Giáo án Lớp 4 - Thứ 6 Tuần 1

Toán

LUYỆN TẬP

I/ Mục tiêu:

- Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay bằng số.

- Làm quen với công thức chu vi hình vuông có độ dài cạnh 4. (HS làm bài 1, 2 (2 câu); bài 4 chọn 1 trong 3 trường hợp).

II/ Đồ dùng dạy học:

- Bảng con, bảng nhóm.

 

doc8 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1973 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Thứ 6 Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu, ngày 24 tháng 08 năm 2012
Tập làm văn
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
I/ Mục tiêu:
- Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật( Nội dung ghi nhớ). 
- Nhận biết được tính cách của từng người cháu ( qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em ( bài tập 1 mục III).
- Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật (bài tập 2 mục III).
II/ Đồ dùng dạy-học:
VBT TV4.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
1/ KTBC: Bài văn kể chuyện có gì khác so với bài văn không phải là kể chuyện?
2/ Giới thiệu bài: 
3/ Vào bài:
- Y/c hs đọc phần nhận xét 1 SGK/13.
- Hãy kể lại những truyện em đã học? 
 - Thảo luận nhóm đôi để thực hiện y/c của phần nhận xét 1.
GV ghi bảng: Nhân vật là người:
+ hai mẹ con bà nông dân.
+ bà cụ ăn xin.
+ những người dự lễ hội.
Nhân vật là con vật:
+ Dế Mèn + Nhà Trò + Bọn nhện
Trong số những nhân vật trên thì nhân vật hai mẹ con bà nông dân và Dế Mèn là nhân vật chính (GV gạch chân) vì xuất hiện từ đầu đến cuối câu chuyện
Gọi hs đọc phần nhận xét 2.
+ Nêu nhận xét về tính cách của nhân vật Dế Mèn?
+ Căn cứ vào đâu để biết được điều đó?
+ Nêu nhận xét về tính cách của mẹ con bà nông dân?
+ Căn cứ vào đâu để biết điều đó? 
+ Để có thể biết tính cách của nhân vật, em dựa vào đâu?
4/ Luyện tập:
- Gọi hs đọc bài 1.
- Y/c hs quan sát tranh + thảo luận nhóm 4.
- Gọi hs đại diện nhóm trả lời.
- Tính cách của những nhân vật này như thế nào?
- Em có đồng ý với N. xét của bà về tính cách của từng cháu không?
Vì sao bà có nhận xét như vậy?
Kết luận: Tính cách của nhân vật được thể hiện qua hành động, lời nói và suy nghĩa của nhân vật đó.
Gọi hs đọc bài 2:
+ Y/c hs thảo luận nhóm 4
5/ Củng cố, dặn dò:
Bài này chúng ta ghi nhớ những phần nào?
Về nhà xem lại bài, bài sau: Kể lại hành động của nhân vật.
Nhận xét tiết học.
- Đó là bài văn kể lại một hoặc một số sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật nhằm nói lên một điều có ý nghĩa. (K,G)
- HS đọc: Ghi tên các nhân vật 
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sự tích hồ Ba Bể. (TB,Y)
- HS thảo luận nhóm đôi, đại diện nhóm lên đọc kết quả thảo luận của nhóm mình.
- HS nêu lại những nhân vật là người, là vật. (K,G)
HS đọc ghi nhớ 1.
- Nhân vật trong truyện có thể là người, là con vật, đồ vật, cây cối. (TB,K)
Nêu nhận xét về tính cách của các n.vật
- Khảng khoái, có lòng thương người, sẵn sàng làm việc nghĩa để bênh vực những kẻ yếu. (TB,K)
- Căn cứ vào lời nói và hành động của Dế Mèn che chở, giúp đỡ Nhà Trò. (TB,K)
Là người giàu lòng nhân hậu. (TB,Y)
- Cho bà cụ ăn xin ăn, ngủ trong nhà, hỏi bà cụ cách giúp người bị nạn, chèo thuyền cứu giúp những người bị nạn lụt.
- Hành động, lời nói, suy nghĩ của n.vật.
- HS đọc ghi nhớ 2: Hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật ấy.
2 hs đọc ghi nhớ + hs học thuộc
- HS đọc theo y/c/13+từ được giải nghĩa
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 4 để trả lời 3 y/c của BT.
- Nhân vật trong câu chuyện là: Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôm-ca.
