Giáo án lớp 4 - Tuần 11

 I. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

- Nêu được lí do khiến Lí Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La:

Vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, ND không khổ vì ngập lụt

 - Vài nét về công lao của Lý Công Uốn: Người sáng lập vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.

2. Kỹ năng:

- Chỉ bản đồ, kể chuyện

3. Thái độ

 

doc12 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 904 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 	 
Thứ hai ngày 27 tháng 10 năm 2014
Tiết 3 ( Sáng ) KHOA HỌC
Tiết 21: BA THỂ CỦA NƯỚC
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS:
- Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng 
- Đưa ra những ví dụ chứng tỏ nước trong tự nhiên tồn tại ở 3 thể: Rắn, lỏng, khí. Nhận ra tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở 3 thể.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Đưa ra những ví dụ chứng tỏ nước trong tự nhiên tồn tại ở 3 thể: Rắn, lỏng, khí. Nhận ra tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở 3 thể.
2. Kỹ năng:
- Thực hành chuyển thể nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
- Nêu cách chuyển nước ở thể lỏng thành thể rắn và ngược lại.
- Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước.
- Nhận biết một số đặc điểm chính về tài nguyên nước
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn tài nguyên nước.
 II. Chuẩn bị.
1. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 44, 45 sách giáo khoa, pht
2. Phương pháp dạy học: 
- Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành, giảng giải.
 III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
+ Nước có những tính chất gì?
- Một vài em trả lời trước lớp
- Nhận xét cho điểm
- Lớp nhận xét bổ sung
2. Hoạt động 1: Hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại. 
- Mục tiêu:
	+ Nêu ví dụ về nước ở thể lỏng và thể khí.
	+ Thực hành chuyển thể nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
 Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát hình 1; 2 sgk và hãy mô tả những gì em nhìn thấy.
+ H1; 2 cho ta biết nước ở thể nào ?
+ Nêu một số thí dụ nước ở thể lỏng ?
- Quan sát trả lời
+ H1: Vẽ một thác nước đang chảy từ trên cao xuống.
+ H2: Vẽ trời đang mưa, ta nhìn thấy những hạt mưa và bạn nhỏ có thể hững được mưa.
+ Nước ở thể lỏng
+ Nước mưa, nước sông, nước suối, nước biển, nước giếng....
- Gọi HS lên bảng dùng khăn ướt lau bảng
- Cho HS lên sờ tay vào chỗ vừa lau.
- 1 HS thực hiện và nhận xét
- Mặt bảng có ướt mãi như vậy không? 
- Vậy để biết nước trên mặt bảng đã biến đi đâu ta cùng nhau làm thí nghiệm sau:
- Không ướt mãi, 1 lúc nó sẽ khô.
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo nhóm.
- Đỏ nước nóng vào cốc và yêu cầu HS :
+ Quan sát và nói lên hiện tượng vừa sảy ra.
- Thực hiện théo nhóm 4
- Khi đổ nước nóng vào cốc ta thấy hơi nước bốc lên, lớp nọ nối tiếp lớp kia như đám sương mù.
+ Úp một cái đĩa lên cốc nước vài phút sau nhấc ra ® cho HS nhận xét 
- HS thực hành.
- Có những giọt nước đọng ở trên đĩa.
- Qua thí nghiệm em thấy nước có tính chất gì? 
- Vậy nước ở trên mặt bảng đã biến đi đâu mất ?
+ Nước ở quần áo ướt đi đâu ?
+ Em hãy nêu những hiện tượng nào chứng tỏ nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí ?
