Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2020-2021

Kể chuyện

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I. Mục tiêu:

 - Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc

 sống.

- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.

HS NK kể được câu chuyện ngoài SGK; lời kể tự nhiên, có sáng tạo.

II. Đồ dùng dạy học:

 Một số truyện viết về người có nghị lực.

III. Hoạt động dạy học:

A. Bài cũ: (5p)

1 em kể lại chuyện Bàn chân kì diệu.

Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc kí?

GV nhận xét, ghi điểm.

B. Bài mới: (28p)

 1) Giới thiệu bài

 2) Hướng dẫn HS kể chuyện (HĐ cả lớp)

 Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề.

 Một HS đọc đề bài. GV chép đề lên bảng.

 Hãy kể câu chuyện mà em đã được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hay ai đó kể lại) hoặc được đọc về một người có nghị lực.

- Một em đọc lại đề ra

- Bốn em nối tiếp nhau đọc các gợi ý trong SGK.

- HS đọc thầm lại gợi ý 1. HS nối tiếp nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình.

- Đọc thầm gợi ý 3. GV dán dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện lên bảng, nhắc HS:

+ Trước khi kể các em cần giới thiệu câu chuyện của mình.

+ Chú ý kể tự nhiên, nhớ kể chuyện với giọng kể.

HS thực hành kể chuyện trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

 (HĐ cặp đôi)

- HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghiã câu chuyện.

- Mời 1- 2 HS NK kể lại câu chuyện ngoài SGK. GV nhận xét.

- HS thi kể trước lớp, nêu ý nghĩa câu chuyện.Cả lớp và GV bình chọn bạn kể

chuyện hay nhất.

 - Gọi 1 - 2 em khá kể và nêu ý nghĩa truyện vừa kể.

3. Củng cố, dặn dò: (2p)

 GV nhận xét tiết học.

Nhắc HS chuẩn bị tiết sau

 