+ Ni-ki-ta ích kỉ, chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình. (K,G)
+ Gô-sa láu cá.
Chi-ôm-ca nhân hậu, chăm chỉ.
- Em đồng ý với n.xét của bà về tính cách của từng cháu.
- Vì bà đã quan sát hành động của từng cháu:
+ Ni-ki-ta ăn xong là chạy tót đi chơi không giúp bà dọn dẹp.
+ Gô-sa lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất để khỏi phải dọn bàn.
+ Chi-ôm-ca thương bà, giúp bà dọn dẹp. Em còn biết nghĩ đến cả những con chim bồ câu, nhặt mẩu bánh vụn trên bàn cho chim ăn. (K,G)
- HS đọc bài 2
- HS thảo luận nhóm 4
- HS đại diện nhóm lên thi kể trước lớp theo 2 hướng.
- HS nhận xét – bình chọn bạn kể hay nhất.
HS nhắc lại phần ghi nhớ.
Lắng nghe.
Thứ sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2012
Tốn
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay bằng số.
Làm quen với cơng thức chu vi hình vuơng cĩ độ dài cạnh 4. (HS làm bài 1, 2 (2 câu); bài 4 chọn 1 trong 3 trường hợp).
II/ Đồ dùng dạy học:
Bảng con, bảng nhĩm.
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
1/ KTBC: Biểu thức có chứa một chữ
Gọi hs nêu ví dụ về biểu thức có chứa 1 chữ.
HS lên bảng thực hiện bài 3.
GV nhận xét.
2/. Giới thiệu bài:
3/ Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: GV vẽ lên bảng từng bảng, gọi hs nối tiếp nhau lên bảng thực hiện
Bài 2: Gọi hs đọc y/c.
GV thực hiện mẫu câu a.
35 + 3 x n với n = 7
35 + 3 x 7 = 35 + 21 = 56
Y/c lần lượt từng hs lên bảng thực hiện các câu còn lại.
Bài 4: Gọi hs đọc y/c.
Để tính được chu vi hình vuông ta làm sao?
- Gọi hs lên bảng lớp thực hiện, hs còn lại thực hiện vào vở.
GV sửa bài.
4/ Củng cố, dặn dò:
- Bạn nào có thể cho ví dụ về biểu thức có chứa một chữ.
-Biết giá trị của biểu thức 135 + b là 546, tìm b?
- Về nhà làm bài 3, chuẩn bị bài sau: Các số có sáu chữ số.
Nhận xét tiết học.
45 + a; 89 – b;  (TB,K)
- HS thực hiện.
HS thực hiện theo y/c.
Tính giá trị của biểu thức.
3 hs lần lượt lên bảng thực hiện câu b, c, d – HS khác nhận xét
Với m = 9 thì 168 – 9 x 5 = 168-45=123
Với x = 34 thì 237-(66+34)=137
Với y = 9 thì 37 x (18:9) = 37x2= 74 (T,K)
- HS đọc.
. Hãy tính chu vi hình vuông với a=3 cm, a = 5 dm, a = 8 m
Ta thay lần lượt từng giá trị của a vào công thức rồi thực hiện tính
HS thực hiện theo y/c
a= 3cm, P=ax4 = 3 x 4 = 12 (cm)
a= 5dm, P = a x 4 = 5 x 4 = 20 (dm)
a= 8m, P = a x 4 = 8 x 4 = 32 (m) (K,G)
HS tự kiểm tra bài của mình.
-HS nêu: 3567 + m; 2045 – y; 45 x b;
(TB,Y)
HS lên bảng thực hiện:
135 + b = 546 b = 546 – 135 = 411 (TB,K)
Thứ sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2012
Kĩ thuật
VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
- Biết được đặc điểm , tác dụng và cách sử dụng , bảo quản những vật liệu , dụng cụ đơn giản thường dùng đề cắt , khâu , thêu .
- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ và kim và vê nút chỉ ( gút chỉ ) .
Tích hợp SDNLTK & HQ: Tiết kiệm vải.
II/ Đồ dùng dạy-học:
Mẫu vải, chỉ khâu, chỉ thêu, kim khâu, kim thêu.
Kéo cắt vải, kéo cắt chỉ.
Khung thêu,sáp, phấn màu, thước dây, thướt dẹt.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trị
1/ Giới thiệu bài: 
2/ Vào bài:
Vải Hoạt động 1: HD hs quan sát, nhận xét
- Cho hs xem một số loại vải và gọi hs nêu màu sắc, độ dày, mỏng của vải.
- Qua quan sát, bạn nào có nhận xét gì về vải?
- Vải dùng để làm gì?
- Bằng những hiểu biết của mình, em hãy kể tên một số sản phẩm được làm từ vải?
- Để khâu, thêu em chọn loại vải như thế nào? 
Kết luận: Vải rất đa dạng với nhiều màu sắc phong phú. Khi may, khâu, thêu cần lựa chọn loại vải cho phù hợp.