- Nước có thể lỏng thường xuyên bay hơi trở thành thể khí.
- Hơi nước là nước ở thể khí không nhìn thấy bằng mắt thường.
- Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành nước ở thể lỏng.
+ Biến thành hơi nước và bay vào không khí mà mắt thường chúng ta không nhìn thấy được.
+ Nước ở quần áo ướt đã bốc hơi và bay vào không khí khiến quần áo khô.
+ Nồi cơm sôi, nước sôi, sương mù, mặt ao, hồ, dưới nắng
3. Hoạt động 2: Nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại. 
- Mục tiêu:
 Nêu cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại. Nêu ví dụ về nước ở thể rắn.
- Cách tiến hành:
+ Cho HS quan sát hình 4; 5 và thảo luận câu hỏi:
+ Lúc đầu nước ở trong khay ở thể gì ?
+ Nước trong khay đã biến thành thể gì ?
- Thảo luận nhóm 4 và cử đại diện trình bày
+ Ở thể thể lỏng 
+ Nước trong khay đã biến thành cục (thể rắn)
+ Hiện tượng nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là gì? 
- Gọi là sự đông đặc.
- Khi để nước đá ngoài tủ lạnh có hiện tượng gì xảy ra?
+ Nêu nhận xét về hiện tượng này ?
- Nước đá chảy ra thành nước. Hiện tượng đó gọi là sự nóng chảy.
+ Nước từ thể lỏng chuyển sang thể rắn ở nhiệt độ thấp. Nước có hình dạng như khay làm đá.
- Các nhóm NX bổ sung
- Kết luận chốt ý : Khi ta để nước ở nơi có nhiệt độ 0 độ C hoặc dưới 0 độ c với một thời gian nhất định ta có nước ở thể rắn. Hiện tượng nước từ thể lỏng biến thành thể rắn được gọi là đông đặc. Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định.
- Lắng nghe
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng.
+ Để khay đá ra ngoài một thời gian, yêu cầu HS quan sát và cho biết :
+ Nước đá chuyển thành thể gì ?
+ Tại sao có hiện tượng đó ?
- Quan sát trả lời:
+ Nước đá chuyển thành thể lỏng
+ Là do nhiệt độ ở ngoài lớn hơn nhiệt độ trong tủ lạnh nên đá tan ra thành nước .
+ Em có nhận xét gì về hiện tượng này ?
+ Nước chuyển từ thể rắn sang thể lỏng khi nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ bên trong.
- NX bổ sung
- NX kết luận : Nước đá bắt đầu nóng chảy thành nước ở thể lỏng khi nhiệt độ trên 0 độ C. Hiện tượng này được gọi là nóng chảy.
- Lắng nghe
4. Hoạt động 3: Sơ đồ sự chuyển thể của nước 
- Mục tiêu: Nói về 3 thể của nước. Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước.
- Cách tiến hành:
+ Nước tồn tại ở những thể nào?
+ Thể lỏng, thể khí và thể rắn
+ Ở mỗi thể nó có tính chất gì?
+ Nước ở cả 3 thể đều trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Nước ở thể lỏng và thể khí không có hình dạng nhất định. Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định.
- Cho HS vẽ sơ đồ
- 1 HS thực hiện trên bảng
Khí
Lỏnggg
Rắn
Lỏng
Đông đặc
Nóng chảy
Bay hơi
Ngưng tụ
- NX bổ sung
- Kết luận: Sự chuyển dịch của nước từ dạng nhày sang dạng khác dưới sự ảnh hưởng của nhiệt độ. Gặp nhiệt độ thấp dưới 0 độ C nước ngưng tụ lại thành đá. Gặp nhiệt độ cao nước đá nóng chảy thành thể lỏng. Khi nhiệt độ lên cao nước bay hơi chuyển thành thể khí. Ở đây khi gạp không khí lạnh hơn ngay lập tức nước ngưng tụ lại thành nước.
- Lắng nghe
5. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò 
- Nước tồn tại ở những thể nào? 
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau. 
- 1 vài HS nêu trước lớp