doc28 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 49 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc.
- Sau khi học xong bài này các em có khả năng: Sử dụng các công cụ đã học, vận dụng các kỹ năng tổng hợp để vẽ hình.
- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ.
B. Chuẩn bị : 
 1. Giáo viên, SGK, phòng máy vi tính.
 2. Học sinh : SGK, vở ghi chép và đọc trước bài 
C. Các hoạt động dạy học: 
 1. Khởi động: 
- Gv nêu câu hỏi :
 + Nêu các bước thực hiện vẽ bằng công cụ cọ vẽ.
 + Nêu các bước thực hiện vẽ bằng công cụ bút chì.
.- Hs trả lời ; hs khác nhận xét.
- Gv nhận xét, bổ sung.
2. Thực hành: Gv giới thiệu bài, nêu mục tiêu tiết học
 Ho¹t ®éng 1: Hướng dẫn mở đầu
- GV giới thiệu các thiết bị , dụng cụ cần có trong tiết thực hành.
- GV giới thiệu các bước tiến hành mà bài thực hành yêu cầu.
 Ho¹t ®éng 2 : Hướng dẫn thường xuyên
- Gv nêu câu hỏi: Trước khi vẽ một hình nào đó các em cần chú ý những điều gi?
- Hs trả lời câu hỏi:
 + Xem hình vẽ có những nét cơ bản nào.
 + Sử dụng công cụ nào để vẽ nét đó.
 + Dùng màu nào để tô.
 + Phần nào có thể sao chép được.
- Gv nhận xét và bổ sung.
TH1: Cho HS quan sát hình ảnh ngôi nhà ven đường để nhận xét.
- Hs chú ý lắng nghe, quan sát hình, nhận xét.
 + Các nét vẽ: Tường nhà, mái nhà, cửa sổ, cửa chính, cây, đường chân trời, con đường.
 + Sử dụng công cụ hình chữ nhật, hình vuông, đường thẳng.
 + Sử dụng màu da cam, xanh, nâu để tô màu.
- Cho HS xem hình mẫu để thực hành.
TH2: Vẽ hình bông hoa
- Cho HS quan sát bông hoa.
- Nêu cách vẽ:
+ Vẽ một hình tròn và dùng đường thẳng chia đường tròn thành những ô bằng nhau (số cánh hoa).
+ Dùng cọ vẽ để vẽ cánh hoa, hộp phun màu vẽ nhị hoa.
- Gv làm mẫu.
- Hs quan sát và thực hành.
- GV HD và yêu cầu HS thực hiện thao tác cho đúng.
- Nhắc nhở HS sử dụng màu tô cho đúng mẫu. 
- GV quan sát và nhận xét từng mẫu vẽ.
- Quan sát các bước vẽ của HS , nhắc nhở HS sử dụng các nét vẽ cho phù hợp đồng thời sửa những nhóm sử dụng sai nét vẽ.
- Gi¶i ®¸p c¸c th¾c cña HS (nÕu cã).
 Hoạt động 3: Hướng dẫn kết thúc
 Thống kê có bao nhiêu HS thực hành tốt- tuyên dương, bao nhiêu Hs thực hành chưa tốt- khuyến khích.
3. Củng cố:
- Gv hệ thống lại kiến thức và nhận xét giờ thực hành.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Yêu cầu HS về thực hành nhiều hơn để quen cách sử dụng các công cụ của Paint.
- Tiết sau: Bài thực hành tổng hợp
Toán
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU
I. Mục tiêu: 
 - Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
- Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
- Bài tập cần đạt : BT1, BT3,BT4
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
 Bảng nhóm , 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
A.Bài cũ 
Gọi HS viết công thức và nêu quy tắc Nhân một số với một tổng.
- GV kiểm tra vở bài tập 
+ GV nhận xét.
B. Bài mới: 
1.HĐ1: Giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. 
2. HĐ2: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức (HĐ cặp đôi)
 GV viết lên bảng hai biểu thức :
 3 x (7 - 5) và 3 x 7 - 3 x 5
- Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên
Bước 1: Cá nhân nghe yêu cầu bài
 Bước 2: Bàn trưởng kiểm tra thành viên trong bàn đã nắm được yêu cầu chưa
 Bước 3: Học sinh làm việc cá nhân
Bước 4: Báo cáo kết quả trước lớp
- Vậy giá trị của hai biểu thức trên như thế nào với nhau?
- GV nêu: Ta có 3 x (7 - 5) = 3 x 7 - 3 x 5
3. HĐ3: Quy tắc một số nhân với một hiệu (HĐ cả lớp)
- GV chỉ vào biểu thức và nêu như SGK.
