Giáo án Lớp 4 - Thứ 6 Tuần 8

 Địa lí

Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên

I/ Mục tiêu:

- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên.

+ Trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, chè, ) trên đất ba dan.

 + Chăn nuôi trâu, bò trên cỏ.

 - Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.

 - Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê. ở Buôn Ma Thuột.

 Tích hợp SDNLTK và HQ: (bộ phận); Bảo vệ nguồn nước: Giáo dục HS về vấn đề bảo vệ nguồn bảo vệ nguồn nước, phục vụ cuộc sống.

 + Giáo dục HS tầm quan trọng của việc bảo vệ và khai khác hợp lí rừng, đồng thời tích cực tham gia trồng rừng.

 

doc10 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Thứ 6 Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ., ngày. tháng.. năm 20..
Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
I/ Mục tiêu:
Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương lai (bài TĐ tuần 7) – BT1.
Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV (BT2, BT3).
KNS: Kĩ năng hợp tác.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ ghi ví dụ về cách chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể
- 1 tờ phiếu ghi sẵn bảng so sánh 2 cách kể chuyện.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A. KTBC: 
 Gọi hs lên bảng kể một câu chuyện mà em thích theo trình tự thời gian.
- Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian?
- Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trong tiết học trước, các em đã luyện tập phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian. Tiết học này giúp các em luyện tập phát triển câu chuyện từ một trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai theo hai cách khác nhau: Phát triển theo trình tự thời gian và phát triển theo trình tự không gian.
2. HD hs làm bài:
Bài tập 1: Gọi hs đọc y/c
- Gọi 1 hs giỏi kể mẫu lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất.
- Nhận xét, tuyên dương
- Treo bảng phụ viết sẵn cách chuyển lời thoại thành lời kể
- Treo tranh minh họa truyện Ở Vương quốc Tương Lai. Y/c các em đọc đoạn trích và quan sát tranh kể trong nhóm đôi câu chuyện theo trình tự thời gian.
- Tổ chức cho hs thi kể từng màn
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn kể hay.
Bài tập 2: Gọi hs đọc y/c.
- HD hs y/c: BT2 y/c các em kể câu chuyện theo một cách khác: Tin-tin đến thăm công xưởng xanh, còn Mi-tin tới khu vườn kì diệu (hoặc ngược lại Tin-tin đến thăm khu vườn kì diệu, Mi-tin tới thăm công xưởng xanh)
- Y/c hs kể trong nhóm đôi
- Tổ chức cho hs thi kể
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn kể hay.
Bài tập 3: Gọi hs đọc y/c
- Dán bảng phiếu ghi so sánh 2 cách mở đoạn 1,2. HS nhìn bảng phát biểu ý kiến
+ Về trình tự sắp xếp?
+ Về từ ngữ nối 2 đoạn?
Kết luận: Kể chuyện theo trình tự không gian khác với cách kể theo trình tự thời gian là việc sắp xếp các sự việc và những từ ngữ nối đoạn.
C. Củng cố, dặn dò:
- Có những cách nào để phát triển câu chuyện?
- 2 cách trên có gì khác nhau?
- Về nhà viết lại vào vở một đoạn văn hoàn chỉnh
- Bài sau: Luyện tập phát triển câu chuyện 
- 1 hs lên bảng kể.
- 1 hs trả lời: Thể hiện sự tiếp nối về thời gian để nối đoạn văn với các đoạn văn trước đó.(K,G)
- Lắng nghe.
- 1 hs đọc y/c
- Tin-tin và Mi-tin đến thăm công xưởng xanh. Thấy một em bé mang một cỗ máy có đôi cánh xanh, Tin-tin ngạc nhiên hỏi em bé đang làm gì với đôi cánh ấy. Em bé nói mình dùng đôi cánh đó vào việc sáng chế trên trái đất.(K,G)
- 2 hs nối tiếp nhau đọc từng cách.
- Quan sát tranh, đọc đoạn trích và kể trong nhóm đôi.
- 2 hs thi ke.å
- Nhận xét.
- 1 hs đọc y/c.
- Lắng nghe, thực hiện.
- HS kể trong nhóm đôi.
- 2 hs thi kể trước lớp.
- Nhận xét.
- 1 hs đọc y/c.
- 2 hs đọc lại.
+ Có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước đoạn Trong khu vườn kì diệu và ngược lại.(TB,Y)
+ Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi
- Lắng nghe.
- Phát triển theo trình tự thời gian và phát triển theo trình tự không gian.
- Khác về trình tự sắp xếp các sự việc, về những từ ngữ nối 2 đoạn.
(K,G).
- Lắng nghe.
Thứ., ngày. tháng.. năm 20..
Tốn
GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
I.Mục tiêu:
 - Nhận biết được gĩc vuơng, góc tù, góc nhọn, góc bẹt(bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke).
(HS làm bài 1, bài 2 (chọn 1 trong 3 ý)).
II. Đồ dùng dạy học:
 -Thước thẳng, ê ke (dùng cho GV và cho HS).
III.Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 5 của tiết 39, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
a. Giới thiệu bài:
- GV hỏi: Chúng ta đã được học góc gì ?
- Trong giờ học này chúng ta sẽ làm quen với góc nhọn, góc tù, góc bẹt. 
b. Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt :
 * Giới thiệu góc nhọn.
- GV vẽ lên bảng góc nhọn AOB như phần bài học SGK.
 - Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này.
 - GV giới thiệu: Góc này là góc nhọn.
 - GV: Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông.
- GV nêu: Góc nhọn bé hơn góc vuông.
- GV có thể yêu cầu HS vẽ 1 góc nhọn (Lưu ý HS sử dụng ê ke để vẽ góc nhỏ hơn góc vuông).
* Giới thiệu góc tù 
- GV vẽ lên bảng góc tù MON như SGK.
- Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc.
- GV giới thiệu: Góc này là góc tù.
- GV: Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc tù MON và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông.
 - GV nêu: Góc tù lớn hơn góc vuông.
 - GV có thể yêu cầu HS vẽ 1 góc tù (Lưu ý HS sử dụng ê ke để vẽ góc lớn hơn góc vuông)
* Giới thiệu góc bẹt 
- GV vẽ lên bảng góc bẹt COD như SGK.
- Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc.
- GV vừa vẽ hình vừa nêu: Cô tăng dần độ lớn của góc COD, đến khi hai cạnh OC và OD của góc COD “thẳng hàng” (cùng nằm trên một đường thẳng) với nhau. Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt.
- GV hỏi: Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau ?
- GV yêu cầu HS sử dụng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông.
- GV yêu cầu HS vẽ và gọi tên 1 góc bẹt.
c. Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS quan sát các góc trong SGK và đọc tên các góc, nêu rõ góc đó là góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt.
 Bài 2
 -GV hướng dẫn HS dùng ê ke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác trong bài.
 -GV nhận xét, có thể yêu cầu HS nêu tên từng góc trong mỗi hình tam giác và nói rõ đó là góc nhọn, góc vuông hay góc tù ?
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS làm lại bài 2 vào vở và chuẩn bị bài sau: Hai đường thẳng vuơng gĩc.
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
a) X x 2 = 10 X : 6 = 5
 X = 10 : 2 X = 5 x 6
 X = 5. X = 30.
 (TB,Y).
-Góc vuông.(TB,Y).
-HS nghe.
-HS quan sát hình vẽ.
-Góc AOB có đỉnh O, hai cạnh OA và OB.(TB,Y).
-HS nêu: Góc nhọn AOB.
-1 HS lên bảng kiểm tra, cả lớp theo dõi, sau đó kiểm tra góc AOB trong SGK: Góc nhọn AOB bé hơn góc vuông.
(TB,Y).
-1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
-HS quan sát hình vẽ.
-HS: Góc MON có đỉnh O và hai cạnh OM và ON.(K,G).
-HS nêu: Góc tù MON.(TB,Y)
-1HS lên bảng kiểm tra. Góc tù lớn hơn góc vuông.
-1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
-HS quan sát hình.
-Góc COD có đỉnh O, cạnh OC và OD.
-HS quan sát, theo dõi thao tác của GV.
(K,G)
-Thẳng hàng với nhau.
-Góc bẹt bằng hai góc vuông.
-1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.(K,G)
-HS trả lời trước lớp:
+Các góc nhọn là: MAN,UDV.
+Các góc vuông là: ICK.
+Các góc tù là: PBQ, GOH.
+Các góc bẹt là: XEY.(TB,Y)
-Hs tự vẽ mỗi em 1 góc rồi đặt tên cho, trao đổi kiểm tra với nhau, đọc trước lớp.
-Hs thảo luận nhóm 4
-HS dùng ê ke kiểm tra góc và báo cáo kết quả:
Hình tam giác ABC có ba góc nhọn.
Hình tam giác DEG có một góc vuông.
