng giải .
- Chia nhóm , giao nhiệm vụ cho một nửa số nhóm thảo luận , đóng vai theo tình huống tranh 1 ; một nửa số nhóm thảo luận , đóng vai theo tình huống 2 .
- Phỏng vấn 

File đính kèm:

  • docTuan 13.doc