Giáo án Lớp 4 - Thứ 5 Tuần 10
Khoa học
Nước có những tính chất gì?
I/ Mục tiêu:
- Nêu được một số tính chất của nước : nước là chất lỏng , trong suốt , không màu , không mùi , không vị , không có hình dáng nhất định ; nước chảy từ cao xuống thấp , chảy lan ra khắp mọi phía , thấm qua một số vật v hịa tan một số chất .
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước .
- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống : làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống , làm áo mưa để mặc không bị ướt
Thứ.........., ngày......... tháng......... năm 20...... Toán Nhân với số có một chữ số I/ Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số ( tích không quá sáu chữ số) (HS làm bài 1, 2a,b). II/ Đồ dùng dạy học: - SGK, bảng con. III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trị A/ KTBC: Gọi hs lên bảng thực hiện các phép tính - Nhận xét, cho điểm. B/ Dạy-học bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Các em đã biết nhân số có 2,3,4 chữ số với số có một chữ số. Hôm nay cô sẽ giúp các em biết cách thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số. 2. HD thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số ( không nhớ) - Viết phép nhân lên bảng. - Nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số tương tự như nhân số có năm chữ số với số có một chữ số. - Gọi hs lên bảng đặt tính và tính, hs còn lại làm vào vở nháp - Em có so sánh gì kết quả của mỗi lần nhân với 10? - Đặc điểm của phép nhân này là gì? 3. Nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số (có nhớ) - Ghi phép tính lên bảng, gọi 1 hs lên bảng thực hiện - Trong phép nhân có nhớ ta cần chú ý điều gì? 4. Thực hành: Bài 1: Ghi lần lượt từng bài lên bảng, y/c hs thực hiện vào Bc. Bài 2: Tổ chức cho hs thi tiếp sức (thực hiện cuối cùng). - Tuyên dương nhóm thắng cuộc Bài 3: Ghi lần lượt từng bài lên bảng lớp, gọi 1 2 hs lên bảng tính, cả lớp làm vào vở nháp. Bài 4: Gọi hs đọc đề bài - Y/c hs làm bài vào vở ô li - Chấm bài, 1 hs lên bảng sửa bài - Nhận xét chung. C. Củng cố, dặn dò: - Muốn nhân số có 6 chữ số với số có một chữ số ta làm sao? - Về nhà làm bài 2b - Bài sau: Tính chất giao hoán của phép nhân 45 456 5023 x 4 x 2 x 3 100 912 15069 (TB,Y) - Lắng nghe. - 1 hs đọc 241324 x 2 (TB,Y) - Lắng nghe. - 1 hs lên bảng làm nói và viết như SGK, cả lớp thực hiện vào vở nháp. (K,G) 241324 x 2 482648 - Nêu cách tính: Ta đặt tính, sau đó nhân theo thứ tự từ phải sang trái. (K,G) - Đều nhỏ hơn 10. (TB,Y). - Phép nhân không có nhớ. - 1 hs lên bảng thực hiện nói và viết như SGK 136204 4 544816 - Cần thêm số nhớ vào kết quả lần nhân liền sau. - HS thực hiện vào B a) 341231 x 2 = 682462 241325 x 4 = 857300 b) 102426 x 5 = 512130 410536 x 3 = 1231608 (TB,Y) - Chia 3 dãy, mỗi dãy cử 4 bạn lên thực hiện m 2 3 4 5 201634 x m 403268 604902 806536 1008170 - 2 hs lên bảng tính câu a. HS còn lại làm vào vở nháp. a) 321475 + 423507 x 2 = 321475 +847014 = 1168489 843275 - 123568 x 5 = 843275 - 617840 = 225435 - HS nêu cách tính giá trị của 2 biểu thức trên. - 1 hs đọc đề bài. - HS tự làm bài. - Đổi vở nhau kiểm trA. Số quyển truyện cấp cho 8 xã vùng thấp