- GV hỏi: Vậy khi thực hiện phép nhân một số với một hiệu, chúng ta có thể làm thế nào?
- GV kết luận và rút ra công thức : Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể nhân lần lượt số đóvới số bị trừ và số trừ , rồi trừ hai kết quả cho nhau.
a x( b - c) = a x b - a x c
- Yêu cầu HS nêu quy tắc 
4. HĐ4: Thực hành.
Bài 1 : (HĐ cá nhân- nêu nối tiếp kết quả)
GV kẻ BT1 ở bảng- HS nối tiếp nêu kết quả
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 2, (HS NK) áp dụng tính chất nhân một số với một hiệu để tính.( theo mẫu)
HS làm bài và đổi bài nhận xét bài của bạn.
a, 47 x 9 = 47 x ( 10 -1 ) = 47 x 10 - 47x 1 = 470 - 47 = 423
 24 x 99 = 24 x ( 100 -1 ) = 24 x 100 - 24 x 1 = 2400- 24 = 2376
Bài 3. (HĐ cặp đôi) 
Bước 1: Cá nhân đọc hoặc nghe yêu cầu bài
 Bước 2: Bàn trưởng kiểm tra thành viên trong bàn đó nắm được yêu cầu chưa
? Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu tìm gì? 
Để biết số học sinh của hai khối lớp ta làm thế nào?
Bạn có tính được số sách của khối lớp 4, khối lớp 5 không?
  Bước 3: - Học sinh làm việc cá nhân.
Bài giải
Cửa hàng có tất cả số trứng là:
175 x 40 = 7 000( quả)
Cửa hàng đã bán số trứng là:
175 x 10 = 1750 ( quả)
Cửa hàng còn lại số quả trứng là:
7 000 - 1750 = 5 250 ( quả)
Đ/S: 5 250 ( quả)
Bước 4: Trao đổi kết quả với bạn. 
Bước 5: Báo cáo kết quả lầm việc.
1 HS lên bảng làm bài. 
Cả lớp và gv nhận xét chữa bài.
Bài 4, Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức. (HĐ cá nhân - trao đổi cặp đôi)
HS làm bài và rút ra nhân một hiệu với một số.
- HS tự làm. Sau đó gọi chữa bài.
- GV nhận xét.
5.Củng cố,dăn dò: ( 4') 
- HS nhắc lại quy tắc.
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn về học bài và chuẩn bị bài tiết sau. 
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ NGHỊ LỰC
I.Mục tiêu: 
Biết thêm một số từ ngữ, tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết xếp các từ Hán Việt theo hai nhóm nghĩa; hiểu nghĩa của từ nghị lực; điền đúng một số từ vào chỗ trống trong đoạn văn; hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học.
II.Hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: (5p) 
Gọi HS chữa miệng BT1. 
GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: (28p) 
 1) Giới thiệu bài:
2) HS làm bài tập:
Bài 1: (HĐ nhóm)
 Bước 1: Cá nhân đọc thầm yêu cầu của bài. 
 Bước 2: Nhóm trưởng kiểm tra các thành viên trong nhóm đã nắm vững được yêu cầu bài chưa
  Bước 3: HS tự làm việc cá nhân
  Bước 4: Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên trong nhóm trả lời.
  Bước 5: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp
 - Cho đại diện 2 nhóm thi đua.
+ Chí có nghĩa là rất, hết sức: chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công.
+ Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp: ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chíHS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài cá nhân. Trình bày kết quả bài. 
Bài 2: (HĐ cá nhân - trao đổi cặp đôi)
 B1: HS đọc nội dung của bài, HS làm việc cá nhân, HS đọc yêu cầu bài.
 B2: Cá nhân làm việc
 B3: Thảo luận thống nhất trong cặp.
 B4: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp.
HS làm bài cá nhân ý b là đúng 
a) Kiên trì 
c) Kiên cố 
d) Chí tình, chí nghĩa
Bài 3: (HĐ cặp đôi) 
B1: HS đọc nội dung của bài, HS làm việc cá nhân, HS đọc yêu cầu bài.
B2: HS đọc đoạn văn, trao đổi theo nhóm, làm bài, trình bày kết quả.
B3: Trao đổi trong cặp. Góp ý sửa lỗi cho bạn.
B4: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp.
