Giáo án Lớp 4 - Thứ 5 Tuần 8

Luyện từ và câu

Dấu ngoặc kép

I/ Mục tiu:

 - Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.

 - Biết vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.

 Tích hợp GDTTĐĐHCM (liên hệ bài tập 1: Lời của Bác Hồ đã nói lên tấm lòng vì dân vì nước của Bác).

II/ Đồ dùng dạy-học:

 - Viết sẵn bảng phụ BT 1 (phần nhận xét).

 - 3 tờ phiếu viết sẵn nội dung BT 3 (phần luyện tập).

 

doc11 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Thứ 5 Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ., ngày. tháng.. năm 20..
Toán
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: 
 - Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ, vận dụng một số tính chất của phép cộng,khi tính giá trị của biểu thức số.
 - Giải được bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.(HS làm Bài 1 (a), bài 2 (dịng 1), bài 3, 4).
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
1/ KTBC: Gọi hs lên bảng giải bài 4/48
Nhận xét, cho điểm
2/ Dạy-học bài mới:
a) Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay các em sẽ củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ, vận dụng một số tính chất của phép cộng, tính giá trị biểu thức số và củng cố về giải toán dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng.
b) HD luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c.
- Muốn biết một phép tính cộng làm đúng hay sai, chúng ta làm thế nào?
- Muốn biết một phép tính trừ làm đúng hay sai chúng ta làm thế nào?
- Ghi lần lượt từng phép tính lên bảng, gọi hs lần lượt lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào B
- Gọi hs nhận xét bài của bạn
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
Gọi hs nêu cách tính giá trị của biểu thức.
- Y/c hs thực hiện trong nhóm đôi. (2 nhóm thực hiện trên phiếu)
- Gọi 2 nhóm giải trên phiếu lên dán bài lên bảng
- Cả lớp nhận xét, đối chiếu với bài của nhóm mình.
Bài 3: Gọi hs đọc y/c.
- Để tính bằng cách thuận tiện nhất chúng ta làm sao?
- Ghi lần lượt từng bài lên bảng, gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp.
Bài 4: Gọi hs đọc đề toán.
- Y/c hs tự làm bài vào vở ôi li.
- Gọi 1 hs lên bảng giải.
- GV chấm bài, hs đổi vở nhau để kiểm tra.
- Nhận xét chung.
Bài 5:
- GV hướng dẫn Hs về nhà làm.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà xem lại bài, làm bài 5.
- Bài sau: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- Nhận xét tiết học.
- 1 hs lên bảng giải.
Đổi: 5 tấn 2 tạ = 5200 kg.
 8 tạ = 800 kg.
Giải
 Số kg thửa ruộng thứ hai thu hoạch đượcø: 
 (5200 - 800 ) : 2 = 2200 (kg)
 Số kg thửa ruộng thứ hai thu hoạch đượcøø: 
 2200 + 800 = 3000 (kg)
 Đáp số: I: 2200 kg;
 II: 3000 kg. (K,G)
- Lắng nghe.
- 1 hs đọc y/c.
- Ta lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng kia thì phép cộng làm đúng. (TB,K)
- Ta lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là SBT thì phép tính làm đúng. (TB,K)
- HS thực hiện.
a) 35269 + 27458 = 62727
 80326 - 45719 = 34607
b) 48796 + 63584 = 112380
 10000 - 8989 = 1011(TB,Y)
- Hs nhận xét.
- 1 hs đọc y/c.
+ Trong 1 biểu thức chỉ có cộng, trừ thì ta thực hiện từ trái sang phải. (K,G)
+ Có cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện nhân chia trước, cộng, trừ sau.(TB,Y)
+ Trong biểu thức nếu có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc trước.(K,G).
- HS thực hiện trong nhóm đôi.
- HS dán bài lên bảng.