là: 850 x 8 = 6800 (quyển truyện). Số quyển truyện cấp cho 9 xã vùng cao là: 980 x 9 = 8820 (quyển truyện). Số quyển truyện cấp cho huyện đó là: 6800 + 8820 = 15620 (quyển truyện) Đáp số: 15620 quyển (Nộp vở) - Ta đặt tính sau đó nhân theo thứ tự từ phải sang trái. - Lắng nghe. Thứ.........., ngày......... tháng......... năm 20...... Tập làm văn Ôn tiết 6 I/ Mục tiêu; Xác định được tiếng chỉ cĩ vần và thanh, tiếng cĩ đủ amm dầu, vần và thanh trong đoạn văn; nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ (chỉ người, vật, khái niệm), động từ trong đoạn văn ngắn. HS khá giỏi: + Phân biệt được sự khác nhau về của cấu tạo của từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy. II/ Đồ dùng dạy-học: - Bảng phụ ghi mô hình đầy đủ của âm tiết. - Ba tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2, một số tờ viết nội dung BT 3,4. III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trị 1) Giới thiệu bài: Những tiết LTVC đã học giúp các em biết cấu tạo của tiếng, hiểu thế nào là từ đơn, từ láy, từ ghép, danh từ và động từ. Tiết học hôm nay giúp các em làm một số bài tập để ôn lại các kiến thức đó. 2) HD làm bài tập: Bài 1,2 : Gọi hs đọc y/c. - Các em đọc thầm đoạn văn tả chú chuồn chuồn nước, tìm các tiếng ứng với mô hình đã cho ở BT 2. Các em làm vào VBT - Gọi hs nêu kết quả. Bài tập 3: Gọi hs đọc y/c. - Thế nào là từ đơn? - Thế nào là từ láy? - Thế nào là từ ghép? - Các em hãy xem lại các bài: Từ đơn và từ phức; Từ ghép và từ láy thảo luận nhóm đôi để tìm từ (2 nhóm làm trên phiếu) - Gọi đại diện phiếu lên dán kết quả và trình bày - Kết luận lời giải đúng Bài tập 4: Gọi hs đọc y/c - Thế nào là danh từ? - Thế nào là động từ? - Các em xem lại các bài:Danh từ, Động từ để thực hiện đúng y/c của bài. - Gọi hs nêu kết quả. 3) Củng cố, dặn dò: - Về nhà ôn lại các kiến thức đã học - Tiết sau: Kiểm tra. - Lắng nghe. - 2 hs nối tiếp nhau đọc đoạn văn và y/c - HS đọc thầm và làm bài vào VBT - Lần lượt HS nêu: a) Tiếng chỉ có vần và thanh: ao b) Có đủ âm đầu, vần và thanh : tất cả các tiếng còn lại. (K,G) - 1 hs đọc y/c. - Từ chỉ gồm một tiếng. - Từ được tạo ra bằng cách phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau.(TB,Y) - Từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau.(TB,Y). - HS làm việc nhóm đôi tìm từ - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. - HS viết vào VBT. + Từ đơn: dưới, tầm, cánh, chú, là, luỹ, tre, xanh, trong, bờ, ao, những, gió, rồi, cảnh, còn, tầng + Từ láy: rì rào, rung rinh, thung thăng + Từ ghép: bây giờ, khoai nước, tuyệt đẹp, hiện ra, ngược xuôi, xanh trong, cao vút.(TB,Y) - 1 hs đọc y/c. - Là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị). (TB,Y) - Là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật . (TB,Y). - HS làm bài cá nhân vào VBT. - Lần lượt hs nêu. + Danh từ: tầm, cánh, chú, chuồn chuồn, tre, gió, bờ, ao, khóm, khoai nước, cảnh, đất nước, cánh, đồng, đàn, trâu, cỏ, dòng, sông, đoàn, thuyền, tầng, đàn, cò, trời. (TB,K) + Động từ: rì rào, rung rinh, hiện ra, gặm, ngược xuôi, bay, - Lắng nghe. Thứ.........., ngày......... tháng......... năm 20...... Khoa học Nước có những tính