GV chốt lại lời giải đúng.
Điền vào chỗ trống theo thứ tự sau:
Nghị lực, nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng. 
Bài 4: (HĐ nhóm)
 Bước 1: Cá nhân đọc thầm nội dung BT, đọc thầm lại 3 câu tục ngữ.. 
 Bước 2: Nhóm trưởng kiểm tra các thành viên trong nhóm đã nắm vững được yêu cầu bài chưa
  Bước 3: HS tự làm việc cá nhân
  Bước 4: Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên trong nhóm trả lời.
  Bước 5: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp
 Sau đó cho HS phát biểu về lời khuyên nhủ, gửi gắm trong mỗi câu. GV nhận xét chốt lại ý đúng.
a. Vàng phải thử trong lửa mới biết vàng thật hạy vàng giả. Người phải thử thách trong gian nan mới biết nghị lực ,biết tài năng 
b. Từ nước lã mà làm thành hồ.Từ tay không (không có gì cả) mà dựng nổi cơ đồ mới thật tài giỏi ngoan cường 
c. Phải vất vả lao động mới có được thành công .Không thể tự dưng mà thành đạt, được kính trọng, có người hầu hạ, cầm tàn, cầm lọng che chở. 
- Câu a khuyên ta: Đừng sợ vất vả, gian nan. Gian nan, vất vả thử thách con người, giúp con người vững vàng, cứng cỏi hơn. 
- Câu b khuyên ta: Đừng sợ bắt đầu bằng hai bàn tay trắng .Những người từ hai bàn tay trắng mà làm nênsự ngiệp càng đáng kính trọng, khâm phục. 
- Câu c khuyên ta: Phải vất vã mới có lúc thanh nhàn, có ngày thành đạt.
3. Củng cố, dặn dò: (3p) 
GV chấm một số vở.
Nhận xét tiết học.
Thể dục
Giáo viên bộ môn dạy
Giáo viên bộ môn dạy
Thứ Tư, ngày 9 tháng 12 năm 2020
Toán
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu: 
Vận dụng được tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng (hiệu) trong thực hành tính, tính nhanh.
 Bài tập cần đạt: Bài 1( dòng 1); bài 2: a,b(dòng 1); bài 4( chỉ tính chu vi)
II. Hoạt động dạy học: 
HĐ1: (5p) Củng cố kiến thức đã học. (HĐ cả lớp)
GV gợi cho hs nhắc lại các kiến thức về tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân và cách nhân một số với một tổng 
HS viết biểu thức chữ :
a x b = b x a
(a x b) x c = a x (b xc)
a x (b + c) = a x b + a x c
(a + b) x c = a x c + a x b
a x (b – c) = a x b – a x c
(a – b) x c = a x b – a x c
HĐ2: (28p) Thực hành:
Bài 1: Dòng 2 dành cho HS NK. (HĐ cá nhân - chéo vở kiểm tra)
B1: HS đọc nội dung của bài, HS làm việc cá nhân, đọc thầm và làm bài vào vở. 
B2: HS chéo vở kiểm tra bài bạn
B3: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp
 GV nhắc HS áp dụng qui tắc nhân một số với một tổng (hiệu) để tính.
a. 135 x (20 + 3) = 135 x 20 + 135 x 3 = 2700 + 405 = 3105.
427 x (10 + 8) = 427 x 10 + 427 x 8 = 4270 + 3416 = 7686.
b. 642 x (30 – 6) = 642 x 30 – 642 x 6 = 19260 – 3852 = 15408.
284 x (40 – 8) = 284 x 40 – 284 x 8 = 15360 – 2272 = 12078.
Bài 2: Dòng 2 dành cho HS NK. (HĐ cá nhân - trao đổi cặp đôi).
B1: HS đọc nội dung của bài, HS làm việc cá nhân, HS đọc yêu cầu bài.
B2: cá nhân làm việc
B3: Trao đổi trong cặp. Góp ý sửa lỗi cho bạn.
B4: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp.
34 x 4 x 5 = 134 x 20 = 2680;	5 x 36 x 2 = 36 x 10 = 360
 42 x 2 x 7 x 5 = (42 x 7) x (2 x 5) = 294 x 10 = 2940
137 x 3 + 137 x 97 = 137 x (3 + 97) = 137 x 100 = 13700.
 94 x 12 + 94 x 88 = 94 x (12 + 88) = 94 x 100 = 9400.
 428 x 12 – 428 x 2 = 428 x (12 – 2) = 428 x 10 = 4280.
537 x 39 – 537 x 19 = 537 x (39 – 29) = 537 x 20 = 10740.
Bài 3: Dành cho HS NK. (HĐ cá nhân - trao đổi cặp đôi)
B1: HS đọc nội dung của bài, HS làm việc cá nhân, HS đọc yêu cầu bài.
B2: cá nhân làm việc
B3: Trao đổi trong cặp. Góp ý sửa lỗi cho bạn.