- Lớp nhận xét.
- 1 hs đọc y/c: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Ta áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng. Ta có thể đổi chỗ các số hạng để làm sao cho kết quả là các số tròn.(K,G)
- Lần lượt 4 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp
 a) 98 + 3 + 97 + 2 = 98 + 2 + 3 + 97 
 = 100 + 100 = 200
 * 56 + 399 + 1 + 4 = 56 + 4 + 399 + 1
 = 60 + 400 = 460
 b) 364 + 136 + 219 + 181 =
 (364 + 136) + (219 + 181) =
 500 + 400 = 900
 * 178 + 277 + 123 + 422 = 
 (178 + 422) + (277 + 123) =
 600 + 400 = 1000(TB,Y)
- HS nhận xét bài của bạn.
- 1 hs đọc đề toán.
- HS làm bài.
- 1 hs lên bảng giải.
- Đổi vở nhau để kiểm tra.
- Về nhà làm.
- Lắng nghe.
Thứ., ngày. tháng.. năm 20..
Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
I/ Mục tiêu: 
Viết được câu mở đầu cho các đoạn văn 1, 3,4 ( ở tiết TLV tuần 7)- (BT1); nhận biết được cách sắp xếp theo trình tự thời gian của các đoạn văn và tác dụng của câu mở đầu ở mỗi đoạn văn (BT2). Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian (BT3). 
HS khá, giỏi thực hiện được đầy đủ yêu cầu của BT1 trong SGK. 
KNS: Thể hiện sự tự tin
GT: Khơng làm bài tập 1, 2
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - Tranh minh họa cốt truyện Vào nghề.
 - Bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung 4 đoạn văn (mở đầu, diễn biến, kết thúc) , viết 2 câu phần diễn biến, kết thúc. Viết đầy đủ, in đậm những câu mở đầu.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: 
Gọi 2 hs lên bảng đọc bài viết phát triển câu chuyện đề bài: Trong giấc mơ, em được bà tiên cho 3 điều ước...
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trong tiết TLV trước, các em đã hiểu cách thức chung để phát triển câu chuyện và sắp xếp các đoạn văn theo trình tự thời gian. Trong tiết học này, các em sẽ tiếp tục luyện tập cách phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian. Đặc biệt cô sẽ hd các em cách viết câu mở đoạn làm sao để nối kết được các đoạn văn với nhau.
2/ HD hs làm bài tập:
 Bài 1: Gọi hs đọc y/c.
- Treo tranh minh họa truyện Vào nghề
- Các em mở SGK/73,74 xem lại nội dung BT 2, xem lại bài đã làm trong VBT để viết lại câu mở đầu cho từng đoạn văn.
- Y/c hs tự làm bài vào VBT.
- Gọi hs nêu câu của mình.
- Kết luận những câu mở đoạn hay .
- Dán bảng 4 tờ phiếu đã viết hoàn chỉnh 4 đoạn.
Bài 2: Gọi hs đọc y/c.
- Gọi hs đọc lại toàn bộ các đoạn văn. 
- Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự nào?
- Các câu mở đoạn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy?
Bài 3: Gọi hs đọc y/c
- Nêu y/c: Các em có thể chuyện mình đã học qua các bài tập đọc trong STV, các bài KC hoặc các bài TLV. Khi kể các em cần chú ý làm nổi rõ trình tự tiếp nối nhau của các sự việc.
- Em chọn câu chuyện nào đã học để kể?
- Các em đã chọn cho mình câu chuyện để kể, bây giờ các em hãy viết ra nháp trình tự các sự việc.
- Tổ chức cho hs thi KC 
- Cùng hs nhận xét xem câu chuyện ấy có kể theo đúng trình tự thời gian không.
C. Củng cố, dặn dò:
- Phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian nghĩa là thế nào?
- Về nhà viết lại một câu chuyện theo trình tự thời gian
- Bài sau: Luyện tập phát triển câu chuyện
Nhận xét tiết học 
- 2 hs lên bảng thực hiện.(K,G)
- Lắng nghe.
- 1 hs đọc y/c
- Quan sát tranh.
- Lắng nghe, thực hiện 
- HS làm bài.
- Nêu câu mở đầu của mình.
- 1 hs đọc y/c.