- Lắng nghe và thực hiện
Tiết 4 ( Sáng ) LỊCH SỬ 
Tiết 11: NHÀ LÍ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS:
- Nêu được tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược.
- Nêu được lí do khiến Lí Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La 
- Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn 
 I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Nêu được lí do khiến Lí Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La: 
Vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, ND không khổ vì ngập lụt 
 - Vài nét về công lao của Lý Công Uốn: Người sáng lập vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.
2. Kỹ năng: 
- Chỉ bản đồ, kể chuyện
3. Thái độ
- Yêu quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị.
1. Đồ dùng dạy học:
+ GV:	- Các hình minh hoạ SGK.
- Tranh ảnh về kinh thành Thăng Long.
 - Bản đồ hành chính Việt Nam.
+ HS: - Tìm hiểu các tên gọi khác của kinh thành Thăng Long.
2. Phương pháp dạy học: 
- Quan sát, đàm thoại, kể chuyện, chỉ bản đồ
 III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: KT bài cũ. 
- Nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất.
- Nhận xét.
- 1em nêu.
- Lớp nhận xét
2. HĐ1: Nhà Lý tiếp nối nhà Trần 
Mục tiêu:
- HS nêu được: Lí do nhà Lí tiếp nối nhà Lê và vai trò của Lí Công Uẩn.
Cách tiến hành:
+ 1 HS đọc từ năm ® Nhà Lí bắt đầu từ đây.
+ Cho HS đọc bài- Lớp đọc thầm
+ Sau khi Lê Đại Hành mất tình hình
 nước ta ntn?
- Vì sao khi Lê Long Đĩnh mất các quan trong triều tôn Lí Công Uẩn lên làm vua?
- Vương triều nhà Lí bắt đầu từ năm nào?
Kết luận: GV chốt ý
- Sau khi Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh lên làm vua. Nhà vua tính tình rất bạo ngược nên lòng người rất (bán ngược) oán hận.
- Vì Lí Công Uẩn là 1 vị quan trong triều nhà Lê. Ông vốn là người thông minh, văn võ đều tài, đức độ cảm hoá được lòng người. Khi Lê Long Đĩnh mất, các quan trong triều tôn Lí Công Uốn lên làm vua
- Nhà Lí bắt đầu từ năm 1009
3. HĐ 2: Nhà Lí rời đô ra Đại La đặt tên kinh thành là Thăng Long
Mục tiêu: HS nêu được: Lí do Lí Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.
Cách tiến hành:
- Treo bản đồ hành chính Việt Nam
- Cho HS tìm vị trí của vùng Hoa Lư - Ninh Bình; vị trí của Thăng Long - Hà 
Nội trên bản đồ.
- Quan sát bản đồ
- 2 em thực hiện
- Lớp quan sát – nhận xét
- Năm 1010 vua Lí Công Uẩn quyết định rời đô từ đâu về đâu?
- So với Hoa Lư thì vùng đất Đại La có gì thuận lợi cho việc phát triển đất nước?
- Vua Lí Thái Tổ suy nghĩ thế nào khi dời đô ra Đại La và đổi tên là Thăng Long.
Kết luận: GV chốt ý
- Lí Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long.
+ Về vị trí địa lí: Vùng Hoa Lư không phải là vùng trung tâm của đất nước.
+ Về địa hình: Vùng Hoa Lư là vùng núi non chật hẹp, hiểm trở, đi lại khó khăn còn vùng Đại La lại ở giữa vùng đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng, cao ráo, đất đai màu mỡ.
- Vua Lí Thái Tổ tin rằng, muốn con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no thì phải dời đô từ miền núi chật hẹp Hoa Lư về vùng Đại La một vùng đồng bằng rộng lớn màu mỡ.
4. HĐ3: Kinh thành Thăng Long dưới thời Lí 
Mục tiêu: HS kể được sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long thời Lí và kể được các tên gọi khác của kinh thành Thăng Long.
Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát tranh ảnh
- Nhà Lí xây dựng kinh thành Thăng Long ntn?
- Kết luận: GV chốt ý
- Bài học: SGK
- Quan sát 1 số tranh ảnh chụp 1 số hiện vật của kinh thành Thăng Long.
- Nhà Lí xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền, chùa
- Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông tạo nên nhiều phố, nhiều phường, nhộn nhịp tươi vui.
- 3 – 4 học sinh nhắc lại
5. HĐ 4: Củng cố – dặn dò 
- Cho HS kể các tên khác của kinh thành Thăng Long Qua 9 thời kì:
 (Tống Bình ® Đại La ®Thăng Long ® Đông Đô ® Đông Quan ® Đông Kinh ® Hà Nội (tỉnh) ® TP Hà Nội ® Thủ đô Hà Nội)
- NX giờ học.
- VN ôn bài và chuẩn bị bài sau.
- Một số HS kể
Thứ tư ngày 29 tháng 10 năm 2014
Tiết 2 ( Sáng ) KHOA HỌC
Tiết 22: MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? 
MƯA RA TỪ ĐÂU?
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS:
- Đưa ra những ví dụ chứng tỏ nước trong tự nhiên tồn tại ở 3 thể: Rắn, lỏng, khí. Nhận ra tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở 3 thể.
+ Hiểu được sự hình thành mây.
+ Giải thích được hiện tượng nước mưa từ đâu ra.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức
 + Hiểu được sự hình thành mây.
2. Kỹ năng: 
+ Giải thích được hiện tượng nước mưa từ đâu ra.
3. Thái độ: 
+ Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước tự nhiên xung quanh mình. 
II. Chuẩn bị.
1. Đồ dùng dạy học: 
- Các hình trong SGK
2. Phương pháp dạy học: 
- Quan sát, đàm thoại, thảo luận, đóng vai, giảng giải..
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
- Nước gồm có những tính chất gì?
- Nêu 3 thể của nước?
- NX cho điểm
- Một vài em trả lời trước lớp
- Lớp nhận xét bổ sung.
2. Hoạt động 1: Sự hình thành mây 
 - Cho HS thảo luận nhóm đôi. 
- Hướng dẫn HS quan sát vào hình vẽ và đọc mục 1; 2; 3. Sau đó cùng nhau vẽ lại và nhìn vào đó và trình bày lại sự hình thành của mây.
- Quan sát giúp đỡ các nhóm.
- NX kết luận: Mây được hình thành từ hơi nước bay vào không khí khi gặp nhiệt độ lạnh.
- Thảo luận nhóm đôi
- HS quan sát hình vẽ và trình bày sự hình thành mây
- Một vài nhóm trình bày trước lớp. 1 HS cầm bức tranh vẽ, 1 HS nhìn vào đó trình bày.
+ Nước ở sông, hồ, biển bay hơi vào không khí. Càng lên cao, gặp không khí lạnh hơi nước ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ li ti. Nhiều hạt nước nhỏ kết hợp với nhau tạo thành mây.
- Nhóm khác NX bổ sung
- Lắng nghe
3.Hoạt động 2: Mưa từ đâu ra? 
 - Cho HS nhìn vào hình minh hoạ để trình bày. 
 - Kết luận: Hiện tượng nước biến thành hơi nước rồi thành mây, mưa - Hiện tượng đó luôn lặp đi lặp lại tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- HS quan sát hình vẽ và trình bày sự hình thành mây
- Đại diện trình bày:
+ Các đám mây được bay cao lên nhờ gió. Càng lên cao càng lạnh. Các hạt nước nhỏ kết hợp lại thành những giọt nước lớn hơn, trĩu nặng và rơi xuống tạo thành mưa. Nước mưa lại rơi xuống biển , sông, hồ, ao, đất liền
- Nhóm khác NX bổ sung.
- Lắng nghe
+ Hỏi : Khi nào thì tuyết rơi?
4. Hoạt động 3: Trò chơi “ Tôi là ai”
- Chia lớp thành 5 nhóm đặt tên các nhóm lần lượt là: Nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, mưa, tuyết 