B4: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp.
Gọi ba HS lên bảng làm. GV nhận xét.
Kết quả: 	a) 2387; 	1953.
b) 9086;	9260.
c) 35786;	25385.	
Bài 4: Phần tính diện tích dành cho HS NK.(HĐ nhóm)
 Bước 1: Cá nhân đọc thầm nội dung BT. 
 Bước 2: Nhóm trưởng kiểm tra các thành viên trong nhóm đã nắm vững được yêu cầu bài chưa
  Bước 3: HS tự làm việc cá nhân
  Bước 4: Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên trong nhóm trả lời.
  Bước 5: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp 
Một em đọc bài toán, nêu qui tắc tính chu vi và diện tích HCN rồi giải. 
Giải
Chiều rộng hình chữ nhật là: 180 : 2 = 90 (m)
Chu vi sân vận động là:	 (180 + 90) x 2 = 540 (m)
Diện tích sân vận động là: 180 x 90 = 16200 (m2)
Đáp số: 540 m.
16200m2.
Củng cố, dặn dò: (3p) 
GV chấm một số vở.
 Nhận xét tiết học.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu: 
 - Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc
 sống.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
HS NK kể được câu chuyện ngoài SGK; lời kể tự nhiên, có sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học:
 Một số truyện viết về người có nghị lực. 
III. Hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: (5p) 
1 em kể lại chuyện Bàn chân kì diệu. 
Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc kí?
GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: (28p) 
 1) Giới thiệu bài
 2) Hướng dẫn HS kể chuyện (HĐ cả lớp)
 Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề. 
 Một HS đọc đề bài. GV chép đề lên bảng. 
 Hãy kể câu chuyện mà em đã được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hay ai đó kể lại) hoặc được đọc về một người có nghị lực.
- Một em đọc lại đề ra 
- Bốn em nối tiếp nhau đọc các gợi ý trong SGK.
- HS đọc thầm lại gợi ý 1. HS nối tiếp nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình.
- Đọc thầm gợi ý 3. GV dán dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện lên bảng, nhắc HS:
+ Trước khi kể các em cần giới thiệu câu chuyện của mình.
+ Chú ý kể tự nhiên, nhớ kể chuyện với giọng kể.
HS thực hành kể chuyện trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
 (HĐ cặp đôi) 
- HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghiã câu chuyện.
- Mời 1- 2 HS NK kể lại câu chuyện ngoài SGK. GV nhận xét. 
- HS thi kể trước lớp, nêu ý nghĩa câu chuyện.Cả lớp và GV bình chọn bạn kể 
chuyện hay nhất.
 - Gọi 1 - 2 em khá kể và nêu ý nghĩa truyện vừa kể.
3. Củng cố, dặn dò: (2p) 
 GV nhận xét tiết học. 
Nhắc HS chuẩn bị tiết sau
Đạo đức
 HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (tiết1)
 I. Mục tiêu: 
 Học xong bài này HS biết:
- Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đèn đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
- Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
 - Kính yêu ông bà, cha mẹ.
* Kĩ năng: Xác định giá trị tình cảm của ông bà , cha mẹ dành cho con cháu. Lắng nghe lời dạy bảo của ông bà cha mẹ. Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ.
II. Đồ dùng dạy học: 
Vở BT 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ( 5')
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS- GV nhận xét chung
B. Dạy bài mới: 
1. GV giới thiệu bài, ghi mục bài.
2. HĐ1(10') Tìm hiểu truyện kể (HĐ cả lớp) 
- GV y/c HS làm việc cả lớp.
- GV kể cho cả lớp nghe câu chuyện “Phần thưởng”
- Yêu cầu làm việc theo nhóm:
+ Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng?(thể hiện Hưng là người con hiếu thảo)