- 4 hs nối tiếp nhau đọc toàn bộ các đoạn văn.
- Theo trình tự thời gian (sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau.(K,G)
- Giúp nối kết đoạn văn trước với đoạn văn sau bằng các cụm từ chỉ thời gian.
(K,G)
- Lắng nghe 
- Em chọn câu chuyện: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Lời ước dưới trăng, Ba lưỡi rìu, Sự tích hồ Ba Bể,...(K,G)
- HS viết ra nháp
- 6 hs thi kể trước lớp.
- Nhận xét.
- Sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, việc xảy ra sau thì kể sau.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ., ngày. tháng.. năm 20..
Luyện từ và câu
Dấu ngoặc kép
I/ Mục tiêu:
 - Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.
 - Biết vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
Tích hợp GDTTĐĐHCM (liên hệ bài tập 1: Lời của Bác Hồ đã nĩi lên tấm lịng vì dân vì nước của Bác).
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - Viết sẵn bảng phụ BT 1 (phần nhận xét).
 - 3 tờ phiếu viết sẵn nội dung BT 3 (phần luyện tập).
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động cuả trị
A/ KTBC: Gọi hs đọc lại phần ghi nhớ trong tiết LTVC /79 SGK và nêu ví dụ
- Gọi 1 hs lên bảng đọc cho 2 bạn viết bảng lớp: Lu-i Pa-xtơ, Iu-ri Ga-ga-rin, Quy -dăng-xơ, Xanh Pê-téc-bua.
- Nhận xét, cho điểm.
B/ Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu cần đạt 
2. Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c.
- Treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung bài tập.
- Các em hãy đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ để TLCH sau:
+ Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép?
- Dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ và câu trong dấu ngoặc kép.
+ Những từ ngữ và câu đó là lời của ai?
+ Những dấu ngoặc kép dùng trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
Kết luận: Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Lời nói đó có thể là một từ hay cụm từ như "người lính...", "đầy tớ..." , hay một câu "Tôi chỉ có..." hoặc cũng có thể là một đoạn văn.
Bài 2: Gọi hs đọc y/c.
- Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập?
- Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm?
Kết luận: Dấu ngoặc kép được dùng độc lập khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một từ hay cụm từ. Nó được dùng phối hợp với dấu hai chấm khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn.
Bài 3: Gọi hs đọc y/c.
- Nói: Con tắc kè là một con vật nhỏ, hình dáng hơi giống thạch sùng, thường kêu tắc kè...tắc...kè.
- Hỏi: Từ " Lầu chỉ cái gì?
- Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không?
- Từ " lầu " trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì?
- Tác giả gọi các tổ nhỏ của tắc kè bằng từ "lầu" để đề cao giá trị của các tổ đó. Dấu ngoặc kép trong trường hợp này dùng để đánh dấu từ "lầu" là từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
3. Ghi nhớ:
 - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/83
4. Luyện tập: 
Bài 1: Gọi hs đọc y/c.
- Y/c hs tự làm bài gạch chân trong SGK
- Dán lên bảng 3 tờ phiếu, gọi hs lên bảng gạch dưới lời nói trực tiếp.
Bài 2: Gọi 1 hs đọc y/c.
- Các em xem đề bài cô giáo cho và các câu văn của các bạn hs có phải là những lời đối thoại trực tiếp giữa 2 người không?
- Vậy có thể viết xuống dòng kết hợp với dấu gạch ngang đầu dòng không?
Bài 3: Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs tự suy nghĩ làm bài, đánh dấu bằng bút chì vào SGK