chất gì? I/ Mục tiêu: - Nêu được một số tính chất của nước : nước là chất lỏng , trong suốt , không màu , không mùi , không vị , không có hình dáng nhất định ; nước chảy từ cao xuống thấp , chảy lan ra khắp mọi phía , thấm qua một số vật và hịa tan một số chất . - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước . - Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống : làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống , làm áo mưa để mặc không bị ướt II/ Đồ dùng dạy-học: - Chuẩn bị theo nhóm: + 2 li thủy tinh giống nhau, một cốc đựng nước, một cốc đựng sữa + Chai và một số vật chứa nước có hình dạng khác nhau + Một tấm kính không thấm nước và một khay đựng nước + Một miếng vải, bông, giấy thấm, bọt biển, túi ni lông,.. + Một ít đường, muối, cát,... và thìa. III/ Hoạt động dạy-học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trị 1) Giới thiệu bài: Gọi hs đọc chủ đề SGK/41 - Chủ đề vật chất và năng lượng giúp các em tìm hiểu về một số sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và vai trò của nó đối với sự sống của con người và các sinh vật khác. Bài học đầu tiên của chủ đề này là bài: Nước có những tính chất gì? 2) Tiến trình hoạt động: * Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của nước Mục tiêu: Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất khơng màu, khơng mùi, khơng vị của nước. Cách tiến hành: - Cô có các cốc: nước, muối, sữa, trà các em hãy hoạt động nhóm 4 để nhận ra ly nào là ly nước và giải thích: Vì sao em biết đó là ly nước. - Hỏi lần lượt từng nhóm ly nào là ly nước. - Vì sao em biết đó là ly nước? - Nước có những tính chất gì? Kết luận: Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị - Lưu ý HS: Trong cuộc sống các em phải thận trọng, nếu không biết chắc một chất nào đó có độc hay không tuyệt đối không được ngửi và nhất là không được nếm. * Hoạt động 2: Phát hiện hình dạng của nước Mục tiêu: HS hiểu khái niệm “hình dạng nhất định” Biết dự đốn, nêu cách tiến hành và tiến hành làm thí nghiệm tìm hiểu hình dạng của nước. Cách tiến hành: - Các em hãy đặt chai nước lên bàn - Y/c các em đặt chai nước ở các vị trí khác nhau . - Khi ta thay đổi vị trí của chai, hình dạng của nước có thay đổi không? - Vậy nước có thêm tính chất nào nữa? Kết luận: Nước không có hình dạng nhất định. * Hoạt động 3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào? Mục tiêu: Biết làm thí nghiệm để rút ra tính chất chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía của nước. Nêu được ứng dụng thực tế của tính chất này. Cách tiến hành: - Kiểm tra các vật liệu để làm thí nghiệm. - Y/c hs thực hiện thí nghiệm trong nhóm 6. - Gọi đại diện nhóm lên trình bày cách làm và rút ra kết luận. - Vậy nước chảy như thế nào? - Bạn nào hãy tìm ví dụ trong thực tế ta đã áp dụng tính chất này của nước? Kết luận: Nước chảy từ cao xuống thấp và lan ra mọi phía. * Hoạt động 4: Phát hiện tính thấm hoặc không thấm nước đối với một số vật. Mục tiêu: Làm thí nghiệm phát hiện nước thấm qua và khơng thấm qua một số vật. Nêu ứng dụng thực tế của tính chất này. - Kiểm tra vật liệu làm thí nghiệm. - Các em hãy làm thí nghiệm trong