Chỉ - Cho hs xem các loại chỉ nêu tên và nhận xét đặc điểm.
- Khi khâu vải mảnh (dày)thì chọn chỉ như thế nào? 
Kết luận: chỉ khâu, thêu được làm từ các nguyên liệu như sợi bông, tơ, sợi hóa học với nhiều màu. Muốn có đường khâu đẹp phải chọn chỉ có độ mảnh, dai phù hợp với loại vải.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo.
- Cho hs xem 2 loại kéo gọi hs nêu tên và đặc điểm của kéo.
- Hãy so sánh cấu tạo, hình dạng của kéo cắt vải và kéo cắt chỉ?
- HD hs cách cầm kéo cắt vải - Vừa thực hiện vừa nói: Khi cắt vải, tay phải cầm kéo (ngón cái đặt vào một tay cầm, các ngón còn lại cầm vào tay cầm bên kia) để điều khiển lưỡi kéo. Lưỡi kéo nhọn, nhỏ hơn ở phía dưới để luồn xuống dưới mặt vải khi cắt.
- Gọi hs nêu lại cách sử dụng kéo.
- Gọi 2 hs lên thực hiện thao tác cầm kéo cắt vải
 Kết luận: Khi sử dụng kéo vít được vặn chặt vừa phải và không dùng kéo để cắt những vật cứng hoặc kim loại.
Hoạt động 3: HD quan sát, nhận xét một số vật liệu, dụng cụ khác.
- Cho hs xem lần lượt các vật liệu và dụng cụ gọi hs nêu tên.
+ Hãy nêu tác dụng của thước may? 
+ Nêu đặc điểm và tác dụng của thước dây?
+ Nêu đặc điểm và tác dụng của khung thêu cầm tay?
+ Phấn may dùng để làm gì?
+ Khuy cài, khuy bấm dùng để làm gì?
- Có những loại vật liệu nào thường dùng trong khâu, thêu? 
- Khi sử dụng vật liệu, dụng cụ khâu, thêu cần lựa chọn như thế nào?
Và đó là nội dung phần ghi nhớ SGK/8 – Gọi hs đọc phần ghi nhớ.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Khi sử dụng các dụng cụ thêu, khâu, cắt cần chú ý điều gì?
- Về nhà tập cầm kéo để cắt vải. Chuẩn bị kim, chỉ để học tiết sau
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
HS xem và trả lời : vải sọc dày, vải có nhiều hoa mỏng, vải sợi pha màu trắng
- Có nhiều loại với nhiều màu sắc, hoa văn rất phong phú. (TB,K)
- Là vật liệu chính để may, khâu, thêu thành quần áo và nhiều sản phẩm khác cần thiết cho con người. (K,G)
- Nón, quần áo, túi xách, áo gối, khẩu trang,.. (TB,Y)
- Chọn vải trắng hoặc vải màu có sợi thô, dày như vải sợi bông.
- HS xem và nêu tên: chỉ cuộn và chỉ tép với nhiều màu sắc khác nhau, có loại chỉ sợi mảnh và có loại chỉ sợi to.
- Chọn chỉ sợi mảnh (to) phù hợp với loại vải.
Lắng nghe
- Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ. Có 2 bộ phận chính là lưỡi kéo và tay cầm. Giữa tay cầm và lưỡi kéo có chốy (hoặc vít)để bắt chéo hai lưỡi kéo. (K,G)
+ Giống: đều có hai phần là tay cầm và lưỡi kéo, ở giữa có chốt hoặc vít để bắt chéo hai lưỡi kéo. Tay cầm của kéo thường có hình uốn cong khép kín để lồng ngón tay vào khi cắt. Lưỡi kéo đều sắc và nhọn d6àn về phía mũi. (K,G)
+ Khác: Kéo cắt chỉ nhỏ hơn kéo cắt vải. 
- HS quan sát.
- 2 hs nêu
- 2 hs lên thực hiện. 
- HS quan sát và nêu tên: thước may, thước dây, khung thêu, khuy cài, khuy bấm, phấn may.
+ Dùng để đo vải, vạch dấu trên vải. (TB,Y)
+ Được làm bằng vải tráng nhựa, dài 150 cm, dùng để đo các số đo trên cơ thể.
+ Gồm 2 khung tròn lồng vào nhau. Khung tròn to có vít để điều chỉnh. Khung thêu có tác dụng giữ cho mặt vải căng khi thêu.
+ Dùng để vạch dấu trên vải. (TB,K)
+ Dùng để đính vào nẹp áo, quần áo và nhiều sản phẩm may mặc khác. (TB,K)
- vải, chỉ, kéo, thước may, thước dây, khuy cài, khuy bấm, phấn, khung thêu.
- Cần lựa chọn cho phù hợp với mục đích, yêu cầu sử dụng và thực hiện đúng kĩ thuật, an toàn.
- 2 hs đọc to phần ghi nhớ.
- Cần chú ý sử dụng cẩn thận để đảm bảo an toàn.

File đính kèm:

  • doc1-6.doc
Giáo án liên quan