- Treo bảng phụ viết sẵn BT 3, gọi 1 hs lên bảng đánh dấu thích hợp 
C. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại ghi nhớ
- Về nhà học thuộc ghi nhớ
- Bài sau: Mở rộng vốn từ : Ước mơ.
- Nhận xét tiết học.
- 1 hs lên bảng thực hiện y/c.
- 2 hs lên bảng thực hiện.
(K,G).
- Lắng nghe.
- 1 hs đọc y/c.
- Đọc thầm, suy nghĩ.
+ Từ ngữ: "người lính ...mặt trận", "đầy tớ ...nhân dân".(K,G)
+ Câu: "Tôi....học hành".
(TB,Y)
- Của Bác Hồ.
- Dẫn lời nói trực tiếp của Bác Hồ.
(K,G)
- Lắng nghe.
- 1 hs đọc y/c.
- Khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một từ hay cụm từ như: "người lính...mặt trận"
(K,G).
- Khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn như : "Tôi chỉ có ..."(K,G)
- Lắng nghe.
- 1 hs đọc bài 3.
- Lắng nghe.
- Chỉ ngôi nhà tầng cao, to, sang trọng, đẹp đẽ.(TB,Y)
- Không. tắc kè xây tổ trên cây, tổ của tắc kè nhỏ bé.(TB,Y)
- Nói tổ của tắc kè rất đẹp và quí . Đánh dấu từ "lầu" không đúng nghĩa với tổ của tắc kè.(K,G).
- Lắng nghe.
- 2 hs đọc ghi nhớ .
- 1 hs đọc y/c.
- HS làm bài.
- 3 hs lên bảng gạch chân lời nói trực tiếp.
- Không phải
- Không
- 1 hs đọc y/c
- Làm bài vào SGK.
- 1 hs lên bảng làm
- Cả lớp nhận xét, chữa bài 
"vôi vữa", "trường thọ", "đoản thọ"
- 1 hs đọc ghi nhớ
- Lắng nghe
Thứ., ngày. tháng.. năm 20..
Khoa học
Ăn uống khi bị bệnh
I/ Mục tiêu: 
- Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất , chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ . 
- Biết ăn uống hợp lí khibi5 bệnh . 
- Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy : pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân hoạc người thân bị tiêu chảy . 
KNS: Kĩ năng ứng xử phù hợp khi bị bệnh.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Hình trang 34,35 SGK
- Chuẩn bị theo nhóm: một gói dung dịch ô-rê-dôn, một nắm gạo, một tí muối, cốc, bát và nước
- Bảng lớp ghi sẵn các câu hỏi thảo luận
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động cuả trị
A/ KTBC: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh?
- Gọi hs lên bảng trả lời.
+ Khi khỏe mạnh ta cảm thấy thế nào?
+ Những dấu hiệu nào cho biết cơ thể bị bệnh?
+ Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh eam phải làm gì? Tại sao phải làm như vậy?
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Hỏi: Em đã làm gì khi người thân bị ốm?
- Các em rất ngoan, biết thương yêu, chăm sóc người thân khi bị bệnh. Khi bị bệnh, chúng ta cần phải ăn uống như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Tiến trình hoạt động:
* Hoạt động 1: Thảo luận về chế độ ăn uống khi mắc các bệnh thông thường
*Mục tiêu: Nĩi một chế độ ăn uống khi bị mottj số bệnh thơng thường.
*Cách tiến hành:
- Treo bảng ghi sẵn các câu hỏi thảo luận.
- Các em quan sát tranh trong SGK/34,35 thảo luận nhóm 6 để TL các câu hỏi sau (mỗi nhóm 1 câu hỏi)
+ Kể tên các thức ăn cần cho người mắc các bệnh thông thường?
+ Đối với người bị bệnh nặng nên cho ăn món ăn đặc hay loãng? Tại sao?
+ Đối với người không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào?
+ Đối với người bệnh cần ăn kiêng thì nên cho ăn thế nào?
+ Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân khi bị tiêu chảy?
- Gọi đại diện nhóm lên trả lời
- Nhận xét, tổng hợp của các nhóm 
Kết luận: Mục bạn cần biết/35
- Gọi hs đọc mục bạn cần biết
* Hoạt động 2: Thực hành pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối.