Hình tam giác MNP có một góc tù.(K,G)
-HS trả lời theo yêu cầu.
 - Lắng nghe.
Thứ., ngày. tháng.. năm 20..
 Địa lí
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên.
+ Trồng cây cơng nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, chè,) trên đất ba dan.
 + Chăn nuơi trâu, bị trên cỏ.
 - Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây cơng nghiệp và vật nuơi được nuơi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.
 - Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê. ở Buơn Ma Thuột.
Tích hợp SDNLTK và HQ: (bộ phận); Bảo vệ nguồn nước: Giáo dục HS về vấn đề bảo vệ nguồn bảo vệ nguồn nước, phục vụ cuộc sống.
 + Giáo dục HS tầm quan trọng của việc bảo vệ và khai khác hợp lí rừng, đồng thời tích cực tham gia trồng rừng.
II/Đồ dùng dạy học:
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
- Lược đồ một số cây trồng và vật nu
ôi ở Tây Nguyên
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Một số dân tộc ở Tây Nguyên.
- Gọi hs lần lượt lên bảng trả lời.
+ Kể tên một số dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên?
+ Nêu một số nét về trang phục và sinh hoạt của người dân Tây Nguyên.
+ Hãy mô tả nhà rông. Nhà rông dùng để làm gì?
- Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ở tiết học trước, các em đã biết những dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên và một số sinh hoạt của họ. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
2. Vào bài: 
* Hoạt động 1: Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan.
- Gọi hs đọc mục 1 trong SGK/87
- Dựa vào mục 1 SGK và quan sát lược đồ các em hãy kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên? Chúng thuộc loại cây gì?
- Treo bảng số liệu (viết sẵn) và gọi hs đọc
- Dựa vào bảng số liệu, em hãy cho biết cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên?
- Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp? 
- Giải thích việc hình thành đất đỏ ba dan: Xưa kia nơi này đã từng có núi lửa hoạt động. Đó là hiện tượng vật chất nóng chảy, từ lòng đất phun trào ra (gọi là dung nham) nguội dần, đông cứng lại thành đá ba dan. Trải qua hàng triệu năm, dưới tác dụng của nắng mưa, lớp đá ba dan trên mặt vụn bở thành đất đỏ ba dan.
- Gọi hs đọc từ "hiện nay...cho cây"
- Dựa vào hình 2 cho biết loại cây trồng nào trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên? Ở tỉnh nào có cà phê thơm ngon nổi tiếng?
- Gọi hs lên bảng chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ địa lí TNVN.
- Cây công nghiệp có giá trị kinh tế gì?
- Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây ở Tây Nguyên là gì?
- Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này?
Kết luận: Đất đỏ ba dan tơi xốp rất thích hợp để Tây Nguyên trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, mang lại nhiều giá trị kinh tế cao hơn 
* Hoạt động 2: Chăn nuôi trên đồng cỏ
- Gọi hs đọc mục 2 trong SGK.
- Dựa vào lược đồ, em hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên?
- Gọi hs lên chỉ trên lược đồ.
- Gọi hs đọc bảng số liệu
- Em hãy cho biết con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên?
- Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu, bò?
- Ngoài trâu, bò, Tây Nguyên còn có vật nuôi nào đặc trưng? Con vật này dùng để làm gì?
Kết luận: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên chủ yếu là họ trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su,... và chăn nuôi gia súc lớn trâu, bò trên các đồng cỏ.
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ SGK/89.
C. Củng cố, dặn dò:
- Treo sơ đồ hóa kiến thức (đã chuẩn bị) gọi hs lên nhìn vào sơ đồ trình bày các nét chính về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tt)
- Nhận xét tiết học 
- 3 hs lần lượt lên bảng trả lời
+ Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng,...