nhóm 6 để biết vật nào cho nước thấm qua và vật nào không cho nước thấm qua. - Gọi đại diện nhóm lên nêu kết quả. - Vì sao em biết nước thấm qua vải? không thấm qua bọc ni lông? - Bạn nào hãy nêu ứng dụng của tính chất này? Kết luận: Nước có thể thấm qua một số vật. * Hoạt động 5: Phát hiện nước có thể hoặc không thể hòa tan một số chất - Gọi 3 hs lên bảng làm thí nghiệm với đường, muối, cát xem chất nào hòa tan trong nước - Em có nhận xét gì sau khi bạn làm thí nghiệm? - Từ đó em có kết luận gì? kết luận: Nước còn có tính chất là có thể hòa tan một số chất 3. Củng cố, dặn dò: - Qua bài học hôm nay, bạn nào cho biết nước có những tính chất gì? - Về nhà xem lại bài. - Bài sau: Ba thể của nước. - Nhận xét tiết học. - Vật chất và năng lượng. - Lắng nghe. - HS làm việc nhóm 4. - Lần lượt từng nhóm trả lời. + Vì khi nhìn vào ly nước thì thấy trong suốt, nhìn thấy rất rõ cái thìa, còn ly sữa có màu trắng đục nên không nhìn thấy rõ thìa trong ly. (K,G) + Vì ly nước không có mùi, ly sữa có mùi. (TB,Y) + Vì nước không có vị, ly sữa có vị ngọt, ly chè có vị chát. (TB,Y) - Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi. (TB,Y) - Lắng nghe, ghi nhớ. - HS đặt chai nước lên bàn. - HS đặt chai nước ngang, đứng, nghiêng, dốc ngược,... (TB,Y) - Thay đổi. - Nước không có hình dạng chất định (K,G). - Đặt vật liệu lên bàn. - HS thực hiện thí nghiệm trong nhóm 6. - Đại diện nhóm trình bày. + Đổ một ít nước lên mặt tấm kính được đặt nghiêng trên một khay nằm ngang. Em thấy nước chảy trên tấm kính nghiêng từ nơi cao xuống nơi thấp. Khi đến khay hứng thì nước lan ra mọi phía.(K,G) + Đổ một ít nước trên tấm kính đặt nằm ngang ta thấy nước chảy lan ra mọi phía. Tiếp tục đổ nước trên tấm kính nằm ngang, phía dưới hứng khay. Thấy nước chảy lan khắp mặt kính và tràn ra ngoài, rơi xuống khay. Chứng tỏ nước luôn chảy từ cao xuống thấp. (K,G) - Nước chảy từ cao xuống thấp và chảy lan ra mọi phía. (TB,Y) - Lợp mái nhà, lát sân,... làm dốc để nước chảy nhanh. (TB,Y) - Đặt vật liệu lên bàn. - Thực hiện thí nghiệm trong nhóm 6. - Đại diện nhóm trình bày : Nước thấm qua các vật như vải, giấy,... không thấm qua túi ni lông,.. - Vì nhúng vải vào nước em thấy tấm vải nước. Em đổ nước vào bọc ni lông, em thấy nước không chảy qua. (K,G) + Dùng các vật liệu không cho nước thấm qua để làm đồ dùng chứa nước, lợp nhà, làm áo mưa,... (K,G) + Dùng các vật liệu cho nước thấm qua để lọc nước đục. (K,G). - 3 hs lên làm thí nghiệm cho đường, muối, cát vào 3 cốc khác nhau và khuấy đều. (K,G). - Đường, muối tan trong nước, cát không tan trong nước. (K,G) - Nước có thể hòa tan một số chất (TB,Y) - HS đọc mục cần biết SGK/43. (TB,Y). Thứ.........., ngày......... tháng......... năm 20...... Kiểm tra giữa HKI Tiết 7, 8 Nội dung kiểm tra: Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI (nêu ở tiết 1, ơn tập) Kiểm tra viết theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI: + Nghe – viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 75 chữ/15 phút), trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuơi). + Viết được bức thư ngắn đúng nội dung, thể thức một lá thư.
File đính kèm:
- 10-5.doc