- Yêu cầu các nhóm vẽ hình dạng của nhóm mình và sau đó giới thiệu với các tiêu chí sau:
+ Tên mình là gì?
+ Mình ở thể nào ?
+ Mình ở đâu?
+ Điều kiện nào biến mình thành người khác?
- Quan sát giúp đỡ các nhóm
- Cho các nhóm trình bày.
- NX tuyên dương
- HS nhìn vào hình và trình bày: Khi hạt nước trĩu nặng rơi xuống gặp nhiệt độ thấp dưới 0 độ C hạt nước sẽ là tuyết.
- Hoạt động nhóm theo hướng dẫn
- Vẽ và chuẩn bị lời toại để trình bày.
- Mỗi nhóm cử 2 đại diện trình bày
5. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò 
 - Cho HS đọc mục bạn cần biết.
 - Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về học bài và xem trước bài mới.
- 2 HS đọc
- Nghe và thực hiện.
Tiết 2 ( Chiều ) ĐỊA LÍ
 Tiết 11: ÔN TẬP
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS:
- Biết và trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở HLS. Trung Du, Bắc Bộ Tây Nguyên.
- Hệ thống được những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, Trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Hệ thống được những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, Trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên .
 - Sự thích nghi và cải tạo môi trường can con người ở miền núi và trung du:
 + Làm nhà sàn để tránh ẩm thấp, thú dữ.
 + Trồng trọt trên đất dốc.
 + Khai thác khoáng sàn, rừng, sức nước.
 + trồng cây công nghiệp trên đất ba dan.
 2. Kỹ năng: 
- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lí Việt Nam.
3. Thái độ: 
- GD lòng yêu quê hương đất nước
 II. Chuẩn bị.
1. Đồ dùng dạy học :
 - Bản đồ địa lý tự nhiên VN
2. Phương pháp dạy học: 
- Quan sát, đàm thoại, tổng hợp, chỉ bản đồ
 III. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
- Nêu đặc điểm tiêu biểu của thành phố
 Đà Lạt?
- Nhận xét cho điểm
- 2 HS nêu trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
2. Hoạt động 1: Vị trí miền núi và trung du. 
+ Chúng ta đã học những vùng nào ?
- Gọi HS lên chỉ vị trí dãy HLS , các cao nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ. 
- Sửa cho HS nếu chỉ chưa đúng. 
+ Dãy Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và Thành phố Đà Lạt
- Vài HS lên bảng chỉ trên bản đồ
3. Hoạt động 2: Đặc điểm thiên nhiên. 
 - Cho HS thảo luận nhóm và làm vào phiếu cho biết:
+ Đặc điểm thiên nhiên về địa hình, khí hậu của Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên.
 - Gọi HS nêu KQ thảo luận
- Thảo luận theo nhóm 4.
- Đại diện gắn phiếu lên bảng và trình bày trước lớp.
Đặc điểm thiên nhiên
Hoàng Liên Sơn
Tây Nguyên
Địa hình
Dãy núi cao, đồ sộ, nhiều đỉnh núi nhọn, sườn núi dốc, thung lũng thường hẹp và sâu.
Vùng đất cao, rộng lớn gồm các cao nguyên xếp tầng, cao thấp khác nhau.
Khí hậu
Ở những nơi cao lạnh quanh năm, các tháng mùa đông có khi tuyết rơi.
Có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô.
- NX chốt ý đúng.
- Nhóm khác bổ xung.
4. Hoạt động 3: Con người và hoạt động ở miền núi và trung du 
- Cho HS tìm hiểu thong tin và thảo luận làm bài theo bảng sau:
- Thảo luận làm bài theo nhóm 4
Đặc điểm
Hoàng Liên Sơn
Tây Nguyên
Con người và HĐ sinh hoạt
Dân tộc
- DT ít người: DT Thái, Dao, Mông
- DT sống lâu đời Gia-rai, Ê –đê, Ba-na, Xơ- đăng
- DT từ nơi khác đến: Kinh, Mông, Tày , Nùng
Trang phục