* Mục tiêu: Nêu được ché đọ ăn uống của người bệnh tiêu chảy.
- HS biết cách pha dung dịch ơ – rê – dơn và chuản bị nước cháu muối.
* Cách tiến hành:
- Y/c hs quan sát tranh trang 34,35
- Gọi hs đọc 3 lời thoại trong sách
- Bác sĩ đã khuyên người bị bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào?
Chuyển ý: Để chống mất nước cho người bị tiêu chảy cần cho người bệnh uống dung dịch ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối. Bây giờ cô sẽ hd các em pha dung dịch ô-rê-dôn và thực hành cách nấu nước cháo muối.
- Gọi hs nêu những dụng cụ để pha
- Gọi hs nêu cách pha ở phía sau gói ô-rê-dôn.
- Gọi hs giới thiệu những dụng cụ để nấu cháo muối.
- Nấu cháo muối như thế nào? Các em hãy quan sát hình 7 SGK để trả lời.
- Gọi hs lên thực hành pha dung dịch ô-rê-dôn và cách nấu cháo muối.
Kết luận: Nhận xét hoạt động thực hành của hs và nói: Người bị tiêu chảy bị mất rất nhiều nước, ta phải cho uống thêm dung dịch ô-rê-dôn và nước cháo muối để chống mất nước.
* Hoạt động 3: Đóng vai
* Mục tiêu: Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
* Cách tiến hành:
 - Các em hoạt động nhóm 4 thảo luận đưa ra tình huống tìm cách giải quyết, tập vai diễn và diễn trong nhóm để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
- Gọi các nhóm lên trình diễn
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm có cách giải quyết hợp lí và diễn hay.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại bạn mục cần biết.
- Các em phải có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh. Nxét tiết học.
- Bài sau: Phòng tránh tai nạn đuối nước.
- 3 hs lần lượt lên bảng trả lời
+ Khi khỏe mạnh ta cảm thấy thoải mái dễ chịu, ăn ngon (TB,Y)
+ Hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao.
+ Báo ngay cho ba mẹ hoặc người lớn biết để kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị. Vì người lớn biết cách giúp em khỏi bệnh.
(K,G)
- Lấy nước cho bà, nấu cháo cho mẹ, lấy thuốc cho mẹ uống,... (TB,Y)
- Lắng nghe
- 1 hs đọc lại các câu hỏi
- Quan sát tranh, chia nhóm thảo luận
+ Các thức ăn có chứa nhiều chất như thịt, cá, trứng, sữa, uống nhiều chất lỏng có chứa các loại rau xanh, hoa quả, đậu nành.(K,G)
+ Nên cho ăn thức ăn loãng như cháo thịt băm nhỏ, cháo cá, cháo trứng, nước cam, nước chanh, sinh tố. Vì những thức ăn này dễ nuốt không làm cho người bệnh sợ ăn(K,G)
+ Ta nên dỗ dành, động viên ăn nhiều bữa trong ngày(TB,Y)
+ Cần phải tuyệt đối cho ăn theo hướng dẫn của bác sĩ
+ Cho ăn bình thường, đủ chất, ngoài ra cho uống dung dịch ô-rê-dôn, nước cháo muối.(TB,Y)
- Đại diện nhóm trả lời
- Nhận xét
- Lắng nghe
- 3 hs đọc to trước lớp
- HS quan sát tranh
- 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 lời thoại
- HS trả lời, vài hs lặp lại
- Lắng nghe
- Một gói dung dịch ô-rê-dôn và một cái ly
- 2 hs nêu : Cho nước vào cốc với lượngv ừa uống. Dùng kéo sạch cắt đầu gói dung d ịch và đổ vào ly có nước. Lấy muỗng khuấy đều cho tan ô-rê-dôn và cho người bệnh uống.(K,G)
- HS nêu.
- Cho một nắm gạo, 1 ít muối và bốn bát nước vào nồi, đun nhỏ lửa đến khi thấy gạo nở bung thì dùng muỗng đánh lõng và múc ra chén để nguội và cho người bị bệnh ăn.(TB,Y)
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm và tập vai diễn
- Các nhóm lên trình diễn
- Nhận xét.
- 1 hs đọc to trước lớp
- Lắng nghe.

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 8-5.doc