(TB,Y) nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy. Trang phục ngày hội được trang trí hoa văn nhiều màu sắc. Người dân Tây Nguyên tập trung thành các buôn, sinh hoạt tập thể ở nhà rông. Người dân nơi đây rất yêu thích nghệ thuật và sáng tạo ra nhiều loại nhạc cụ dân tộc.(K,G)
+ Nhà rông là một ngôi nhà to, cũng làm bằng vật liệu tre, nứa như nhà sàn. Mái nhà rông cao, to. Nhà rông dùng để dân làng tập trung sinh hoạt tập thể như hội họp, tiếp khách ...
(TB,Y).
- Lắng nghe.
- 1 hs đọc to trước lớp.
- Cao su, cà phê, hồ tiêu, chè. Chúng là những cây công nghiệp lâu năm.(TB,Y)
- 1 hs đọc bảng số liệu.
- Cà phê (DT 494.200 ha).(TB,Y).
- Vì ở Tây Nguyên phần lớn là đất đỏ ba dan. Đất thường có màu đỏ, tơi xốp, phì nhiêu cho nên thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm.(K,G)
- Lắng nghe.
- 1 hs đọc to trước lớp.
- Cà phê. Buôn Ma Thuột có cà phê thơm ngon nổi tiếng.(TB,Y)
- 1 hs lên bảng chỉ.
- Có giá trị kinh tế rất cao, đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra thế giới.(K,G)
- Tình trạng thiếu nước mùa khô
(K,G)
- Người dân phải dùng máy bơm hút nước ngầm lên để tưới cho cây.(TB,Y).
- Lắng nghe.
- 1 hs đọc. 
- Bò, trâu, voi.(K,G).
- 1 hs lên chỉ trên lược đồ.
- 1 hs đọc.
- Vật nuôi có số lượng nhiều ở Tây Nguyên là bò.(TB,Y).
- Tây nguyên có những đồng cỏ xanh tốt, thuận lợi cho phát triển chăn nuôi trâu, bò.(TB,Y).
- Voi, dùng để chuyên chở và phục vụ du lịch.(TB,Y).
- Lắng nghe.
- 3 hs đọc.
- 1 hs lên bảng trình bày.
- Lắng nghe.
Thứ., ngày. tháng.. năm 20..
Kĩ thuật 
Khâu đột thưa ( Tiết 1 )
A . MỤC TIÊU:
- Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đợt thưa .
- Khâu được các mũi khâu đột thưa . các mũi khâu cĩ thể chưa đều nhau . Đường khâu cĩ thể bị dúm .
- Với học sinh khéo tay :
 - Khâu được các mũi khâu đột thưa . Các mũi khâu tương đối đường nhau . Đường khâu ít bị dúm .
B .CHUẨN BỊ :
- Tranh quy trình mẫu khâu đột thưa.
- Mẫu vài khâu đột thưa.
- Vải trắng 20 x 30cm, len, chỉ, kim, kéo, thước, phấn.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A. Kiểm tra : 
- GV nhận xét sản phẩm
- Nêu 1 số ứng dụng thực tế
- GV nhận xét 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Khâu đột thưa
2. Hướng dẫn:
+ Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu đường khâu đột thưa, hướng dẫn HS quan sát các mũi khâu ở mặt phải, ở mặt trái kết hợp với quan sát hình 1.
- GV nhận xét và kết luận.
+ Mặt phải : các mũi khâu cách đều nhau giống mũi khâu thường.
+ Mặt trái: Mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề.
- Khâu đột thưa phải khâu từng mũi một (sau mỗi mũi khâu, phải rút chỉ).
+ Hoạt động 2: Thao tác kĩ thuật
- GV treo tranh quy trình khâu đột thưa.
- GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, mũi thứ hai bằng kim khâu len.
- Nhận xét thao tác HS.
* Lưu ý:
+ Khâu theo chiều từ phải sang trái.
+ Thực hiện theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”.
+ Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.
+ Cuối đường khâu xuống kim để kết thúc đường khâu.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ của HS.
- Tổ chức cho HS tập khâu đột thưa trên giấy kẻ ô li.
D .CỦNG CỐ –DĂN DÒ :
- GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của Hs 
- Hướng dẫn về nhà đọc trước bài: Khâu đột thưa (tiết 2).
- HS trình bày sản phẩm.
- 1 -2 em nêu.
- HS trả lời câu hỏi.
- Đặc điểm của mũi khâu đột thưa. (K,G)
- So sánh mũi khâu ở mặt phải đường khâu đột thưa với mũi khâu thường.
(K,G).
- HS quan sát hình 2, 3, 4 nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa.
- HS tự vạch dấu đường khâu (giống vạch dấu đường khâu thường)
- HS đọc mục 2 (SGK) xem hình 3a, b, c, d và nêu cách khâu đột thưa.
(TB,Y)
- 1, 2 HS quan sát thao tác của GV để thực hiện thao tác khâu lại mũi, nút chỉ cuối đường khâu.
- HS nêu cách kết thúc đường khâu.
(TB,Y)
- Lắng nghe.
- Đọc mục 2 phần ghi nhớ.
- Lắng nghe.

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 8-6.doc