+ Bà bạn Hưng sẽ cảm thấy thế nào trước việc làm của Hưng?(rất vui)
+ Chúng ta phải đối xử với ông bà, cha mẹ ntn? (cần phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ)
Yêu cầu HS trả lời và rút ra bài học.
- GV nhận xét, bổ sung 
3. HĐ2 (10') Thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? (HĐ cặp đôi) 
- GV cho HS làm việc cặp đôi.
+ Treo bảng phụ ghi 5 tình huống.
+ Yêu cầu HS đọc cho nhau nghe lần lượt tình huống và bàn bạc cách ứng xử của bạn nhỏ. 
- GV yêu cầu làm việc cả lớp.
+ Phát cho mỗi cặp 3 tờ phiếu: xanh, đỏ, vàng
+ Lần lượt đọc các tình huống, cho HS đánh giá.
- GV nhận xét.
4. HĐ3: (10')Em đã hiếu thảo với ông bà, cha mẹ chưa? (HĐ nhóm)
- Kể cho nhau nghe những việc làm hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Kể một số việc chưa tốt ma em đã mắc phải? 
5. Củng cố dặn dò: ( 3')
- Nhận xét giờ học
- Về học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài sau. 
Tập đọc
VẼ TRỨNG
I.Mục tiêu:
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài; bước đầu đọc Giọng phù hợp được lời thầy giáo. 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Nhờ khổ công rèn luyện Lê-đô- nác-đô Đa Vin - xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài. 
II.Đồ dùng dạy học: 
 Tranh minh hoạ nội dung bài đọc ở sgk. 
III.Hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: (4p) 
 Hai HS sinh nối tiếp nhau đọc truyện: Vua tàu thuỷ: Bạch Thái Bưởi.
 GV nhận xét, ghi điểm. 
B. Bài mới: (28p) 
 1. Giới thiệu bài. 
 2. HĐ1: Luyện đọc và tìm hiểu bài.
Luyện đọc: 
HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn 
Đoạn 1: Từ đầu đến vẽ được như ý.
Đoạn 2: Phần còn lại 
GV kết hợp với đọc hiêủ các từ ngữ chú giải 
 - HS luyện đọc theo cặp. Hai HS đọc cả bài. GV đọc diễn cảm. 
Tìm hiểu bài: (HĐ nhóm)
Bước 1: Cá nhân đọc thầm nội dung BT, đọc thầm lại 3 câu tục ngữ.. 
 Bước 2: Nhóm trưởng kiểm tra các thành viên trong nhóm đã nắm vững được yêu cầu bài chưa
  Bước 3: HS tự làm việc cá nhân
  Bước 4: Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên trong nhóm trả lời.
  Bước 5: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp
- Vì sao những ngày đầu học vẽ Lê-đô- nác-đô -da Vin - xi cảm thấy chán nản? (Một HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn một. Vì suốt mấy ngày, cậu phải vẽ rất nhiều trứng).
 HS đọc tiếp đến “Vẽ được như ý”: Thầy Vê-rô cho HS vẽ thế để làm gì? (Để biết cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy vẽ chính xác).
 HS đọc đoạn 2: Lê-đô- nác-đô -da Vin - xi thành đạt như thế nào? (...trở thành danh hoạ kiệt xuất, nhà điêu khắc, nhà kiến trúc sư, kĩ sư, nhà bác học lớn).
 - Theo em những nguyên nhân nào khiến Lê-đô- nác-đô -da Vin - xi trở thành hoạ sĩ nổi tiếng? (Là người bẩn sinh có tài; ...gặp được thầy giỏi; ...khổ luyện nhiều năm). 
 - Trong những nguyên nhân trên nguyên nhân nào là quan trọng nhất? (Sự khổ luyện của ông). 
 3. HĐ2: Hướng dẫn đọc giọng phù hợp: (HĐ nhóm) 
Bốn HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn. GV hướng dẫn HS đọc đúng.
 GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn: “Thầy Vê-rô-ki-ô bèn bảo  vẽ được như ý”. 
4. Củng cố, dặn dò: (3p)
 Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? HS nêu.
 GV nhận xét tiết học
Lịch sử
CHÙA THỜI LÝ 
I. MỤC TIÊU : 
- Kiến thức
HS biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý
+ Nhiều vua nhà Lý theo phật
+ Thời Lý chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
+ Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.