- Tự may lấy, được thêu trang trí công phu, có màu sắc sặc sỡ. Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng.
- Nam: Đóng khố
- Nữ :Quần váy
- Trang phục lễ hội có nhiều màu sắc văn hoa và mang trang sức kim loại.
Lễ hội -Thời gian
Mùa xuân
- Mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch
Tên một số lễ hội
- Hội xuống đồng
- Tết nhảy
- Hội cồng chiêng
- Hội đua voi
- Hội đâm trâu
HĐ trong lễ hội
- Thi hát, ném còn, múa sạp
- Nhảy, múa, hát
- Đánh cồng chiêng, uống rượu cần.
Con người và HĐ SX
Trồng trọt
- Trồng ngô, chè, rau, cây ăn quả sứ lạnh trên ruộng bậc thang, nương rẫy.
- Trồng cây công nghiệp: Ngô, chè, cà phê, cao su, hồ tiêu.. trên đất đỏ ba dan.
Nghề thủ công
- Dệt may, thêu, đan nát, rèn, đúc..
Không nổi bật
Chăn nuôi
- Trâu, bò, dê
- Trâu, bò, voi
Khai thác khoáng sản
- Apatits, đồng, chì, kẽm
Khai thác sức nước và rừng.
- Gỗ và lâm sản khác
- Làm thủy điện
- Gỗ và các loại lâm sản.
- NX chốt ý
- Nhóm khác nhận xét, bổ xung.
5. Hoạt động 4. Vùng trung du Bắc Bộ
- Trung du Bắc Bộ có đặc điểm địa hình như thế nào ?
+ Tại sao phải bảo vệ rừng ở Trung du Bắc Bộ ?
+ Những biện pháp bảo vệ rừng ?
- NX chốt ý
6. Hoạt động 5: Củng cố dặn dò 
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn học sinh về học bài và xem trước bài mới.
+ Là vùng đồi với đỉnh tròn sườn thoải và xếp cạnh nhau như bát úp.
+ Rừng ở đây bị khai thác cạn kiệt , diện tích đất trống, đồi núi trọc tăng lên.
+ Trồng rừng ngăn chặn tình trạng sói mòn, đất bị xấu đi và để che đất trống đồi núi trọc
+ Trồng rừng nhiều hơn, trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả.
+ Tuyên truyền sâu rộng cho người dân hiểu.
- Nghe và thực hiện.
 Tiết 3 ( Chiều ) KĨ THUẬT
Tiết 11: KHÂU VIỀN, ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG 
MŨI KHÂU ĐỘT THƯA (Tiết 2)
 I. Mục tiêu.
- Học sinh biét cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột thưa hoặc đột mau.
- Gấp được mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng quy trình kỹ thuật.
- Yêu thích sản phẩm của mình làm được.
 II. Đồ dùng dạy – học.
+ GV: - Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước lớn và một số sản phẩm đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hay may bằng máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải...)
 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
+ HS:	- Đồ dùng học tập.
 III. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động. KT bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu của HS
- KT lại đồ dùng của mình
2. Bài mới:
 3. HĐ3: Thực hành khâu viền đường gấp mép vải.
- Nêu các thao tác gấp mép vải?
- Nêu các bước khâu viền đường gấp mép vải?
- Nhắc nhở HS thêm một số điểm cần lưu ý.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Vạch dấu
- Gấp theo đường vạch dấu.
+ Gấp mép vải.
+ Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- Để vật liệu lên mặt bàn.
- Kiểm tra vật liệu của học sinh và cho học sinh thực hành
- Quan sát hướng dẫn.
 4. HĐ4: Trưng bày và đánh giá sản phẩm.
 - NX đánh giá SP của HS.
- Thực hành trên vải.
- NX đáng giá SP, chọn bài làm tốt nhất.
5. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ của học sinh.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà chuẩn vị vật liệu cho giờ sau

File đính kèm:

  • docTuan 11 them gio.doc