- Kĩ năng :
 + Sưu tầm các tư liệu lịch sử.
 + Kĩ năng thuyết trình, mô tả
- Định hướng thái độ : Học sinh tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc, có thái độ yêu quê hương đất nước, biết quý trọng những công trình kiến trúc lịch sử. Giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ giữ gìn các công trình kiến trúc chùa.
- Định hướng năng lực :
+ Năng lực nhận thức lịch sử : Trình bày được sự phát triển của đạo Phật thời Lý
+ Tìm tòi, khám phá lịch sử : Quan sát, nghiên cứu các tư liệu lịch sử. 
+ Vận dụng kiến thức kĩ năng : Mô tả được một số ngôi chùa thời Lý mà em biết.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Phiếu học tập, máy chiếu 
- Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về các ngôi chùa thời Lý
III. HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
1. Khởi động : 
- HS thi đua kể tên các Phố cổ ở Hà Nội.
- GV chiếu tranh tượng phật A-di- đà, dẫn dắt giới thiệu bài: Chùa thời Lý
2. Hoạt động khám phá:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đạo Phật 
- GV nêu tình huống xuất phát: Em biết gì về đạo Phật?
- HS hoạt động cả lớp, trả lời theo sự hiểu biết của mình.
- Hoạt động cặp đôi: 
* Giao nhiệm vụ: Đọc Ngữ liệu SGK từ “ Đạo Phật... thịnh đạt”, : trả lời câu hỏi Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo Phật? 
* HS làm việc nhóm 2, chia sẻ trước lớp.
- GV chiếu tranh các hình ảnh liên quan, giới thiệu thêm về nguồn gốc đạo Phật : Đạo Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ, đạo Phật du nhập vào nước ta từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ. Đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của dân ta.
Hoạt động 2: Trình bày sự phát triển của đạo Phật dưới thời Lý. 
- Hoạt động nhóm 4, hoàn thành phiếu bài tập:
PHIẾU BÀI TẬP
	Đọc sách giáo khoa Từ “ Dưới thời Lý.....cũng có chùa”, hoàn thành các bài tập sau:
Đánh dấu x vào ô trống trước những ý đúng:
 Những người tham gia đóng góp xây dựng chùa thời Lý là:
 Vua quan nhà Lý
 Nhân dân các làng, xã
 Binh lính
Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý, đạo Phật rất thịnh đạt?
....................................................................................................................................................................................................................................
- Chia sẻ trước lớp. GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò, tác dụng của chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân. 
-Hoạt động cá nhân: Thời Lý, chùa được sử dụng vào việc gì?
- HS trình bày:
* Chùa là nơi tu hành của các nhà sư .
 * Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo phật .
 * Chùa là trung tâm văn hoá của làng xã 
Hoạt động 4: Mô tả về các ngôi chùa thời Lý. 
- HĐ nhóm 4: HS sử dụng tư liệu tranh ảnh sưu tầm được và vốn hiểu biết của mình để mô tả về các ngôi chùa thời Lý.
- Giới thiệu trước lớp.
- GV trình chiếu1 số hình ảnh và mô tả về chùa Một Cột, chùa Keo, tượng phật A- di – đà, khẳng định chùa là một công trình kiến trúc lớn .
- GV trình chiếu giới thiệu thêm 1 số ngôi chùa khác dưới thời Lý và một số ngôi chùa khác ở nước ta hiện nay.
3. Hoạt động tiếp nối: Luyện tập, vận dụng
- Trò chơi: Ô chữ: Chùa thời Lý



L
Ý
C
Ô
N
G
U
Ẩ
N




P
H
Ậ
T








T
U
H
À
N
H






L
À
N
G
X
Ã





M
Ộ
T
C
Ộ
T







N
H
Â
N
D
Â
N




T
H
Ờ
P
H
Ậ
T



L
Ễ
B
Á
I






T
H
Ă
N
G
L
O
N
G







L

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_12_nam_hoc_2020_2021.doc